Sunday, February 28, 2010

Thế Vận Hội Mùa Đông Vancouver bế mạc



Bảng tổng kết huy chương:

Năm nước chiếm nhiều huy chương nhất:
Hoa Kỳ 37. Đức 30. Canada 26. Na uy 23. Áo 16

Sáu nước chiếm huy chương vàng nhiều nhất:
Canada 14. Đức 10. Hoa Kỳ 9. Na Uy 9. Nam Hàn 6. Thụy sĩ 6

Bảng trên chỉ kê 15 nước chiếm huy chương nhiều nhất.

Hockey is Canada's Game!



Mỹ thắng Phần Lan 6-1 và Canada thắng Slovakia 3-2 trong hai trận bán kết vừa qua, đã đấu trận thư hùng tranh huy chương vàng chiều chủ nhật hôm nay.

Canada dẫn Mỹ 2-1. Nhưng ở phút chót đội Mỹ vùng lên sút thắng gỡ huề 2-2 chỉ trước mãn cuộc 25 giây!. Thế là trận đấu kéo dài thêm giờ với 4 chọi 4 (Rút bớt cầu thủ). Trận đấu trở nên sôi động trên sân tuyết cũng như cả ở trên khán đài.

Và rồi Canada mở những đợt tấn công tới tấp sút thắng quả định mệnh ở giữa hiệp bổ túc, để chiếm giải quán quân.

Diễn Đàn xin chia buồn với quý lão huynh hockey fans ở Mỹ đặc biệt là anh Nguyễn Ngọc Liên dân mê hockey thứ thiệt ở Santa Ana.

Mà cũng chẳng nên buồn bực làm chi vì người ta thường nói như một định đề "Hockey is Canada's game!"


Cũng nên thông báo thêm: đội nữ Hockey Canada cũng chiếm quán quân Olympic mùa đông lần này. Hoan hô Canada.

Chi-lê cập nhật

Số người tử nạn trong trận động đất mạnh 8.8 ở Chi-lê lên đến 708 người
và có thể còn nhiều hơn nữa. (BBC)

Thơ Luân Tâm

Thơ Luân Tâm lên YouTube
(Như Thương bắt gặp và giới thiệu)


Hình lưu niệm ĐS14 họp mặt chiều 27/2

Từ trái, đứng: Danh, Ảnh, Cường, Quế, Xuân
Ngồi: Ninh, Thi, Trình, Anh
Tín không có trong hình vì cầm máy.
(Chú ý: Hình cô gái nằm võng là bồ nhí của chủ nhà Huỳnh Văn Quế)
(Hình do Lê Q. Trình chuyển tới)

Saturday, February 27, 2010

ĐS14 chú ý


Phạm Thành Châu mới cho hay chàng vừa đọc trên Diễn Đàn những dòng "Hoài Cảm" viết về ĐS14 của TeHong thì nhận được email của người cùng lớp Nguyễn Thị Ngân Kiều. Chị Kiều hiện đang sống ở Bỉ, muốn liên lạc với các bạn ĐS14. Xin các bạn liên lạc với chị Kiều qua địa chỉ sau đây:

tnguyen@Dewberry.com

Phạm Thành Châu rất mừng nhận được tin chị và chắc chắn các ĐS14 khác có cùng một niềm vui như vậy. (D.Đ)

Nghe nhạc cuối tuần

Hoài Cảm

Cùng các bạn ĐS14 thân thương,

Đã 41 năm kể từ ngày lớp chúng ta ra trường, thể hiện sự bịn rịn khôn nguôi với Đêm Sinh Họat Đốt Lửa Chia Tay vào đêm trước lễ Gíáng Sinh 69 tại sân cỏ phía sau Học Viện . Cũng đã 41 năm Hòai Cảm của Cung Tiến đã trở nên thân thương, quen thuộc như thấm vào da thịt mỗi người chúng ta mà khi có dịp hát hoặc được nghe hát, ca khúc này đã chuyên chở ký ức của cả tôi lẫn bạn về những năm tháng đẹp nhất thời trai trẻ của chúng mình tại Học Viện. Tôi còn nhớ rất rõ, dưới bầu trời đầy sao, 86 con tim đã tay trong tay nối vòng tay lớn quanh đống lửa bập bùng như cùng nhau chắp cánh cho một ước mơ : ước mơ phục vụ đất nước. Trong không khí xúc động đầy ắp tình bạn, tình đồng môn không thể nào quên ấy, TĐSào với chiếc Guitar thùng và với chất giọng truyền cảm, anh cất cao giọng :

Chiều buồn, len lén tâm tư.mơ hồ nghe lá thu mưa. Dạt dào tựa những âm xưa, thiết tha ngâm lên lời xưa.Qụanh hưu nghe thắm không gian, âm thầm như lấn vào hồn, buổi chiều chợt nhớ cố nhân, sương buồn lắng qua hoàng hôn,,,.

Và anh kết thúc bài ca:

Chờ nhau hoài cố nhân ơi, sương buồn che kín muôn nơi. Hẹn nhau một kiếp xa xôi, nhớ nhau muôn đời mà thôi,..Thời gian tựa cánh chim bay, qua rồi những tháng cùng ngày, còn đâu mùa cũ an vui, nhớ thương biết bao giờ nguôi.

Nhưng rồi TĐSào không giữ được lời hứa với bạn bè,anh đã bắt đầu một chuyến đi xa ít năm sau đó,chuyến đi về cõi vĩnh hằng.

41 năm qua đi, 41 năm nhìn lại với đầy những biến dộng, đầy những thăng trầm: bạn bè ta phân tán kẻ còn, người mất, nhớ biết bao LHHoàng, TĐSào, HVYên, VHNghĩa, TVTư, TĐLong, VCHùng... Nhưng cũng tự hào biết bao, những bạn bè còn sống của ĐS14, dù đã tan bầy rã đám, vẫn cố tìm đến nhau như tìm đến hơi ấm của đêm đốt lửa chia tay trước đây qua kỳ họp mặt ĐS14 đầu Xuân Canh Dần 27/2/10 tại tư gia anh chị HVQuế mà vì lý do đặc biệt có nhiều bạn không đến dự được trong đó có tôi. Xin cáo lỗi cùng các bạn nhưng cũng không quên mến tặng các bạn ca khúc Hòai Cảm đễ chúng ta cùng trải lòng hòai cảm trong buổi họp mặt này và xem lại một góc Đêm Sinh Họat Đốt Lửa Chia Tay qua tấm hình tôi còn lưu giữ.

Mến
TeHong

Tin ngắn: Động đất tại Chile



Một cuộc động đất mạnh 8.8 đã tàn phá vùng trung nước Chi-lê, đông bắc thành phố Conception. Tin sơ khởi đã có ít ra 78 người thiệt mạng. (BBC)
*
Tin mới nhất có 147 người thiệt mạng,. Trận động đất lớn này phá hủy nhiều nhà cửa, cầu cống, đường xá và khiến Thái Bình Dương phải báo động. Còi báo động đã vang trên các hải đảo Hạ Uy Di, và cuộc di tản dân cư ven biển đã diễn ra để phòng ngừa sóng thần. (The Financial Times)


Friday, February 26, 2010

Thơ Lê Văn Bỉnh



Click to enlarge


* Mỗi dân tộc, mỗi sắc dân đều có những điều diễu cợt để phản kháng. Người Mỹ Đen diễu cợt những người lúc đầu đến nước Mỹ “khố rách áo ôm” như người Ái Nhĩ Lan, hay khổ sở vì nạn diệt chủng như người Do Thái, hay khốn đốn vì kinh tế chính trị như người châu Á (“banana”) vv., nhưng không bao lâu sau đó lại cùng với người da trắng kỳ thị họ. Họ cũng diễu cợt người da trắng không muốn cho họ bình đẳng chỉ vì sợ bình đẳng thì sẽ dễ mất vợ! Họ cũng mỉa mai cười với nhau về trò dã man treo cổ (lynch), hay vì bị gọi bằng nhiều tên (Negroes, the Colored Americans, Black Americans, Africa Americans) vv. mà không sắc dân nào khác có thể cười được vv. Một số ý trong bài thơ này dựa vào quyển sách “Black Culture and Black Consciousness” của Lawrence W. Levine do Oxford University Press xuất bản năm 1977. (LVB)

Chuyện phiếm

Phở Xe Lửa, Ông Toàn Bò
và Chợ Eden, VA

Phạm thành Châu

Tiểu bang Virginia và các vùng phụ cận (Washington DC, Maryland) có độ bốn, năm chục nghìn người Việt, có thương xá Eden (gọi là chợ Eden) với hàng trăm cửa tiệm. Mỗi cuối tuần hoặc ngày lễ, người Việt các nơi tụ về chợ Eden để ăn uống, mua sắm và lang thang trên các hành lang chợ...cho vui.

Trước năm 1980, người Việt chưa có bao nhiêu, chợ Eden gần như hoang phế, cỏ mọc tùm lum, vài cửa hàng lèo tèo. Khi người Việt đến mướn chỗ để buôn bán, chợ trở nên sầm uất. Chủ chợ là người Do Thái, bắt đầu lên giá mướn, cứ lên giá liên tục, hiện nay hình như 50 đô la cho mỗi square foot (một năm) và có thể sẽ lên giá nữa. Tôi không biết giá đó mắc hay rẻ, nhưng đã có nhiều bà "tưng bừng khai trương" và ít lâu sau bán nhà để trả tiền mướn chỗ trước khi "âm thầm dẹp tiệm". Bà nầy rút lui thì bà kia nhào ra làm con thiêu thân. Tôi nói "bà" vì đa số các bà mở tiệm ăn. Ở nhà, nấu dở, nhưng chồng con "phải" khen ngon, các bà tưởng thật, bèn mở tiệm ăn. Để rồi mất ăn, mất ngủ và mất nhà.

Chợ Eden là chợ duy nhất ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ không có "người ngoại quốc", nghĩa là người bán, người mua và người đi chơi toàn người Việt. Hiếm hoi lắm mới thấy một bà dẫn ông chồng Mỹ đi ăn tiệm.

