Tuesday, September 29, 2009

Bão tràn vô bờ biển Miền Trung

Một cơn bão mạnh đã tàn phá Miền Trung Việt Nam gây lụy lội , lở đất khiến ít nhất 31 người thiệt mạng và 170 ngàn người phải di tản.

Tên quốc tế của cơn bão là Ketsana. Chính cơn bão này đã gây lụt tại Phi Luật Tân và gây thiệt mạng cho 247 người tại nước này.
(Theo BBC)

Thơ Mùa Thu

Click to enlarge

Hàng giả

Cảnh sát viên quan thuế Pháp đang trình làng tàn dư khoảng 20 ngàn mặt hàng tịch thu từ một cuộc bố ráp bài trừ hàng giả tại Cannes. Cũng nên nhắc rằng Việt kiều về thăm quê cho biết hàng giả đại đa số chế từ Tàu Cộng bày bán nhan nhản mọi ngóc ngách ở Việt Nam hiện nay. Hàng giả phá hoại sự phát triển kinh tế như thế nào, có ai trong chính quyền VN hiện nay quan tâm? (Ảnh BBC)

Monday, September 28, 2009

Văn Nghệ Mùa Thu

Click to enlarge

Bản tin chính thức mới nhận


TIN BẦU CỬ TÂN BAN CHẤP HÀNH HỘI CSV QGHC

NSW ÚC CHÂU
NHIỆM KỲ 2009-2011

VÀ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI LIÊN BANG ÚC CHÂU

LẦN THỨ 11
TẠI SYDNEY NSW

Buổi họp khoáng đại của hội CSV QGHC NSW Úc Châu đã được tổ chức vào hồi 1 giờ chiều ngày chủ nhật 20/9/2008 tại tư gia anh chị Trần Văn Phan và Đăng Lan số 282 Hector St Bass Hill NSW, với sự tham dự đông đảo của các anh chị em đồng môn của hội NSW.

Mở đầu phiên họp, anh Trần Văn Phan, chủ tịch hội tường trình thành quả của hội NSW trong nhiệm kỳ 2007-2009 vừa qua và sau đó chị thủ quỹ Bùi Thị Kim Phương báo cáo tài chánh của hội nhân cuối tài khoá. Sau đó anh chủ tịch tuyên bố ban chấp hành cũ xin từ nhiệm để hội nghị bầu lên ban chấp hành mới. Anh Phan mời hai huynh trưởng Nguyễn Khoa Huân và Nguyễn Văn Thực vào ban bầu cử và xin mời hai anh lên bàn chủ toạ.

Anh Thực ngỏ lời cám ơn ban chấp hành vừa mãn nhiệm đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, đặc biệt là sự đóng góp công sức của anh chị chủ tịch Trần Văn Phan và Đăng Lan trong hai nhiệm kỳ vừa qua. Theo nội quy các anh chị em luân phiên nhau đảm nhận chức vụ chủ tịch với nhiệm kỳ hai năm. Ban bầu cử xin mời gọi các anh chị ra ứng cử hoặc đề cử ứng viên ra tranh cử nhiệm kỳ 2009-2011.

Anh Trần Thiện Tích đề nghị anh Ngô Văn Đượm và chức vụ chủ tịch, được tất cả các tham dự viên nhất trí vỗ tay tán đồng. Tuy nhiên anh Đượm phát biểu ý kiến rằng trong hai nhiệm kỳ vừa qua ban chấp hành do anh Phan lãnh đạo đã đạt được rất nhiều thành công trong mọi công tác của hội, nêu cao tình tương thân tương ái trong hội viên và tạo uy tín cao với cộng đồng, được mọi người kính nể, đó là do công sức của các anh chị trong ban chấp hành, nổi bậc là anh chị Phan + Đăng Lan đã cống hiến cho hội rất nhiều công sức. Anh Đượm xin được từ chối việc đề cử anh vào chức vụ chủ tịch và đề nghị các anh chị lưu nhiệm anh Phan thêm một nhiệm kỳ nữa, và cũng để anh Phan có cơ hội ra công tổ chức đại hội liên bang vào tháng 11 sắp tới. Anh Đượm hứa sẽ phụ giúp anh Phan trong các công tác được giao phó để đóng góp cho hội.

Anh Nguyễn Văn Tâm phát biểu ý kiến rằng anh Đượm còn trẻ, có sức khoẻ tốt nên để dành cho các nhiệm kỳ tới. Anh cũng đề nghị anh Phan hy sinh thêm một nhiệm kỳ nữa để giúp cho sinh hoạt của hội NSW ngày càng khởi sắc thêm.

Sau khi tham khảo ý kiến với chị Đăng Lan, anh Phan đã đồng ý nhận làm chủ tịch thêm một nhiệm kỳ nữa và đề nghị anh Đượm tiếp tục giúp đỡ cho hội trong các công tác như anh đã làm trong thời gian qua.

Hội nghị vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt chúc mừng anh Phan đắc cử vào chức vụ chủ tịch thêm một nhiệm kỳ nữa. Trước khi công bố thành phần tân ban chấp hành, anh Phan mở tủ lấy ra ngay chai rượu X.O. giao cho anh trưởng môn Nguyễn Văn Thực khui để chiêu đãi các anh chị em đồng môn trong tiếng vỗ tay cổ võ của hội trường như báo biệu một mùa xuân mới.

Sau đây là danh sách các anh chị trong ban chấp hành mới:
Chủ tịch: Anh Trần Văn Phan
Phó CT Ngoại Vụ: Anh Nguyễn Đức Du
Phó CT Nội Vụ kiêm Tổng Thơ Ký: Anh Đặng Đình Vĩnh
Thủ Quỹ: Chị Bùi Thị Kim Phương
Hưởng ứng lời kêu gọi của anh chủ tịch, các anh chị em đồng môn tham dự trong buổi họp đã đóng góp vào quỹ tổ chức đại hội liên bang một số tiền là $1,035 Úc Kim (danh sách mạnh thường quân sẽ được công bố trong ngày đại hội).

Sau phần bầu cử là phần thảo luận về việc tổ chức Đại Hội Liên Bang 2009 cùng ngày với Lễ Nhớ Ơn và Tưởng Niệm các Thầy Cô và các đồng môn đã quá cố nhằm vào ngày chủ nhật 15 tháng 11 năm 2009 tại nhà The Lake Boatshed bên bờ hồ Chipping Norton. Chi tiết của các hội lễ nầy sẽ được gởi đến các anh chị em đồng môn trong bản tin tháng 10 năm 2009.

Vũ Nguyên ghi nhanh

PHÂN ƯU



Vô cùng xúc động nhận được tin buồn:
Thân phụ đồng môn Nguyễn Ngọc Hùng (ĐS17) là :

Cụ Ông
NGUYỄN NGỌC TRỪNG

Pháp Danh Đông Thành

đã từ trần ngày 19 tháng 9 năm 2009 tại Huế, Việt Nam.
Hưởng thọ 91 tuổi
Xin thành kính chia buồn cùng Anh Chị Nguyễn Ngọc Hùng
và tang quyến.

Nguyện cầu hương linh Cụ Ông sớm được tiêu diêu miền cực lạc.
**
HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

Sunday, September 27, 2009

Vài hình ảnh Hội Ngộ 6-7-8 tại Nam California

Click to enlarge

Từ trên xuống:

- Toàn cảnh trước nhà hàng.
- Quý phu nhân của những ngài "nửa thế kỷ".
- Chị Kim Hoa, phu nhân đồng môn Ngô Ngọc Vĩnh (ĐS18) ngâm bài thơ "Bữa Cơm Hội Ngộ" của Thi sĩ Dương Quân (ĐS14).
- Đầy đủ một thồi nụ cười thân tình và cởi mở.

Tin ngắn

Lụt lội khủng khiếp tại Phi Luật Tân

Ít nhất có 73 người đã được xác nhận thiệt mạng trong những trận mưa lũ gây lụt lội nghiêm trong ở Phi Luật Tân

**

Bão cát ở Úc Đại Lợi

Những trận bão cát từ sa mạc phía tây thổi ra làm mơ mịt thành phố Sydney tuần qua khiến dân chúng phải đeo khẩu trang tránh ngộp ngay cả trên bãi biển vắng người

**

Hugo Chavez tìm liên minh

Tống thống Chavez của Venezuala có vẻ như đang nỗ lực vận động các nước Nam Mỹ và Châu Phi thành lập liên minh nói là để cân bằng với thế lực khuynh loát của Bắc Mỹ và Âu Châu.


**

Iran thi nghiệm hỏa tiễn

Sau khi Iran bị đợt sóng mới chỉ trích việc nước này đeo đuổi kế hoạch phát triển nguyên tử, không quân nước này thông báo hàng loạt thí nghiệm hỏa tiễn tầm gần đã được thực hiện.

(Theo BBC & Los Angeles Times)

Saturday, September 26, 2009

Hội họa

Click to enlarge
(Anh NĐPhúc chuyển)

Nghe nhạc cuối tuần :

Ngọc Lan với Hai mươi năm tình cũ.

Đã bao năm rồi chúng ta không còn được nghe Ngọc Lan hát nữa: chim họa mi đã tắt tiếng. Đã bao năm rồi chúng ta vẫn không quên tiếng hát thiên phú của chị: nồng ấm, mượt mà, ngọt dịu và thanh thóat như tiếng hát thiên thần.

Tôi không nhớ thời gian nào Ngọc Lan phải từ giả sân khấu vì cơn bạo bệnh, nhưng nhớ rất rõ lần cuối cùng tôi dược xem chị trính diễn là lần nữ ca sĩ này thể hiện nhạc phẩm "Hai muoi năm tình cũ", lúc ấy có vẻ như chị không còn nhìn thấy rõ nữa, nhưng cái cách mà chị thể hiện bài hát đã đưa người nghe đến những cảm giác bâng khuâng, ngậm ngùi cho một thân phận hẩm hiu của một tài năng trẻ như Ngọc Lan, nhưng cùng lúc, một cách tình cờ nào đó, cũng đưa người nghe gặp lại nỗi niềm của những năm tháng cũ:
"Bao nhiêu năm gặp lại, nụ cười héo trên môi
Bao nhiêu năm tình cạn, tìm nhau đã mòn hơi
Bao nhiêu năm một lần, mình nhìn nhau chơi vơi..."
Có phải chăng Ngọc Lan đã chọn nhạc phẩm này như một lời chia tay với những người hâm mộ mình trước một chuyến đi xa không bao giờ trở lại vì ngăn cách cứ bao trùm lấy chị qua hình ảnh "mây bay bao năm rồi, mây bay hai phương trời ....bao nhiêu năm gặp lại, dòng đời vẫn chia đôi..." và chuyến đi ấy đã đưa chị về với cõi vĩnh hằng vào ngày 6-3-01 để lại nhiều luyến tiếc.

