Saturday, January 31, 2009

Độc giả nghĩ có một chữ sai


Trong bài thơ của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đăng hôm qua (Đăng lại trên đây), một độc giả cho rằng câu cuối có một chữ sai: "quấn" chứ không phải "bay", "Những khăn quàng đỏ quấn quanh cổ cò" chứ không phải "Những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò".

Bài thơ trên đây, Diễn Đàn trích nguyên văn từ tập Hoa Địa Ngục do cơ sở Đông Tiến ấn hành năm 1995 với sự hợp tác của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất tại Nhật, trang 140. Nếu ai có trong tay tập thơ HĐN do một nhà xuất bản khác ấn hành, xin kiểm chứng lại giùm xem có khác với bản Dông Tiến hay không... xin cám ơn. (D.Đ)
.

Sưu khảo của Phạm Trần Anh

TẾT NGUYÊN ĐÁN

Trong lễ hội dân gian, người Việt cổ xem trọng nhất là Tết Nguyên Đán.Truyền thuyết xa xưa kể lại rằng Đế Chuyên Húc (còn gọi là Xuyên Húc)* gọi tháng giêng là NGUYÊN, gọi mồng một là ĐÁN rồi ghép lại là Nguyên Đán tức mồng một tháng giêng. Tầm nguyên ngữ nghĩa của hai chữ Nguyên Đán sẽ cho ta thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của Tết Nguyên Đán trong tâm thức Việt. Nguyên là mới bắt đầu, Đán là một chữ tượng hình, ở bên trên là chữ nhật chỉ mặt trời, bên dưới là chữ nhất thay cho mặt bằng phẳng khiến chúng ta liên tưởng mặt trời từ từ lên cao, tượng trưng cho một ngày mới bắt đầu. Còn chữ Tết là trại âm của chữ Tiết, Nguyên Đán là ngày đầu năm đầu tháng giêng Âm lịch.

Do đó, Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của tiết đầu của một năm mới. Từ thời cổ đại cho tới Nhà Hạ vẫn lấy ngày mồng một tháng giêng là ngày Tết Nguyên Đán của người Việt cổ. Nhà Hạ ăn tết nhằm cung dần, dựa theo nông lịch tức tết đầu xuân lúc khởi đầu có sấm. Khi tộc Thương (Hán tộc) đánh đuổi Nhà Hạ (Việt tộc) khỏi Hoa Bắc thì Hán tộc chọn ngày 1 tháng 12 âm là Tết Nguyên Đán, đến triều Chu chọn ngày 1 tháng 11 âm lịch, Tần chọn ngày 1 tháng 10 âm lịch cho cả Trung Quốc. Mãi đến thời Hán Vũ đế* chịu ảnh hưởng của văn hoá Bách Việt phương Nam nên chọn lại ngày 1 tháng giêng là Tết Nguyên Đán. Ngày nay, Trung Quốc lại chọn ngày 1 tháng 1 Dương lịch tức Tết Dương lịch của Tây phương làm ngày Tết Nguyên Đán còn ngày 1 tháng giêng là Tết Xuân Tiết. Duy chỉ có dân tộc Việt Nam trước sau như một vẫn bảo lưu truyền thống Nông lịch của người Việt cổ lấy ngày mồng một tháng giêng Âm lịch là ngày Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Ta để phân biệt với Tết Dương lịch 1 tháng 1 Dương lịch là Tết Tây.

Đối với người Việt, cái Tết có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống. Thật vậy, ngoài cái giờ phút thiêng liêng chuyển đổi của đất trời qua “Giao thừa” sang năm mới, mọi người trong gia đình mỗi người đều mang một tâm trạng riêng, nhớ tới những người thân đã khuất còn hiển hiện quanh đây, bên bàn thờ với đĩa ngũ quả khói hương nghi ngút, đan quyện linh hồn những người đã khuất với kẻ còn sống đang tưởng nhớ tới họ. Tết nhất cũng là dịp gia đình đoàn tụ xum vầy, cháu con dù đi làm ăn xa đến đâu nếu có phương tiện vẫn trở về mái ấm gia đình, để hàn huyên tâm sự những khó khăn trong cuộc sống.

Hàng năm cứ vào những ngày cuối tháng chạp (tháng 12 ÂL) ai cũng nao nao trong lòng về ngày Tết sắp đến. Qua ngày hai mươi là Tết đến nơi rồi, không biết năm nay những người thân xa quê hương ai sẽ về đón Tết, ăn Tết với gia đình? Để chuẩn bị vui đón cái tết ấm cúng thân thương đúng ý nghĩa của nó, gia đình nào cũng phải trang hoàng nhà cửa, sửa soạn bàn thờ Gia Tiên với đĩa “Ngũ quả” gồm 5 loại trái cây là trái sung (sung túc), trái mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài nói lên ước vọng tâm tư dân dã miền Nam Cầu (mãng cầu) trời khấn phật cho vừa (dừa) đủ (đu đủ) xài ( Xoài). Người Việt miền Bắc thì trong đĩa ngũ quả phải có một chùm quả Sung ước mong sự sung túc cho gia đình.
“ Mỗi năm hoa Đào nở,
lại thấy ông Đồ già ..
Nghiên mực tàu giấy đỏ,
bên phố đông người qua …”
Ngày xưa dân gian thường nhờ ông Đồ viết đôi câu đối để chúc tụng, cầu mong tài lộc hạnh phúc theo ý của mỗi người:
“ Hoa tay thảo những nét,
Như Phượng múa Rồng bay…”
Năm nay, Đào lại nở nhưng ít thấy “ông Đồ già” nên chúng ta phải nhờ mấy “ông Thư pháp trẻ” viết vài chữ, vài câu gọi là mừng xuân. Giới trẻ thì trước tết đã rủ nhau đến hiệu sách chọn mua thiệp Xuân để gửi chúc tết đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp với những lời chúc mừng nhân dịp Xuân về. Ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo lên trời. Đêm giao thừa 30 tháng chạp, ông Táo lại trở về trần gian với gia đình để phù hộ cho con cháu có của ăn của để. Gia đình nào cũng lo sơn quét nhà của đón Tết nhưng cũng không quên ra thăm viếng sửa sang sơn quét những ngôi mộ của người thân, đó chính là lúc tâm hồn người ta chùng xuống chạnh nhớ ông bà cha mẹ, nhớ những ngày tháng đã qua trong cuộc đời, trong tâm thức mỗi con người. Lễ Tết còn thể hiện tình bà con nghĩa làng nước, gia đình này bàn với gia đình kia mổ chung một con heo, nấu chung nồi bánh chưng, bánh tét để được ngồi bên nhau canh nồi bánh kể chuyện râm ran cả một quá khứ tuổi thơ hiện về ngập tràn tâm tưởng.

Trước Tết nhà nào cũng lo đi sắm Tết, mua cho con trẻ bộ áo mới để mặc tết. Đúng giờ Giao thừa, gia đình có mặt đông đủ trước bàn thờ gia tiên để khấn vái ông bà Tiên Tổ phù hộ cho mọi người. Trong không khí trang trọng đặc biệt của ngày Tết, trên bàn thờ khói hương nghi ngút, con cháu lần lượt chúc tuổi các bậc trưởng thượng ông bà cha mẹ được sống lâu trăm tuổi, rồi ông bà cha mẹ lại mừng tuổi cho con cháu mau khôn lớn, học hành thành đạt … Sau đó, gia đình anh chị em rủ nhau đến chùa lễ Phật hoặc đến nhà thờ nhưng không quên tập tục dân gian xưa là bẻ một cành cây có lá non gọi là “Hái lộc” mới đem về nhà cho sang năm gia đình được nhiều may mắn, tài lộc. Truyền thống dân gian Việt là “Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy” đã nói lên đạo hiếu của bổn phận làm con và truyền thống “ tôn sư trọng đạo” của người Việt. Ngày mồng một tết, sau khi chúc tuổi thọ cha mẹ, dân gian còn phải đến chúc tết các bậc trưởng thượng trong dòng họ rồi chúc tết bà con cô bác, hàng xóm láng giềng. Đi đến đâu, vào nhà nào cũng được tiếp đón linh đình nồng hậu hơn mọi ngày với đầy đủ món ngon vật lạ ngày tết.

Ngoài ý nghĩa tâm linh của ngày tết, dân gian Việt thiên về cuộc sống tình cảm nên xem ngày tết như là một dịp để quên đi những vất vả gian truân của cuộc sống, quên đi những buồn phiền hiềm khích năm cũ đẻ vui vẻ đón tết, ăn tết. Không một ai trong chúng ta lại không nhớ đến nỗi vui mừng khi nhận những bao tiền “mừng tuổi” của cha mẹ anh chị “lì xì” cho, ôi cái bao lì xì màu đỏ rực thời còn nhỏ dại của người thân mừng tuổi cho những đồng tiền mới tinh … nhớ mãi trong đời. Người Việt Nam chúng ta không ai có thể quên được không khí tưng bừng nao nức của ngày tết với câu đối đỏ, những bức tranh tết đỏ rực, những câu đối chúc tụng, những tràng pháo đỏ treo trên cây nêu hoặc trên cao để đúng giờ giao thừa nổ liên hồi để xua đuổi tà ma nên đêm ba mươi dân gian còn gọi là “ Đêm trừ tịch”. Tiếng pháo nổ dòn giã vang rền, có nơi còn múa lân để chúc mừng gia chủ khiến lòng người ai ai cũng hoan mừng chờ đón giây phút thiêng liêng trọng đại đó để “Tống cựu nghinh tân”, đạp cái xấu xa xui xẻo năm cũ để đón mừng một năm mới tràn đầy hi vọng.

Làm sao có thể quên được những đôi môi mọng đỏ của các cô gái khi cắn hạt dưa … Cái thú ngồi cắn hạt dưa đến rát cả lưỡi mà vẫn cắn không biết chán, những tiếng cười ròn rã, những câu truyện râm ran suốt cả đêm. Tết nhất với đủ mọi món ăn nào là thịt mỡ dưa hành, giò chả rồi bánh chưng, bánh tét tha hồ mà ăn đến ngán ngẫm ê hề nhưng không hề bị chột dạ đau bụng. Ông cha ta tự xa xưa đã đón mừng cái tết với những món ăn mang tính chất âm dương đối nghịch* để dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Thịt mỡ thì phải có dưa hành ngoài Bắc và dưa món miền Trung và củ kiệu miền Nam nên dân gian khi nói đến cái tết dân gian thì chúng ta liên tưởng ngay đến “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ bánh chưng xanh … màu sắc tương phản, âm dương thái hòa của văn hóa Việt.