Chợ Eden có nhiều tiệm ăn, trong đó có tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là nhiều người lui tới, vì đó thường được làm điểm hẹn của bạn bè phương xa đến Virginia. Ông từ Florida lên, bà từ California qua, cứ hẹn gặp nhau ở tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là ai cũng biết, cũng đến đúng chỗ. Ông chủ tiệm phở tên Nguyễn Thế Toàn nhưng mọi người gọi ông là Toàn Bò, mặc dù ông ta vẫn đi trên hai chân như người bình thường. Trong tiệm, ông dành sẵn một bàn riêng cho bạn bè. Họa sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhà văn...hoặc không "nhà" gì cả cũng có thể đến ngồi tán phét bao lâu cũng được. Lại có sẵn một bàn cờ tướng cho thiên hạ chơi, giống như quán cắt tóc bên đường ở Việt Nam vậy. Có điều lạ là ngồi vào bàn đó, không ông nhà báo nào nói về báo chí, không ông văn, thi sĩ nào nói chuyện văn chương, thi phú mà toàn những chuyện tào lao thiên địa, mỉa mai, chọc ghẹo nhau để cười với nhau. Riêng ông chủ Toàn Bò, vốn là luật sư trước 75, nên khi nói chuyện, ông ta lý luận rất vững chắc, "tam đoạn luận" đàng hoàng, cho nên dù bạn là nhà hùng biện, khi tranh luận với ông ta, bao giờ bạn cũng đuối lý. Sau khi đã chiếm thượng phong, ông ta bồi thêm một câu mỉa mai để quí vị ngồi quanh bàn cười khà khà. Nhiều ông không biết đó là giỡn chơi nên tự ái, không thèm ghé tiệm nữa.

Ông Toàn Bò không bao giờ bước ra khỏi tiệm phở. Sáng đến mở cửa tiệm, tối đóng cửa tiệm, về nhà. Quan, hôn, tang, tế... không có ông ta. Bạn là bạn thân của ông ta, lăn ra chết, chưa chắc ông ta đến vĩnh biệt bạn. Lời chia buồn trên báo thì có. Nhưng đừng tưởng ông ta không ra khỏi tiệm mà kiến thức của ông ta không được cập nhật hóa. Cứ thấy ông ta ngồi lim dim mắt mà tưởng ông ta tham thiền nhập định, chuyện thế gian gác bỏ ngoài tai. Không phải vậy. "Thiên lý nhĩ" đấy! Ngồi trong "tiệm phở" mà biết chuyện ngàn dặm. Bạn thử đến và khơi mào "Hôm qua, ông X. bị sao đó, nghe nói đã đưa vô bịnh viện rồi. Tôi định rủ vài ông nữa cùng đến thăm..." Tức khắc bạn sẽ được điều chỉnh "Trễ rồi ông ơi! Vừa tắt thở lúc một giờ sáng, đã đưa sang nhà quàn rồi. Ông có muốn chia buồn thì ghi tên vào tờ giấy đằng kia, để đưa lên báo"...Nhiều lúc thấy một ông, bà nào đó thì thầm với ông Toàn Bò. Rất có thể (có thể thôi), tình báo nước ngoài đến mua tin tối mật của nước Mỹ đấy.

Phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là tiệm duy nhất trên nước Mỹ có một tủ sách đồ sộ và trên tường treo đầy tranh. Không phải tranh trang trí như vẽ tô phở, con cá chiên, chùm nho, chai rượu hoặc tranh tào lao, rẻ tiền... mà là tranh nghệ thuật của các họa sĩ danh tiếng. Tranh chính gốc chứ không phải bản sao. Người ta hỏi mua, ông không bán.

Hầu như họa sĩ nào đến tiệm phở của ông Toàn Bò đều phác họa cho ông ta một tấm chân dung. Bức nào cũng vẽ ông ta cười toét miệng đến mang tai. Vì dung nhan mùa hạ ông ta không khá lắm, nên gặp họa sĩ trườu tượng, ấn tượng, biểu tượng, siêu thực hoặc hậu hiện đại... thì dung nhan đó được vẽ thành của người khác. Không giống ai!

"Ủy Ban Thường Trực" (ngồi nhiều nhất) ở phở Xe Lửa cũng khá đông. Ông Cò Ly, nhà (bán) báo, có sạp báo trước cửa phở Xe Lửa, chỉ "mở cửa tiệm" sáng thứ bảy và chủ nhật, ngày thường ông bận nhổ lông mày, đấm lưng cho người đẹp. Họa sĩ Tấn Đức có tiệm khung hình giảm giá 75%. Ông Bình Gió Mới đã đóng cửa tờ Gió Mới. Ông Bạch Thái Hồ, gặp ai cũng mở máy ảnh ra, đòi chụp hình "Ngồi yên... Xong rồi! Hình sẽ đẹp lắm đấy!" Ông Ngô Đình Châu, "vũ sư điệu cha cha cha" vì bị strock, đi lạng quạng như nhảy cha cha cha. Ông nầy vừa ngồi xuống lại lò mò ra ngoài tiệm "ba mươi giây khói lửa" (hút thuốc). Ông "cựu" dược sĩ Thịnh, vô tiệm, ngồi xuống là mở máy nói. Thấy tôi thì kêu lên "Vua phịu!" (phịa?) Coi bộ ông ta giỏi như bác sĩ, bịnh gì cũng biết, thuốc gì cũng biết. Bịnh hoạn, cứ hỏi ông ta, miễn phí. Ngày xưa, ở Việt Nam, đau đầu, nhức răng, trẻ khóc đêm...bất cứ bịnh gì, cứ ra tiệm thuốc tây khai bịnh với dược sĩ, mua thuốc về uống, công hiệu như thần. Ông bác sĩ Dương Quan Hớn, chuyên về mắt, nhưng bịnh nhân đến chữa trị phải chuẩn bị đôi tai để nghe ông ta nói liên tục những chuyện ít liên quan đến mắt. Trước đây còn có ông Giang Hữu Tuyên, chủ báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, nổi tiếng với bài thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo", chưa vào tiệm đã nghe oang oang giọng ông ta. Năm kia, ông ta bị đứt gân máu và biến mất trên thế gian (quá cố).

Riêng họa sĩ Đinh Cường, tôi xin dài dòng một chút. Ông Đinh Cường rất nổi tiếng, được nhiều người viết và đọc về ông ta trên "net", trên báo vì những chuyện không ăn nhậu gì đến hội họa cả. Ông nầy ít nói nhưng vẽ thì đẹp. Ở Sài Gòn, đã có tranh giả của Đinh Cường. Người nào ra sách, thơ mà có cái tranh bìa của Đinh Cường thì tác phẩm trở nên sang trọng và giá trị ngay. Ông ta rất thiện chí, ai xin tranh bìa cũng cho, có khi đưa ra nhiều bức để người xin lựa chọn. Tôi hỏi "Phải chụp hình, sang hình tranh mình rồi đưa cho người ta. Có cà phê cà pháo gì không?" "Chỉ có tờ Đặc San Cựu Sinh Viên Hành Chánh Miền Đông có tặng chút chút để uống cà phê thôi. Nhưng tờ đó mỗi năm chỉ ra một lần!" Có thể xếp quí vị xin tranh bìa kiểu "chùa" nầy (trong đó có tôi) thuộc giai cấp bóc lột và trơ trẽn. Trơ trẽn mà tưởng như mình ban ơn cho ông ta, chỉ thiếu điều chưa nói "Ông hân hạnh lắm mới được tôi dùng tranh ông làm bìa "đại tác phẩm" của tôi đấy nhé!". Nói thế nhưng không phải ai cũng vô ơn cả. Có nhà thơ Thái Thụy Vi, khi xin tranh bìa đều có cà phê, cũng chút chút, để tỏ lòng trân trọng và biết ơn. Ông nhà thơ nầy yêu màu tím vô cùng. Thi phẩm nào cũng tràn trề màu tím. Cái tranh bìa cũng màu tím. Một lần, đã xin được tranh bìa màu tím cho tác phẩm của mình, mấy hôm sau, nhà thơ lại xin được gặp họa sĩ ở tiệm cà phê. Trò chuyện một lúc, ông Thái Thụy Vi dúi vào tay ông Đinh Cường một tờ bạc "Cái tranh bìa đẹp lắm, nhưng nhờ anh cho thêm màu tím vào cho tím hơn nữa". Màu sắc, đậm nhạt được đánh giá bằng tiền?

Trở lại tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò. Chủ nhật nào tôi cũng rủ họa sĩ Đinh Cường ra đó uống cà phê. Tôi có viết linh tinh chút đỉnh, được quí vị ngồi ở bàn thường trực đó vinh danh là "nhà văn". Tôi khoái lắm. Sau lại được thăng cấp thành "nhà tiểu thuyết", tôi càng khoái, mặt vênh lên. Không ngờ cái mỹ danh "nhà tiểu thuyết" bị rút gọn thành "nhà tiểu". Họa sĩ Đinh Cường cũng được vinh danh là "đại họa sĩ". Cũng xứng thôi. Nhưng rồi được rút lại thành "đại họa".

Thế là mỗi khi chúng tôi bước vào tiệm phở Xe Lửa, quí vị đó nhao nhao lên "Chào nhà tiểu. Chào đại họa gia!" Phở Xe Lửa, Ông Toàn Bò Và Chợ Eden, VA.

Phạm thành Châu

Chốn nghìn năm văn vật

Đất nước ...đéo khá!

Ông Bí thư Tỉnh Ủy nọ, đi tìm nhà ông Bí thư Huyện Ủy kia, gặp mấy đứa bé đang đùa ngoài ngõ, ông hỏi:
- "Này! Các cháu có biết nhà Ông Năm, Bí thư Huyện Ủy ở đâu không?"
Một đứa trong bọn trả lời:

- "Biết! Nhưng đéo chỉ !".

Đi sâu vào ngõ, gặp một thanh niên, hỏi:
- "Anh ơi! Anh có biết nhà Ông Năm, Bí thư Huyện Ủy… ? "

- "Đéo biết !" Thanh niên trả lời cộc lốc.

Đến khi gặp được Ông Huyện Ủy, Bí thư Tỉnh trách:
- "Đồng chí dạy dỗ dân ở đây như thế nào mà họ ăn nói thô bỉ thế ?"
Ông Bí thư Huyện Ủy đáp ngon ơ:

- "Có đấy! Nhưng chúng nó đéo nghe!"

Bí thư Tỉnh chưa kịp lắc đầu ngao ngán thì cô con gái của Bí thư Huyện là cô giáo đi dạy về, nghe ông Tỉnh Ủy phàn nàn, bèn kể chuyện nhà trường:

- "Cháu giảng bài văn có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của quân đội nhân dân ta đánh bọn bá quyền Trung Quốc hồi năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Sau đó, cháu kêu một em cắt nghĩa hai chữ "dũng cảm" là gì ? Nó suy nghĩ một chốc rồi đáp ngay:

- "Dũng cảm là… là… đéo sợ !".

Vừa lúc có ông Bộ trưởng Giáo dục đến thăm trường, cháu đem chuyện thằng bé ra kể cho ông nghe. Nghe xong, ông Bộ trưởng trầm ngâm một lúc rồi bảo:

- "Nó cắt nghĩa như thế cũng đéo… sai !".

Ông Bí thư Tỉnh ngẫm nghĩ hồi lâu rồi buột miệng:
- "Bây giờ luân lý, đạo đức con người của chế độ ta là như thế đấy! Rồi đây, các thế hệ trẻ miền Nam cũng thế thôi. Đất nước kiểu này thì đéo… khá!"