Mùa thu là mùa của hòai niệm, chỉ cần một góc phố, một con đường hay một bóng dáng nào đó.... cũng chạm tới sâu thẳm những cảm xúc một thời của mỗi chúng ta, chẳng hạn như Điền Thảo, bạn thân của tôi, chỉ vài cọng rơm cũng đủ để nhà họa sĩ hòai cảm tới thời hoa mộng năm nào, rồi bồi hồi .."ngóay bút" viết nên đỏan văn Đống Rơm rất hay và giàu cảm xúc.

Xin mời các bạn nghe nhạc và chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ hạnh phúc và an bình bên những người thân.

Thân kính

TeHong

Tích xưa truyện cũ


Nồi cơm Nhan Hồi

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi - một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất - phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò số một của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

(Hoàng Như Giao, Toronto)

Friday, September 25, 2009

Thơ Lê Văn Bỉnh


Click to enlarge

THƠ HAY
Trích email của Dương Quân
**

Anh Bỉnh thân


Sáng sớm được đọc bài thơ BÓNG MA rất hay của anh.
Rõ ràng là "mầm già đang lên - và còn lên nữa".

Bài thơ có thể hiểu như là "trừu tượng" hay "siêu thực". Nó
buộc tác giả phải khơi động trí tưởng tượng thật nhiều và nó
cũng đòi hỏi người đọc phải đọc lại nhiều lần để hiểu hết
nội dung của tác giả muốn nói, sau khi "cảm" được ở lần đầu.

Một nhà nghiên cứu kinh tế tài chánh như Lê Văn Bỉnh viết bài
đọc nhức đầu, nay lại làm thơ HAY - là điều rất hoan nghinh.

Cám ơn Nhà Thơ

Thân
Dương Quân
9.25.09 8.34am

Thursday, September 24, 2009

Để suy gẫm

Đức Đạt lai Lạt ma

Can đảm và Lãnh đạo!

Trích từ một PPS do thi sĩ Lan Đàm gửi tới
*
Click to enlarge

Cười tí tỉnh

Hai mặt của một vấn đề

Một doanh nhân đến tham khảo phương pháp làm ăn ở một đất nước phát triển. Ông được mời đến một nhà máy sản xuất các sản phẩm vật liệu lấy từ cao su, vốn là một đối tác có liên hệ làm ăn từ trước. Đầu tiên, họ đưa ông ta tới thăm phân xưởng sản xuất núm vú chai sữa trẻ em. Dây chuyền sản xuất tạo nên những tiếng "hiss, pop.." ồn ào nghe rất buồn cười. Người hướng dẫn giải thích: Tiếng “hiss" là tiếng cao su được đổ vào trong khuôn, còn tiếng "pop" sau đó là tiếng cây kim châm một cái lỗ vào núm vú cao su..

Sau đó, họ đi tới một phân xưởng sản xuất bao cao su. Thật kỳ lạ, dây chuyển sản xuất lần này tạo nên những tiếng ồn ào kiểu "hiss, hiss, hiss, hiss - pop"...
- Đợi chút đã! - Một người cùng đi trong phái đoàn nói - Tôi biết tiếng "hiss, hiss" nghĩa là gì, nhưng tại sao lại có tiếng "pop"?
Người hướng dẫn trả lời: "À, thì cũng giống như tiến trình sản xuất núm cao su vậy mà! Nhưng cứ sau bốn cái bao cao su thì chúng tôi lại... chọc một cái cho có lỗ.
- Ấy chết ! Sao lại như thế?
- Vâng, nhưng việc này lại hỗ trợ rất lớn cho việc kinh doanh núm vú cao su đấy!

Wednesday, September 23, 2009

Bài từ trong nước gửi ra


NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY

Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh:
Là Ngụy Văn Thà (*)

Anh- hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người

Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi

Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu

Quần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩ
Linh hồn anh hú gọi đất liền
Ngụy Văn Thà
Tên anh không phải bài ca
Tên anh là lời thề độc :
- Phải giành lại Hoàng Sa
Sóng vẫn vồ lấy đảo…

Sài Gòn 15-9-2009
Trần Mạnh Hảo
______
(*) Ghi chú : Theo báo Tuổi Trẻ ra ngày 14-9-2009 : liệt sĩ thiếu tá Ngụy Văn Thà hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 của hải quân Sài Gòn và đồng đội đã anh dũng hi sinh bảo vệ đảo Hoàng Sa ( cùng các chiến hạm khác : HQ-4,HQ-5,HQ- 16) trong trận hải chiến đẫm máu với tàu Trung Quốc xâm lược ngày 19-01-1974


Từ Giọng Hát Em

Nhạc Ngô Thụy Miên
Qua giọng Khánh Hà


Tuesday, September 22, 2009

Ảnh nghệ thuật


Trích từ PPS do anh Nguyễn Đình Phúc chuyển tới
gồm những hình tuyệt đẹp

Monday, September 21, 2009

Một đề nghị vui vui từ một đồng môn chưa chán việc

Kính gửi : anh Trần Xuân Thời, Chủ Tịch BTT/ HĐQT/TH/CSV/QGHC.
Kính nhờ các Websites :
- QGHC của anh Trần Bạch Thu.

- Diễn Đàn CSV-QGHC & Thân Hữu
- Mậu Thân 68.
"Để kính nhờ phổ biến đến : quý vị Giáo Sư, quý Huynh Trưởng, và tất cả đồng môn".

Trích yếu : v/v bầu cử chức vụ Chủ Tịch BTT/HĐQT/TH/CSVQGHC.

Kính thưa anh Chủ Tịch, Trần Xuân Thời
Thật là đau lòng khi hàng ngày phải đọc những chuyện bất hòa giữa một số anh chị em đồng môn với nhau trong suốt gần 02 năm qua. Tôi biết anh chủ tịch cũng không vui gì về những vấn đề nầy.Nếu tôi không lầm thì nhiệm kỳ của anh chủ tịch cũng đã gẩn mãn hạn.

Vậy tôi xin mạn phép đề nghị :
1- Nếu anh Chủ Tịch nghĩ là còn thời gian để thực hiện lịch bầu cử như anh đã phổ biến. thì xin anh cứ làm và cho đồng môn biết là đã diễn tiến tới đâu rồi ?
2- Nếu anh nghĩ là không còn thời gian để thực hiện lịch bầu cử; xin anh mạnh dạn bàn giao chức vụ chủ tịch BTT/HĐQT/TH/CSV/QGHC cho một đương kim chủ tịch chi hội nào có số tuổi nhỏ nhất, tạm thời đảm nhiệm chức vụ nầy trong thời hạn 01 năm để:
a/- Thổi một luồng gió mới vào sinh hoạt của tập thể chúng ta.
b/- Xúc tiến những bước cần thiết trước khi có một cuộc bầu cử .

Tôi tin rằng đồng môn nào đó trẻ tuổi nhất có thể làm được việc nầy, và sẽ có được sự ủng hộ rộng rải từ mọi phía.
Vấn đề là anh Chủ Tịch nên bàn giao chức vụ Chủ Tịch không trể hơn ngày cuối cùng của nhiệm kỳ; Được như thế, thì mới có ý nghĩa, và bảo vệ được danh dự của anh Chủ Tịch, cũng như danh dự của mỗi đồng môn chúng ta.

Đề nghị nầy có thể không nằm trong Nội Quy nào cả; tuy nhiên là một Hội Ái Hữu thuần tuý, nên chúng ta cũng cần uyễn chuyễn để giải quyết cho êm đẹp.

Trân trọng kính chào.
Cao Xuân Thức, ĐS13

Sunday, September 20, 2009

Nợ khó đòi


Tránh Nợ

Một số đồng môn thú thật đã nợ Diễn Đàn vì đọc ké, đọc chùa, đọc cọp… mà chưa chịu ra tay viết để đền bù; có người còn nhận là chuyện này quả thật không "fair". Thành thử đọc rồi thì phải viết mới hết nợ. Mà có trả xong nợ mới hết áy náy cái lương tâm

Tuần qua anh Lê Văn Bỉnh thì có bài nghiên cứu tường tận cái nợ của các nước đang phát triển đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng hoãn nợ, xin giảm nợ, và vỡ nợ… Còn ông bạn TeHong thì mời nghe nhạc “Anh Còn Nợ Em”. Nợ em từ ngày dìu em lên xe hoa và từ đó nợ em chồng chất, nợ ngút ngàn. Không phải chỉ TeHong nợ mà tất cả những ai có người đẹp bên cạnh đều mắc nợ. Thử tìm cách trả nợ em, trả nợ đời thế nào cho tốt nhất.

Vay nợ

Túng thiếu người đến ngân hàng
Thế nhà thế đất mượn ngang ít tiền
Nghèo tình ta đến nàng tiên
Nhe răng cười nụ: "Em hiền em ngoan"
Lại ca khuôn mặt trái xoan
Đoan trang đức hạnh, lo toan cửa nhà
Cầu em bớt chút kiêu sa
Mong em hiểu thấu tình ta dạt dào
Thâm cảm chuỗi ngày khát khao
Đoái thương ban tặng trái đào anh thư
Tâm nguyện anh giữ khư khư
Cho dù ngày cuối vẫn như thuở nào
Trả nợ

Nợ em càng chất càng cao
Sống chung bốn bó biết bao là tình
Ra vô như bóng với hình
Chiếc quạt ôm gió, vẫn xinh trái đào
Nợ em dầy đặc như sao
Ơn em anh trả rì rào từng đêm
Khi giông bão, lúc êm đềm
Một lòng trả nợ luôn kềm trái tim
Kiếp này chỉ biết mình em
Râu ria thế sự lem nhem không màng

Chuyển bại thành thắng

Hết hạ rồi đến thu sang
Ai nào kéo ngược thời gian bao giờ
Tuổi trời thấm thoát không ngờ
Sức xưa như sắt bây giờ hóa măng
Chớ vội nản, chỉ mất hăng
Chạy thầy chạy thuốc lăng nhăng tốn tiền
Chi bằng xúm lại tu tiên
Diễn Đàn chờ đợi bạn hiền vây quanh
Thơ em bay nhẹ thanh thanh
Văn anh lả lướt tươi xanh góc vườn
Chiều đông ta vẫn vui xuân!

Điền Thảo
(Vào Thu 2009)


Tập san HCMD thông báo


Ban Biên Tập Hành Chánh Miền Đông
**
trân trọng thông báo cùng đồng môn rõ:

Tập san HCMD Số 15 dự trù phát hành vào đầu năm dương lịch 2010 .
Trân trọng yêu cầu quý anh chị đồng môn muốn đóng góp bài vở cho HCMD, xin gửi bài viết bằng unicode qua email
levanbinh4303@yahoo.com hoặc hcmd02@cox.net trước ngày 31 tháng 10 năm 2009 .