Nói đến Tết không ai không nhớ đến bài thơ Ông Đồ của thi sĩ Vũ Đình Liên, nhất là 2 câu thơ châm biếm trào phúng của thi sĩ Trần Tế Xương đã lột tả trung thực ý nghĩa của cái tết dân gian với những “Nêu cao, pháo đỏ bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành” mà khơng một người Việtt Nam nào lại không nhớ tới không khí ngày tết dân gian ngày xưa:
“ Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột.
Loẹt loè trên vách bức tranh gà ..!”
Bên cạnh những tấm lòng chân thật còn có những lời chúc chót lưỡi đầu môi của những phường giả dối nên thi sĩ Tú Xương đã mỉa mai cay đắng :
“ Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau,
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu …!!!”
Mỗi lứa tuổi đón tết một cách khác, trẻ em thì vui mừng mong đợi ngày tết với những ước mơ đơn giản đời thường với bao tiên lì xì mừng tuổi, bộ quần áo mới và bánh thịt phủ phê năm ba ngày tết. Tuổi thanh xuân thì rủ bạn bè người yêu đi chơi đây đó xa nhà, có người lo làm ăn sinh kế nên phải xa nhà tha hương nơi đất khách quê người, chợt một lúc nào đó cảm thấy hụt hẫng thiếu vắng một cái gì khiến tâm tư lắng đọng nhất là những chiều cuối năm nắng hanh vàng vọt bên thềm khiến lòng người chợt chùng xuống để tâm tư lắng đọng, hoài vọng về một thời dấu yêu xưa cũ:
Chiều cuối năm gợi nhớ,
Trở về mái trường xưa ..
Ngập tràn bao kỷ niệm,
Thương biết mấy cho vừa ..!
Chiều cuối năm gợi nhớ,
Một thoáng buồn xa đưa …

Những người thân thương cũ,

Chờ ai đón Giao thừa ..!!!
Thi sĩ Thế Lữ cũng đã trải qua những ngày tết xa nhà nơi gác trọ mới cảm thấy một nỗi buồn thấm thía:
Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan,
Trong lúc gần xa pháo nổ ran ..
Rũ áo phong sương trên gác trọ,
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang ..!
Với tuổi già thì những ngày cuối năm biết bao nhiêu buồn vui cuộc sống đủ để trầm ngâm về thế thái nhân tình, về cõi nhân sinh riêng mình chứng nghiệm ..! Nhìn bàn thờ khói hương nghi ngút, nhớ những người thân đã qua đời, những bạn bè không còn nữa, chậm rãi vuốt chòm râu bạc nhấp một hớp rượu rồi khề khà ngâm vịnh :
“ Nén hương khói toả thờ Tiên Tổ,
Chén rượu ngâm nga chúc bạn bè ..!”
Vào tuổi “Thất thập cổ lai hi”, với cái nhìn thấu suốt toàn diện cuộc đời sau bao năm thể nghiệm cuộc sống để cuối đời nhận chân được qui luật muôn đời của con tạo xoay vần, của sinh lão bệnh tử nên bình thản chấp nhận tuổi già xồng xộc đến, chờ đón cái chết một cách ung dung tự tại mà chỉ có người phương Đông mới có được, …
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai ..
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai ..
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai ..!

Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa tươi ..
Việc đời qua trước mắt,
Trên đầu già đến rồi …
Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng mãi,
Đêm qua sân trước một cành mai ..!
(Thiền sư Mãn Giác)


QUỐC VIỆT

Riêng tặng anh chị em cựu học sinh Nguyễn Trải, Chu văn An
và cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh Houston
của Phạm Trần Anh
sau bao năm trời xa cách

Chú thích:

* Chuyên Húc còn gọi là Xuyên Húc, ông vua thời cổ đại của Việt tộc nhánh Thần Nông phương Bắc. * Lưu Bang Hán Cao Tổ khởi nghiệp ở vùng sông Hoài của Việt tộc nên chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Việt, khi lên ngôi cũng làm lễ tế Xuy Vưu (Li Vưu) của Việt tộc. Hán Vũ Đế xâm lăng Nam Việt, tuy thắng về quân sự nhưng lại bị văn hóa của người bị trị thẩm nhập. Trong lịch sử các cuộc chiến tranh, hầu hết bao giờ phương Bắc cũng thắng vì họ thiên về lý trí, vũ lực giỏi về quân sự (du mục), phương Nam sống về nông nghiệp nên thiên về tình cảm, văn hóa nên dễ dàng thua trận nhưng sức sống của nền văn hóa phương Nam cuối cùng lại thắng phương Bắc xâm lược.

***

TÂM TÌNH CUỐI NĂM*

Thưa quí vị, quí thân hữu
Thưa quí đồng môn Quốc gia Hành Chánh

Trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn về những ân tình mà quí vị, quí anh chị đã dành cho Phạm Trần Anh trong hơn 2 năm qua. Những tình cảm nồng ấm chan chứa ân tình đó sẽ sống mãi trong tôi. Thật không còn gì quí hóa hơn những tình bạn chân tình của một thời cắp sách đến trường và cũng xin cảm tạ cuộc sống đã cho chúng ta những giây phút êm đềm thân thương đó. Nó là hành trang cho cuộc đời, làm “ấm lòng chiến sĩ” sưởi ấm tâm hồn những người Việt Nam chúng ta phải rời bỏ quê hương trong uất ức nghẹn ngào để rồi phải chọn nơi này là quê hương thứ hai. Đành rằng nơi nào có nhân quyền, tự do dân chủ, nơi nào chúng ta sống hạnh phúc nơi đó là quê hương ..! Dù sống một cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất, nước Mỹ vẫn mệnh danh là thiên đàng những ước mơ bình thường của cuộc sống, thế nhưng chúng ta lại bỏ lại cả một tuổi thơ yêu dấu, bỏ lại cả lũy tre xanh, con kênh với những cầu tre lắt lẻo của miệt vườn cây trái quanh năm, hương vị ngọt ngào mà không một nơi nào có được … bỏ lại cả quê hương khốn khó với 83 triệu đồng bào Việt Nam ruột thịt thân thương đang dở sống dở chết trong cái ngục tù bao la gọi là nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam …!!!

Trong những buổi chiều cuối năm nhớ về dĩ vãng chợt thấy lòng chùng xuống, tâm tư lăng đọng thấm thía làm sao … Chúng ta tự hứa với lòng mình phải sống xứng đáng, phải biết ơn tạo hóa và biết ơn bao người đã hy sinh tính mạng đế chúng ta có được ngày hôm nay … Chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể làm được dù là nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa để xứng đáng với chính mình, góp phần cho công cuộc tranh đấu giành lại tự do dân chủ, giành lại quyền sống làm người cho tất cả Việt Nam chúng ta còn ở trong nước.

Trước thềm năm mới, chân thành cầu chúc tất cả quí vị, quí thân hữn, quí đồng môn vui hưởng một năm mới tràn đầy hạnh phúc, thành công trên mọi phương diện. Cầu mong mùa Xuân Dân tộc sẽ đến với tất cả đồng bào Việt Nam chúng ta trong năm Kỷ Sửu này.

Trân trọng,
Phạm Trần Anh

Xin mời các bạ chúng ta cùng ghé thăm trang nhà Vietnamngaymai.org để cùng nhau đóng góp xây dựng một Việt Nam Ngày Mai tươi sáng huy hoàng.
Mọi góp ý xây dựng xin liên lạc:
Phone: 1(714) 603-9291 Email: quocvietanhpham@yahoo.com
Địa chỉ: 10095 Larson Ave, Garden Grove CA 92843

* Bài nhận được sau Tết Nguyên Đán. (D.Đ.)

Friday, January 30, 2009

Việt Công sắp nhường thêm đất cho Tàu Cộng


Việt Nam sắp mất thêm Bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh

11/12/2008:

Theo nguồn tin từ giới quân sự cao cấp cộng sản Việt Nam và được kiểm chứng qua một số thành viên ngoại giao đoàn tại Hà Nội thì Bắc Kinh đang đòi buộc cộng sản Việt Nam phải nhượng thêm Bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh cho Trung Cộng trước khi dứt điểm kế hoạch cắm cột mốc dọc theo biên giới 2 nước. Trung Cộng đòi các lãnh tụ cộng sản Việt Nam phải trả lời dứt khoát tại cuộc họp giữa hai bên ngày 12/12/2008 tại vùng Hữu Nghị - Lạng Sơn.

Tục Lãm là một trong 3 điểm nóng nhất còn bàn cãi giữa hai bên, nhưng hiện đang thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hai vùng còn lại là khu Bản Giốc và khu mộ Cao Bằng. Phía Tàu cộng đòi Việt Nam phải nhượng hẳn Tục Lãm và nhượng thêm đất 2 vùng kia.

Cũng theo nguồn tin trên, các ủy viên Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đã nghiêng hẳn về giải pháp giao nhượng Bãi Tục Lãm cho Tàu Cộng, bất kể sự phản đối từ phía quân đội.

Hiện nay Tàu Cộng đã áp lực với các đầu sỏ đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục nhượng thêm đất cho bọn chúng.
Còn đảng cộng sản Việt Nam là còn mất lần mất hồi đất đai mà tổ tiên đã tốn xương máu biết bao đời mới giữ được và lưu truyền cho hậu thế cháu con.

Sources:
http://blog.ifrance.com/thanhuu/post/694181-bien-vn-sap-mat

Thơ Nguyễn Chí Thiện


Thâm cung bí sử thời đại

Năm 1964, tôi được cơ quan và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cho ra miền Bắc học văn hóa, đi bộ trên 3 tháng vượt Trường Sơn ra Hà Nội. Trường hành chính gần cầu Giấy, Hà Nội là nơi đón tiếp chúng tôi đầu tiên. Năm đó tôi mới 15 tuổi. Bởi vì sống trong vùng tạm chiếm của Mỹ - Diệm nên hiểu biết của tôi về Bác Hồ rất chi là ít ỏi.


Tôi đã sớm giác ngộ cách mạng, đã tham gia làm giao liên hợp pháp cho Thành ủy, Biệt động thành Đà Nẵng và Huyện ủy Điện Bàn, Đại Lộc. Cho đến khi lên chiến khu, tôi được ba tôi và các chú trong cơ quan dạy bảo thêm về tiểu sử của "Bác Hồ" - nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc ta.Phải lúc bấy giờ " Bác "như là thần thánh trong đầu tôi .

Trước khi tôi ra miền Bắc, ba mẹ tôi ôm tôi ngồi trên chõng tre căn dặn: “Con ơi, ra đến miền Bắc nếu được gặp Bác Hồ, con nói ba mẹ và gia đình mình cũng như các cô chú trong cơ quan gởi lời thăm sức khỏe của Bác. Con phải cố gắng học thật tốt để sau này về phụng sự quê hương nghe con”.

Lúc đó tôi chỉ biết im lặng.

Thật là vinh dự biết bao cho bản thân, gia đình và quê hương chúng tôi, tôi có tên trong danh sách gặp Bác Hồ. Đó là lúc 17 giờ ngày 30-8-1964. Sau khi ăn cơm chiều về có lệnh tập trung, bác Tố- Hữu - người phụ trách chung - nói: “Các cháu có danh sách sau đây ở lại cùng với anh Hanh phụ trách đội thiếu niên tiền phong”.

