Tuesday, July 31, 2007

Mùa Thu Lá Bay - Xưa & Nay





Teresa Teng (Đặng Lệ Quân) 1977
VLHương

Kim Anh – Doanh Doanh 2007
Giới thiệu



Trường Vũ (Full screen mode available)

Vài Kỷ Niệm ...


... Với Nhạc Sĩ Từ Công Phụng
của Nguyễn Viết Kim
(Source: CaliToday)

>>> "Nổi bật trong thập niên 60 và 70 là 5 tên tuổi (Ngũ Hổ):
Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương.

TCSơn và LUPhương đã giã từ chúng ta, VTAn chuyển qua đạo giáo và xã hội, TCPhụng và NTMiên đều ở Tây Bắc Hoa Kỳ tại hai tiểu bang hiền hòa sát cạnh nhau bên bờ Thái Bình Dương (Washington State và Oregon)." <<<

Như Thương, FL
(Xin click Title Link)

'Two Rivers' vs. 'Two Holly Mosques'

Giải bóng đá Á châu, như Maotôn đã loan tin trong post "AFC Asian Cup" (link), đã kết thúc hôm Chúa Nhật vừa qua. Lần đầu tiên, đội Iraq đã thắng đội Saudi Arabia (1-0) trong một trận cầu nhuốm màu sắc chính trị hơn là thể thao. Xin bỏ qua và đừng vội suy diễn danh xưng của hai đội bóng "The Lions of the Two Rivers""The Land of the Two Holly Mosques" nêu trong Title.

Hơn bao giờ hết, Iraq cần một chiến thắng như vậy để vén áng mây mù đang che phủ đất nước họ. Nhìn dưới một lăng kính rộng lớn hơn, sự kiện hai nước Hồi giáo vào chung kết cũng dấy lên một hy vọng, cho dù rất mong manh, của vùng đất nhiều tranh chấp và thống khổ này vươn đến hạnh phúc hồi sinh. Đúng như ước nguyện của một bài thơ đăng trên tờ Azzaman, Baghdad: “Through football may Iraq forget its disputes and woes, and bring rejoicing close.” (link)

Các nhà thơ, dĩ nhiên, bao giờ cũng "mơ mộng", như trên, và các nhà chính trị bao giờ cũng hay "suy diễn", ... Như hôm qua, cuộc gặp gỡ Bush - Brown tại Camp David, vốn hứa hẹn chiều hướng "lạnh nhạt" (thí dụ “Britain needs to be America’s candid friend, not its client.”), nhưng xem ra, cho dù chỉ là ngôn ngữ ngoại giao, cũng vẫn tỏ ra rất cương quyết trong lập trường, xin trích: "Because of the values we share, the relationship with the United States is not only strong but can become stronger in the years ahead,”... (link)

Nói gì thì nói, tiếng nói đơn sơ và trang trọng nhất vẫn là "tiếng nói con tim" của những người bình thường. Thủ quân đội Iraq, người ghi bàn thắng duy nhất, đã phát biểu tại cầu trường Jakarta, Indonesia "I want the Americans out of Iraq". Chắc chắn, khi kết thúc cuộc viếng thăm hai ngày giữa Bush và Brown, thông cáo chung của hai đại cường sẽ không mang mặc một ý nghĩa tương tự...!

MaoTônHùng, CO

Monday, July 30, 2007

Thông tin

1.-Luật sư Bùi Kim Thành trả lời phỏng vấn đài RFA...
2.-Ông già bươi rác.Truyện ngắn của Tiểu Tử.

Người đưa tin. USA

Trận Chiến Cuối Cùng

Nhân dân bị áp bức, dân oan bị c/b Đảng cướp nhà cướp đất, công nhân đình công đấu tranh, trí thức tôn giáo bị bịt miệng tù đầy... nông dân nổi dậy thành phong trào. Bộ máy chuyên chính CA, BĐ, Tòa án,... bộ máy lừa bịp truyền thông tay sai của Đảng, 2 chân đứng của c/đ độc tài ( lời NC Thiện) ra sức đàn áp kiểu T.A. Môn... Đã đến lúc toàn dân, nhất là tuổi trẻ, thế hệ sau 75, tỉnh ngộ và cùng hiệp lực nổi dậy chống cường quyền chưa? Đó là điều nên biết. Theo cái anh trí thức lăng xăng DT Minh thì chưa, chỉ mới thành các phong trào rời rạc thôi. Chưa có tổ chức, lãnh tụ anh minh, thao lược (?). Có thể nghe phỏng vấn tình hình đấu tranh suốt mấy chục năm qua đến nay tại web vietnamexodus (link).