Trân trọng cảm tạ quý anh chị đồng môn .
BBT

Thơ

Click to enlarge

Saturday, September 19, 2009

Nghe nhạc cuối tuần



Anh Còn Nợ Em

Em yêu dấu.

Cho dù hai chúng ta không còn trẻ để còn những mộng mơ lãng mạn như thuở nào và nay đã bước dần vào trườn dốc cuộc đời.

Cho dù anh đã tặng em cả tuổi thanh xuân đẹp nhất của anh vì yêu em và yêu mái ấm gia đình bé nhỏ của anh.

Cho dù hai trái tim của đôi ta đã là của nhau, đang thuộc về nhau và không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ còn đập chung nhịp cho tới hơi thở cuối cùng, anh vẫn ôm ấp trong lòng một điều rất có ý nghĩa mà anh mong sẽ có một khoảnh khắc nào đó được nói với em , đó là : "anh còn nợ em và nợ em rất nhiều", đơn giản vì em là người bạn đời hiền hậu, dung dị mà ở đó anh tìm được bến đậu yên bình trước những phong ba của cuộc đời mà tưởng chừng như có đôi lúc anh không thể vượt qua.

Hôm nay, chỉ tiếc mỗi một điều, anh không có được tiếng hát điêu luyện và truyền cảm như Thiên Kim để gửi gấm lòng mình vào nhạc phẩm "Anh còn nợ em "mà Anh Bằng đã nói hộ qua đó như thể anh đang được thỏ thẻ cùng em với lời cảm ơn, mãi mãi cám ơn em.....

Kính mời các bạn nghe nhạc và kính chúc qui bạn cùng những người thân một cuối tuần vui vẻ hạnh phúc và an binh.

Thân kính
TeHong (DS14)

Trường xưa



Một sáng cuối tuần khi trời chớm vào Thu với cái lạnh tuy se sắt nhẹ nhàng nhưng cũng đủ làmbăng giá tâm hồn cằn cổi của môt người Việt Nam xa quê hương gần 30 năm trời, một thời gian dẫu ngắn trong chiều dài lịch sử đầy đau thương và nước mắt của đất nước nhất là thời gian cận đại nhưng cũng thật là quá dài cho cuộc đời con người. Người Việt Nam đó chính là tôi ngồi bên ly cà phê bàng bạc khói sương Thu để thả hồn mình về một thời xa xưa đầy ắp kỷ niệm dễ thương qua PPS trường xưa cảnh cũ của một người bạn gởi từ một nơi xa lắc xa lơ "Miệt Dưới " của địa cầu.

Mặc dù những show trong PPS ghi lại hình ảnh di tích sinh hoạt của các trường học ở nước Pháp nhưng có lẽ nền văn hóa Việt Nam ngày trước còn lệ thuộc Pháo nên tôi thấy nó cũng giống như những hình ảnh sinh hoạt học đường một thời trên ngôi trường nghèo nàn nhưng chân tình dễ thương có tên rất mộc mạc là "trường nhà lá" gần Cầu Bắc của thành phố Mỹ Tho yêu dấu.

Tôi thực sự xúc động bồi hồi khi nhìn thấy tấm bảng đen lớn dựng ngay góc lớp ghi ngay trên đầu ngày tháng năm của ngày học bằng phấn trắng cho tới tấm bảng nhỏ kẻ carreaux mà đối với chúng ta thời đó có cột cái nùi giẽ ở góc để các cô cậu học trò viết bài tập toán hay chữ ngữ vựng rồi giơ cao trình Thầy Cô. Lại còn thêm cây viết ngòi bút tre và bình mực mà các cô cậu học trò thời tôi ai cũng lủng lẳng mang theo vào lớp để viết bài. Thời đó chưa có những cây viết Stylos Parker mà thưc sự nếu có thì cũng làm gì có tiền để mua. Chưa hết đâu! Hình ảnh tấm văn bằng "Certificat d'Études Primaires Élémentaires " càng gợi nhớ tôi một cách quay quắc cái tuổi học trò của mình. Ngày xưa tôi thường ghe mấy người lớn chê bai nhau là "thằng đó con đó chỉ học tới cours élémentaires" hoặc " chỉ trình độ élémentaires" nhưng với sự suy nghĩ của cậu bé élémentaire là tôi lúc đó thì "élémentaire" cũng đã ngon lắm rồi.

Certificat d'Études, Primaires Élémentaires hay Supérieurs (Bằng Tiểu Học) của Việt Nam chúng ta ngày xưa chỉ khác văn bằng của Pháp ở chổ không có hình ảnh cung điện nhà thờ chung quanh để làm hoa lá cành. Cũng qua những hình ảnh nầy,tôi ngậm ngùi nhớ lại những bạn bè thật xưa cũ giờ đã kẻ còn người mất và tản lạc bốn phương trời.

Cám ơn Nghĩa đã đưa tôi về những khung trời kỷ niệm xa xôi để cho tôi có một buổi sáng thất ý nghĩa nhẹ nhàng.

Thân ái và xin chúc tất cả quý bạn cùng gia đình một cuối tuần vui .

NTPhát.

Friday, September 18, 2009

Kinh tế - Tài chánh


CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ NẦN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN:

ĐƯỢC GIẢM VÀ HỦY NỢ
… ĐỂ RỒI SẼ VAY TIẾP?

LÊ VĂN BỈNH
Neither a borrower, nor a lender be;
For loan oft loses both itself and friend
Shakespeare(Hamlet, 1601)

Chiếm được miền Nam tháng 4 năm 1975, Hà Nội thu được khá nhiều chiến lợi phẩm lớn, trong đó có hơn 300 tấn vàng nằm ở Ngân Hàng Quốc Gia – số lượng vàng mà tin thất thiệt đồn rằng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang theo (thất thiệt vì nếu số lượng vàng này được mang ra khỏi Việt Nam thì giới truyền thông Mỹ đã ồn ào lên rồi, không cần phải đợi đến khi Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo, phụ trách kinh tế tài chánh, “báo công cách mạng” là chính ông đã ra lệnh ngăn chặn không cho số lượng vàng này ra khỏi nước). Không bao lâu sau đó, qua các mã số trên các thoi vàng, người ta nhận ra một phần số vàng này xuất hiện trên thị trường London: Hà Nội dùng vàng chiếm được của miền Nam để trả nợ dần cho “các nuớc xã hội chủ nghĩa anh em.”

Theo ước tính của tổ chức Organization for Economic Cooperation and Development (OECD), đến năm 1982, Việt Nam đã nợ ngoại quốc 2,8 tỷ đô la, trong đó có 1,7 tỷ tức 60%, từ các thành viên của tổ chức này; phần còn lại từ các định chế tín dụng Tây Phương khác. Đa phần số nợ ngoại quốc đó chỉ dùng để thanh toán thiếu hụt cân chi phó với các nước trong tổ chức Comecon (Council for Mutual Economic Assistance, 1949-1991, một tổ chức tương trợ kinh tế của các nước cộng sản). Năm đó, Việt Nam buộc phải trả cho các chủ nợ Tây Phương 260 triệu đô la, nhưng chỉ xuất cảng được 180 triệu đô la.

Ngoài ra, Hà Nội còn nợ các thành viên Comecon khoảng (5,5 – 6 tỷ đô la tính đến năm 1987), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, cùng nhiều quốc gia và các định chế khác. Đến tháng 1/1985, Quỹ Tiền Tệ ngưng không cho Hà Nội vay thêm: Hà Nội đã không trả nổi món nợ 90 triệu đô la, vì quỹ dự trữ ngoại tệ chỉ còn khoảng 20 triệu. Như vậy, Việt Nam bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ nần của các nước đang phát triển. Nhìn từ lập trường dân tộc – chứ không nhìn từ lập trường quốc tế vô sản hay quyền lợi đảng cộng sản Việt Nam – thì những chết chóc tang thương đổ nát trong cuộc chiến với miền Nam, và những hệ quả khác của cuộc chiến này gồm cả những thiệt hại trong cuộc xung đột với “đàn anh môi hở răng lạnh” Trung Cộng và nợ nần nước ngoài chồng chất, cùng những cơ hội phát triển đã mất, khiến chiến thắng 30/04/1975 trở thành “chiến thắng Pyrrhus” (Pyrrhic victory), nghĩa là một cuộc chiến thắng với quá nhiều tổn hại cho người thắng trận. Nếu ngày xưa vua Pyrrhus của xứ nhỏ Epirus, sau khi giúp thành phố Tara (Hy Lạp) đánh thắng hai trận, đã khiêm tốn thú nhận rằng: “Nếu chúng ta thắng quân La Mã thêm một trận như thế này, chúng ta sẽ hoàn toàn tàn lụi” (và quả thật, sau đó đã thua vì không thể bổ sung quân số nhanh như quân La Mã), thì ngày nay những người đứng đầu đảng Cộng Sản Việt Nam không những giấu diếm sự thực, lại còn khoe khoang những gì không có!

Thật ra, vấn đề nợ nần của các nước đang phát triển đã gây sự chú ý và tranh luận trong nhiều thập niên vừa qua, đặc biệt sau khi Mexico tuyên bố không thể trả nổi tiền lãi cho các chủ nợ hồi tháng 8 năm 1982, khiến cho hệ thống tín dụng thế giới bị đe dọa trầm trọng. Sự chú ý không chỉ được hạn chế vào lãnh vực tài chánh nơi mà các nhà kinh tế đang nổ lức tìm tài nguyên để trả nợ, mà còn mở rộng ra trong lãnh vực tìm nguồn tài nguyên để tài trợ các dự án phát triển kinh tế xã hội trong các quốc gia này. Càng ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế và những nhân vật nổi tiếng tham gia vào cuộc vận động giảm nợ hoặc xoá nợ cho các con nợ.

Sự hiểu biết diễn tiến và các phương cách mà các con nợ và chủ nợ đang đối phó có thể giúp biết thêm lý do vì sao những năm trước đây thường có các cuộc xuống đường rầm rộ mỗi khi có các cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo 8 cuờng quốc (G-8 Summits) hay của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund) và Ngân Hàng Thế Giới The World Bank). Bài báo này cũng giúp cho biết vì sao nhà cầm quyền Hà Nội lại quan tâm đến vấn đề chống nghèo đói và kêu gọi dân chúng tham gia vào việc soạn thảo Kế Hoạch Giảm Nghèo Đói (Vietnam: Poverty Reduction Strategy Paper) mà họ đã công bố hồi đầu tháng 2 năm 2004.