Bác Hữu đọc: “.... Lập, Lộc, Dung (con bác Nguyễn Hữu Thọ), Đệ, Hòa (Khánh Hòa), Độ, Đâu và Thanh, Kiến (QNĐN)”.

Bác Hữu nói: “Các cháu chuẩn bị tư trang, sau 20 phút tập trung lên xe và được đi gặp Bác Hồ”.

Nghe vậy, tất cả chúng tôi có tên trong danh sách reo ầm cả lên làm vang dội cả phòng. Trong lòng ai nấy đều phấn khởi chạy về phòng thay áo quần, quàng khăn đỏ, chải đầu tóc gọn gàng rồi chạy xuống cầu thang (lúc đó chúng tôi ở tầng 3 nhà A1 của Trường hành chính Hà Nội). Xuống khỏi cầu thang chúng tôi thấy có 4 xe đậu trước cửa, 2 xe Vônga - 1 xe màu đen, 1 xe màu cà phê sữa - và 2 xe com măng ca màu rêu. Tôi nhanh chân nhảy lên chiếc xe Vônga ở gần cùng với Ba Đen và anh Hanh phụ trách. Đoàn chúng tôi gồm 16 người lên xe đầy đủ. Chiếc xe từ từ lăn bánh rẽ tay trái đến cầu Giấy đi thẳng đường đê Bưởi rồi rẽ phải vào đường Hoàng Hoa Thám, đến đường Hùng Vương chạy từ từ và dừng lại. Một chú công an mở cổng và đoàn chúng tôi đi bộ vào dọc theo con đường rải đá sỏi nhỏ, hai bên trồng nhiều cây cảnh đều và gọn đẹp.

Gần đến nhà khách, chúng tôi thấy xuất hiện ông già mặc bộ đồ kaki màu xám với đôi dép cao su đen đang từ từ đi ra nở nụ cười phúc hậu.

Bỗng anh Hanh và tất cả chúng tôi reo lên: “Bác Hồ!” rồi thi nhau chạy đến ôm chầm lấy Bác.

Chúng tôi tranh nhau ôm chặt lấy Bác, còn Bác thì xoa đầu và vỗ lưng chúng tôi rồi Bác dẫn chúng tôi cùng đi vào nhà và bước lên cầu thang tầng 2. Chúng tôi ríu rít như đàn chim được tụ về tổ ấm. Lên khỏi cầu thang rẽ tay phải đi vào phòng họp mặt, lúc đó chúng tôi và các chú, các bác đi cùng với Bác ngồi vào từng ghế quây quần xung quanh chiếc bàn lớn.

Câu đầu tiên Bác nói: “Dân chố gộ có mặt đây không?” (ý nói vui người dân QNĐN).

Bạn Dung ngồi gần chọc nách và nói “có ạ”.

Bác nói tiếp: “Dân dưa cải mắm cái có không?” (ý nói chỉ người địa phương Quảng Ngãi), tất cả chỉ qua phía Ba Đen (người dân tộc Tây nguyên) Ba-Đen nói “có ạ”.

Bác lại nói: “Dân đầu gấu (đầu gối chân) có không?” (ý nói người quê ở Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận).

Tất cả chúng tôi rất khó chiụ với sự giả tiếng và hỏi một cách kỳ cục của Bác. Sau đó Bác chỉ qua phía bạn Hòa., rồi Bác nói tiếp: “Các cháu ăn mích chính ích ích thôi nghen” (ý nói quê ở Nam bộ)..

Tất cả lại chúng tôi lại không biết Bác nói gì nữa, sao bác dễu dỡ qúa vậy , những gì tôi học được về Bác khi còn ở miền nam hoàn toàn ngược lại khi tôi gặp con ngươì bác thật sự

Bác nói: “Hôm nay là ngày vui mà Bác cháu chúng ta gặp nhau như vậy chúng ta lại hát bài Kết đoàn”.

Bác vẫy tay bắt nhịp cùng chúng tôi, hội trường lúc này ngày càng tươi vui náo nhiệt. “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh, kết đoàn chúng ta là sắt gang.”. Khi mà chúng tôi say sưa hát thì bác đi bóp vai những đứa con gái, tới chổ tôi thì bác không những xoa lưng tôi mà bác còn để cho bàn tay đi xuống hai bờ mông của tôi xoa xoa bóp bóp làm cho tôi thâý rất là khó chịu, nhưng tôi không dám lên tiếng đành đứng yên chiụ thôi.

Trước mắt chúng tôi là bánh cức chó và kẹo bột cám ngào đường và nước chè xanh mà Bác cho dọn sẵn, Bác nói: “Mời các cháu cùng ăn với các bác cho vui”.

Nói xong, Bác giới thiệu với chúng tôi: “Bác là Hồ Chí Minh, còn đây là bác Phạm Văn Đồng, người dưa cải đấy! Và đây là bác Trường Chinh, bác Võ Nguyên Giáp, bác Lê Thanh Nghị, các bác ở Bộ Chính trị hôm nay cũng có mặt với các cháu”.

Bác đang nói thì thấy một ông già từ từ đi vào, miệng cười, vừa đi vừa vỗ tay, Bác Hồ giới thiệu luôn: “Đây là bác Tôn của các cháu”, cả phòng lại vỗ tay một lần nữa. Bác đi đến từng người trong chúng tôi và ôm hôn mỗi người một cái.

Đến lượt tôi được Bác hôn vào môi tôi một cách say đắm lưỡi của bác còn thò vào miệng tôi ngoáy ngoáy, ngay lập tức tôi nhổm dậy và né khuôn mặt tôi qua một bên. Lúc này tôi muốn nói về tình cảm gia đình tôi, quê hương tôi với Bác nhưng bàn tay của bác không chiụ dừng lại sau bờ mông của tôi, còn tôi thì nghẹn ngào và mắc cỡ rồi.

Bác lướt qua bạn bên cạnh. Tự dưng tôi chảy nước mắt, tôi thấy Bác Hồ này có gì kỳ cục qúa không giống như bác Hồ mà chúng tôi học được trong miền nam ..

Bác nói: “Bây giờ có cháu nào đứng lên hát cho các chú và các bác ở đây nghe một bài nào?”.

Lúc này các bạn nhìn lẫn nhau vì đột ngột quá và thấy mắc cỡ không ai chuẩn bị kịp. Sau đó, anh Hanh chỉ Dung hát một bài.

Bạn Dung hát: “Ngày con mới ra miền Bắc con còn bé xíu như là cái hạt tiêu”, hát xong Dung nhận được một tràng vỗ tay khích lệ.

Đến bạn Hòa mạnh dạn đứng lên hát bài: “Vui họp mặt. Từ ngàn phương về đây cùng nhau đoàn kết cùng đi tới tương lai...”, lại một tràng vỗ tay khích lệ nữa vang lên.

Sau đó Bác nói: “Bác đại diện các chú ở đây căn dặn các cháu mấy điều. Bác biết các cháu ngồi đây là ở khắp các địa phương của miền Nam, Bác muốn gặp tất cả các cháu cũng như gia đình của các cháu và toàn thể đồng bào miền Nam song điều kiện chưa cho phép, đất nước đang bị chia cắt nhưng các cháu tin tưởng một ngày không xa Tổ quốc ta được thống nhất, gia đình chúng ta được sum họp, Bác sẽ có điều kiện đi thăm hỏi. Các cháu viết thư hoặc nhắn tin cho gia đình là Bác và các chú ở đây gửi lời thăm gia đình và bạn bè các cháu ở miền Nam”.

Một tràng vỗ tay nữa lại vang lên trong không khí trang nghiêm và ấm cúng. Bác Hồ nói tiếp: “Các cháu đã ra đến miền Bắc xã hội chủ nghĩa rồi đấy. Bác mong các cháu ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Các cháu là những " hạt giống đỏ " của đồng bào miền Nam gửi ra đây học tập cho nên phải làm sao cho xứng đáng với lòng mong mỏi đó. Bác chúc các cháu ngoan, khỏe, vui và học tập thật giỏi” Nói xong, Bác Hồ quay qua bên cạnh hỏi: “Các chú có ý kiến chi không?” (ý hỏi ý kiến các bác trong Bộ Chính trị có mặt lúc đó).

Các bác đều không nói thêm và tán thành ý kiến với Bác.

Bác nói tiếp: “Bây giờ các cháu xuống dưới xem phim”. Chúng tôi đứng lên và

đi xuống với Bác, bạn thì đi cạnh bác Tôn, bạn thì đi cạnh bác Đồng, bác Duẩn, bác Chinh, bác Giáp, bác Nghị...

Vào phòng chiếu phim ở tầng 1, Bác chiêu đãi bộ phim thiếu nhi miền Nam đánh Mỹ (phim hoạt hình). Lúc đó tự nhiên tôi thấy vinh dự đến lạ kỳ, một niềm vui khó tả, Bác Hồ ngồi cạnh tôi bác ôm chặc tôi, một tay choàng qua vai tôi và xoa xoa lên ngực tôi bộ ngực mơí lớn của một cô gái miền nam .

Đêm hôm đó tôi được một chị thư ký của bác noí nhỏ cho tôi biết là tôi hân hạnh được bác muốn cho gặp riêng bác, có những chuyện bác muốn hỏi tôi nhưng vì sáng nay đông qúa bác không tiện. Khi tôi cùng Chị Nhàng đi tơí chổ Bác ở thì tôi được Chị Nhàng dẫn đi tắm rữa sạch sẽ và chị nhàng nhìn tôi trong đôi mắt u buồn và tội nghiệp .Tôi được chị nhàng dẫn đi qua môt hàng lang, và tơí phòng ngủ của bác, chị Nhàng gõ cữa ba tiếng cánh cửa mở ra, Chị Nhàng bảo tôi đi vào và chị xoay lưng bỏ đi .

Khi tôi vào phòng Bác ôm chầm lấy tôi hôn môi tôi, hai tay bác xoa nắn khắp người tôi, Bác bóp hai bờ ngực nhỏ của tôi, bác bóp mông tôi bác bồng tôi lên thều thào vào trong tai tôi :

- Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền nam cho bác nhé.

Bác bồng tôi lên gườing hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi, Bác như một con cop đói mồi, sau một hôì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đàng năm xui tay... Hai hàng lệ một cô gái miền nam vừa tròng 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.

Những đêm sau mấy đứa con gái khác cũng được dẫn đi như tôi, tôi biết là chuyện gì sẽ xảy ra với chúng, nhưng chúng tôi không ai dám noí vơí ai lời nào. Và qua cái chết của con Lành và con Hoa thì những ngày sau đó chúng tôi sống trong hoang mang và sợ sệt không biết là khi nào tới phiên của mình .