(Anh PQHải giới thiệu)

__________

Câu truyện trên đây đã phổ biến từ lâu, nay có người viết lại, đọc vẫn thấm thía. Mới nghe tưởng chừng như đùa, nhưng là chuyện có thực ngoài xã hội VN hôm nay.

Một người bạn mới đây về VN kể rằng anh đưa gia đình ra thăm Hà Nội, đói bụng ghé qua một quán ăn. Anh đang phân vân vì muốn tìm một chỗ thích hợp hơn là cái bàn người sắp chỗ chỉ. Người sắp chỗ buông ngay một câu tỉnh bơ: "Không vào ngồi đi, chút nữa đông người, đéo có chỗ mà ngồi!" Anh bạn đứng sững, sượng chín người, bữa ăn sau đó hết ngon mặc dầu bụng đang đói. Anh ngẫm nghĩ 'Chốn nghìn năm văn vật bây giờ là như thế sao?"(A.C.La)

Thursday, February 25, 2010

Nửa thế kỷ tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên XHCN

Chợ Tết Canh Dần Hà Nội

(Ảnh Kỳ Nam, NT giới thiệu)

Dạ Quỳnh Hương


Tâm sự Miền Tây: Đồng môn và ái hữu

Thêm một chi tiết về đồng môn Lê Hữu Em do anh Nguyễn Ngọc Liên chuyển đến. (Nguyễn Văn Sáu 'Trắng')
Thưa quý anh chị,

Nhân nói về sự rộng lươợg của anh Lê Hữu Em, tôi cũng xin nhắc lại 1 chuyện cũ.

Năm 2005, khi làm Tuyển Tập Thơ QGHC, tôi đã thiếu hụt một số tiền khi định cho in 1000 cuốn, măc dầu đã yêu cầu các tác giả đóng góp $100, mổi người ( có 19 ngưòi đóng trong tổng số 21 người). Tôi đã gửi một thư xin ủng hộ cho anh Em, nhưng còn e ngại nên có viết tay thêm câu sau "Nếu thư này có làm phiền anh, xin anh tha lỗi và cứ vứt nó vào thùng rác, coi như không nhận được". Rất may anh Em không vất vào thùng rác, mà đích thân anh goi điện thoại cho tôi, hỏi "Còn thiếu bao nhiêu?".

Khi tôi trả lời thiếu dộ $700. Anh Em cho biết sẽ gửi tặng ngay 1/2 số đó là $350. Mấy ngày sau, tôi nhận được và đã ghi trên Tuyển Tập Thơ Lời Cám Ơn những người ủng hộ, nhưng không ghi số tiền (mỗi người $100), và ghi rõ "đặc biệt đồng môn Lê Hữu Em", nhưng cũng không ghi rõ là $350.

Nhân dịp này, tôi xin ca ngợi tình thần đồng môn thắm thiết và lòng hào hiệp của anh Em. Xin một lần nữa, cám ơn anh. Chuyện tôi gửi thư và anh Em ủng hộ là một câu trả lời cho những ai nói là Miền Tây và Miền Đông (QGHC) không bao giờ thuận thảo được vớì nhau (sic!)

Tôi không có email address của anh Em. Anh chị nào có xin chuyển dùm email này của tôi. Cám ơn

Lien N Nguyen

Wednesday, February 24, 2010

Thơ Nguyên Trần



Tuổi thơ Việt Nam
Đói lòng em bé Việt Nam ơi!

Buông miệng ăn xin giữa chợ đời
Khách đến vô tình lo tán chuyện
Người qua hờ hững cứ ăn chơi

Tuổi thơ em khóc thân nghèo khổ
Cán bộ chúng vui thú bốc rời (1)
Vất vưởng em nằm trên góc phố
Ai nhìn mà lệ chẳng tuôn rơi

Toronto Feb 22, 2010

Nguyên Trần

(Cảm tác khi nhìn thấy bức hình hai em bé Việt Nam thơ ngây bất hạnh

đang nằm trơ vơ xin ăn trên hè phố đông người lạnh lùng qua lại)


(1) Trích từ Kiều:
Thúc Sinh quen thói bốc rời
Trăm ngàn đổ một trận cười như không

Mẩu tâm sự từ Miền Đông


Dear Quý Anh Sáu, Phát và Vĩnh,

Trong khi vẫn còn xúc động thật sự sau khi nghe mấy bài hát Đón Giao Thừa, tôi viết vội mấy dòng để nói lên "một chút tâm tình ngày Tết muộn" hầu chia sẻ với Anh Chị Khoá 10 qua Forum của khóa (mà Lê Hữu Em thì chẳng bao giờ mở email để đọc . Nếu đọc được, nó sẽ ngượng ngùng và rầy rà tôi mà thôi). Không ngờ lại có vài bạn đồng cảm và nhờ quý Anh phổ biến rông rãi, với hy vọng mang lại một chút ấm áp cho tập thể chúng ta. Bỗng dưng tôi trở thành ..."nổi tiếng" rất bất ngờ! Xin cám ơn, rất nhiều -- dù cho tôi được thêm chút vinh dự hay sẽ bị chửi bới đi nữa.

Thật ra, tập thế chúng ta đã, đang và sẽ còn có rất nhiều nghĩa cử như thế, như anh Sáu nhận xét. Khi thương nhau, chúng ta thường không nói hay muốn thố lộ ra (còn VN, chưa Mỹ hóa!); nhưng khi chúng ta bực mình hay giận nhau về những chuyện không đáng, thì chúng ta dễ trở thành cay đắng, thù hằn và không ngại dùng những lời lẽ nặng nề quá đáng thoá mạ nhau...Chẻ sợi tóc làm tư, làm tám! Và coi như là sẽ dứt nhau luôn. Đâu có dễ như vậy được. Chúng ta từng cùng nhau ôm ấp và chia sẻ Hoài Bão, đã nguyện cùng nhau chết sống với nhau cho Lý Tưởng, thì làm sao mà xa nhau cho được!

Ước mong sao cái lạnh thiên nhiên của mùa Đông và cái ấm cúng trong lòng của những ngày Tết muộn sẽ giúp tập thể chúng ta tìm lại với nhau và gần nhau bằng tâm tình của Đồng Môn, đồng cảnh.

Thân mến cám ơn các bạn. Xin gởi lời chúc lành đến gia đình quý bạn và Tập Thể Quốc Gia Hành Chánh thân mến của chúng ta!

LVB
Virginia
02/24/10

Trích một đoạn bài phân tách viết từ trong nước

Con đường dân chủ là tất yếu
Tôi bị mất tự do
một cách hợp pháp!*

(Trích:)
Để phân tích các mâu thuẫn, tôi không dám nói lên quan điểm của nhóm người nào. Tôi chỉ nói theo quan điểm của tôi, dựa vào chân lý sẵn có mà xã hội đã thừa nhận. Vâng, tôi là một con người đang sống trên đất nước mình tự đặt ra 3 nhu cầu bình thường nhất:
- Điều thứ nhất: Tôi muốn được tự do.
- Điều thứ hai: Tôi muốn xã hội phải công bằng.
- Điều thứ ba: Tôi muốn đất nước phát triển, toàn vẹn lãnh thổ.
Phát biểu ba điều này, tôi có phản động không? Những nhu cầu đó có đúng đắn không? Những điều đề ra có chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa không? Nếu bạn cho rằng ba điều trên là đúng đắn, mà Nhà nước kết tội tôi, thì chính Nhà nước chứ không phải tôi phản động!

Và ta hãy xem Nhà cầm quyền đáp ứng 3 nhu cầu của tôi như thế nào?


Vì quyền lực quá lớn trong tay, giới lãnh đạo đã vi phạm điều thứ hai trước. Họ tạo ra một xã hội không minh bạch để có thể làm giàu trên tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người. Họ hô hào chống tham nhũng, nhưng họ không thực hiện các biện pháp chống tham nhũng đích thực. Một yêu cầu rất chính đáng của tôi là đề nghị họ công khai tài sản cá nhân trên mạng cho dân kiểm tra, nhưng họ không bao giờ chịu làm.

Bản công khai tài sản được làm cho có hình thức và lưu hành nội bộ thì bản chất tham nhũng của hệ thống không thể biện minh được.


Khi vi phạm điều thứ hai, họ sợ tôi chống đối, họ lấn sang vi phạm điều thứ nhất. Tôi không được phát biểu những quan điểm của mình. Bằng công cụ chuyên chính, họ ban hành các văn bản pháp luật để hợp pháp hóa việc vi pham nhân quyền của họ. Tôi bị mất tự do một cách hợp pháp.

Cùng lúc đó, khi vi phạm điều thứ hai, họ không thể tập hợp được những nhân tài để xây dựng đất nước, làm đất nước tụt hậu và họ vi phạm tiếp điều thứ ba. Họ sợ bị dân chống đối. Họ sợ lực lượng vũ trang không bảo vệ họ. Họ trông mong một đồng minh hậu thuẫn họ. Đồng minh ở đây là một con hổ dữ tham lam. Khi quyền lợi của đồng minh mâu thuẫn với quyền lợi đất nước thị họ tỏ ra lúng túng: Bảo vệ quyền lực hay bảo vệ tổ quốc.

Bảo vệ quyền lực của tập đoàn lãnh đạo thì hy sinh quyền lợi quốc gia, nhân dân sẽ nổi lên chống lại, tước bỏ quyền lực của họ. Bảo vệ tổ quốc thì phải từ bỏ quyền lực, giao quyền lực lại cho nhân dân. Chọn lối nào thì kết quả cũng phải nhường đường cho một nền dân chủ. Nhận định này cũng tương tự như nhận định “siêu nghiêm trọng” của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ... (Hết trích)

Đức Trí
________
* Đầu đề do Diễn Đàn

Comment

Dưới post "Cười tí tỉnh. Ôi Con Với Cái" của VN1, tuần qua
đã có thêm 'lời bàn' của bạn NNĐiệp, VN.
Chú ý: Người sợ ma không nên đọc!

Kennedy

Tay chơi thứ thiệt


John F. Kennedy sau khi kết hôn với Jacqueline Bouvier vẫn tiếp tục liên lạc với người tình Thụy Điển của mình.

Bà Gunilla von Post, nay đã 78 tuổi, tiết lộ cuộc tình kín đáo của mình với cố tổng thống Mỹ trong cuốn sách xuất bản năm 1997, thế nhưng những bức thư Kennedy viết cho bà ta vẫn còn là điều bí mật cho đến nay. Những bức thư đó hiện đang được đem ra bán đấu giá. Có người đã trả giá 25,000 Mỹ kim, nhưng người ta dự đoán giá sẽ còn lên cao hơn nhiều.