Bài báo này sẽ đề cập đến những điểm sau đây:
• Những nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng nợ nần
• Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ nần
• Những biện pháp giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần
• Bài học xưa cũ
• Vài suy gẫm về nợ nần của Việt Nam

NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ NẦN

Ngay từ thế kỷ 16, kịch tác gia Shakespeare đã khuyên người ta đừng đi vay và cũng đừng cho vay. Nhưng có mấy ai nghe lời khuyên khôn ngoan của ông đâu! Những quốc gia có chủ quyền càng có nhiều lý do để đi vay nợ. Trong lãnh vực tài chánh quốc tế, tín dụng là một hoạt động kinh tế quan trọng. Nợ xuất phát từ các nước dồi dào tư bản đến các nước khiếm khuyết tư bản muốn vay với lãi suất lại cao hơn. Sự di chuyển tư bản mang ít nhiều rủi ro, vì con nợ có thể trả trể, hay không không thể trả nổi, gây khó khăn hay thiệt thòi cho chủ nợ. Các quốc gia đi vay nợ vì muốn lấp khoảng các tiết kiệm (savings gap), hy vọng tiền vay khi đem đầu tư sẽ có lợi (profitable) trước hết để trả lãi, sau đó là trả hết vốn. Một số quốc gia khác đi vay để tăng nguồn ngoại tệ ngõ hầu đài thọ nhập cảng hay phát triển tài chánh khu vực công.

Các Chủ Nợ - Một cách tổng quát, chủ nợ có thể là một quốc gia, một định chế tài chánh quốc tế (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới) hay ngân hàng thương mại (riêng lẻ hay tổ hợp).
- Các quốc gia được coi là có nền kinh tế hùng mạnh nhất cũng là những quốc gia cho vay nhiều nhất. Đó là: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Đức, Ý và Nhật, được gọi chung là G-7. Bộ trưởng tài chánh của các nước này họp vào mùa xuân, thu và đông để bàn bạc, thảo luận và giải quyết những vần đề tiền tệ thế giới. Từ năm 1996, Nga trở thành hội viên chính thức, và G-7 biến thành G-8, nhưng bộ trưởng tài chánh Nga không được phép dự các buổi họp trên, mà chỉ họp với các bộ trưởng của 7 nước này trước khi có phiên họp của thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G-8.

- Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, thành lập năm 1944, có nhiệm vụ chính là hoạch định, ban hành và theo dõi việc thi hành những quy định nhằm ổn định hối suất. Lần lần, tổ chức này giám sát các chính sách kinh tế vĩ mô của các nước mượn nợ qua các chính sách tài chánh, tiền tệ và hối suất của các nước này. Mãi đến năm 1996, Quỹ mới để ý tới vấn đề nợ nần của các hội viên, nhất là những nước đang phát triển. Tất cả các hội viên khi gia nhập đều phải đóng góp phần hùn tùy theo sức mạnh của nền kinh tế; số phiếu trong các cuộc hội họp cũng tỷ lệ theo số phần hùn. Thành thử tiền mà Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cho vay là tiền chung, giống như tiền của hợp tác xã (chứ không phải được huy động như tiền của các ngân hàng thương mại), do đó không thể dễ bị mất. Nói khác đi, tiền vay của Quỹ phải được đối xử ưu tiên (preferential treatment): tới hạn thì phải trả, không được cho hoãn nợ; trả xong thì mới được tín nhiệm, và Quỹ hay các tổ chức khác mới có thể cứu xét cho vay thêm. Bảy nước nói trên đóng góp nhiều nhất, và nắm nhiều quyền quyết định đường lối của Quỹ nhờ lối bỏ phiếu vừa nói. Do đó có thể nói Quỹ là công cụ của G-7.

- Nhóm Ngân Hàng Thế Giới gồm có 4 bộ phận. Ngoài The International Finance Corporation (IFC), thành lập năm1956, chỉ cho các công ty tư nhân của các nuớc đang phát triển vay mà thôi; và The Multilateral Investment Guarantee (MIGA) thành lập năm 1988 cung cấp bảo hiểm để khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển. Hai bộ phận còn lại có liên quan nhiều đến đề tài của bài này. Trước hết là The International Bank for Reconstruction and Development, IBRD--thường được gọi là Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank), được thành lập cùng lúc với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, có nhiệm vụ chính là thúc đẩy phát triển kinh tế dài hạn và giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển. Ngân Hàng Thế Giới nhờ vốn khả ứng (callable capital) từ các cổ đông (shareholders) để cho các nước đang phát triển vay dài hạn theo lãi suất thị trường. Bộ phận thứ nhất là The International Development Assosiation, thành lập năm 1960, chỉ cho các nước nghèo nhất mượn mà thôi, thời hạn 30-40 năm, với lệ phí 0.75% , được thu ngay khi tháo khoán tiền mượn. Các Ngân Hàng Phát Triển Vùng, như The Inter-American Development Bank, Asian Development Bank và African Development Bank cũng phỏng theo phương cách hoat động của Ngân Hàng Thế Giới. Tất cả nợ vay của các ngân hàng này cũng được đối xử ưu tiên như nợ vay của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

- Các ngân hàng thương mại cũng là nguồn cho vai quan trọng. Nợ mà các ngân hàng này cho các nước đang phát triển vay là tiền họ huy động từ khách hàng. Theo nguyên tắc ngân hàng, họ cho vay gấp nhiều lần dự trữ pháp định và dễ đưa đến vỡ nợ nếu họ không đòi được nợ. Khi cho các quốc gia, các công ty quốc doanh hay ngân hàng ngoại quốc vay, các ngân hàng thương mại này cũng đuợc hưởng sự đối xử đặc biệt (special treatment), nhưng không ưu tiên như kể trên.

Các Con Nợ - Con nợ có thể là một cơ quan nhà nước, một địa phương tự trị, một công ty hay xí nghiệp quốc doanh. Ngoại trừ nợ tín dụng ngắn hạn tài trợ các nghiệp vụ xuất nhập cảng, tất cả các nợ dài hạn đều được nhà nước (Bộ Tài Chánh) đứng ra bảo trợ; nói cách khác, nhà nước là con nợ, và được gọi là nợ của các thực thể có chủ quyền (sovereign debt).

Các món nợ quốc tế (international loans, cross-border loans) sẽ có ý nghĩa kinh tế nếu giúp tăng xuất cảng hay tăng sản lượng quốc gia. Các món nợ này sẽ có tác dụng trực tiếp chẳng hạn nếu dùng để xây một nhà máy chế biến hải sản xuất cảng, hay tác dụng gián tiếp, thí dụ xây xa lộ dẫn tới khu khai thác quặng mỏ.

Nếu nợ vay không đạt được các tác dụng trên, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trên thực tế, hầu hết các nước đang phát triển đều lâm vào hoàn cảnh khó khăn hay bế tắc là không thể trả tiền lãi đúng hạn kỳ, hoặc không đủ khả năng trả lãi, đừng nói chi đến trả tiền vốn. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến cho các con nợ lâm vào tình trạng này.

1. Cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ nhất- Vào thập niên 1960, chính phủ Hoa Kỳ in quá nhiều tiền để tài trợ chi phí chiến tranhViệt Nam, khiến cho đồng đô la mất giá, đến nổi năm 1972 Tổng Thống Nixon phải ra lệnh không cho hoán chuyển ra vàng đồng đô la vốn được coi là đơn vị chính (key currency) cho thanh khoản quốc tế từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Để bù đắp những thiệt thòi do việc mất mãi lực của đồng đô la kiếm được nhờ xuất cảng dầu hỏa, vào tháng 12 năm 1973, đại diện của Tổ Chức Các Nước Xuất Cảng Dầu Hỏa (Organization of Petroleum Exporting Countries, gọi tắt OPEC, được thành lập tháng 9/ 1960 ở Baghdad) họp tại Teheran dưới sự chủ toạ của quốc vương Iran (bị lật đổ năm sau đó) quyết định tăng giá dầu thô mỗi thùng từ 3,60 đô la lên 11,54 đô la. Với số lượng xuất cảng 30 triệu thùng mỗi ngày, các hội viên OPEC thu thêm 88 tỷ đô la mỗi năm. Khoảng 50% số lợi nhuận khổng lồ này được ký thác tại các ngân hàng thương mại trên nước Mỹ hay tại châu Âu (được gọi là European dollars). Dĩ nhiên các ngân hàng thương mại trên hai lục địa này phải tìm cách cho vay để kiếm lời. Đang cần tiền là các nước đang phát triển. Các chủ nợ tỏ ra khá dễ dãi: cho vay mà không cần biết tiền sẽ dùng vào mục tiêu nào; cũng chẳng cần xem các con nợ có đủ khả năng trả lãi trả vốn hay không.

2. Cuộc khủng hoảng dâu hỏa lần thứ hai - Chỉ mấy năm sau, trong khi nền kinh tế của các nước đã phát triển và các nước đang phát triển chưa được phục hồi, thì năm 1979, OPEC lại tăng giá dầu một lần nữa sau khi Iran trở thành một một nước cộng hoà Hồi giáo. Khoảng 65% lợi nhuận thặng dư của các hội viên lần này cũng lại được đưa vào tay các ngân hàng thương mại Tây phương để từ đó tìm cách đến các nước đang phát triển. Không như lần trước, lãi suất lần này được thả nổi, bắt đầu chỉ 6-7% sau đó tăng dần lên 20-22%.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới - Thêm vào yếu tố lãi suất cứ tăng dần, các con nợ lại gặp thêm một bất lợi khác. Đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào đầu thập niên 1980. Một mặt, giá nguyên liệu, tức nguồn xuất cảng chủ yếu của các nước đang phát triển sụt giảm mạnh mẽ. Mặt khác, các quốc gia kỹ nghệ lại tăng thuế suất đối với nông phẩm nhập cảng từ các nước này. Tất cả đưa đến tác dụng là làm cho các nước đang phát triển phải vất vả kiếm ngoại tệ để trả lãi hay nợ đáo hạn, đừng nói chi để tài trợ các dự án phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết do dân số gia tăng.

Một điều đáng ghi nhận là các ngân hàng thương mại Tây phương càng ngày càng tích cực hơn trong việc cho vaỵ. Chỉ trong thời gian từ sau lần tăng giá dầu hỏa năm 1973 đến cuối thập niên 1980, tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển đối với các ngân hàng thương mại trên tổng số nợ đã tăng lên từ 48% đến 71%.