Cho đến khi thống nhất nước nhà, ba mẹ tôi không còn nữa, đã hy sinh cho độc lập dân tộc song họ hàng tôi vẫn vui lòng bởi vì tôi đã thay mặt gia đình và các cô chú trong cơ quan cũng như bạn bè tôi được vinh dự gặp Bác Hồ. Nhưng có ai biết được rằng sau cái gọi là vinh danh gặp bác hồ là chuyện gì xảy ra đâu.

Kể cã chồng tôi khi hỏi tới trinh tiêt' của tôi, tôi cũng không dám nói vì anh ấy là một đảng viên cao cấp là một người lảnh đạo của tỉnh QNDN. Tôi chỉ nói là khi đi công tác tôi bị bọn ngụy quân bắt tôi và hảm hiếp tôi, chứ làm sao tôi dám noí tôi bị hảm hiếp lúc mơí 15 tuôỉ và bị hảm hiếp ngay Phủ chủ tịch và chính là " Bác hồ " hảm hiếp tôi cho chồng tôi nghe .

Bây giờ ngồi đây tự điểm mặt lại trong số chúng tôi được vinh dự gặp Bác Hồ hơn 40 năm trước đây, chúng tôi đều trưởng thành, ngôì ngậm nguì nhớ laị những đứa bỏ xác laị trong phủ chủ tịch và không bao giờ về lại được miền nam. Tự nghĩ lại, chúng tôi thấy rất thấm thía lời Bác Hồ đã dạy: “Bác sẽ cấy những hạt giống đỏ của của bác cho đồng bào miền Nam”.

Quãng Nam-Đà nẵng
Ngày mùng 2 thánh 9 năm 2005

Huỳnh Thị Thanh Xuân

***

Những truyện đại loại như trên hiện khó kiểm chứng. Nhưng những đồn đại bấy lâu về con người thực của Hồ Chí Minh khiến những mẩu tâm sự như trên trở thành một kích thích cho những nhà viết sử đi tìm sự thực. (D.Đ)


***
Ong da dang bai cua mot nguoi dan ba to cao HCM da ham hiep ba ta khi con 15 tuoi, ong lai chu thich o duoi nhung loi ddo^`n dda.i kho kie^?m chung nhu the chang khac nao ong benh vuc cho Ho chi Meo, cha(?ng tha` ong du+`ng da(ng, neu da dang thi dung them Loi ban Mao ton cuong, no chang dong gop duoc gi ca, nay co rat nhieu nhung nhan chung ke lai ve HCM, Ngo dinh Diem.. hu thuc cung kho biet, nhung neu ai thich HCM thi benh vuc cho HCM, ai thich Ngo dinh Diem thi benh vuc NDD, toi nghi ong khong nen them loi ban thi hay hon, doc loi ban cua ong nguoi ta nghi loi to cao cua nguoi dan ba nay chi la tin don.
TD

Thursday, January 29, 2009

Phân ưu

Click to enlarge

Ngũ phúc và...

Bát Tiên
(Trích email trao đổi giữa NĐPhúc, "Lý trưởng" Làng Chài và NTVĩnh, "Chánh Hương Hội")


- Đêm giao thừa, sau Kinh Thánh, linh mục "tán" quá rộng về chữ Phúc...Nhưng rộng quá lại...
(NĐP)

- Đầu xuân mà được Bác Lý tặng cho nụ cười thì còn gì bằng.
Này, xin Bác Lý kê giùm 5 phúc là những thứ gì. Tôi đoán mãi mà không đủ 5.
Tôi mới post lên Diễn Đàn. Chỉ sợ người ta đòi giải thích thì thiệt tai họa.
Chuyện đêm xuân giao thừa sau khi đã hả hê, xin Bác hồi âm giùm.
(NTV)

- Rất dễ: Ngũ Phúc gồm:
PHÚC,
LỘC,
THỌ,
KHANG,
NINH.
Tam Đa không có KHANG (mạnh khoẻ), và NINH (yên ổn; không có tên Công An Khu Vực nhòm ngó). Vừa đi xông đất về, thấy email nên báo cáo Bác ngay.

- Tôi sẽ giữ chặt bửu bối để nhỡ có ai "hạch hỏi" sẽ chìa ra ngay. Cám ơn Bác Lý nhiều

- Ngày xưa có hai bợm nhậu ngày Tết đang "chén tạc chén thù" với nhau, thấy có tên thủứ3 qua cửa bèn ngoắc vô để thành TAM Đa. Nhậu một hồi, có tên thứ 4, ngoắc vô tiếp để thành TỨ Quí. Khi đã khá say, lại thêm tên nữa bèn "hú" vào cho thành NGŨ Phúc. Ngũ Phúc đã khá xỉn, thấy bóng tên thứ 6 qua cửa, một tay ngoắc vào, anh bạn ngồi nhậu la lên: "anh muốn tôi là LỤC súc" hay sao. Anh ta vừa nói vừa xắn tay áo, may sao có tên thứ 7, một anh còn tỉnh hơn, vội can: "Có rồi: Thất hiền". Tiệc đang vui thêm người nữa đi qua, ngoắc vô để thành "Bát tiên quá hải"... Cứ thế tha hồ mà nhậu...

Nào DZÔ đi Bác Chánh.

- Cám ơn Bác Lý nhưng chắc không được đâu. Bộ "Lòng Mặn" của tôi lôi thôi lắm, nhất là gan và bao tử. Vả lại nhóm đã là bát tiên quá hải, nếu có tôi nhào vô thì thành ... Cửu Dương Chân Kinh à?
.......

Wednesday, January 28, 2009

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn lên tiếng

Lá Thư Đầu Xuân

Kính thưa đồng bào trong và ngoài nước,

Nhân ngày Tết Nguyên Đán năm Kỷ Sửu, tôi thân ái gởi đến đồng bào toàn quốc lời chúc Tết trang trọng và thân thương nhất của tôi. Từ bao năm qua, đồng bào tại quê nhà đã chịu đựng biềt bao lầm than thống khổ. Cùng với các phong trào dân chủ trong nước, cộng đồng hải ngoại đã kiên trì tranh đấu để đòi lại nhân quyền và những quyền tự do dân chủ của người dân bị bạo quyền tước đoạt từ hơn nửa thế kỷ qua.

Ngày giao thừa là ngày chúc tụng lẫn nhau, và cũng là ngày đặc biệt dành để đốt hương cúng lạy ông bà và tưởng niệm tổ tiên đã dày công dựng nước và giữ nước cho chúng ta qua mấy ngàn năm dài của lịch sử. Chính trong tinh thần linh thiêng của ngày lễ dân tộc truyền thống này, tôi mạn phép cảnh báo đồng bào về nạn mất nước sắp xảy ra trong năm nay, năm Kỷ Sửu 2009 này, nếu toàn dân chúng ta không đoàn kết vùng lên để đấu tranh với bạo quyền phản quốc đang cấu kết với kẻ thù bá quyền phương Bắc.

Thật vậy, với công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng từ năm 1958, mở đường cho Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988, tiếp theo hai hiệp định phân định biên giới ký ngày 30/12/1999 và phân định lãnh hải ký ngày 25/12/2000 giữa hai cộng đảng Việt Nam và Trung Hoa, đất nước chúng ta đã mất tối thiểu 1000 cây số vuông trên đất liền và 10 ngàn cây số vuông trên mặt biển. Nay, với chủ trương của bạo quyền cố tình từ bỏ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông, người dân chúng ta tự hỏi bạo quyền còn sẽ dâng cho Trung Cộng bao nhiêu trăm ngàn cây số vuông biển nữa, vì chính sách bịt miệng bịt tai của bạo quyền cấm đoán người dân tìm hiểu mọi tin tức liên quan đến hành động bán nước này.

Có lẽ đa số đồng bào không được biết Điều 76 “Công Ước Luật Biển” của Liên Hiệp Quốc minh định các nước ven biển muốn được hưởng vùng đặc quyền kinh tế ra tới 200 hải lý, hay thềm lục địa ra tới 350 hải lý, phải lập hồ sơ nạp cho Liên Hiệp Quốc trước ngày 13/05/2009 là thời hạn chót, như đã được bổ túc bởi Điều 4 của Phụ Lục II của Công Ước (Annex II to the Convention). Tại Biển Đông, các nước sau đây đã tranh chấp về thềm lục địa cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Trung Hoa, Đài Loan và Việt Nam. Các nước tranh chấp đều tích cực xúc tiến đệ nạp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc. Riêng về Việt Nam thì chưa có một dấu hiệu gì cho thấy nhà cầm quyền xúc tiến thủ tục đòi hỏi bởi thẩm quyền tối cao này. Lý do là vì muốn được sự bảo trợ của Trung Cộng để duy trì độc tài đảng trị, cộng sản Việt Nam đã để cho Trung Cộng khống chế, bị ép buộc ký kết “hai hiệp ước bán nước” năm 1999 và 2000 và tuyệt đối giữ kín cho đến ngày nay.

Kính thưa đồng bào toàn quốc,

Vì quyền lợi của hai cộng đản Trung Hoa và Việt Nam, cho tới nay cộng sản Việt Nam đã nhượng mất hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ dọc biên giới Hoa Việt và phần lớn Biển Đông cho Trung Cộng, một hành động bán nước chưa hề xảy ra trong 4000 năm lịch sử của nước nhà, kể từ ngày quốc tổ Hùng Vương dựng nước đến nay. Đất nước là gấm vóc được tiền nhân truyền lại cho muôn đời. Từ lưu vực sông Hồng sông Đáy miền Bắc đến tận đồng bằng sông Tiền sông Hậu miền Nam, mỗi tấc đất đã được vun bón bằng thân xác, bằng máu và nước mắt của tiền nhân trong tiến trình Bắc Phạt và Nam Tiến hào hùng. Đất nước là sở hữu của toàn dân, của trăm họ, của từng người dân con cháu của Tiên Rồng. Giữ nước là bổn phận thiêng liêng của toàn dân, của từng người dân con Hồng cháu Lạc. Di sản quý báu đó không thuộc của riêng ai, hay bất cứ tập thể riêng rẽ nào. Tiếp nối truyền thống anh hùng của tiền nhân chống Bắc xâm để giữ nước vẹn toàn lãnh thổ, mỗi người chúng ta phải nhận lấy trách nhiệm vùng lên nếu muốn sống tự do và xứng đáng với tiền nhân anh dũng.

Hành động vùng lên bẻ gãy xiềng xích là hành động sinh tồn chính đáng từ ngàn xưa kinh qua lịch sử của các dân tộc khắp thế giới. Cuối thập niên 80 của thế kỷ vừa qua, phong trào vùng lên tranh đấu ôn hòa nhưng quyết liệt đã giải phóng hàng chục nước độc tài đảng trị ở Liên Xô và Đông Âu, và gần hơn nữa là những cuộc nổi dậy ly khai đẩm máu của các sắc dân vùng Balkan đã chứng minh quyền sống tự do, quyền làm người không thể van xin ai, không cần xin phép ai và cũng không cần chứng minh nước này hay sắc tộc nọ có tư cách quốc gia hay không? Kinh nghiệm cho thấy tư cách quốc gia, quyền sống và nhân quyền, quyền làm người phải trả bằng kiên trì gian khổ và nếu cần, bằng xương máu.