Trước nỗi bức xúc của đất nước và dân tộc, thi sĩ có lòng aí quốc sao khỏi làm thơ đấu tranh? Trên net cũng nhiều nữ sĩ ưu tư khổ nạn dân tộc: Lãm Thúy của D/d , Ý Nga (nhiều bài trên Trang Thơ web Hồn Việt http://hon-viet.co.uk/) Nhưng lẻ tẻ vài ông vất súng duy nhất hay bắn đạn viên độc nhất không đi đến đâu! Phải cùng nhân dân xông lên, cầm cờ, biểu ngữ, hô hào trên đường phố, hay trên các D/d, báo đài, internet, paltalk,...
Nhạc tình ca, thơ tình yêu thì hay rồi,.. nhưng lớp trẻ đang cần nhạc như nhạc Pv Hưng, hay nhạc thức tỉnh sau đây, để ra khỏi cơn mê muội, bị nhồi sọ suốt hơn 1/2 thế kỷ ! Cứ nhắm mắt : Đêm qua em mơ gặp Bác Hù,...Bác cùng chúng cháu hành quân,...
Bài ca Bạn tôi của Võ Thiện Thanh do Quang Linh hát:http://k6kscc.org/music/bantoi_f.htm

Người SG

Thơ Phạm Cây Trâm

Vất súng làm thơ

Tặng hai anh Nguyễn Duy Ân & Từ Thanh Hà

Phải chăng trời bắt làm thi sĩ!
Viết gởi cho đời một ít thơ
Thơ không mơ mộng, thơ tranh đấu
Tiêu diệt Cộng Quân, giữ cõi bờ

Phải chăng trời bắt làm thi nhân?
Viết gởi cho ai một ít vần
Vần giục kết đoàn luôn tiến bước
Đem máu xương phụng sự quốc dân.

Trận chiến ngày nay không có súng
Chỉ văn thơ với tấm lòng trung
Vì dân nuớc. Tự do. Dân chủ
Quyết đấu tranh xây lại Việt hùng.

Trận chiến này tất thắng về ta
Tự do - Công lý thắng gian tà
Chính nghĩa xua tan đêm ác quỷ
Rực rỡ bình minh nước Cộng Hòa.

Anh, tôi vất súng nay làm thơ
Diệt giặc, trừ gian phất lại Cờ
Vàng thuở Hùng xưa non nước Việt
Ngày về quang phục đẹp như mơ.

PHẠM CÂY TRÂM

La Chanson des Vieux Amants

Dạo này Diễn Đàn "sôi động" lên cơn sốt vì nhiều người hưởng ứng làm thơ bất kể là thi sĩ hay tay mơ. VLHương tôi cũng xin tham gia cho "zdui", với bản nhạc "La chanson des vieux amants" (link) lời Pháp Ngữ của nghệ sĩ Jacques Brel và soạn nhạc chung với Gérard Jouannest trên YouTube.

Đồng thời, cũng như lần trước, xin mạo muội phỏng dịch bài nhạc trên bằng thơ Việt Ngữ dưới đây:

Thân kính,
VLHương, FL


LA CHANSON DES VIEUX AMANTS

BẢN TÌNH CA CUỐI ĐỜI

Bien sûr nous eûmes des orages
Vingt ans d'amour c'est l'amour fol
Mille fois tu pris ton bagage
Mille fois je pris mon envol
Et chaque meuble se souvient
Dans cette chambre sans berceau
Des éclats des vieilles tempêtes
Plus rien ne ressemblait à rien
Tu avais perdu le goût de l'eau
Et moi celui de la conquête

Thật ra tình ta nhiều sóng gió
Hai mươi năm rõ thật điên lòng
Ngàn lần em bỏ đi như gió cuốn
Bao lần anh cũng muốn bay luôn
Bàn ghế hư hao còn dấu tích
Trong phòng đầy đồ đạc tứ tung
Gãy đổ ngổn ngang như bão tố
Không có gì, có chuyện như không
Em giận em hờn đời vô vị
Anh như gió cuốn theo cơn dông

Mais mon amour
Mon doux mon tendre mon merveilleux amour
De l'aube claire jusqu'à la fin du jour
Je t'aime encore tu sais je t'aime

Nhưng mà hỡi người tình yêu dấu
Tình
em thật ngọt ngào dịu êm
Từ lúc đầu ngày đến phút cuối
Em biết anh yêu em nhiều thêm

Moi je sais tous tes sortilèges
Tu sais tous mes envoûtements
Tu m'as gardé de piège en piège
Je t'ai perdue de temps en temps
Bien sûr tu pris quelques amants
Il fallait bien passer le temps
Il faut bien que le corps exulte
Finalement finalement
Il nous fallut bien du talent
Pour être vieux sans être adultes

Anh biết vì sao em hấp dẫn
Em biết làm anh thêm ngất ngây
Em như trăng sáng anh bạch thố
Đôi khi trăng khuất bóng mây bay
Thật ra đôi lần em khác lạ
Yêu nhau cho đêm ngắn tình dài
Thuyền tình nhẹ lướt buồm căng gió
Cùng đi đến tuyệt đỉnh mê say
Nhịp nhàng vượt sóng tình êm ái
Gừng già hâm nóng vị càng cay