Trong một cuộc phỏng vấn của đài ABC News năm 1997, bà ta nói mỗi khi gần Kennedy bà trở nên sôi dộng: "ầm ầm ầm...". và "Khi nhận được tin của ông ta, tôi mừng nhưng tự nhủ 'Anh ấy là người đã có gia đình rồi'".

Theo tường trình của ABC News họ gặp nhau lần đầu tại French Riviera vào mùa hè năm 1953 lúc đó Kennedy mới 36 tuổi và Von 21.

Bất chấp chỉ còn một tháng nữa sẽ là ngày cưới của Kennedy, họ đã khiêu vũ thâu đêm và đã chia tay bằng những chiếc hôm lãng mạn.

Trong bức thư đầu tiên gửi cho người tình Thụy Điển của mình vào tháng Sáu năm 1954, Kenndy viết:"Anh có thể sẽ kiếm một chiếc du thuyền để cùng em chu du trên Địa Trung Hải hai tuần lễ".(A.C.La)

Ấm áp tình bạn


Dear quý Anh Chị,


Hôm qua, trên đường đi thăm 2 cháu nội, trong khi bà xã ghé tiệm thực phẩm mua ít thức ăn cho chúng, tôi đi qua tiệm bán băng nhạc mua DVD "Đón Giao Thừa" do Trung Tâm Asia sản xuất. Tối về hai đứa cùng xem nghĩ sẽ vui Tết trễ. Nhưng chỉ thấy buồn! Mặc dầu 2 MCs vui vẻ dí dỏm, các ca sĩ xinh đẹp trong khung cảnh sắc màu rực rỡ, nhưng chúng tôi đều cảm thấy buồn man mác qua các bài hát.

Hôm nay Chủ Nhật, bà ấy đi làm. Tôi xem lại cái DVD. Mặc dầu có chú mèo nằm bên cạnh (được đặt tên NONAMI = NO (name me) + (tsu)NAMI, mèo con co ro dưới tuyết lạnh giữa đường mà con tôi thấy tội nghiệp mang về 5 năm trước, nhưng sau đó lại gặp nhiều "bão táp" cho nên y tá và tôi đặt tên đó), tôi càng thấy buồn thêm, mắt âm ấm và môi mằn mặn.

Mới đó mà đã mấy chục năm rồi! Chúng ta đón cái Tết "xanh" cuối cùng 1975 với nhiều lo âu. Những cái Tết "đỏ" sau đó là những cái Tết đói. Cái Tết mà gia đình tôi được no là cái Tết 1989 Nhằm ngày đưa ông Táo về trời, có người đến nhà hỏi: "Anh có người quen nào tên LÊ HỮƯ EM ở Hoa Kỳ không?" Anh ta hỏi với giọng rất ư là authoritative. Tôi thật tình chẳng biết có chuyện gì, nhưng bình tĩnh trả lời: "Có. Đó là người bạn học cùng lớp hồi xưa." Rồi anh ta móc quyển sổ ra, đưa cho tôi cây viết: "ký nhận số tiền này đi (tương đương 100 đô la). Có lẽ đó là năm đầu tiên, 9 năm sau khi tôi ra tù, gia đình tôi được ăn lạp xưởng - món ăn xa xỉ như MC Giáng Ngọc nói. Tới nay, tôi cũng chưa biết ai là người đã đề nghị Lê Hữu Em gởi tiền về cho tôi. Lúc mới qua năm 1990, tôi cám ơn nó và hỏi câu hỏi đó. Nó nói: "Tao làm sao nhớ nổi. Tao đã gởi cho nhiều đứa lắm." Bạn ta vẫn hào phóng như vậy.

Gia đình tôi đến đây giữa tháng 12/90. Nhờ sự giúp đỡ của Chị Lễ, Anh Chị Thuý, Anh Chị Trần Nhựt Thăng, Anh Chị La Trung Chánh và một số bạn hữu khác, mà gia đình chúng tôi được cái Tết đầu tiên ấm và no ở Virginiạ.

Gia đình chúng tôi thường hay nhắc lại những chuyện nầy. Xin cám ơn tất cả. Và xin chúc quý Anh Chị mọi sự tốt lành.

Gia Đình LVB

Tuesday, February 23, 2010

Photo: Mưa Đông

Click to enlarge


(Ảnh Lan Đàm)

Thế Vận Hội Mùa Đông Vancouver 2010

HUY CHƯƠNG CẬP NHẬT

Chuyện vui

Thị Mầu đi chùa ngày Tết
(Truyện phát xuất từ dân gian Miền Bắc VN)

(mồng 1)
- Anh ơi. Em mượn bao diêm.
- Mô Phật. Thí chủ vui lòng giữ Giới. Tôi là Hòa Thượng.
- Em xin lỗi. Vậy gọi anh là Hòa Thượng gì?
- Gọi Thầy.
- Thầy gì?
- Chị hỏi Pháp Danh của tôi à?
- Vâng.
- Thích Thanh Định.
- Tên hay lắm. Nhưng em hỏi tên anh khi chưa ở Chùa cơ.
- Thầy.
- Ồ em quên. Tên Thầy khi chưa ở Chùa.
- Tôi hồi nhỏ tên Ngọc.
- Thầy Ngọc. Tên đẹp người đẹp. Em thích.
- Cửa Chùa chị nên xưng tôi, nếu ít tuổi xưng con. Không xưng em.
- Em cứ em đấy.
- Con.
- Em nhớn rồi nhé Thầy nhé.
- Chị thắp hương đi. Đừng cắm hương lên xôi.
- Thầy nhìn thế, em cắm hương lên tay em đây này.

(mồng 2)
- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vâng. Chào chị.
- Em mượn cái khay.

(mồng 3)
- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vâng. Chào chị.
- Thứ Bẩy Thầy không xuống phố chơi?
- Xuất gia không nghỉ Thứ Bẩy.
- Không buồn?
- Không. Tu hành vui trong Giới.
- Em chả hiểu. Tu thì không được lấy vợ có phải?
- Phải.
- Nhưng vẫn được yêu?
- Không.
- Vô lý. Thầy yêu Phật chứ? Yêu Giời chứ?
- Cái đó khác.
- Em ước người yêu em bảo em là, em là Giời Phật của anh. Ui thật đắm say.
- Báng bổ quá.
- Hì hì ước thôi mà. Giả dụ Thầy chưa tu, chưa người yêu. Thầy yêu em không?
- Không.
- Tại sao?
- Tại chị quá đẹp.
- Ui Thầy bảo gì?
- Tại chị quá đẹp.
- Quá đẹp, lại không yêu? Nói dối hả? Hay nịnh?
- Mô Phật. Thí chủ vui lòng giữ Giới.
- Em ước cắn phát môi Thầy.

(mồng 4)
- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vâng. Chào chị.
- Á à Thầy để tóc nhá.
- Tuần rồi chưa kịp cạo chị ạ.
- Chứ không phải Thầy thích em?
- Ồ không. Không đời nào.
- Thầy chả cần để tóc. Đóng quả quần Lì Vai, quả áo Cá Sấu. Đầu trọc phong trần càng quyến rũ. Ui em mê Thầy túi bụi.

(mồng 5)
- Thầy ơi.
- Lễ sớm thế?
- Sớm mới vắng. Thầy!
- Gì?
- Thầy ôm em đi.
- Không.
- Hèn.
(Kết)

Hòa Thượng liếc cổng Chùa, ghì siết cô gái: Hèn? Làm vợ bé anh nhá?
Cô gái dẩu mồm tròn mắt.: Vợ bé sư?
Hòa Thượng tủm tỉm, rút trong áo quả thẻ nhựa:

Bộ Công An, Cục A41, Đinh Xuân Ngọc, Đại Úy.

(Anh VLH giới thiệu)

Dân tộc Đại Việt quyết lấy lại hải đảo của mình!

Tàu Cộng Cút khỏi
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Âu Châu ngăn ngừa độc quyền

Microsoft nhượng bộ

Theo một giao kèo giữa công ty Microsoft và Ủy Ban Cạnh Tranh của Âu Châu trong tháng 12 năm 2009, thì Microsoft phải để cho người sử dụng Windows (software điều khiển máy vi tính PC) tại Âu Châu được quyền cài đặt chương trình rà tìm như ý muốn, chứ không nhất thiết phải cài đặt sẵn Internet Explorer (Chương trình rà tìm của MS).

Thống kê cho thấy hiện hơn phân nửa người sử dụng mạng lưới trên thế giới đang dùng Internet Explorer của MS.

(It follows a legal agreement between Microsoft and Europe's Competition Commission in December 2009.
Microsoft committed to letting Windows PC users across Europe install the web browser of their choice, rather than having Microsoft IE as a default.

Figures suggest that over half the world's internet users have IE).

Monday, February 22, 2010

Thơ tình NT





Click to enlarge
Sau hơn hai tháng " Rong Chơi ", Út Như Thương về lại Diễn Đàn và mài mực làm thơ ... tình tiếp tục .... Vì Thượng Đế phán rằng : " Ta thấy nhà ngươi đi đến nửa đường lên Thiên Đàng rồi, nhưng nơi trần gian, ngươi chưa làm nên tích sự gì hết cả ... Về trần gian làm thơ tiếp, rồi đem lên đây ta chấm điểm lại ... "
Diễn Đàn vui mừng chào đón Như Thương trở về và tiếp tục khỏa thân ...với thơ!

Cười tí tỉnh

ÔI CON VỚI CÁI!

Có ông Mỹ kia lấy vợ Việt, ông biết ăn cả lòng heo, mắm nêm và khen mắm tôm (ruốc) là ngon, ông ta lại chịu khó học nói tiếng Việt để cho vợ và gia đình vợ vui lòng.

Bữa kia hai vợ chồng ra hồ nước chơi, ông ta mới nói: - Con hồ này đẹp quá hả em? Vợ ông ta chỉnh lại: -Anh phải kêu là "cái hồ" mới đúng.

Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, ông ta khen: - Cái sông này cũng đẹp quá. Vợ ông lại cằn nhằn: -Anh phải gọi là "con sông".

- Sao tiếng nói của xứ em kỳ cục quá vậy, cũng là nước cả, mà khi thì gọi là cái lúc lại gọi là con?

- Tại anh không để ý chớ. Đây nè: cái nhà, cái bàn, cái tủ, nó đứng ỳ một chỗ nên gọi là cái. Con mèo, con chó, con gà nó chạy tới, chạy lui nên gọi là con. Tương tự như vậy, cái hồ nằm yên một chỗ nên gọi là cái, trong khi con sông nó chảy nên gọi là con.

Anh chồng vỗ đùi cái đốp rồi cười hỉ hả:
- A! Hèn chi!!! Cái đó của

anh nó cứ nhúc nhích cụ cựa mãi nên gọi là con ..., còn cái của em nó
cứ nằm ỳ một chỗ nên gọi là cái... !