Ngoài ra, bài học do tiền nhân truyền lại cho chúng ta là khi một phần hay toàn thể đất nước bị ngoại bang cướp đoạt, người dân không có quyền bỏ cuộc, hay nói một cách khác, không có quyền từ bỏ chủ quyền quốc gia bất luận trong điều kiện thời gian và không gian nào. Và nguyên tắc bất di dịch từ ngàn xưa là mỗi khi vấn đề được nêu lên hay mỗi khi có cơ hội thì phải lên tiếng khẳng định và dành lại chủ quyền quốc gia bằng mọi hình thức đấu tranh thích hợp. Trong trường hợp hiên tại của Biển Đông kể cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôi khẩn thiết kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước, ngay từ bây giờ, muôn người như một, hãy đồng loạt lên tiếng trực tiếp với Liên Hiệp Quốc để toàn thế giới ghi nhận vào hồ sơ pháp lý, lưu lại cho hậu thế, có lợi cho các cuộc tranh tụng và khởi tố về sau, khi thời cuộc quốc tế xoay chiều thuận tiện cho chính nghĩa dân tộc của chúng ta.

Thân ái cùng đồng bào.

Nguyễn Bá Cẩn
Cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện
Thủ Tướng Chính Phủ VNCH

Tin ngắn

Buôn bán trẻ sơ sinh
Có những người mẹ quẫn bách ở Tajikistan bán con lấy $100. Nhiều sản phụ bỏ mặc con mình giao số phân của chúng cho ban điều hành của nhà thương. Rồi chuyện trao bán trẻ em sơ sinh xẩy ra mặc dù luật pháp ở đây cấm đoán.


Nhật chống hải tặc

Bộ trưởng quốc phòng Nhật bản đã ra lệnh khải triển một bộ phận chiến hạm để chống hải tạc ngoài khơi Somalia.

Cho đến nay quân lực Nhật vẫn chỉ được xử dụng trong cong tác tự vệ. Quốc Hội và Thủ Tướng Taro Aso cần thông qua một sắc lệnh chính thức để đoàn tàu nhổ neo lên đường.


Boeing cắt giảm 10,000 công việc.
Tin từ New York hôm nay (thứ Tư) cho hay hãng Boeing bất ngờ đã bố cáo quý 4 bị lỗ và dự kiến thu nhập năm 2009 ở mức thấp hơn là giới tài chánh ở Wall Street lượng định. Giám đốc điều hành công ty, Jim McNerney, nói rằng ông ta đang tính cắt giảm 10 ngàn công việc.

(BBC, The Los Angeles Times, The Globe and Mail)

Tùy bút

XUÂN KHÔNG CÒN MẸ

Tôi không may mắn để được rờ, được nghe hay được nhìn thấy mẹ lần cuối cùng khi người ra về miền miên viễn mà chỉ muộn màng nhìn được nhóm đất mới vun bồi nơi mẹ an nghĩ ngàn thu. Mẹ đã nhắm mắt xuôi tay trước khi mùa xuân đến khiến chúng tôi không có còn mùa xuân dù đạm bạc… như những năm tháng dài còn mẹ. Xuân này, xuân không còn mẹ, đã vĩnh viễn đi theo người…

Từ dạo ấy, tôi không còn tha thiết những mùa xuân còn lại cho tuổi đời ly hương của mình để rồi hằng năm, mỗi độ xuân về thắp nén hương lòng tưởng nhớ mẹ, cầu nguyện cho quê hương sớm thoát ách CS để mọi người còn mẹ, có mẹ có được một mùa xuân trọn vẹn.

Tôi, dân tôi không có mùa xuân không những chỉ vì mất mẹ mà còn vì chế độ phi nhân nơi quê nhà. Ngày nào bà con tôi, anh chị em tôi và dân tôi chưa có được cái quyền căn bản làm người, đất nước tôi vẫn còn bị giày xéo bởi loài qũy đỏ thì ngày đó vẫn chưa có mùa xuân. Vui xuân sao được khi mẹ mất, mẹ VN đang bị đám thiểu số đàn con vô lại, mang thú tính đang banh da xẻ thịt từ từ…

Xuân chỉ đến trong lòng mọi người khi đất tổ tiên còn nguyên vẹn, nào còn đâu Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc, Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa…! Làm sao vui xuân được khi hằng vạn gái Việt, trai Việt, trẻ em Việt bị bán ra ngoại bang làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động, đổi lấy đô la... Vui xuân sao được khi nhìn thấy bạo quyền VC hèn hạ làm ngơ trước cảnh Tàu cộng bắn giết ngư dân trên phần biển của cha ông để lại, trước cảnh công nhân bị ngoại bang bóc lột, bị làm nhục. Vui xuân sao được khi hằng triệu dân nghèo lầm than đói khổ, hằng triệu dân oan oán ngút tận trời, lê thân đi khiếu kiện khắp các cơ quan bạo quyền, hằng ngàn nhà sư, cha đạo, chính trị gia tranh đấu cho lẽ phải, cho nhân quyền, cho tự do tôn giáo cho dân chủ bị hành hạ tù đày. Vui xuân sao được khi toàn dân Việt phải sống trong môi trường ô nhiễm, thực phẩm độc hại từ Tàu cộng, từ bọn con buôn (cấu kết với nhà nước) tán tận lương tâm và…vui xuân sao được khi nhìn thấy nhan nhản dẫy đầy Tàu đỏ đang hoành hành khắp nẻo đường đất nước và còn nhiều lắm , nhiều lắm…nên chính tôi và dân tôi chưa có được một mùa xuân trọn vẹn.

Đau đớn thay! con quái thai VC sao vẫn còn nằm chình ình trên quê hương tôi như cái thây ma chồn, luồn vào bọc nhựa của Hồ Cáo Tịch tại Ba Đình! Nhục nhã thay cho lãnh đạo VC mỗi khi ra nước ngoài ăn mày viên trợ, đi đâu cũng bị khúc ruột già ngàn dặm bao vây phải chui luồn cửa hậu! Ôi! Một chính quyền của Quỷ: Một chính quyền phản bôi nhân dân, Một chính quyền phản dân hại nước…(khóc cho người dân oan).

Sẽ có một ngày chúng ta lấy lại mùa xuân trọn vẹn cho quê hương như Xuân Thăng Long, Xuân đại thắng của anh hùng Nguyễn Huệ… Vua Quang Trung Ơi! Mẹ VN ơi, mẹ ơi! Năm này con, dân con vẫn chưa có được mùa Xuân trọn vẹn…

Uyên Giang khai bút

Chúc Tết ...

... TUỔI TRẺ VIỆT NAM

Các bạn trẻ quý mến,

Lại một năm mới sắp đến. Các bạn đang trông ngóng đón chờ giây phút giao mùa, một mùa Xuân mới và ngày Tết với những phong tục lễ nghi truyền thống. Cho dù tâm tư các bạn vẫn từng giây từng phút thao thức với sinh mệnh của quê hương và dân tộc nhưng hoa lá mùa Xuân và những nhộn nhịp rộn ràng của ngày Tết cũng phần nào giúp các bạn nguôi ngoai. Tôi thân mến chúc các bạn năm mới Kỷ Sửu sức khỏe dồi dào, nghị lực phấn đấu và mọi sự được như sở nguyện.

Các bạn là vốn liếng của quê hương, là tài sản trân quí của dân tộc và là hy vọng của tổ quốc. Các bạn là những người nắm giữ vận mệnh của chính các bạn và tám mươi triệu đồng bào ruột thịt. Đất nước chúng ta giầu hay nghèo, tự do hay ngục tù tất cả đều do các bạn quyết định. Quê hương chúng ta văn minh tiến bộ hay vẫn còn nằm trong danh sách của những nước nghèo khổ nhất thế giới cũng chính là sự chọn lựa của các bạn. Đồng bào ta còn bị áp bức và ngụp lặn trong nghèo đói ngu dốt và bệnh tật cũng chính là
sự chấp nhận của các bạn.

Các bạn đang phải học tập và làm việc trong những điều kiện hết sức nghiệt ngã. Hệ thống và chương trình giáo dục lạc hậu, bằng cấp được mua bán bằng tiền hay thế lực. Những người cầm quyền của bộ máy cai trị Hà Nội bằng cấp học vị đầy người nhưng cũng không đủ tri thức biết rằng cái bản văn ngụy tạo linh mục Vũ Ngọc Bích chuyển nhượng dâng cúng đất đai của giáo xứ Thái Hà cho nhà nước được sọan thảo bằng nhu liệu Microsoft Word chỉ được sáng tạo ra đến vài chục năm sau ngày có chữ ký giả mạo của vị tu hành này. Đến khi bị phanh phui lại tìm đủ lý lẽ gian giảo để lấp liếm mà không biệt nhục nhã hay giữ được chút liêm sỉ tối thiểu. Một nền giáo dục què quặt thô lỗ đã đào tạo nên những con người như vậy thì còn hy vọng gì ở tương lai.

Các bạn đã nước mắt ngắn dài mang tấm thân còm cõi yếu ớt phục vụ bọn lưu manh quốc tế trong các hãng xưởng hòan tòan không có chút tiêu chuẩn vệ sinh và an tòan mà lại còn bị xỉ nhục đánh đập tàn tệ cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Bọn cán bộ chức quyền đã ăn tiền đút lót của đám con buôn ngừơi nước ngòai để tự tung tự tác bóc lột hành hạ sức lao động của các bạn. Một người lao động bị cai thầu Đài Loan hay Hàn quốc đánh đập là cả dân tộc Việt Nam bị xỉ nhục. Con cháu vua Hùng oai hùng lẫm liệt có đời nào lại khốn khổ nhục nhã đến như thế.

Bọn cán bộ chức quyền mang đảng tính của đảng cộng sản Việt Nam bao che nhau nhũng lạm đục khóet công qũy và các ngân khỏan viện trợ sống xa hoa phung phí bên cạnh đa số quần chúng cật lực vất vả phấn đấu để sống còn. Giáo viên sống ngấp ngỏai nhưng thường xuyên bị nợ lương trong khi các quan chức vẫn hả hê liên hoan đình đám. Binh sĩ, công an cảnh sát còm cõi chật vật nhưng các thủ trưởng vẫn thay nhau đi du hí nước ngòai. Con cái ông to bà lớn đốt những bó bạc Mỹ kim ở các sòng bạc Macau, Las Vegas nhởn nhơ vô tội. Hệ thống cầm quyền của những người cộng sản đã tạo nên một thiểu số đảng viên rất giầu có trong khi đại đa số quần chúng vẫn hàng ngày phấn đấu với miếng cơm manh áo nhưng vẫn bị những thủ thuật của của đám đại gia đỏ bóc lột. Khỏang cách giữa những đảng viên giầu có và quần chúng nghèo khổ càng ngày càng to lớn và sẽ tạo nên nhiếu nan đề xã hội. Nhiều người trẻ sẽ bước vào con đường nghiện ngập đĩ điếm và nạn trộm cướp còn tệ hại hơn. Xã hội hỗn lọan còn đâu lễ nghĩa đạo đức.