4. Chi tiêu hoang phí và nhũng lạm - Ngoài các ảnh hưởng kinh tế bất lợi từ bên ngoài, những chương trình hay những dự án có tính cách mị dân hay phô trương của các nhà lãnh đạo thiếu trách nhiệm còn khiến cho nợ nần thêm chồng chất. Một số nhà cầm quyền vay nợ chỉ để tài trợ nhập cảng hàng tiêu dùng để lấy lòng một bộ phân nhân dân trước mùa bầu cử, mua vũ khí đạn dược nhằm theo đuổi một cuộc chiến tranh tưởng tượng, hay không cần thiết do mình gây ra, hay chỉ để hoang phí tiền bạc. Chẳng hạn hai nhà lãnh đạo kế tiếp của nước Ivory Coast lần lượt vay tiền để mỗi người xây thêm một thủ đô mới trên tỉnh nhà của mình! Tổng Thống Suharto của Indonesia đã đưa 10 tỷ đô la trong món nợ 30 tỷ đô la từ Ngân Hàng Thế Giới vào túi riêng của ông ta và gia đình. Philippines vay 2 tỷ đô la chủ yếu từ EXIM Bank Hoa Kỳ để xây nhà máy điện nguyên tử ở Bataan, trung bình mỗi ngày phải trả nợ 170.000 đô la, từ 1976 đến 2018 thì mới dứt, trong khi đó 40% dân số sống dưới mức nghèo đói (2 đô la/ngày).

Tóm lại, do ảnh hưởng kinh tế tư bên ngoài cũng như do sai lầm về quy họach và quản lý kinh tế, nhiều nước đã không thể trả nổi nợ nần vay muợn từ bên ngoài. Tháng 8 năm 1982 sau khi Mexico báo cho các chủ nợ biết không thể tiếp tục trả tiền lãi, thì Brazil, Argentina và nhiều nước khác nữa tuyên bố ngưng trả nợ ngoại quốc. Cuộc khủng hoảng nợ nần của các nước đang phát triển được xem như đã mở màn.

ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ NẦN

Thật ra ngay từ khi giành lại được độc lập chính trị sau Thế Chiến Thứ Hai, nhiều tân quốc gia đã bắt đầu lâm vào cảnh nợ nần. Tiếp nhận nền kinh tế quản lý theo lề lối quan hệ giữa thuộc địa và mẫu quốc, lúc đầu các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của các tân quốc gia độc lập thường trông cậy vào sự viện trợ của mẫu quốc cũ dưới hình thức tặng dữ (donation, grant) hay dưới hình thức cho vay, để điều hành guồng máy kinh tế theo khung mẫu kinh tế thuộc địa trông cậy vào mẫu quốc. Nhà nước của các chủ thuộc địa cũ nói riêng và các nước đã kỹ nghệ hoá nói chung đứng ra cấp tín dụng xuất cảng bảo đảm (state-guaranted export credit line) để cứu các người sản xuất và ngành sản xuất mà thị trường quốc nội của họ đã bảo hoà và hang hóa cần phải được tiêu thụ ở các nước đang phát triển, hầu hết là các thuộc địa cũ. Loại tín dụng này càng được sử dụng nhiều hơn và phóng túng hơn với mục tiêu chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Sau hai lần tăng giá dầu thô, khuynh hướng chung của kinh tế thế giới là xài quá khả năng (overdraft economy) khiến các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của hầu hết các quốc gia, đã phát triển lẫn đang phát triển, sẵn sàng đi vay mượn vì không muốn bị coi là bảo thủ, lỗi thời! Chính cái văn hóa xài quá khả năng đó khiến cho các nước đang phát triển càng bạo dạn hơn trong việc vay mượn để hoang phí và nhũng lạm.

Chính sách cho vay của hai định chế Bretton Woods khi sử dụng các biện pháp điều chỉnh cấu trúc kinh tế, sẽ đề cập đến trong phần sau, nhằm cung cấp thêm tín dụng để giúp cho các con nợ trả tiền lãi lại càng khiến cho các quốc gia đang phát triển mang thêm nợ nần.

• Theo tài liệu của Ngân Hàng Thế Giới, vào năm 1955 nợ của các nước
đang phát triển chỉ là 9 tỷ đô la, tích lũy dần lên 575 tỷ năm 1980; 1284 tỷ năm 1988; 1319 tỷ năm 1990; 2000 tỷ năm 1997. Đến cuối năm 2000, tổng số nợ của 137 quốc gia đang phát triển là 2527 tỷ.

Trong thời gian từ 1980 đến 1997, các con nợ phải trả cho các chủ nợ 2900 tỷ. Vào năm 1996, chỉ riêng các nước thuộc Vùng Sub-Saharan Africa (không kể South Africa) với 10% dân số thế giới, nhưng đầu tư chỉ chiếm 1% đầu tư thế giới, phải trả 14,5 tiền lãi. Mexico trong thời gian từ 1982 đến 1988 đã trả 100 tỷ, trong đó có 5 tỷ tiền lãi, vậy mà vẫn còn nợ 112 tỷ. Cùng trong thời gian này, Columbia trả nợ 14 tỷ; vậy mà vẫn còn nợ 16,5 tỷ. Riêng châu Phi, từ 1970 đến 2002, mượn 540 tỷ đô la; trả 550 tỷ, mà vẫn còn nợ 295 tỷ.
Tóm lại, trong thập niên 1980-1990, nợ trả nhiều hơn nợ mượn đến 418 tỷ đô la. Nói cách khác, các nước nghèo đã trợ giúp các nước giàu!

• Trong số 137 quốc gia đang phát triển mang nợ nần, có 41 quốc gia gặp
nhiều khó khăn hơn trong việc trả nợ, và được sự quan tâm đặc biệt. Các quốc gia này được gọi là các nước nghèo nợ nần chồng chất (heavily indebted poor countries, viết tắt HIPCs) trong đó có Việt Nam. Tổng số nợ của HIPCs là 213 tỷ. Trong thời gian giữa 1987 và 1995, số tiền nợ mà riêng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhận về từ các quốc gia này nhiều hơn số tiền mà cơ quan này cho vay ra trong cùng thời gian là 4 tỷ!

Các nghiên cứu về phát triển kinh tế cho thấy chỉ có vài quốc gia thành công trong việc vay nợ để phát triển kinh tế. Sư thành công của HongKong và Singapore không được chú ý lắm vì đó là những thực thể kinh tế nhỏ. Như vậy chỉ còn Đại Hàn được xem như nước duy nhất thành công trong việc phát triển kinh tế với nợ vay. Đại đa số những quốc gia còn lại tuy không thành công bằng, nhưng vẫn còn có khả năng trả lãi đúng hạn kỳ, và có thể sẽ hết nợ khi đáo hạn. Đối với 41 nước nghèo nợ nần chồng chất (HIPCs), nếu phải tiếp tục trả lãi và vốn, thì không biết khi khi nào họ sẽ trả dứt nợ. Chẳng hạn nợ ngoại quốc từng đầu người dân vùng Sub-Saharan Africa (không kể South Africa) là 365 đô la trong khi sản lượng quốc gia từng đầu người chỉ có 308 đô la. Năm 1996, vùng này trả nợ nước ngoài 203 tỷ, tức 3 lần nhiều hơn trị giá xuất cảng.

Do tài nguyên hạn chế, các chi tiêu cho giáo dục, y tế, xã hội sẽ phải bị hy sinh một cách đáng kể. Chẳng hạn Phi Châu trả nợ 4 lần nhiều hơn kinh phí dành cho y tế. Giữa thập niên 1990, Uganda chỉ dành 3 đô la/ người cho y tế trong khi đó phải trả nợ nước ngoài 17 đô la/người. Trong thời gian giữa 1990 và 1993, chánh phủ Zambia chi tiêu 37 triệu đô la cho ngành giáo dục tiểu học, trong khi đó phải trả nợ nước ngoài 1,3 tỷ đô la. Chỉ riêng nợ trả cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cũng đã 10 lần nhiều hơn ngân sách giáo dục tiểu học.

Để tăng cường xuất cảng hầu có ngoại tệ trả nợ, nhiều nước phải phá giá tiền tệ. Việc phá giá có khi là hành động tự nguyện. Nhưng nhiều khi là do áp lực mạnh mẽ của IMF dưới hình cải tổ cơ cấu kinh tế, các nước này đành phải chấp nhận phá giá, cùng với các biện pháp khác như giảm công chi (giảm bớt số công chức, giảm hay bỏ trợ giá, cắt giảm các chi phí giáo dục, y tế như đã nói trên vv.), giảm nhập cảng, tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh vv. thì mới được hoãn nợ hay được cho vay thêm để có tiền trả lãi cho các chủ nợ.

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP GIẢI QUYẾT CUỘC KHỦNG HOẢNG NƠ NẦN

Shakespeare đã tiên liệu là cho vay thì sẽ mất nợ lẫn bạn. Rõ ràng là HIPCs không trả nợ nổi. Nghĩa là "nợ" đã hoặc sẽ mất mà thôi. Vậy còn "bạn" thì sao? Đối với các con nợ có chủ quyền này, các chủ nợ quốc tế khó lòng tiến hành thủ tục mà các chủ nợ trong một xứ thường đem ra áp dụng đối với các con nợ cùng xứ với mình.

Hai bộ phận quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ giải quyết nợ nần là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Gìới. Hai tổ chức này vừa là chủ nợ, vừa được coi như là những cơ quan "lập pháp" và "hành pháp" mà đường lối, chính sách, qui định sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sinh hoạt kinh tế tiền tệ và tài chánh thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng.
• Một trong những nghiệp vụ của IMF là cấp tín dụng ngắn hạn cho các

nước gặp khó khăn về cân chi phó (balance of payments), thường phát sinh từ việc trả nợ. IMF thường đưa ra những điều kiện (conditionality) khắt khe cho quốc gia xin giúp đỡ. Chẳng hạn, trước khi được chấp nhận tín dụng, phải điều chỉnh hối suất (nôm na là phá giá đơn vị tiền tệ), bãi bỏ việc kiểm soát giá cả, quân bình ngân sách với phần thu phải có căn cứ vững chắc. Kế tiếp, IMF chỉ giải ngân khi các điều cam kết về việc thực hiện đã được thi hành nghiêm túc. Đôi khi IMF còn khắt khe hơn bằng cách đưa ra những chương trình cải tổ cơ cấu (Structural Adjustment Programs, viết tắt SAPs), tức những chính sách kinh tế vĩ mô (macroeconomic policies) như đã đề cập.