==========
Đố ai tìm được có cái gì được gọi không tuân theo quy tắc trên? Tức là cái gì đứng yên hoặc nằm ỳ một chỗ mà được gọi là con, trong lúc cái gì nhúc nhích chuyển động mà vẫn được gọi là cái?
VN1

==========
Nói leo:

Đối với các lão gia ở tuổi về hưu, cái đó con chẳng ra con mà cái cũng chẳng ra cái.
Thế thì gọi là gì? (A.C.La)
_______________________

Xem thấy ông bạn già ACLA bình luận cảm thấy hứng chí bèn góp ý một vài dòng cho vui tuổi già mà còn ... ham.
"Theo đó cái gì nhúc nhích gọi là Con
- cái gì nằm im gọi là Cái
Theo Pháp văn Con thuộc giống Đực "Le"
- Cái thuộc giống Cái "La"
Vậy tại sao giống Đực lại có Trứng
và giống Cái tại sao lại có Mồng"
Rất mong qua được cái ải ACLA.
Thân.
Nguyễn Ngọc Điệp.

Sunday, February 21, 2010

Họp mặt đầu năm

CSV QGHC Toronto và phụ cận họp mặt đầu năm


Chiều hôm nay chủ nhật, 21 tháng Hai, 2010,
Anh chị em cựu sinh viên QGHC vùng Toronto và phụ cận
đã họp mặt đầu năm tổ chức tại nhà hàng Mandarin, Toronto
Không khi suốt buổi hội ngộ rất vui, ấm cúng.
**
Trong hình trên, ngoài quý chị dẫn lang quân tới họp mặt,
xin điểm danh quý anh, từ trái qua:
Nguyễn Văn Tiết, Nguyễn Văn Sáu, Bảo Bồn, Trương Thới Lai,
Nguyễn Văn Quý,
Chị QP Nguyễn Văn Toàn (tóc bạc, áo xậm màu),
Đỗ Văn Siêng, Nguyễn Cao Kỳ Nam, Nguyễn Tấn Phát,

Nguyễn Thế Vĩnh, Bạch Công An.
(Có 4 'hộ' vắng mặt vì bận chuyện riêng)
**
(Click to enlarge)

Nghe nhạc cuối tuần

Bến Xuân

Trong sáng tác âm nhạc, tình yêu luôn là chủ đề muôn thuở để khơi nguồn cảm hứng vô tận cho người viết nhạc. Muốn vậy, nhạc sĩ sáng tác phải đa tình , họ yêu, yêu mãi rồi dốc trọn và tuôn trào ra tác phẩm: yêu, thất tình, tan nát, rồi bỗng một ngày con tim lại điên rồ, đắm đuối như yêu lần đầu.

Cũng như Phạm Duy với Ngàn trùng xa cách, Đặng Thế Phong với Giọt mưa thu, Phạm Đình Chương với Nửa hồn thương đau, hay Cung Tiến với Hòai cảm, Văn Cao của chúng ta cũng trải qua những hoan lạc và đau xót cho một mối tình không trọn vẹn để thai nghén ra Bến Xuân bất hủ. Chuyện tình đẹp bắt đầu vào năm 1942, mặc dầu đã trải qua nhiều mối tình, người nhạc sĩ tài hoa ở tuổi đôi mươi, trong một lần ghé thăm người bạn thân là ca sĩ Kim Tiêu, ông gặp người thiếu nữ họ Hoàng đến học nhạc và chì cần gặp nhau lần đầu, những rung động thầm kín đã lan tỏa khiến hai tâm hồn đan quyện lấy nhau. Nàng lại cảm mến hơn khi biết chàng chính là tác giả những ca khúc lãng mạn như Thiên Thai, Suối Mơ....Rồi một ngày đầu Xuân, nàng phá vỡ những e ấp và ràng buộc đạo giáo đến thăm chàng tại Bến Ngự Hải Phòng khiến chàng cảm động và ngay lập tức chàng đã thổ lộ những tâm tư rất thật với nàng vì nàng chính là người đã làm xáo động tâm hồn chàng với lời tỏ tình ngọt ngào "em hãy thường đến thăm anh vì chỉ có em mới cho anh những cảm xúc dạt dào khi anh sáng tác". "Bến Xuân" ra đời từ đây: cảm xúc và lắng đọng như chính những lời ca trong Bến Xuân "mắt em như dáng thuyền soi nước, tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến Xuân...".

Nhưng sau những giây phút hạnh phúc ấy, éo le thay, Văn Cao nhận ra một điều là cả hai người bạn thân nhất là nhạc sĩ Hoàng Quý và ca sĩ Kim Tiêu đều là những người say mê nàng trước ông. Vì không muốn là người cản mũi kỳ đà, thọc gậy bánh xe làm tan nát con tim hai bạn thân, và vì hoàn cảnh gia đình không khá giả, Văn Cao đã quyết định không tiến thêm với nàng nữa để ôm mãi vết thương lòng cho riêng mình. Ca sĩ Kim Tiêu sau khi không được cùng nàng kết tóc xe tơ vì nhà gái thách cưới quá cao đã cạo trọc đầu rời Hà Nôi vào Huế giài sầu nhìn nàng lên xe hoa với nhac sĩ Hoàng Quý. Nhưng hạnh phúc đến với nàng không được bao lâu thì nhac sĩ Hoàng Qúi qua đời vì bệnh phổi, mối tình tay ba tan vỡ từ đó. Sau này, Văn Cao cũng tìm cho mình được bến đỗ bên người bạn đời Nghiêm thúy Băng, chính bà là người đi với nhạc sĩ đa tài đến cuối cuộc đời. Bến Xuân là thế, mãi lắng đọng, mãi gợi nhớ một mối tình dang dở khiến Bến Xuân trở thành bất tử cho nhiều thế hệ yêu nhạc.

Xin mời quí bạn nghe nhạc và không quên chúc qúi bạn một cuối tuần vui vẻ hạnh phúc và an bình.
Thân kính
TeHong ĐS14
_________

Nói Leo:

Cứ theo chuyện TeHong kể thì người thiếu nữ họ Hoàng phải là người rất duyên dáng. Cùng một lúc có đến ba nghệ nhân đem lòng thương mến. Nàng đến học nhạc với NS Hoàng Quí ở cái thời con gái vẫn còn phải giữ ít nhiều nếp sống kín cổng cao tường, tất phải là người khá lãng mạng, nhiều nghệ sỹ tính và xuất thân từ gia đình khá phóng khoáng. Nhưng sau khi lấy chồng, "hạnh phúc đến với nàng không được bao lâu thì nhạc sĩ Hoàng Quí, chồng nàng, qua đời vì bệnh phổi". Điều này cho thấy nàng còn có thể có đôi mắt quá sắc, hoặc cặp gò má cao, hay có giọng nói hùng thanh, vì theo tướng số những phụ nữ có những nét như thế thường chứng kiến chồng mất sớm. Nhưng theo mỗ tôi nghĩ chắc nàng không có giọng hùng thanh vì đàn ông nhất là các nghệ nhân ít thích điểm này nơi phụ nữ. Thế cho nên có thể kết luận, nàng là người có ngoại hình duyên dáng, cách ăn nói sắc bén, thông mình hiểu người, thu hút nam giới, đặc biệt những người nàng muốn tấn công thì lại càng khó chống đỡ.

Tuy nhiên nếu bỏ yếu tố con tim ra ngoài, tôi mừng cho NS Văn Cao đã không lấy được nàng. Lại xin mở ngoặc thêm: Nhưng chẳng thà lấy được người mình yêu mà có giảm thọ mươi mười lăm năm cũng thật đáng hy sinh.

A.C.La pha chè
_________
Giữa người sáng tác và nguồn cảm hứng có một điều không lý giải được ... họ đến với nhau vượt trên sự quan hệ bình thường, phải chăng vì Nghệ Thuật là một điều tột đỉnh của sự bình thường?
(Như Thương)



Saturday, February 20, 2010

Thơ Dương Quân





Click to enlarge
_____
Bắt chước nói leo

Thì ra Dương Lão Gia sang Năm Mới Canh Dần đã bình phục rồi! Lão Gia đã có EM cận kề để mà nhẹ nhàng Lời Ru Mùa Xuân. EM đã Về, Ngủ Bên Hoa, và Lão Gia đã đang Ru EM ... Ừ, EM yêu dấu, Lão Gia thầm thì, hảy Về Ngủ Bên Hoa, bên Ta, để EM- cho nhô triền núi cao dầy, cho rừng bên suối cỏ cây chập chùng..., và như thế, Ta sẽ hết bệnh...
Tin mới nhất từ Cô Út, from Margate/Florida, cho biết Dương Lão Gia đã không còn phải nằm đất nữa. Thật là đại hỷ tín đầu năm.
Mừng cho Dương Lão Gia, phải không Quý Đốc/Quý hữu?
Lan Đàm
___
Lại nói leo
Hèn chi! Hèn chi! Thảo nào đọc bài thơ thấy có gì khang khác! Thấy cả "suối sâu rừng rậm" trong đó mà mường tượng lại hình ảnh Lan Đàm thi bá đã vẽ ra một năm trước đây. Hình như Suối Đồi Thi Phái đến thời kỳ phục hưng!

Thiện tai!
A.C.La

Đọc để hiểu phong cách Việt Nam hôm nay

Hà nội mờ dần qua làn mây mỏng. Quê hương ơi, ta sẽ về như tìm bóng cây giữa con đường chang nắng. Sẽ về để thêm động lực ra đi. Về để hiểu ta Người Việt Nam và Quê hương ngàn đời vẫn một!

Tôi du học Tây về! Câu đơn giản thế nhưng lanh lảnh như tiếng chuông mới đúc. Chữ “Tây” không chính xác về địa lý nhưng chuẩn xác về sự phân chia cấp bậc cũng như cái nhìn trong xã hội. Có điều tôi chỉ đi “Tây” Nga về chứ không “Tây” Mỹ, “Tây” Úc hay “Tây” Ðức, Pháp... Cái “thiệt thòi” hôm nay là “ưu đãi” trước kia của Bộ đại học dành cho tôi. Chả gì nước Nga cũng “ông anh cả” của Việt nam – “nước cộng hòa thứ 16 của Liên xô”.

Tôi là kỹ sư kinh tế ở Nga về. Nghe không vang như câu trên. Phải thôi. Kinh tế Nga chục năm nay lu mu, chả ra “kế hoạch quốc gia”, chả ra “kinh tế thị trường”. Sách vở là phương tiện cãi nhau của các nhà “đổi mới”. Năm năm đèn sách nhét thứ đó vào đầu không ngớ ngẩn là may.