Các bạn đang bị kềm kẹp trong chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng, một mớ lý thuyết rác rưởi lấy bạo lực và hận thù làm phương tiện chiếm đọat quyền hành để cai trị. Người dân nước Nga, tuổi trẻ của các quốc gia đông Âu đã đứng lên xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản và bây giờ họ đang vui hưởng ánh sáng của lý tưởng tự do dân chủ và những thành quả của một hệ thống kinh tế nhân bản. Các bạn trẻ Việt Nam, hâu duệ của Quang Trung kiêu hùng, con cháu Trưng Triệu liệt oanh chẳng lẽ khoanh tay nhắm mắt nhìn quê hương mình bị dầy xéo, dân tộc mình bị đầy đọa bởi chủ nghĩa cộng sản mà cựu Tổng Bí Thư của đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết Gorbachev đã khẳng định rằng lý thuyết và chủ nghĩa cộng sản phải bị tiêu diệt.

Tương lai của tổ quốc, tiền đồ của dân tộc nằm trong tay các bạn là những người đang nắm giữ chìa khóa của một nườc Việt Nam không còn hận thù, không còn cảnh người bóc lột người nhưng là một nước Việt Nam thanh bình thịnh vượng. Các bạn là niềm hy vọng là tự hào của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam phải được sống trong không khí của tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền phải được thực sự đề cao và tôn trọng.

Các bạn là những sinh viên ở trường đại học, là công nhân ở các xí nghiệp, là binh sĩ trong các đơn vị quân đội, là chiến sĩ của các bộ phận công an cảnh sát. Các bạn hãy ngạo nghễ đứng lên vì quê hương vì dân tộc. Các bạn có bổn phận và nhiệm vụ mang một mùa xuân mới với hoa trái xinh tươi trong chan hòa nắng ấm đến từng mảnh vườn tấc đất, từng nhà từng người trên quê hương Việt Nam mến yêu.

Trương Phú Thứ

Tuesday, January 27, 2009

NN Liên khai bút


Đọc xong những câu thơ tự trào của đại gia NN Liên,
mỗ vỗ đùi đánh đét một cái mà la lên rằng: "Ta đã gặp thày!"
Thày phán như đinh đóng cột "Da thịt kêu gọi, đáp ứng thôi!"
Bảy mươi mà còn gân thế thì đích thị là thày ta không sai!
Không bay qua bái sư thì chờ đến khi mô ?
Mỗ liệng bản chúc thư đang viết giở vào sọt rác,
thay vào đó viết bản quyết tâm đầu năm ráng gom tiền "tip"
cho đủ cái air fare ticket đi Nam Cali
(A.C.La)
TB: Thày truyền nghề không biết có free không ta?

Ngày Xuân

x
Nhớ Lại Hương Vị Cognac

Lê Văn Bỉnh

NHỚ LẠI …

Năm ngoái khi đến chúc Tết gia đình một người bạn, tôi được mời một ly Hennessy. Sau khi cùng cạn ly, anh bảo tôi “làm” thêm một ly nữa; và nếu không thích Hennessy, thì anh sẽ khui chai Rémy Martin. Tôi nói tôi thích cả hai, nhưng không dám liều mạng, vì nếu cảnh sát bắt gặp DUI (driving under influence) thì có sẽ có chuyện lớn, mất job như chơi! Anh không ép, và hỏi tôi về sự khác biệt giữa cognac và rượu vang, loại rượu mà anh biết tôi uống hằng ngàỵ và đã bỏ ít nhiều thì giờ “nghiên cứu.”

Thật ra, tôi bắt đầu biết được hương vị cognac mấy tháng sau khi ra trường. Tôi được bổ nhiệm xuống một quận rất gần Saigon. Được ông quận trưởng cho một căn phòng nhỏ, nằm giữa căn phòng của hai viên sĩ quan phụ trách Ban 2 và Ban 3, và căn phòng lớn hơn của các cố vấn quân sự Mỹ thỉnh thoảng mời chúng tôi sang uống một ly whiskey White Horse Scotch ; tất cả nằm trong vòng rào kẽm gai cùng với “tư dinh” quận trưởng và văn phòng quận. Hai vị sĩ quan, một thiếu úy và một trung úy, và tôi chưa ai đến 25 tuổi, độc thân. Chúng tôi hùn tiền nhờ một anh nghĩa quân, “tà lọt” của ông Chánh Tổng lo cơm nước. Chiều chiều thỉnh thoảng chúng tôi thả bộ ra một cái quán uống nước sinh tố trái cây, hay một chai bia 33. Đến cuối tháng lãnh tiền, nếu hai anh sĩ quan nầy không gặp phiên trực, thì chúng tôi cùng ra quán “làm” mỗi người một hoặc hai ly Martell, thứ cognac duy nhất của quán. Anh trung úy Ban 3 vốn có óc khôi hài, một hôm lãnh tiền xong anh giục chúng tôi: “Nào, hãy đi gặp ‘con gái nhà ai cười’, nhanh lên!” Chúng tôi chưa hiểu “ất giáp” gì, thì anh bảo: “Yên chí, tôi nói thật, chứ không đùa đâu!” Đến quán, anh bảo ông chủ quán mang chai Martell ra để trên bàn. Anh chỉ chữ COGNAC rồi bảo: “Nếu SALEM là chữ tắt của Sao Anh Làm Em Mệt, thì tại sao COGNAC lại không là chữ tắt của “Con Gái Nhà Ai Cười?” Đồng ý không?” Rồi anh nhìn anh thiếu úy. Tôi cười: “Trung úy T. thật tài tình! Tôi sẽ trả tiền hôm nay, mặc dù đến phiên anh.” Anh thiếu úy hơi đỏ mặt, mỉm cười: “Hai vị phá tôi nhá! Con gái ông chủ quán chứ còn con gái nhà ai vào đây?” Hai chúng tôi không biết anh có thích cô gái này không, nhưng cả ba chúng tôi đều biết rằng cô ấy thích anh thiếu úy trẻ tuổi và rất dễ thương. Anh được bổ nhiệm đến đây trước chúng tôi nhiều năm và là khách hàng quen thuộc của quán này. Từ đó về sau, mỗi khi đến phiên uống Martell, thì chúng tôi chỉ cần nói: “Đi gặp cô gái” mặc dù ít khi cô gái ra quán. Cô chỉ đến khi cha cô bận việc. Bẵng đi một dạo, chúng tôi quen dần với lối nói đó. Một hôm, khi chúng tôi đến thì cô Th. phụ trách quán thay cha cô ra chào khách đón. Sau khi cô rót cho chúng tôi mỗi người một ly, anh thiếu úy nói: “Hôm nay, cô Th. uống một ly với chúng tôi nhé!” Cô gái cười nói: “Em đâu biết uống rượu!” “Cứ thử đi mà, trước lạ sau quen!” “Em không dám đâu!” Anh thiếu úy ra dấu cô lại gần, rồi chỉ vào chữ Cognac trên chai rượu: “Cô thử đọc đị. Người ta nói có sai đâu:” Cô Nhát!” Anh người Bắc, nhái giọng Nam làm hai chúng tôi người muốn bể bụng. Cô Th. cũng cười rồi bỏ đi. Một lát sau, không biết nghĩ sao, cô quay trở lại, nhìn cả ba chúng tôi nói: “Em sẽ liều uống một ly, hai ly cũng được, miễn thiếu úy nói với em một câu.” “Câu gì?” “Thiếu úy hãy nói thiếu úy … thương em.” Chàng thiếu úy của chúng tôi đỏ cả hai vành tai, xua tay lia lịa: “Cái này thì xin lỗi…Tôi Nhát, chứ không phải Cô Nhát.” Từ đó cognac Martell của chúng tôi có tên mới: “Tôi Nhát.” Mấy tháng sau, thì tôi vào thụ huấn quân sự; ra trường rồi thuyển chuyển sang một quận khác, không rõ chuyện tình cô nhát hay tôi nhát có kết thúc tốt đẹp như ý cô gái rót rượu hay không.

Đến đám cưới của vợ chồng chúng tôi, thì tôi phải tốn khá nhiều tiền cho cái món cognac này. Nhưng từ đó về sau, tôi ít có dịp uống Martell hay Hennessy trừ những năm sau này ở Mỹ, mỗi năm nhân ngày Father’s Day, các con tặng một hai chai Courvoisier hay Rémy Martin. “Rượu ngon không có bạn hiền …vẫn … khui.” Lai rai và nhớ lại những điều đáng nhớ, thì cũng cảm thấy lâng lâng ấm cúng; tạm quên đi phần nào những phiền muộn của công việc và những điều mắt thấy tai nghe hằng ngày.

Trên đây là những gì tôi đã kể lại cho người bạn tôi Tết năm ấy. Hôm đó, tôi còn nói với anh là tôi vẫn chưa hiểu vì sao rượu Tây … mà nhiều tên thì lại Ăng – Lê.

Năm nay, số báo này đáng lẽ in vào cuối hè, không ngờ lại … phải ra vào dịp Tết. Ban Chấp Hành Hội Hành Chánh Miền Đông yêu cầu tôi viết một bài … cho có vẻ Xuân. Bài viết khá vội vã này -- để kịp đưa đi nhà in -- làm một công hai chuyện: tạm cung cấp cho anh bạn tôi vài chi tiết và đáp ứng phần nào yêu cầu … cho số Tết của HCMĐ. Nếu nó có giúp được cho độc giả, cho tác giả … lâng lâng và nhớ lại một thời đáng nhớ, thì đó là một điều vạn hạnh. Tuy nhiên, sau khi đọc xong mà quý vị muốn thực sự … “lai rai vài ly”, thì tác giả hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Nói khác đi, trước khi nâng ly, xin vui lòng tham khảo ý kiến của … primary physician và đọc lại luật lái xe của tiểu bang.

HƯƠNG VỊ COGNAC
Tại Sao Gọi Rượu Mạnh Này Là Cognac?

Cognac là tên một thành phố nằm ở vùng Tây Nam nước Pháp. Trong khi Bordeaux, gần miền Nam hơn, nổi tiếng về những loại nho dùng để sản xuất rượu vang, thì những vùng bao quanh Cognac, nhờ đất đai giàu chất vôi, khí hậu gần ĐYour browser may not support display of this image.ại Tây Dương mát mẻ, và người địa phương kiên nhẫn, quyết chí và thông hiểu việc kinh doanh, đã làm cho sản phẩm địa phương trở nên lừng danh trên thế giới.