Từ 1968, năm mà các điều kiện vay mượn trở thành các tiêu chuẩn chính thức, cho đến những năm đầu của thập niên 1980, những năm áp dụng SAPs, các nước đang phát triển gặp nhiều điêu đứng khi phải gỏ cửa IMF. Tại miền Nam trước đây, mỗi khi các chuyên viên IMF đến Saigon làm việc, thì luôn luôn có tin đồn về phá giá đồng bạc Việt Nam, kéo theo ít nhiều bất ổn về kinh tế. Tại nhiều nước khác, đã xảy ra những cuộc biểu tình đẩm máu khi phái đoàn IMF đến theo lời yêu cầu của chính quyền hiện hữu. Những người biểu tình hoặc đòi hỏi IMF đừng trợ giúp vì trợ giúp là gián tiếp giúp cho chính quyền hiện hữu tồn tại lâu thêm, hoặc phản đối những biện pháp mà IMF sẽ áp đặt vì những biệp pháp này sẽ làm khổ thêm cho dân nghèo. Kể từ tháng 9/2002, trước những dư luận phản đối, IMF đã xét lại và đưa ra những điều kiện mới, có quan tâm đến các yếu tố lãnh đạo chính trị và xã hội dân sự của nước vay mượn.

• Về phần Ngân Hàng Thế Giới, thì từ năm 1980, tức 2 năm trước khi xảy
ra cuộc khủng hoảng nợ nần, cơ quan này cũng đã bắt đầu chương trình cho vay dài hạn để cải tổ cơ cấu (Structural Adjustment Loans, viết tắt SALs), nhằm ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô dựa trên nguyên tắc bất can thiệp doanh và tự do mậu dịch. Ngân Hàng Thế Giới còn bị mang tiếng là đã cho châu Phi và một vài quốc gia khác vay dài hạn để các nước này có ngoại tệ kịp thời trả nợ ngắn hạn cho IMF!

Những người bênh vực cho các nước mắc nợ xem SAPs và SALs là công cụ của các nước giàu (đa phần đóng góp vào IMF và phần hùn vào Ngân Hàng Thế Giới là do các nước giàu có) nhằm buộc các các nước đang phát triển phải mở cửa cho hàng hoá và các nhà đầu tư ngoại quốc vào thị trường mình, và nghi ngờ về hiệu quả của các công cụ đó đối với việc giải quyết nợ nần cho các nước đang phát triển, nhất đối với các HIPCs. Một số tổ chức quốc tế như Jubilee 2000 (sau đổi tên là Drop the Debts), World March for Women, World Development vv. cùng một số nhân vật khởi xướng nổi tiếng thế giới như ca sĩ Bono của nhóm nhạc rock U2 và kinh tế gia Jeffrey Sachs, cựu võ sĩ quyền Anh Muhammad Ali, rồi đến đến các nhà lãnh đạo tôn giáo như Đức Giáo Hoàng John Paul II, Đức Dalai Lama, hay các nhà hoạt động chính trị như Jose Manuel Ramos-Horta, người East Timor, chia gỉai Nobel Hòa Bình năm 1996 vv. tất cả đã lên tiếng kêu gọi giảm nợ nần cho các nước nghèo và xóa hết nợ cho các nước HIPCs. Họ cho rằng không giảm nợ hay xóa hết nợ thì những quốc gia mang danh "đang phát triển" sẽ không bao giờ phát triển nổi. Họ cũng lên tiếng rằng giảm nợ hay xóa hết nợ là một trách vụ tinh thần cần phải có để mang lại công bằng kinh tế (economic justice).

Bỗng dưng bị yêu cầu làm một điều đem lại thiệt thòi cho vốn liếng và của cải của mình, lại còn bị kết án, dĩ nhiên các chủ nợ không dễ gì chịu làm theo. Suốt trong nhiều năm, từ sau cuộc khủng hoảng nợ nần 1982 đến những năm đầu của thập niên 1990, các chính phủ nợ các ngân hàng thương mại, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới và các Ngân Hàng Phát Triển Vùng đưa ra lý luận rằng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển chỉ là khó khăn tài chánh ngắn hạn, và có thể vượt qua được; nợ nần không phải là trở ngại cho việc giảm nghèo đói. Họ lại cho rằng tài nguyên dùng để trả nợ sẽ được bù đắp bằng nợ mới và các khoản viện trợ khác. Một lý luận khác cũng được đưa ra để phản đối việc hủy nợ: Đối với các các định chế đa phương nếu nợ bị hủy đi thì nguồn tài chánh sẽ bị cạn kiệt, không còn để cho các nước trả nợ song phẳng vay lại; điều đó có nghĩa là “trừng phạt”các con nợ tốt!

William Easterly, một chuyên viên cao cấp của Ngân Hàng Thế Giới, viết rằng: "Giảm nợ sẽ khuyến khích các con nợ đi vay thêm nhiều món nợ mới, hy vọng rồi đây nợ mới này cũng được xí xóa." Đây là điều mà giới bảo hiểm gọi là “nguyên lý nguy hiểm tinh thần” (the principle of moral harzard, chẳng hạn khi xe có bảo hiểm, một số người có khuynh hướng lái ít thận trọng hơn, thậm chí còn dàn dựng cảnh đụng xe để đòi bôi thường). Ông cũng hoài nghi là giảm hay xoá hết nợ sẽ mang lại lợi ích cho các nước nghèo trừ phi có những điều kiện đưa ra cho việc giảm hay xoá hết nợ. Cuối cùng rồi thì các định chế Brettons Wood cũng đã tìm ra được vài điều kiện mà Easterly thấy cần phải có, sẽ được trình bày sau.

• Thật ra trước khi các tổ chức trên chính thức ra tay "nghĩa hiệp", thì đã
có hai tổ chức khác đóng vai trò tiên phong rồi, mà hoạt động lại tỏ ra hữu hiệu mặc dầu đó chỉ là những tổ chức bán chính thức. Trước hết là Câu Lạc Bộ Ba Lê (Paris Club), được hình thành tại Hague vào năm 1955 với 6 quốc gia châu Âu nhằm giải quyết một số nợ nần mà Brazil còn mắc. Sau đó nới rộng thành phần. Ngày nay, nó gồm đại diện của 19 quốc gia chủ nợ thường trực, và một quốc gia chủ nợ khác được mời theo từng trường hợp (chẳng hạn một số hội viên OPEC, nước Nga). Câu Lạc Bộ này tạo ra một thời biểu cho việc tái cấu trúc nợ nần (rescheduling, tức hoãn trả lãi và áp dụng nợ đáo hạn mới và trả trể) và tăng dần tỷ lệ giảm nợ. Các nơi mà Câu Lạc Bộ đến hội họp được dùng đặt tên cho những điều kiện này: Các Điều Kiện Toronto tháng 10/88 giảm nợ 33.33%, London tháng 12/91 giảm 50%, Naples tháng 12/94 giảm 67%, Lyon tháng 11/96 giảm 80%, Cologne tháng 11/99 giảm 90%. Đến tháng 5/2004 có 25 nước đã hưởng Các Điều Kiện Cologne; 41 nước HIPCs cũng có thể được hưởng Các Điều Kiện này. Từ 1956 đến 2002, Câu Lạc Bộ Ba Lê đã giúp giải quyết 364 trường hợp liên quan đến 78 nước.

Tổ chức thứ hai Câu Lạc Bộ Luân Đôn (London Club, mà tên chính thức là Bank Advisory Committe). Tổ chức này giúp tái cấu trúc nợ mà các nước đang phát triển vay các ngân hàng thương mại. Có lẽ người ta dùng London để đặt tên cho câu lạc bộ vì London là nơi hội họp để giải quyết nợ nần cho các nước Zaire (1976), Turkey, Sudan (1977) và Ba Lan (1981) mà luật được hai bên đồng ý dùng để giải quyết tranh chấp là luật Anh và lãi suất được dựa theo để tính toán là lãi suất LIBOR (London Inter-Bank Offer Rate) rất phổ biến thời đó. Thật ra việc các ngân hàng thương mại họp với các con nợ để bàn phương cách hoãn nợ (lãi và vốn) duới hình thức ký nợ mới, hay đưa ra các định kỳ trả nợ là điều không có gì mới lạ trong lịch sử nghiệp vụ ngân hàng. Từ năm 1980 đến nay, London Club đã giúp tái cấu trúc nợ trên 200 trường hợp của trên 60 quốc gia.
Đối với nhiều ngân hàng thương mại, xoá nợ cho các con nợ nước ngoài có thể đưa đến việc đóng cửa ngân hàng. Cuộc khủng hoảng Mexico năm 1982 kéo theo hơn 600 ngân hàng thương mại với số nợ 32 tỷ đô la. Xóa nợ là điều không tưởng vì nó sẽ làm sụp đỗ các ngân hàng này khi họ chưa huy động đủ tiền ký thác hay tiết kiệm để làm dự trữ pháp định cho các nghiệp vụ mới của mình.

• Năm 1996, như đã trình bày ở trên, trước áp lực mạnh mẽ của dư luận
thế giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới phải đành nhượng bộ và chấp nhận một chương trình trước đây chưa từng có để làm nhẹ bớt gánh nặng cho những quốc gia nghèo nhất thế giới, giúp họ ở tình trạng tồn tại được (sustainability). Chương trình này có tên gọi là Sáng Kiến Về Nợ Nần Cho Những Quốc Gia Nghèo Nợ Nần Chồng Chất (Debt Initiative for Heavily Indebted Poor Countries, viết tắt HIPC Inititative). Ngân Hàng Thế Giới thú nhận rằng chương trình này nhằm đáp lại mối quan tâm rằng nợ nần chồng chất đã làm trì trệ việc phát triển kinh tế và bóp nghẹt các cố gắng giảm nghèo đói. Theo chương trình này, những chủ nợ đa phương (multilateral lenders, tức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới và các Ngân Hàng Phát Triển Khu Vực, tất cả nắm khoảng 54% nợ của các nước HIPCs, và những chủ nợ song phương (tức các quốc gia giàu có) nắm khoảng 46% sẽ hợp tác với các con nợ trong việc làm nhẹ bớt nợ nần (debt relief). Các ngân hàng thương mại nắm một tỷ lệ nhỏ cũng được yêu cầu tham gia vào cố gắng chung.

• Tháng 6 năm 1999, Hội Nghị Thượng Đỉnh 8 Siêu Cường và Chủ Tịch
của Châu Âu Hợp Nhất họp vào tháng 6/1999 tại Cologne (Đức) cũng nhìn nhận rằng nợ nần không kham và trả nổi đã là trở ngại nghiêm trọng cho việc giảm nghèo đói và hứa sẽ tìm cách giúp đỡ. Tuy các siêu cường đã quá mệt mỏi vì họ đã nghe nhiều về việc này rồi, nhưng họ cũng đã chỉ thị cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới xóa nợ đến 90%.