Tôi mang chiếc bằng đi xin việc. Ðầu tiên tôi mua báo, nghiên cứu “tuyển người”, đánh dấu xanh đỏ những chỗ “khả thi” và bắt đầu gọi điện. Nhà có điện thoại lợi đủ đường. Tuy nhiên, mỗi lần “bắt” được giọng đầu dây kia, hiện tượng này chiếm 30% số lần gọi, mẹ và bà chị dâu đều “ý tứ” xem đồng hồ. Nào tôi có ham “nấu cháo điện thoại” mà tại phí điện thoại “cấu” vào đồng lương gớm quá. Tôi đi Tây, tưởng “kinh tế” cho gia đình mấy năm sinh viên. Nào đâu đúng thời kỳ khó khăn. Việt nam qua thời “tem phiếu” từ lâu mà nước Nga bắt đầu “talon”*. Tháng 2 kg đường, 7 lạng thịt, 2 chai vôtka là tiêu chuẩn sinh viên! “Talon” đường, rượu tạm đủ còn thịt thiếu nặng. Ra chợ, có đấy, nhưng học bổng eo hẹp. Chẳng nhẽ để con gái chết đói ở đất nước Xã hội chủ nghĩa, mẹ tôi đành tiếp viện. Năm năm “hạch toán” ra chắc cũng lõm của mẹ tôi ối. Biết thân, biết phận, về nước tôi không dám làm mình, làm mẩy “quen ở Tây” thế nọ, thế kia. Chỉ duy nhất cái “màn tra tấn” 6 giờ sáng bị khua bằng đủ âm thanh “nội” “ngoại” là tôi “choáng” hẳn. “Nội” là tiếng mẹ tôi mở cửa sắt đi tập thể dục, chị dâu tranh thủ sáng có nước bơm giặt giũ. Xô chậu “duyệt binh” xủng xoảng ra trữ nước dùng trong ngày. “Ngoại” là tiếng rao bán. Từ “mỳ nóng”, “bánh cuốn”, “xôi” các loại đến gạo tẻ, gạo nếp “tên tuổi” nghe như tiếng Thổ, hoặc mắm muối kèm mùi khó tả... Ðiên nhất là ông mãnh “mỳ nóng” sáng nào cũng như “đồng hồ Tây”. Nó đứng dưới cửa sổ tôi gào “mì nóng” lanh lỏi, kết thúc bằng chữ “ròn”. Chao ôi, khâm phục độ nẩy của lưỡi nó. Ðồ rằng, cả miền Bắc có mình nó biết phát âm chữ R! Không trốn được những âm thanh đó, tôi chúi đầu vào đống chăn chịu đựng qua “cơn bĩ cực”. Nhưng giờ “thái lai” đến là lúc mẹ tôi đi tập thể dục về. Nhìn con gái còn “giương đò”, bà lại ca “dậy sớm có lợi cho sức khỏe” là lá la... Thôi thà dậy béng cho xong.

Chuyện xin việc không thể gọi điện thoại. Tôi đã qua bài học thứ nhất khi tổng kết thông tin qua điện thoại là con số 0 tròn trĩnh. Mấy người trực điện thoại hoặc nhấm nhẳng hoặc chẳng trả lời câu nào cho ra hồn. Tôi mò tới “Trung tâm giới thiệu việc làm” và thấy ngay mình là con ngớ ngẩn. Vừa lộ “tốt nghiệp ở Nga về”, họ hỏi ngay:

- Sao không ở lại, về làm gì?

- Làm việc.

- Việc gì mà làm?

Tôi trố mắt nhìn họ, thầm điểm lại xem mình có vào nhầm chỗ.

- Ở đây không giới thiệu việc à? Sao ngoài kia cả chục người làm hồ sơ?

- Họ làm hồ sơ xin đi ra nước ngoài lao động, làm ăn. Ði Hàn quốc, Libi, Iran... có cả đi Nga đấy. Cô có muốn... Tôi xua tay cám ơn rồi chuồn thẳng ra cổng.

Bài học thứ hai. Tránh lai vãng ở “Trung tâm giới thiệu mờ ám”. Không khéo bị lẫn vào hàng ngũ các cô gái “sính” chồng Ðài Loan.

Sau hai bài học, 50% nhiệt tình “phục vụ đất nước” đã đi tong. Tôi chuyển sang “xu hướng” nghe ngóng chứ không đâm đầu làm theo báo nữa. Người thân mong ngóng tôi về sau những năm xa cách, qua 5 tháng, tình cảm cũng vơi đi. Ðến mẹ tôi còn sốt ruột khi thấy con gái thất nghiệp nằm chỏng gọng ở nhà. Bà rỉ rả “nhàn cư vi rồi đấy con ạ”. Ðúng quá, nhàn đến “rách việc” đây. Sáng chiều cơm nước. Từ ngày tôi về, tự dưng “Osin” về quê. Chả hiểu bà chị dâu tốt nghiệp khoa kinh tế ở đâu mà giỏi tính thế. Tôi hậm hực cũng chịu, nhăn nhó mẹ tôi chả “hát” nửa tiếng đến ong thủ mất. Bạn bè, đứa có việc đi cả ngày, đứa chưa có việc lại có người yêu, chồng con. Tôi trơ thổ địa, chẳng nhẽ trách ông Trời. May còn dăm ba đứa “lơ lửng giữa trời”. Tối tối tôi xách xe chạy qua nhà chúng tán gẫu, chia xẻ “mánh khóe sống đời”. Tôi hiểu giờ người ta xin việc là xin vào chỗ có “mầu”. “Mầu” là bổng lộc. Khoản này không thể có ngay khi mới làm mà phải nhích lên “lão làng”. Không phải ai cũng nhấp nhổm lên được. Chỉ những “tinh hoa” thôi. “Mầu” nữa là “mầu đi Tây” theo suất “nâng cao”. Tụi bạn tôi may mắn có việc thấy chí tiến thủ của chúng nhuộm sắc “hướng ngoại”. Chúng cong mông theo các lớp tiếng Anh, tiếng Pháp như lũ “sống gấp”, xem ngoại ngữ là cái “cánh” mang chúng ra bầu trời tự do. Sau mấy tháng “thất nghiệp” từ một con “Nga ngố” tôi kết hợp tính nói thẳng, nói thật của Tây với ngoa ngoắt của mấy bà hàng rau, hàng thịt mà mỗi ngày hai lần tôi nhẵn mặt thành một dạng “củ chuối” mà mẹ tôi không chấp nhận được. Bạn bè bầu tôi là “huấn luyện viên phụ huynh” tầm cỡ. Từ chỗ mẹ tôi muốn lấy lại hình ảnh đứa con gái út thùy mị của trước ngày đi Tây, chuyển sang tôi “biến” bà phải chấp nhận triết lý “cái gì cũng có thể với con gái mình”, thậm chí là cướp biển! Một kết quả đôi bên cùng có lợi. Tôi được tự do, mẹ tôi khỏi thấp thỏm khi khuya khoắt. Nhưng một cái lợi nữa mà tôi chưa lường được. Tình trạng “bụi đời” của tôi khủng bố tinh thần cả nhà nên họ huy động toàn bộ các mối quen biết họ hàng từ “bắn đại bác” đến “phi dao” để tìm việc cho tôi. Vào một bữa cơm chiều, ông anh trai yêu quý thông báo một tin quan trọng rằng ông giám đốc, bạn cũ hồi phổ thông, dù mới tìm lại nhưng có nhiều duyên nợ, nhận tôi vào công ty ông ta. Mà đó là công ty nhà nước trăm phần trăm, thuộc Bộ khoa học và Công nghệ môi trường cơ mà. Cả nhà xôn xao, khởi sắc. Tôi cũng hí hửng như sắp thành “ông nọ, bà kia”.

Thêm bài học thứ ba.. Muốn xin được việc phải quen biết. Tổng quát, muốn được bất kỳ việc gì đều phải có “quan hệ”. Cứ kiểm chứng bằng những buổi tôi “đánh quả” nhà bạn bè là biết. Chị dâu hay mẹ tôi đi chợ, y rằng bọn bán hàng nó giúi cho rau già, bí xơ, thịt dai nhoách. Không có “quan hệ khách hàng thường xuyên” tôi xây dựng mấy tháng nay làm sao có đồ ăn ngon. Tôi giờ ra chợ mua cả tuần không trả tiền là cứ vô tư. Quen thế, không chừng khi nào cưới, tôi phát đại cho chúng thiếp mời cũng chẳng có gì muối mặt hết!


Ông anh giục tôi tới Bộ Giáo dục và Ðào tạo xin giấy chứng nhận tốt nghiệp làm hồ sơ. Tôi ngoạc mồm cãi “bằng sờ sờ ra còn chứng nhận, chứng nhiếc gì” liền bị cả nhà xúm vào sỉ vả ác liệt. Mỗi người một giọng lên lớp hòng dẹp cái thói “ngông nghênh” của tôi.

Mười giờ sáng tôi có mặt ở cổng Bộ Giáo dục và Ðào tạo. “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” có khác, nhà cửa của Bộ đàng hoàng, khang trang. Khu vườn thênh thang giữa thủ đô tấc đất, tấc vàng nhìn sướng mắt. Tôi tiến đến khu nhà 5 tầng, bắt đầu một chuỗi những “xin lỗi chú”, “xin lỗi cô” và cuộc “việt dã” theo cầu thang. Giờ tôi mới biết người Việt nam nào có tính “nhúng mũi” vào chuyện người khác. Tất cả các câu hỏi của tôi đều được trả lời u ơ “không rõ”, “hình như”. Tôi khùng người vì leo thang nhưng ngộ ra vì sao mẹ tôi về hưu rồi còn tập chạy(!). Cuối cùng tôi cũng mò ra phòng phụ trách lưu học sinh tốt nghiệp. Tôi gõ cửa dõng dạc, bước vào sau tiếng hừm. Tôi chào lịch sự dù chỉ nhận lại chiếc gật hay lay động cơ cổ.

- Cô cần gì? Một trong hai người đàn ông đang đọc báo hất hàm hỏi.

- Thưa, cháu xin chứng nhận tốt nghiệp để làm hồ sơ xin việc.

- Về bao giờ?

- Dạ, gần một năm.

- Sao giờ mới lên đây?

- Dạ... chẳng ai bảo cháu phải lên ngay cả.

- Cô này vô tổ chức, nguyên tắc về nước phải báo cáo ngay, còn chờ ai bảo.

Bị mắng “ngứa tai” lắm nhưng bài học cả nhà dạy hôm qua còn nguyên nên tôi im như hến. Tôi rút bằng, sổ điểm cùng giấy sứ quán cấp trình ông ta.