Thật ra từ thời xa xưa, 2 tỉnh Aunis và Saintonge cùng với tỉnh Angoumois, được gọi là vùng Charante, đã nổi tiếng về nghề trồng nho. Bao quanh trung tâm Cognac là năm vùng sản xuất (Pháp: cru) rượu cognac ngon nhất thế giới. Đó là Grande Champagne (33.409 acres), Petite Champagne (39.567 acres), Borderies (10.196 acres), Fins Bois (84.975 acres), Bon Bois (31.791 acres), và Bois Ordinaires/à Terroir 4.150 acres). Nói chung, càng xa trung tâm thì chất vôi càng ít dần, và rượu bớt ngon đi. Tấm bản đồ địa chất khoa học và chính xác đầu tiên do giáo sư Henri Coquand vẽ từ năm 1858, theo yều cầu của chính quyền, đến nay vẫn còn tồn tại. Muốn được mang tên vùng sản xuất trên nhãn hiệu, rượu phải được làm ra bởi 90% nho ugni blanc, folle blanche hay colombard -- thuần túy hoặc hổn hợp.

Cognac Sản Sinh Từ Một Giấc Mơ?

Là kết quả của 2 lần chưng cất, cognac theo tương truyền được khám phá vào thế kỷ 16. Chàng Hiệp Sĩ Jacques de la Croix-Maron nằm mơ thấy Quỷ Satan định lấy linh hồn chàng bằng cách đem chàng ra nấu. Không thành công, Satan doạ sẽ nấu chàng thêm lần nữa. Sợ hãi, chàng giật mình tỉnh giấc. Liên tưởng tới rượu vang, chàng nhất định rằng nếu chưng cất rượu vang thêm một lần nữa, thì chàng sẽ có một thức uống tuyệt vời.

Không biết chàng hiệp sĩ có nghĩ rằng khi Quỷ Satan uống được linh hồn chàng, thì nó có sống thêm được bao nhiêu ngày tháng nữa hay chăng, chứ người Pháp thì lại thích gọi cognac là eau-de- vie (ban đầu được các thủy thủ dùng để khen tặng rượu, thay vì nước lã, đã giúp họ đỡ khát và khó chịu). Nếu vì một lý do gì đó mà nước suối trở nên đắt tiền như cognac, thì quý độc giả có uống cognac that spring water chăng?

Truyền thuyết trên có vẻ mơ hồ, cho nên có giả thuyết cho rằng sự chưng cất 2 lần chỉ là kết quả của sự tình cờ: Vì sự chuyên chở rượu vang sang Anh quá cồng kềnh tốn kém, nên người ta nghĩ nếu chưng cất rượu vang lấy tinh túy của rượu – giống như người Á Rập chưng cất các loại nước hoa để lấy dầu thơm – rồi khi đến nơi chỉ cần thêm nước vào là có được rượu vang như trước. Không ngờ sau khi chưng cất thì lại có thứ khác!

Từ Nho Đến Lúc Chưng Cất

Lúc đầu, loại nho trồng để chế cognac có tên là balzac, kế đó là folle blanche. Đến thập niên 1870, sau sự tàn phá của giống bọ phylloxera, những nhà trồng nho chọn giống nho ugni blanc, mà ngày nay được dùng để sản xuất đến 90% dung lượng rượu cognac bán trên thị trường.

Các cây nho được trồng cách nhau khoảng 3 mét. Mùa thu hoạch bắt đầu khi nho chín rộ, khởi sự vào đầu tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng. Ngày nay việc hái nho được thực hiện bằng máy móc. Sau khi hái, nho được ép. Nước nho được để cho lên men. Đường trong nước nho biến thành cồn. Luật cấm việc bỏ thêm đường vào nước nho (chaptalization). Nước nho lên men trong khoảng 3 tuần lễ, tức đến cuối tháng 11, chứa chừng 8% cồn. Đó là lúc tốt nhất để chưng cất.

Sự Mầu Nhiệm Của Chưng Cất 2 Lần

Nếu Quỷ Satan cần phải nấu 2 lần thì mới lấy linh hồn của Hiệp Sĩ Croix Maron ra khỏi xác của ông ta, thì việc chế biến những đống nho trắng ra rượu để đưa vào các thùng chứa còn nhiêu khê hơn nhiều do lối chưng cất 2 lần, được gọi là “phương pháp Charante” (Charante method –Charante là tên một địa phưong nằm trong vùng Fins Bois)

Your browser may not support display of this image. Trước hết, nước nho và bã nho nói trên được cho vào các bình có hình dáng như những củ hành tây, được gọi là pot still, bằng đồng để tăng cường sự xúc tác nhưng vẫn không thay đổi vị rượu. Lần đun (chauffe) thứ nhất kéo dài từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ. Hơi rưọu bốc lên, chuyền theo một cái ống cổ cong gắn trên bình, mà phần kéo dài ra đi qua một hệ thống làm nguội và đông lại. Chất lỏng hứng ra gọi là brouillis chứa 27-32% chất cồn. Sau đó brouillis được đem đun lần thứ hai (la bonne chauffe) trong 12 giờ, cũng trong những bình thứ này. Rượu hứng được vẫn còn chứa ít nhiều tạp chất. Người ta chỉ giữ lại phần rượu giữa bình, gọi là coeur de chauffe, còn phần trên và phần dưới được đem đun cùng với nước nho lên men đã đề cập. Trong thời gian đun, người ta dùng các dụng cụ để theo dõi nhiệt độ, tỷ lệ rượu vv. nhưng người chưng cất (distiller) đóng vai trò quan trọng nhất vì qua kinh nghiệm lâu năm, ông ta biết được lúc nào sẽ được rượu tốt nhất (nồng độ acít, hàm lượng chất cồn vv.)

Luật lệ của Pháp áp dụng rất chặt chẽ trong các giai đoạn chưng cất này. Chẳng hạn dung tích của bình pot still không được quá 792 gallons để mỗi lần chỉ đun 660 gallons mà thôi; bình chứa brouillis chỉ được phép chứa đến 3.696 gallons để khi đem đun lần thứ hai thì chỉ thu hoạch 31,7 gallons rượu vang (coeur de chauffe). Ngày xưa, luật buộc đun bằng củi; nhưng ngày nay người ta sử dụng ga.

Quá Trình Lão Hóa

Phần rượu coeur de chauffe thu hoạch qua chưng cất không thể uống được ngay, mà còn cần phải qua nhiều thời gian và công đoạn chế biến trước khi đưa ra thị trường.

Trước hết rượu coeur de chauffe được cho vào các thùng chứa bằng gỗ sồi (oaks casks) có dung tích từ 270 lít đến 450 lít. Phần lớn các rừng sồi trong vùng được trồng lên từ thời Napoleon do nhu cầu phát triển các hạm đội hoàng gia. Gỗ sồi còn được nhập từ khắp nơi châu Âu, đi đường sông ngang qua thành phố Limoges, vì vậy mà người ta gọi đó là “limousine oak.”

Gỗ sồi và độ ẩm trong các hầm chứa (cellars; Pháp: chai) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hương vị, màu sắc và quá trình lão hóa của rượu. Trong quá trình lão hóa, hằng năm rượu mất 3-4% dung tích, nghĩa là tương đương với khoảng 27 triệu chai, vì sự bốc hơi qua các thùng chứa. Người ta cho rằng sự bốc hơi nầy là cần thiết cho quá trình lão hóa cho nên không tìm các ngăn ngừa. Và cung kính gọi phần mất mát đó là “phần chia cho quý vị thánh thần” (the angels’ share; Pháp: la part des anges). Người quản lý các hầm chứa (maitre de chais) với kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ cho thêm rượu cùng loại vào các thùng gỗ sồi để tăng cường hương vị rượu.

Nhãn Hiệu Trên Chai

Theo luật định, rược cognac không được phép bán ra thị trường nếu chưa được ít nhất 1,5 tuổi hay 2 tuổi kể từ ngày được đưa vào các thùng gỗ sồi (ngày 1 tháng 10 năm thu hoạch nho).

Rượu “trẻ tuổi” này được pha chế (blending; Pháp: assemblage) với những rượu lớn tuổi hơn trước khi vô chai. Ngoài ra, người ta còn thêm nước, chất phụ gia để tăng cường hương thơm và phẩm chất của cồn. Để thích hợp với thị hiếu của người tiêu thụ nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Á Châu, người ta còn thêm mật mía (molasses) hay đường đun đặc (caramel) giúp rượu có màu nâu sẫm hơn.

Dưới đây là cách xếp loại được qui định bởi Bureau National Interprofessional du Cognac (BNIC), dựa theo tuổi của phần rượu trẻ tuổi:
- VS (Very Superior) hay hình 3 ngôi sao: Rượu trẻ tuổi phải từ 4 - đến 4,5 tuổi.
- VSOP (Very Superior Old Pale) hay VO (Very Old): Rượu trẻ tuổi phải từ 4,5 năm đến 6,5 tuổi.
- Napoleon, XO (Extra Old), Extra, Hors d’Âge: Rượu trẻ tuổi phải từ 6,5 tuổi trở lên.
Các nhà sản xuất còn có thể ghi năm bắt đầu lên men, nhưng phải theo những qui định rất khắt khe. Và rượu loại đó thì rất hiếm.

Sau khi vô chai, rượu cognac không còn lão hóa nữa. Thậm chí, nếu đã khui ra uống, thì phần còn lại vẫn giữ được mùi vị và hương thơm trong nhiều tuần lễ sau đó. Như vậy cognac “vẫn thanh xuân” và “chung thủy” hơn rưọu vang nhiều!

Tất cả quy trình trồng nho, thu hoạch nho, cùng việc chưng cất, vô chai, nhãn hiệu, kiểm phẩm Cognac vv. đều được Bureau National Interprofessional du Cognac (BNIC) của Pháp đăng ký tác quyền, có hiệu lực từ 24/10/2007. Vậy quý độc giả hãy cẩn thận, đừng mạo hiểm … gỉa mạo chế biến rượu cognac!

Rượu Tây Mà Tên Lại Không Tây

Rượu cognac sau khi ra đời đã tìm đưọc thị trường rộng lớn trên khắp hế giới. Ngày nay Hoa Kỳ là nơi tiêu thụ nhiều cognac nhất (49 triệu chai, hay 41% tổng trị giá cognac xuất cảng từ Pháp). Phân nửa số lượng là Hennessy; phân nửa còn lại là Rémy Martin, Martell, Courvoisier. Trong 4 tên này, đã có hai cái tên nghe không có vẻ tiếng Pháp chút nào: Hennessy và Martell. Vì vậy có người thắc mắc vì sao rượu sản xuất bên Pháp mà tên lại tiếng Anh, thứ tiếng mà người Pháp … không thích lắm.