Khi chính phủ các nước thiếu nợ quyết định tham gia vào chương trình, họ phải cam kết đưa ra một lọat những cải tổ để thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo đói. Một đòi hỏi khác của chương trình là các nước mang nợ phải trình Kế Hoạch Giảm Nghèo Đói (Poverty Reduction Strategy Paper, viết tắt PRSP) để cho hai tổ chức này duyệt. Để soạn thảo tài liệu này, cách chuyên viên phải theo những chỉ dẫn chi tiết do IMF đề ra và nhất là phải có sự đóng góp ý kiến của nhiều thành phần dân chúng. Việt Nam đã trình kế hoạch này với tên là: Vietnam: Poverty Reduction Strategy Paper - Country Report No 04/25 (IMF ấn hành ngày 13/2/04, dày 134 trang) và đã được hai cơ quan trên chấp thuận qua văn bản Vietnam: Joint Staff Assessment of Poverty Reduction Strategy Progress Report - Country Report No 04/57 ấn hành ngày 3/08/04, dày 14 trang). Các văn bản này có ý nghĩa như sau: Việt Nam được chấp thuận cho giảm nợ, nhưng phải dành một ngân khoản tương đương với số nợ giảm đó để thực hiện những chương trình, dự án nhằm giảm nghèo đói ghi trong các tài liệu này; các tổ chức quốc tế khác có thể căn cứ vào sự công nhận này mà giảm nợ (chẳng hạn Paris Club) hay cho vay mượn thêm.

Trên lãnh vực kinh tế và ngoại giao, việc giảm và hủy nợ được xem là một hình thức ngoại viện: Phía cho và phía nhận đều hiểu rằng phải có những điều kiện nào đó. Nước chủ nợ đòi hỏi nước con nợ phải đáp ứng một số yêu cầu về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa vv. thì mới được giảm hay hủy nợ. Các định chế kinh tế tài chánh tiền tệ chủ nợ cũng buộc các con nợ đề suất và thi hành một số biện pháp cải tổ kinh tế nào đó thì mới xem xét và có hành động đáp ứng

Tại Hoa Kỳ, việc giảm và hủy nợ thuộc thẩm quyền của U.S.Treasury Department. Tuy nhiên vì quyết định mang nhiều ý nghĩa chính tri, ngoại giao, quân sự vv. cho nên trên thực tế, nhiều cơ quan đã tham gia vào việc giảm và hủy nợ cho một quốc gia riêng lẻ nào đó; và thường quyết định tối hậu xuất phát từ Toà Bạch Ốc. Tháng 7 năm 2001, Tổng Thống Bush thúc giục Ngân Hàng Thế Giới và những ngân hàng phát triển vùng cấp tặng dữ cho các nước nghèo thay vì cho vay nợ. Theo ông, việc làm này "không những chỉ giảm nợ, nó còn giúp không phải nợ nần."

Thật ra lúc đầu, việc giảm nợ cho các nước HIPCs cũng chỉ ở mức khiêm tốn so với ước mơ của những người ủng hộ và nhu cầu phát triển kinh tế của các con nợ. Trước năm 1999, nợ sẽ được chấp thuận cho giảm nếu tổng số nợ vào thời điểm xin hưởng (không tính nợ mới) gấp 2 lần tổng trị giá xuất cảng năm sau năm cứu xét (do các chủ nợ ước tính). Sau đó, với sự vận động của tổ chức Jubilee 2000, thì tỷ lệ này còn 1,5 lần. Nhờ đó mà số nước hội đủ điều kiện tăng dần cùng với tổng số nợ được giảm. Lúc đầu, 24 nước HIPCs được giảm 36 tỷ đô la vốn lẫn lãi. Tính trung bình, lãi giảm một phần ba. Mozambique được giảm 120 triệu đô la vốn lẫn lãi, sau đó phải tiếp tục trả lãi 70 triệu mỗi năm. Tanzania chỉ giảm lãi 10% mỗi năm. Có vài chủ nợ được xem là "hào phóng" vì hành động đơn phương xóa nợ 100% (repudiation); nhưng thực ra họ chỉ xoá nợ sau gần 20 năm kể từ khi con nợ xin giảm, nghĩa là tổng số tiền lãi trước và trong thời kỳ đó đã vượt xa vốn! Việc giảm nợ đôi khi không vì lý do kinh tế tài chánh, mà vì lý do chính trị. Chẳng hạn như Pakistan tuy không đủ tiêu chuẩn giảm nợ theo tiêu chuẩn HIPCs và Câu Lạc Bộ Ba Lê, nhưng vẫn được hưởng ân huệ nhờ hợp tác với Hoa Kỳ và Đồng Minh trong việc chống khủng bố.

Đến cuối năm 2004, đã có 27 nước được giảm nợ, tổng cộng 53 tỷ đô la. Hoa Kỳ là nước giảm nợ nhiều nhất, kế là Pháp (chủ yếu cho các nước châu Phi).

• Sau Hội Nghị G-8 họp tháng 7/05 ở Gleneagles (Scotland) thêm 9 nước
đủ điều kiện để được hủy nợ, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, bản tin của Jubilee USA Network ngày 9/10/2007 tiên liệu Việt Nam sẽ không nộp đơn xin, không nói lý do; có lẽ do tỷ lệ nợ trả (vốn lẫn lãi) hằng năm không quá 20-25% trị giá hàng xuất khẩu cùng thời gian. Một năm sau đó, thêm 20 nước được giảm gần hết nợ, và thêm 20 năm nước nữa đủ điều kện. Nhờ vậy các quốc gia này mới có thể sử dụng tài nguyên đáng lẽ dành trả nợ vào các lãnh vực phát triển giáo dục, y tế cũng như hạ tầng cơ sở đường sá, điện nước.

BÀI HỌC XƯA CŨ

Với những lời kêu gọi tha thiết của nhiều nhân vật uy tín và sự vận động mạnh mẽ của một số tổ chức nhân quyền quốc tế, nổ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần của các nước đang phát triển cuối cùng rồi cũng mang lại kết quả tương đối khả quan.
Lời khuyên khôn ngoan của Shakespeare bốn thế kỷ trước đây "Đừng cho vay cũng đừng mượn nợ " đã tỏ ra lỗi thời khi mà con người, cá nhân cũng như các thực thể có chủ quyền, mê say trong nền văn hoá tiêu xài vượt quá khả năng (overdraft culture). Lời tiên đoán của ông "Nợ mất đi bạn cũng không còn" cũng không có gì đúng lắm, vì đối với nhiều trường hợp tuy gọi là xóa hết 100%, nhưng tổng số lãi nhận được lại nhiều hơn vốn (thậm chí có những món nợ mà đáng lẽ phải là của cho không, như thú nhận của Summers, Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ) và mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ có chủ quyền bao giờ cũng vẫn là mối quan hệ "mở", từ thù thành bạn cũng không mấy chốc!

Không muốn giảm nợ nhiều, nhưng vì lý do "nhân quyền", "công lý", các nước giàu đưa ra chiến thuật mới: cấp tặng dữ (grant). Dĩ nhiên là với các điều kiện và hậu ý: Pháp tặng tiền cho dân Hà Nội học tiếng Tây, xem phim Tây để sau này xuất tiền túi sang Pháp du học, mua sách Pháp, phim Pháp; Nhật biếu tiền dân Afghanistan để sau đó xuất cảng hàng Nhật sang; Hoa Kỳ biếu tiền cho Ba Lan để nhờ nước này gửi quân sang Iraq vv.

Như vậy, việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần của các nước đang phát triển nói chung, và các nước HIPCs gặp không ít khó khăn lúc đầu, nhưng dần dần cũng thuận lợi cho các nước con nợ, nghĩa là càng ngày càng có nhiều nước được giảm hoặc hủy nợ, nhờ đó họ có thể dùng nguồn ngoại tệ khó kiếm để phát triển kinh tế và xã hội. Nhưng chiến thắng mà các nước đang phát triển đạt được trong cuộc chiến đòi giảm và hủy nợ cũng chỉ là một “chiến thắng Pyrrhus”, nghĩa là họ đã bị thiệt thòi nhiều rồi trong việc trả vốn lẫn lời, cũng như “mất” nguồn tài chánh và “lỡ”các cơ hội để phát triển.

Thêm vào đó, kỳ vọng phát triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới khó có thể thành tựu như ước mơ. Thật vậy, sự gia tăng giá cả dầu hỏa trong mấy năm vừa qua và tình trạng suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt Hoa Kỳ và châu Âu, hiện nay nhắc người ta nhớ lại những khó khăn mà các nước đang phát triển phải đương đầu trong hai lần khủng hoảng dầu hỏa và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đề vào các thập niên trước. Lần này, nếu họ còn được cho vay, thì các chủ nợ chính yếu sẽ là một vài thành viên OPEC và có thể cả Hoa Lục nữa, tức những nước đang dư thừa ít nhiều ngoại tệ và sẵn sàng mua uy tín chính trị. Các nước Âu Mỹ chỉ có thể cấp những tặng dữ nhỏ, viện trợ kỹ thuật hay vũ khí mà thôi vì họ cũng đang gặp khó khăn điêu đứng về tài chánh.
Qua các lập luận và hành động của hai bên các chủ nợ và những người ủng hộ các con nợ, người ta cũng thấy rõ thêm một vài điểm đưọc coi là “chân lý” dù không có gì mới mẽ. Trước nhất, "ngừa bệnh vẫn hơn trị bệnh." Những biện pháp phòng ngừa để tránh cảnh nợ nần chồng chất cần phải áp dụng cho cả hai bên, bên cho vay lẫn bên đi vay. Đó là ý thức trách nhiệm (accountability) và sự trong suốt hoá/công khai hóa (transparency). Kế tiếp, và quan trọng hơn: Muốn trở thành một quốc gia đang phát triển theo đúng nghĩa của tĩnh từ “đang phát triển” thì quốc gia đó phải trông cậy chủ yếu vào nguồn vốn riêng của mình để đầu tư. Nguồn vốn riêng đó có thể là tiết kiệm quốc gia (do cưỡng bách tiết kiệm như Singapore trước đây, do không tiêu xài hoang phí như Đại Hàn vv.), có thể là do ngoại kiều gửi về (như trường hợp Ấn Độ, Hoa Lục, Philippines, Pakistan, Việt Nam, các nước Trung Mỹ vv.)