Ông ta cầm tấm bằng, không đọc mà lật qua, lật lại. Lật chán ông quay nhìn tôi. Nhìn như đánh giá mặt hàng, không khác gì tôi chọn cá. Thậm chí còn bĩu môi. Tôi nghĩ, ông này mua cá mà “thể hiện” thế, bọn hàng cá chửi cho tanh người. Nghĩ gì thì nghĩ tôi vẫn làm mặt khép nép. Chợt ông ta ném bẹt cả bằng lẫn giấy tờ của tôi xuống bàn, hỏi gọn lỏn:

- Học gì? Ở đâu?

- Dạ kinh tế, trường Plekhanov ở Matxcơva.

- Học từ năm nào? Tốt nghiệp năm nào?

- Dạ... những điều đó có cả trong bằng rồi, sao chú còn hỏi.

- Tôi hỏi là việc của tôi. Cô không trả lời được phải không?

Ông ta ngẩng nhìn tôi mãn nguyện.. Chả hiểu ông ta phát minh được cái quái gì từ mấy câu hỏi trẻ con đó mà mắt ông chợt ánh lên ranh mãnh..

- Cô học hành cái gì. Sang chỉ lo đi buôn, bằng thì mua.


Tôi há hốc mồm còn chưa tin ông ta đang “vu cáo” mình. Ông ta dồn tiếp:

- Cô nói tôi nghe, bằng này cô mua bao nhiêu?

Ðến nước này tôi chịu hết nổi. Bao kinh nghiệm cãi nhau với mấy bà ngoài chợ chợt loang loáng trở về. Tôi vênh mặt không kém ông ta, mắt cũng “đèn pha ôtô” xoáy áp đảo:

- Chú nói bằng này giả? Chú nói bằng này mua? Nghĩa là bảng điểm cũng giả, giấy chứng nhận của chú trưởng phòng Lưu học sinh Matxcơva cũng mua nốt. Vậy chú làm ơn ghi cho cháu mấy chữ vào đây. Tiện ký và đóng dấu luôn cho cháu. “Nói có sách, mách có chứng”, mai kia có người sang Matxcơva, cháu kiểm chứng lời chú.

Vừa nói tôi vừa rút xoạch tờ giấy và cây bút đặt trước mặt ông ta. Ông ta đứng bật dậy, há hốc mồm chẳng khác gì tôi lúc trước, lắp bắp:

- Cô... cô ăn nói với tôi thế hả. Giọng lưỡi con buôn... - Chú nhìn người như thần. Cháu học kinh tế chú nói đi buôn. Bằng chú lật qua mà biết giả, thật kém gì người buôn “xanh”... Ông ta đập bàn đánh rầm:

- Cô tưởng đây là chợ, cô phát biểu vô tổ chức... biết đây là đâu không? Tôi suýt nữa cũng học bà bán thịt bò kèm 70% thịt trâu ngoài chợ chống tay vô hông, “quạc” lại:

- Cháu biết... thì chỉ có chợ mới nói “giả, thật, giá bao nhiêu” chứ.

Mặt ông ta đỏ rần như người có triệu chứng huyết áp “quá tải”. Tôi trót “cưỡi lưng hổ”, tự biết không đường lui. Cuộc đấu khẩu sẽ đến đâu nếu không có tiếng cười của người đàn ông thứ hai trong phòng. Cả hai “đối thủ” cùng dồn mắt sang ông ta. Người đàn ông chậm rãi tới bên tôi. Nét mặt hòa nhã nhưng mắt giấu vẻ khoái chí sau cặp kính.

- Cháu nói với chú Ðạo thế là không được. Chú Ðạo người lớn chẳng chấp cháu “trẻ người, non dạ” làm gì. Ðứa nào mới đi Tây về chẳng thế. Ðưa bộ copy đây chú vào sổ. Chiều mai lên lấy giấy ở phòng 32. Thôi, chưa xin lỗi chú Ðạo còn chờ gì?

Nghe vậy là tôi đủ “thông minh” hiểu ý. Một trọng tài kinh nghiệm thổi còi đúng lúc nhắc hai cầu thủ “fair play”! Tôi chuyển tần số lời nói:

- Chú Ðạo bỏ qua cho cháu mấy lời láo lếu vừa rồi. Ở nhà cháu vẫn bị mẹ mắng suốt vì tội cãi bướng mà.

“Chú Ðạo” kia mặt vẫn đỏ nhưng lẽ nào không “miễn cưỡng bắt tay đối thủ”. Ông ta lầm lỳ chẳng ra gật, ra lắc ngồi xuống cầm tờ báo đọc tiếp. Tôi lại gần người đàn ông mang kính để ký vào sổ, khẽ nói nhỏ:

- Cháu cám ơn chú nhiều. Ông ta mỉm cười với tôi:

- Molodec! (Cừ lắm!). Bữa cơm chiều, tôi “tường thuật” lại chuyện “chú Ðạo”. Chị dâu tôi khoái bất ngờ tới mức trước mặt mẹ chồng dám vỗ đùi đôm đốp. Tôi ngờ rằng bà này cũng từng bị cái Bộ kia “đì” rồi nên giờ được “trả thù quá khứ”. Mẹ và anh tôi nhăn nhó. Mãi sau mẹ mới chép miệng:

- Mày thật chả khác bố mày ngày xưa.

Bố tôi ra đi sớm khi tôi mới 10 tuổi. Tôi chẳng còn nhớ nhiều về bố. Nhưng tôi tin, nếu ông còn, ông sẽ xoa đầu con gái rượu chứ chẳng mắng đâu. Ðầu tuần, theo lời ông giám đốc tôi đến cơ quan làm việc. Không biết nếu tôi đi làm dâu mẹ tôi có lo như tối hôm trước ngày tôi đi làm. Bà đi ra nhắc, đi vào dặn. Anh trai tôi răn đe:

- Mày làm thế nào cho tao còn gặp lại được bạn bè. Bớt mồm đi. Người ta hỏi, trả lời cho ngoan ngoãn. Lớn rồi, nghe hỏi phải biết ý họ mà trả lời.

Con bạn thân đọc “lesson” cho tôi lĩnh hội. Nào bánh kẹo, thuốc lá, trà ra sao, chào ai cô chú, ai anh chị... Ðặc biệt khoản “ngoại hình”:

- Mặc đầm cho nữ tính. Ðầm dài bớt ganh ghét của đồng nghiệp nữ nhưng mất cổ động viên nam.. Ðộ ngắn của đầm tỉ lệ thuận với trình độ văn hóa.

Tôi lục tung va-ly tìm ra chiếc đầm xanh. Màu hơi ngớ ngẩn nhưng có vẻ nữ tính. Ðộ dài của nó vừa khéo để không sexy cái đầu gối củ lạc, lại chứng tỏ tính kín đáo của bằng Ðại học.

Tôi đi sớm, lởn vởn chờ phòng số 4 có người. Theo lời giám đốc, tôi xông tới “làm quen”. Ở nhà mẹ vẫn khen tôi có đức “trơ tráo”. Tôi còn nhiễm tính “tự tin mù quáng” của người Nga nên chả bối rối chút nào khi bước vào.

- Chào các chị, các anh - Tôi hơi nghêng người và nở nụ cười bài bản – Em là Thu, anh Bình giám đốc nhận em vào làm công ty mình từ hôm nay.

Năm người, định vị năm bàn quay nhìn tôi. Một giây, hai giây... năm giây. Tôi chợt thấy nụ cười trên môi mình vô duyên trước 10 chiếc mắt dọi vào. Từ hôm về nước, tôi xem nhiều phim Việt nam và không chịu được vẻ vô cảm của các “sao” điện ảnh. Giá họ học được vẻ mặt của năm người đang chiếu tướng tôi đây chắc nền điện ảnh Việt nam sẽ phất kém gì Holywood.. Sang giây thứ sáu, muốn hay không nụ cười của tôi cũng không le lói hơn được nữa. Tôi đứng đực ra chờ phản hồi nhưng hình như họ cố làm vẻ nghễnh ngãng. Tôi thầm rủa số mình đi đâu cũng không xuôi xẻ.

- Sao tôi chả biết gì nhỉ? Một giọng nam chất kim vang lên phá tan bầu không khí “mặc niệm”.

- Ông Bình làm những chuyện lạ đời. Ðùng đùng cái gì cũng theo ý mình, hay dở thế nào cho người khác đổ vỏ. Giọng nữ ồ ồ cằn nhằn.

- Em có nghe loáng thoáng - giọng cô gái khá trẻ ngồi bàn gần cửa – Anh Bình nói nhận người về. Sắp tới công ty mình ký hợp đồng với công ty thiết bị y học của Nga. - Ôi dào, viện này thiếu gì kỹ sư học Nga về. Toàn thằng chẳng làm được việc gì lại còn nhận thêm.

Giọng kim vừa nẫy nhưng tôi đã phát hiện ra của người đàn ông ngồi góc phải. Dù cửa sổ mang ánh sáng ban mai vào nhưng khuôn mặt ông vẫn không vì thế bớt già nua và nhăn nhó như quả táo Tàu. Kinh nhất là cặp mắt kẻ chỉ, khó đăm đăm đang tranh thủ “miệt thị” tôi. Tôi vẫn đứng vì chả có ai định mời mình ngồi xuống chịu trận. May hôm nay tôi mặc chiếc đầm xanh. Tuy ngớ ngẩn nhưng theo các nhà “tâm lý học”, màu sắc có tác dụng giải tỏa. Màu xanh lờ lợ đó như lá chuối đặt trên thùng nước đang sánh qua sánh lại. Khổ nỗi “chiếc lá chuối” này không mảy may tác dụng “tâm lý” ông giọng kim. Ông chán bâng quơ, chuyển sang chĩa mũi dùi vào tôi:

- Ai bảo cô tới đây? Kinh nghiệm ở Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã dạy tôi chẳng nên ngạc nhiên trước câu hỏi thừa. Ngoan ngoãn như lời ông anh dặn, tôi thỏ thẻ:

- Dạ thưa, anh Bình dặn sáng nay em tới làm quen với các anh chị.

Tình hình nghe ra chẳng sáng sủa hơn sau câu trả lời nhún nhường của tôi. May cô gái gần cửa bước tới kéo ghế mời tôi. Tôi đầy cảm kích. Tôi liếc tìm bộ ấm pha trà, lấy mấy gói bánh kẹo, thuốc lá ra đặt trên bàn, mạnh dạn hỏi cô gái còn đang đứng gần tôi:

- Cho mình mượn mấy chiếc đĩa được không?

“Ðồng minh trong hy vọng” của tôi nhanh nhẹn mở tủ lấy đồ và giúp tôi. Tôi thầm cám ơn Trời. Dù thái độ của tôi giờ không còn tự tin như trước nhưng tôi vẫn đủ “khả năng” bê ra từng bàn mời các vị đang chiễm chệ đọc báo và bình luận chuyện không đâu. Tất nhiên họ uống trà. Tất nhiên họ gặm nhấm bánh kẹo và coi sự phục vụ của tôi là “tất nhiên” khỏi cần cảm ơn. Còn tôi “tất nhiên” phải quên thói lịch sự của Tây mà coi đó là văn hóa Việt nam! Người đàn ông ngồi gần cửa sổ chợt cắt ngang câu chuyện về giá xe máy Thái lan đang xuống:

- Em học ngành gì bên Nga?