Vâng, đúng là tên tiếng Anh. Thoạt đầu vùng Tây Nam nước Pháp là vùng nổi tiếng về muối và nhiều sản phẩm khác, thu hút không ít thương nhân ngoại quốc, trong đó nhiều nhất là người Anh. Trong khi người Pháp trồng nho và làm rượu vang, thì các thương nhân người Anh đến mua và chở đi bán, nhiều nhất là cho thị trường Anh quốc. Sau này, khi bị bạc đãi ở Anh, nhiều người theo đạo Protestant chạy sang Pháp, định cư tại vùng này; cũng lại bị triều đình Pháp đàn áp xua đuổi. Nhiều người Anh đến vùng Cognac và chung quanh mua bán, kinh doanh rồi biến thành “con rể” của các sản xuất rượu cognac, và sau đó trở thành chủ nhân.

• Hennessy gốc người Irish, năm 24 tuổi nhập ngũ và phục vụ trong trung đoàn của vua Louis XV. Bị thương, chuyển sang đảo Ile de Ré. Thích vùng Charmente và việc sản xuất rượu. Nhờ sự yểm trợ của gia đình làm thương mại bên Ireland, Richard Hennessy thiết lập xí nghiệp mua bán cognac năm 1765, rồi giao xí nghiệp cho người hùn vốn để đi xuống Bordeau. Năm 1778, trở lại cùng con trai Jacques (tên Tây) nắm quyền điều hành. Năm 1792, Jacques xuất cảng 240.000 thùng (cases) cognac sang Hoa Kỳ. Sau đó Jacques Hennessy cưới Marthe Henriette Martell gắn bó mối quan hệ giữa 2 nhà sản xuất rượu lớn! Một trong ba đứa con của họ, James, tài năng hơn đã mở rộng hoạt động của hãng, xuất cảng 655.000 thùng sang Hoa Kỳ năm 1832, và sang cả Bắc Âu và Canada nữa. Đến thế hệ thứ tư, Maurice Hennessy (1834-1905) thực hiện việc đóng chai bắt đầu năm 1865, thay vì bán cognac trong thùng (barrels), dễ bị giả mạo. Và ông ta cũng nghĩ ra việc phân loại tùy theo phẩm chất, và đánh dấu từ một đến 3 sao theo ý kiến của người cậu Auguste.

• Martell cũng là người Anh, sinh ở Jersey năm 1694, mồ côi cha --vốn là thương nhân và nhà hàng hải – 5 tháng sau khi sinh ra. Năm 20 tuổi quyết định sang Bordeau lập nghiệp. Làm chung với một người cũng gốc Jersey, mua bán đủ loại hàng hóa, chủ yếu là rượu mạnh. Thương nghiệp thất bại, nhưng ông lần trả hết nợ nần và bắt đầu trở lại. Năm 1726, cưới Jeanne Brunet, con gái một thương gia giàu có ở Cognac và di chuyển đến đây. Jeanne chết sớm, và Martell tục huyền với Rachel Lallemend. Vợ Catholic nên ông bỏ đạo Tin Lành, theo đạo của vợ. Ông mất năm 1753 để lại một cơ sở làm ăn thịnh vượng cho người quả phụ. Bà cùng anh và con trai quản lý. Vào giai đoạn Cách Mạng Pháp, cơ sở này đã bắt đầu xuất cảng sang Hoa Kỳ (1784) và Nga (1803) rượu cognac mang nhãn hiệu Martell. Một bài báo đăng tải trên tờ Revue périodique đã làm nổi tiếng thương hiệu Martell.

Hoa Kỳ Cứu Nguy Cognac

Hoa Kỳ không những tiêu thụ nhiều cognac giúp gián tiếp phát triển nền kinh kinh tế nông nghiệp Pháp, mà còn có một lần trực tiếp đóng góp vào việc cứu nguy vùng trồng nho bao la của Pháp, một sự thực ít được người ta biết đến. Thật vậy, đến năm 1877 các vườn nho quanh Cognac đã phát triển đến 283.000 hectares; nhưng chỉ 16 năm sau xuống còn 41.000 hectares do sự tàn phá của một loại bọ nhỏ li ti, có tên là phylloxera vastatrix mà mắt thường không trông thấy được. Loại bọ này chỉ thích ăn rễ các cây nho, và dĩ nhiên sau đó làm hư hại toàn thân cây.

Trong nhiều năm, chính quyền hứa trao giải thưởng lớn cho ai tìm cách cứu được các vườn nho, nhưng biết bao “giải pháp” đưa ra đều không đem lại kết qủa tốt. Đến năm 1881, trong một hội nghị quốc tế có tên Internationa Phylloxera Congress, có người đưa ra ý kiến ghép bằng các dùng nhánh nho địa phương với gốc nho (porte-greffe) của Hoa Kỳ không thể bị bọ phylloxera tấn công. Lúc đầu chỉ thành công một nửa: những cây nho ghép này bị bệnh vàng lá (chloorosis) vì rễ tuy chống được bọ nhưng không thích hợp với vùng nhiều đá vôi. Giữa năm 1887 Pierra Viala, giáo sư nông nghiệp trẻ tuổi của Pháp, được cử sang Hoa Kỳ tiếp xúc với các chuyên viên “hiếu khách” Bộ Canh Nông Hoa Kỳ. Ông được đưa đi nhiều tiểu bang tiếp xúc với nhiều chuyên viên ươm cây gây giống. Cuối cùng ông ta đến Denison, tiểu bang Texas, gặp Thomas Volney Munson, một chuyên gia ươm trồng, người đã tìm ra những giống nho đặc biệt có khả năng chống sâu bệnh và cho những trái nho ít chua và có vị dễ chịu hơn nho rừng, lại có thể cho trái chín từ tháng 6 đến tháng 10, dễ bán ra thị trường… Nhờ vậy mà vùng Cognac lần lần được hồi sinh. Năm 1888, một phái bộ Pháp đi tàu sang tặng huy chương cho Munson làm cho ông trở thành nhà ươm giống nổi tiếng nhất Hoa Kỳ thời đó. Rồi đến năm 1992, tức hơn một trăm năm sau đó, Cognac và Denison trở thành 2 thành phố chính thức kết nghĩa!

Rượu và … Mồi

Dân nhậu khi chưa say… chưa xỉn thì rất cầu kỳ. Ly thì phải là ly thủy tinh, có hình dáng bầu bỉnh như hoa tu-líp. Phải thật sạch,dĩ nhiên không có mùi savon hay diswashing liquid! Ly phải được cầm trong lòng bàn tay vài ba phút cho rượu được ấm lên. Trước khi đưa rượu vào miệng, còn phải ngửi để thưởng thức hương thơm của cognac. Người uống không được “làm một cái trót” như dân quê uống rượu đế! Trái lại, còn phải “súc súc” (xin lỗi người viết thiếu chữ lịch sự hơn) rượu mấy cái trong miệng cho miệng thơm và ấm, trước khi … uống vào!

Nhiều người Việt chúng ta thường pha cognac với soda không ngọt (consummation)), hương vị nguyên cất của cognac mất đi chút ít, nhưng dễ uống hơn.

Trong 4 thứ cognac phổ biến nói trên, dân nhậu có thể dễ dàng nói mình khoái thứ nào, nhưng khó có thể cho biết vì sao, bởi lẽ hương vị mỗi loại còn thay đổi theo tuổi rượu nữa.

Các tay sành điệu cho biết nói chung cognac mỗi lứa tuổi sẽ “ngon” nếu đi với mồi … thích hợp. Thí dụ cognac VS sẽ đi với thức ăn tươi, chẳng hạn cá, mới từ tủ lạnh lấy ra. Cognac XO thì nên nhậu với thịt thỏ, vịt cùng với nấm, hay hạt dẻ. Cognac Extra sẽ tuyệt hảo với tôm hùm nướng trét bơ chung quanh. Cognac VSOP thì nên lai rai với cheese Mimolette tan và thấm từ từ trong miệng, cững như vị cognac vậy!

Cognac: Thanh Xuân, Chung Thủy và Nhẫn Nại

Rượu cognac sau khi vô chai thì không còn tiếp tục lão hóa nữa, nghĩa là vẫn mãi “thanh xuân”. Sau khi chai được khui ra rồi, uống không hết, nhiều tuần lễ sau, hương vị và màu sắc vẫn không thay đổi, nghĩa là cognac vẫn “chung thủy.” Hai đặc tính này khiến cho cognac khác hẳn với rượu vang.

Sau khi đọc bài này, nếu quý vị muốn thưởng thức nét thanh xuân và lòng chung thủy cuả cognac, thì xin thử mua một chai. Đem về … trân trọng. Đọc nhãn hiệu. Rót từ từ ra ly. Nhìn màu nâu đậm đà sóng sánh… Cầm ly lên sưởi ấm bằng lòng bàn tay …Ngửi hương thơm … Chầm chậm đưa rượu vào miệng. Súc súc rượu vài lần. Cái vị ấm, cái hương thơm, rất cognac, và nhớ lại đôi điều đáng nhớ! Tất cả sẽ làm quý vị… lâng lâng ngây ngất! Vài hôm sau, mình lại làm như thế. Màu sắc, mùi vị cognac … vẫn không có gì thay đổi.

Vì tin rằng chai rượu mà quý độc giả đang thưởng thức đã được nhập cảng bằng đường thủy, người viết xin tiết lộ là nó có thể đi trên sông Charente. Trên con sông này vào mùa đông thuyền bè khó qua lại, vì nước dâng cao, lại có nhiều cầu bắc ngang qua, nên phải chờ đợi đến khi nước xuống. Do đó mà các thương nhân mua bán rượu cognac gọi con sông Charente này là Nhẫn Hà ( la rivière de patience).

Tuy cống hiến quý vị … vài ý niệm về thanh xuân, chung thủy và nhẫn nại, nhưng cognac có thực sự mang lại thanh xuân không? Xin hãy hỏi ý kiến bác sĩ gia đình. Có thực sự chung thủy không? Còn tùy ở quý vị còn trầm tĩnh hay lại “rượu vào, lời ra”. Còn về nhẫn nại? Xin quý vị phải chờ đợi khi cognac lắng xuống bớt hết rồi hãy nổ máy xe! Làm được như vậy, quý vị sẽ … vui xuân trọn vẹn.

Lê Văn Bỉnh

Tham Khảo

Bureau National Interprofessionel du Cognac. Cognac Controlled
Appellation of Origin. http://www.bnic.fr/cognac (11/12/2008)
Calabrese, Salvatore. Cognac: A Liquid History. London: Cassell & Co.,2001 Cognac – World. http://www.cognac-world.com (11/07/2008)
Delos, Gilbert. The World of Cognac. New Jersy: Chartwell Books,
Inc. 1997
Jarrard, Kyle. Cognac: The Seductive Saga of the World’s Most Coveted
Spirit. New Jersy: John Wiley & Sons, 2005
MacNell, Karen. Wine Bible. New York: Workman Publishing Company, Inc., 2001