Tư hữu hóa đất đai và ban hành các luật lệ liên quan đến mua bán, cầm cố nhà đất vv. mà các nước tư bản đã thực hiện từ mấy trăm năm nay cũng sẽ là phương cách rất hữu hiệu để huy động vốn bất động, được gọi là khối vốn chết (dead capital) mà các quốc gia cộng sản, hay các quốc gia mới từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không biết sử dụng hay chưa sử dụng đúng mức. Khối vốn chết này thật khổng lồ. Theo nghiên cứu của Hernando De Soto, Viện Trưởng Viện Tự Do và Dân Chủ (Institute for Liberty and Democracy) trụ sở đóng ở Peru, mà báo The Economist xem là nhà tư tưởng lỗi lạc nhất nhì thế giới, thì khối vốn chết này ở Hy Lạp là 241 tỷ đôla, tức gấp 55 lần đầu tư tực tiếp của nước ngoài (foreign direct investment, FDI) đến năm 1996; gấp 6 lần tiền tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại. Ở Phi Luật Tân, khối vốn chết là 133 tỷ đô la, tức gấp 14 lần FDI; gấp 7 lần số tiền tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại. Trên quê hương Peru của ông, khối vốn chết đó là 74 tỷ đô la, gấp 14 lần FDI vào Peru cho đến năm 1995; gấp 8 lần tiền tiết kiệm trong các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, theo thiển ý, số vốn chết này ít nhất cũng là 150 tỷ đô la, tức 25 lần tổng số tiền Việt kiều và lao động xuất khẩu gửi về giúp thân nhân và đầu tư năm 2007 vừa qua.

VÀI SUY GẪM VỀ NỢ NẦN CỦA VIỆT NAM

Trước khi chấm dứt bài này, người viết xin đưa ra vài suy gẫm liên quan đến Việt Nam. Việt Nam chưa lâm vào hoàn cảnh nợ nần không kham nổi, vì trong suốt 15 năm sau 1975 đến khi mở cửa năm 1990, nền kinh tế là kinh tế đổi chác và hầu như bế tỏa, nợ nần không nhiều. Và may mắn thay, đối với những vay mượn từ sau khi mở cửa vào đầu thập niên 1990 đến nay, một số đã được trả lãi lẫn vốn, nhờ xuất cảng nông phẩm và nhất là số tiền khổng lồ do Việt kiều và lao động xuất khẩutừ khắp nơi trên thế giới gửi về giúp gia đình và thân hữu.

Theo nhật báo điện tử People‘s Daily Online ngày 07/08/06 của Hà Nội, thì nợ ngoại quốc của Việt Nam năm 2000 bằng 39% tổng sản lượng gộp (TSLG), xuống còn 37.4% năm 2001; 34% năm 2002 và 2003; 35.8% năm 2004 và 36.6% năm 2005; sẽ lên trở lại khoảng 38% năm 2007 và 2008. Theo phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thì năm 2005, nợ ngoại quốc của Việt Nam khoảng 17.2 tỷ đô la, tức 32.5% TSLG. Với tỷ lệ 50% được coi là an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, thì nợ ngọai quốc của Việt Nam không đáng lo ngại.

Tình trạng khả quan này có được phần lớn nhờ tiền Việt kiều và lao động xuất khẩu gửi về, càng ngày càng nhiều. Theo nhật báo Herald Tribune ngày thứ Sáu 3/18/05, tiền gửi về là 400 triệu đô la năm 1999; 1,6 tỷ năm 2000; trên 2 tỷ năm 2002; 3,1 tỷ năm 2003; 3,8 tỷ năm 2004; 4 tỷ năm 2005 và 5,2 tỷ năm 2006. Bản tin của VietnamNet Bridge ngày 21/12/07 cho biết báo New York Time trước đó ước lượng số tiền gửi về năm 2006 lên đến 6,82 tỷ (đứng hạng tư sau India với 24,5 tỷ; Hoa Lục với 21,.07 tỷ và Philippines với 14, 8 tỷ). Nói cách khác, trong vài năm gần đây, số tiền gửi về vượt trên 5% TSLG.

Nếu không khéo sử dụng, số tiền quan trọng nói trên – khó kiếm đối với những người gửi về, nhưng rất dễ kiếm đối với nhà nước, vì không phải năn nỉ, xin xỏ, cắn răng chịu điều kiện này, điều kiện nọ như khi nhà nước đi vay – dễ đem lại những hậu quả bất lợi mà kinh tế học gọi là Dutch Disease, nghĩa là nguồn tài nguyên “trời cho” này có thể đưa đến những tệ nạn như bất ổn về hối suất, đẩy giá sinh hoạt tăng cao, chuyển ngân lậu, “rửa tiền”, hoang phí, nhũng lạm vv. Các tác hại của bệnh Dutch Disease này, manh nha từ mấy năm nay, đi đôi với sự “xuất não” (hầu hết sinh viên du học không chịu về nước), “con cá tra” (chứ không phải là cá basa catfish như xuất cảng lúc ban đầu!) Việt Nam sẽ không dễ sớm biến thành “con rồng” như nhiều người kỳ vọng.

Thật ra, khó có thể tiên đoán được về tương lai của những món nợ mới vay trong những năm gần đây và những năm sắp tới, khi người ta chưa chắc chắn về đường lối chính trị kinh tế của Việt Nam (các đầu tư cũng như nợ lớn trong nhiều năm nay chủ yếu đi vào Hoa Lục). Tuy nhiên, nếu Việt Nam vay mượn không nhằm cho các dự án phát triển thiết thực, mà chỉ nhằm cho các dự án khoa trương (ostentatious projects), thì chắc chắn sẽ lâm vào cảnh nợ nần.

Theo thiển ý, Hà Nội sẽ được coi là khôn khéo hơn nếu họ minh bạch cho biết họ sẽ sử dụng một phần số tiền kiếm được khó khăn này, nhiều khi bằng cả mồ hôi và nước mắt, vào các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội và phát triển cộng đồng, đặc biệt ở các tỉnh nghèo miền Bắc, vùng cao nguyên và vùng quê đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu trong suốt và công khai hóa sẽ đưa đến sự nghi ngờ là nhà cầm quyền cộng sản đã đang và sẽ chuyển một phần lớn số ngoại tệ này ra ngoại quốc dưới hình thức kinh doanh, vận động tuyên truyền, nhưng chủ yếu là "rửa tiền" để đưa vào trương mục riêng hay mua sắm tài sản, trang trải việc kinh doanh hình thức, du lịch, học hành vv.cho thân nhân của mình.

Nếu Hà Nội biệt dụng khoảng 20% - 30% số tiền 6-7 tỷ đô la mỗi năm do Việt kiều và lao động xuất khẩu gửi về để thực hiện các công tác trên, hoặc thành lập những ngân hàng cho vay với các số vốn nhỏ để kinh doanh theo mô hình The Grameen Bank của kinh tế gia Muhammad Yunus, người Bangladesh được giải Nobel về Hoà Bình năm 2006, thì hình ảnh các vùng quê và hẻo lánh chắc chắn sẽ lần lần tươi đẹp hơn hiện nay–cái đẹp thiết thực, gần gũi và có tác dụng dẫn truyền hơn những cái đẹp kênh kiệu của các khách sạn 4-5 sao cùng những khu giải trí hào nhoáng giữa các đô thị đông đúc người nghèo. Những dự án phát triển đó sẽ thể hiện tinh thần nhân bản, đầy ắp tình người –mồ hôi nước mắt và ước mơ của những người gửi tiền về (dĩ nhiên ngoại tệ được vận chuyển qua hệ thống ngân hàng); tấm lòng biết ơn và hy vọng của người nhận (những người hưởng phúc lợi qua các dự án), cũng như thiện chí và trình độ nghề nghiệp của các chuyên viên trẻ trong nước đóng góp vào việc qui hoạch, thực hiện và điều hành các dựa án đó -- sẽ không thiếu, nếu đừng bắt họ phải tham lam và gian dối như những người nắm quyền cao cấp.

Lê Văn Bỉnh
Virginia
(2004 – 2008)
_____________

Tài Liệu Tham Khảo

Cooper, Richard. Economic Stabilization and Debt in Developing Countries.
Massachusetts: The MIT Press, 1992.
De Sota, Hernado. The Mystery of Capital: Why Capitalism Triumps in the West and
Falls Everywhere. New York: Basic Books, 2000
Easterly, William. "Debt Relief Will Not Help Developing Nations
Overcome Poverty." Developing Nations. Ed. Berna Miller and James D. Torr. Michigan: Green Haven Press, 2003. .
Gélinas, Jacques B. Freedom from Debt: The reapproportion of
Development through Financial Self-reliance: New York: Zed Books Ltd, 1998
Griesgraber, Jo, and Bern G. Gunte, ed. The World Bank: Lending on a
Global Scale. Illinois: Pluto Press, 1996.
Hertz, Noreena. The Debt Threat. New Ork: HarperBusiness, 2004
Hogendorn, Jan. Economic Development. New York: Harper Collins
Publishers, 1987
International Monetary Fund. Heavily Indebted Poor Countries Debt Initiative – All
Countries. http:www.imf.org, 7/14/04
Jubilee. On Fifth Anniversary of Birmingham Human Chain Campaigners
Ask: "Did the G8 Drop the Debt?"
http:///www.jubilee2000uk.org, 10 May 2004.
Lancaster, Carol. Foreign Aid: Diplomacy, Development, Domestic Politics. Chicago:
The Univiversity of Chicago Press, 2007
Library of Congress Country Studies & CIA World Factbok: Vietnam External Debt
http://wwww.photius.com/countries/vietnam/society/vietnam, 8/15/08
Mallaby, Sebastian. The World’s Banker: A Story of Failed States, Financial Crisis, and
the Wealth and Poverty of Nations. New York: The Penguin Press, 2004
Paris Club. The Debt of Developing Countries. http://www.clubdeparis.org . 11 May
2004
People's Daily Online. Vietnam’s Foreign Debt Still under Control: Report
http://english.peopledaily.com.cn200608/07/print20060807_29061.html , 8/15/08
Reuters. Jubilee 2000 Still Carries Torch for Third Word Debt. 21 July 2001 http://www.taipeitimes.com , 10 May 2004.
Rieffel, Lex. Restructuring Sovereign Debt: The Case for Ad Hoc Machinery:
Washington, DC: The Brookings Institution, 2003
Sachs, Jeffreỵ The End of Poverty: How We Can Make It Happen in Our Lifetime. London: Penguin Books, 2005
Shah, Anup. Debts--Undermining Development. http://www.globalissues.org, 28 May
2004.
U.S. Department of State. Background Note: Vietnam
http://wwww.state.gov/r/pa/ei/4130.htm, 8/15/08
VietNamNet Bridge. Overseas Remittance Hits High Season (12/21/07).
http:/vietnamnet.vn/service/printversion.vnn?article_id= 1008436, 08/19/08
World March of Women. Poverty: Action Sheet on Debt Cancellation for
Third Word Countries. Available from http://www.ffq.ca/marche2000, 10 May 2004.
World Bank Group. Debt Relief. Available from http://web.worldbank.org,
28 May 2004
Yunus, Muhammad. Banker of the Poor. New York: Public Affairs, 2003