- Dạ em học Kinh tế.

- Lại Kinh tế - giọng kim lần này hơi méo có lẽ do chiếc kẹo Hải châu còn mắc trong răng – Ðâu cũng nhan nhản kỹ sư kinh tế. Mang tiếng học hành mà chả biết “đếch” gì. Làm hợp đồng viết ngu bỏ mẹ. Cháu ông Viện phó học Kinh tế vừa vào Viện, con bà Hoài phòng “Công nghệ nguyên tử” cũng đang làm hợp đồng bên đó.

Tôi khẽ nhăn mặt. “Lại gặp bạn “chú Ðạo” rồi. Giờ mà ông hỏi giá bằng Ðại học, mình phải hô bao nhiêu đây?”.

- Cô ở đâu đến đây? Chiếc kẹo đã chui tọt vào họng nên câu hỏi vang lên lanh lảnh. Một câu hỏi đơn giản như bài học đầu tiên của chương trình học ngoại ngữ, ông có hỏi bằng tiếng Anh tôi vẫn trả lời vô tư.

- Em ở Hà nội ạ. Những khuôn mặt “đầy ấn tượng” hiện ra. Cáu kỉnh là của ông giọng kim:

- Ai chả biết Hà nội. Quen ai mà tới đây?

- Á... – hơi ngượng vì sự “chậm hiểu” nhưng tôi chữa ngay- Dạ, em chỉ quen anh Bình giám đốc thôi ạ.

- Quen mỗi ông Bình mà xin được vào Viện lớn thế này. Giọng ồ ồ thắc mắc kèm theo cái nhìn nghi vấn rất “nữ tính”. Tôi còn quen thêm được ai từ ngày về nước ngoài mấy bà buôn ngoài chợ.

- Thế cô con ai? Cái hất hàm đầy tính “khảo sát” của ông giọng kim chĩa vào tôi. Tất nhiên lần này tôi đã “thấu” câu hỏi. Ông anh tôi chả dặn phải xem ý người ta mà trả lời là gì. Tôi dõng dạc:

- Dạ em không con ai cả ạ. Có bịt tai tôi cũng nghe tiếng cô gái “đồng minh” cười váng lên. Tiếng ho khục khục giấu tiếng cười “thiên nhiên” là của ông ngồi kế cửa sổ, anh chàng trung niên từ đầu chưa nói gì chợt rút kính lau lấy, lau để. Chỉ còn lại hai khuôn mặt của hai chất giọng “ngược đời” là thộn ra. Giọng kim rít lên:

- Cô học đâu kiểu nói trêu ngươi thế hả? Cô biết tôi là ai không? Tôi nghệt mặt chả hiểu mình có tội gì. Tôi quay sang “đồng minh” cầu cứu nhưng cô ta còn mải cười đến mức chạy bắn ra hành lang, vội vàng lao ngay vào ông Bình đang bước tới.. Cô khẽ “Ối”, ngượng nghịu. Bốn người còn lại kéo ghế đứng lên chào đồng loạt. Chỉ có tôi đang ngẩn ngơ vì “quả mắng” nên ngồi tại chỗ khẽ lúng búng.

- Chào mọi người! - Giọng sang sảng đúng chất Sếp - Làm quen vui quá. Nhân viên mới có quà cho anh em hả. Ðược đấy. Quay sang bên, ông giám đốc nói:

- Anh Trung tổ chức và chị kế toán lên phòng tôi có việc cần bàn nhé! Hai người đứng dậy theo ông lên phòng. Tôi toát mồ hôi. Thôi xong. Ông anh nhắc “khéo lời với ông trưởng phòng tổ chức mới hòng được vào biên chế”. Loạng quạng thế nào tôi “trêu ngươi” ông ta rồi. Vụ này khéo đứt!

Ngày sau, tôi đến, chẳng có chỗ riêng của mình trong phòng, chẳng có việc cụ thể. Giám đốc bảo làm quen công việc nhưng có ai nói năng gì với tôi đâu. Cô “đồng minh” trở nên giữ kẽ. Mặt ai cũng như bức tường. Cảm tưởng tôi bị tẩy chay. Tôi ra hành lang nghe chim sẻ chíu chít trên nhánh xà cừ, buồn bã như giữa đảo hoang. Vài ngày sau, giám đốc chỉ tôi phòng nhỏ, kêu dọn dẹp, kê bàn vào lấy chỗ làm việc. Sáng 8 giờ đi, trưa cơm nhà, chiều lại công ty. Việc duy nhất là ngồi và ngó qua cửa sổ. “8 giờ vàng ngọc” thoải mái tiêu. Chán, tôi lò dò xuống phố thăm tình hình Model của Hà nội.

Từ ngày tôi đi làm, dù tập sự không lương, mẹ yên lòng hẳn. Tôi thành “thất nghiệp” toàn phần. Hiếm hoi gặp bọn bạn chẳng biết kể chuyện gì. Chẳng lẽ kể chuyện “năm anh em trên chiếc xe tăng” hở ra là nã đạn vào tôi. Hay kể chuyện Sếp sáng đảo qua công ty vài phút là biến. Thỉnh thoảng, ông định vị trong phòng thì toàn thấy “họp... kín”. Có lần không nén được tò mò, tôi ghé tai nghe trộm. Hoá ra các bố chơi “tá lả”.

Tôi chán ngấy đóng vai người thừa. Ho hoe tính chuyện xin thử chỗ khác đã bị ông anh dạy thế nào là đức kiên tâm “trường kỳ kháng chiến”. Tiền tiêu do mẹ tài trợ đủ ăn sáng, bơm xe, tình rỗng tuyếch, công việc đuổi ruồi. Tôi tù túng trong mọi ràng buộc từ nhà đến công ty. Mẹ tôi nhắc khéo chuyện “gia đình”. Tôi tỉnh queo:


- Mẹ chi tiền. Con ra chợ coi thằng nào “sạch nước cản” mua về làm chồng. Bà chán. Tôi buồn, tôi nhớ nước Nga. Khi ở đó tôi chỉ nhìn thấy những điều đen tối mà chê nhưng khi về rồi, tôi biết, tôi thiếu nó. Cho dù ngày đó có bơ vơ, có khó khăn, khắc nghiệt nhưng tất cả thật rõ rằng để mình phải vượt qua. Còn sống nơi quê hương sao tôi lạc lõng. Ai giúp tôi mài bớt những sù sì, góc cạnh để có thể lăn tròn trong xã hội này? Tối thứ bảy, tôi ngồi nhà xem vở tuồng “tân cổ giao duyên”, ngoan như bà góa thủ tiết với chồng. Chuông điện thoại kêu, tôi uể oải nhấc.

- Thu hả?

- Thu đây, ai đó?

- Còn nhớ Thắng “mập” không? Tao đây.

- Ôi Thắng, mày đang ở đâu vậy? Tôi reo lên khi nhận ra thằng bạn thân từ ngày học phổ thông đến suốt năm tháng ở Nga.

- Matxcơva chứ ở đâu. Mày thế nào, nghe tụi nó bảo đi làm rồi hả?

- Làm khỉ gì, chán muốn bỏ. Tao đã thấy lời mày khuyên ở lại là “chân lý”.

- Thế mày còn thích đến với “chân lý” không?

- Thích cũng phải qua ối “cửa” mới tới được “chân lý”. Còn mày thế nào?

- Tao gọi về hỏi mày chịu qua giúp tao phụ trách phần kế toán cho công ty của tao ở Matxcơva không? Ðồng ý tao gửi giấy tờ về làm hộ chiếu. Tao điểm ra chỉ mày đủ khả năng, đúng nghề và tính “bà la sát” của mày mới trị được bọn trong công ty. Nghĩ sao?

Tôi bất ngờ chẳng nói được lời nào. Hơn một năm qua, tôi đã biết, ở Việt Nam “nghề” sáng giá nhất là “nghề đi Tây”, “nghề xuất ngoại” dù ngắn hạn, dài hạn. Những ai chê “nghề” này chắc chắn là Sếp. Mà Sếp chỉ chê “dài hạn” vì đi lâu dễ “vênh cạ” chứ “ngắn hạn” Sếp OK đầu tiên.

- Ê, chán nước Nga chưa mà im như thóc vậy?

- Không... tao đang tính – tôi lúng túng không biết nên nói kiểu gì để hợp “phong cách người Hà nội”- mẹ tao lo đi nữa sẽ “ê sắc ế”...

- À... mày định lấy chồng kiểu gì tao không biết nhưng nếu định lấy thằng yêu mày thì lấy tao đi. Tao yêu mày lâu rồi. Lần này tôi “cấm khẩu” hoàn toàn. Thắng chợt chuyển giọng:

- Nói thật đấy. Trời ạ, mẹ tôi nói cấm có sai “Ngưu tầm ngưa, báng bổ như mày, chỉ gặp thằng ngang ngửa”. Nhưng dù “củ chuối” cỡ nào tôi cũng không thể tưởng tượng ra được màn tỏ tình “mày” “tao” qua điện thoại quốc tế!

- Thu ơi, suy nghĩ đến trưa mai nhé! Thời Edison chỉ cho suy nghĩ 5 phút thôi mà -Thắng cười hì hì- không đùa đâu, 100% nghiêm túc. Hẹn mai!

***

Máy bay cất cánh, mảnh đất quê hương chao nghiêng. Dòng sông Hồng kia rồi, quanh năm đỏ đậm phù sa. Hà nội li ti, nhấp nhô mái ngói. Tôi lại ra đi lần nữa. Chút nhơ nhớ, bâng khuâng về Hà nội, về mẹ. Giọng cô chiêu đãi viên Nga nhắc người ngồi cạnh đeo dây an toàn nghe quen như mới hôm qua. Nhưng hình như vẫn có gì là lạ. Có lẽ, lạ vì không ngơ ngác như khi xưa sang học. Con đường phía trước sẽ không trải thảm, sẽ không ít khó khăn, nhưng tôi biết, ở đó tôi có thể sống và làm việc mình mong muốn. Cảm giác tự do ngọt ngào.

Hà nội mờ dần qua làn mây mỏng. Quê hương ơi, ta sẽ về như tìm bóng cây giữa con đường chang nắng. Sẽ về để thêm động lực ra đi. Về để hiểu ta Người Việt Nam và Quê hương ngàn đời vẫn một!

(Anh Nguyễn Vĩnh Thượng giới thiệu)
(Không rõ tác giả)