Ô mon amour
Mon doux mon tendre mon merveilleux amour
De l'aube claire jusqu'à la fin du jour
Je t'aime encore tu sais je t'aime

Nhưng mà hỡi người tình yêu dấu
Tình
em thật ngọt ngào dịu êm
Từ lúc đầu ngày đến phút cuối
Em biết anh yêu em nhiều thêm

Et plus le temps nous fait cortège
Et plus le temps nous fait tourment
Mais n'est-ce pas le pire piège
Que vivre en paix pour des amants
Bien sûr tu pleures un peu moins tôt
Je me déchire un peu plus tard
Nous protégeons moins nos mystères
On laisse moins faire le hasard
On se méfie du fil de l'eau
Mais c'est toujours la tendre la guerre

Theo thời gian tình ta lão hóa
Và làm khổ nhau thêm mà thôi
Nhưng quyến rũ nhau thì không tệ
Để sống yên theo dòng đời trôi
Thật ra em khóc ít hơn trước
Anh đau lòng cũng bớt đi rồi
Ta dấu bí thuật còn hơn kém
Mặc cho ai hướng dẫn cuộc chơi
Để thuyền tình thuận buồm xuôi gió
Nhưng buồm yêu gió rách tả tơi

Ô mon amour
Mon doux mon tendre mon merveilleux amour
De l'aube claire jusqu'à la fin du jour
Je t'aime encore tu sais je t'aime

Nhưng hỡi người tình yêu dấu
Tình
em thật ngọt ngào dịu êm
Từ lúc đầu ngày đến phút cuối
Em biết anh yêu em nhiều thêm

paroles: Jacques Brel
musique: Jacques Brel, Gérard Jouannest


Vũ Long Hương phỏng dịch


>>> Maotôn tôi thường vặn lên YouTube, rồi theo dõi lời nhạc Pháp. Âu đó cũng là một cách ôn lại vốn tiếng Pháp nghèo nàn của mình đấy các anh ơi! Thích nhất là câu "Je t'ai perdue de temps en temps" (I lost you from time to time) HV <<<

Không Hò Hẹn

Qúy bạn thân mến, Ngày xưa, với tư cách một chứng nhân thời đại, cụ Nguyễn Du đã viết:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!"
Thiển nghĩ, nếu sống lại, chứng kiến quá nhiều biến động dữ dội tang thương tàn bạo kinh thiên động địa như chúng ta, không biết Tố Như tiên sinh còn có thêm những vần thơ huyết lệ mênh mông đến thế nào nữa? Có lẽ ngày nay không thiếu những tác phẩm chứng nhân nói lên được phần nào nỗi đau oằn oại, vết thương sâu thẳm không bờ bến... điển hình là Thi Tập Còn Nguyên Nỗi Ngậm Ngùi của Lãm Thúy, đặc biệt bài "Đọc Thủy Mộ Quan" và bài "Hệ Lụy Của Ngày 30-4 Trong Thơ Lãm Thúy" mà web&DĐ đã post ngày May 02/07.

Là một kẻ hậu sinh tài sơ học thiển đang lúc "bóng chiều đã xế, dặm đường còn xa, chân trời góc bể biết đâu là nhà..." (N.B.Học), tôi cũng không khỏi có những xúc động thực vô cùng đau xót, ray rứt dằn vặt không nguôi nên đã ghi lại trong bài "Không Hò Hẹn" như là một tiếng kêu "hận hải mang mang" cho thân phận nhỏ nhoi mong manh của những người bất hạnh nhất, sa cơ lỡ vận, thất thế cùng đường, lang thang trôi nổi dật dờ xung quanh chúng ta hôm nay đây...


Thư bất tận ngôn.

Luân Tâm
Xin mời click Title Link

Sunday, July 29, 2007

Thơ Họa

Quý Sư huynh nhã giám,
Vì tánh bon chen nên đàn em tức khí họa lại bài thơ của TKBạc tức TNDanh để tặng lại "nó". Xin các đàn anh chê chứ đừng khen sẽ bị yểu tử. hu!hu!hu!

Danh ơi!
Đã Trần sao lại có Danh
Bon chen họa lại tặng anh bạn hiền

PQHải, ĐS17

Những Chiếc Ghế Bỏ Trống

(Bài họa, tặng hiền hữu TKB và các bạn 17)

Tan đàn có kẻ ngược, người xuôi
Mang đi tất cả những niềm vui
Buồn thay lắm đứa làm lạ mặt!
Nên ở trần gian gọi là đời.

Đứa bỏ quê hương lìa bến được,
Đứa mừng tân chủ cũng đi rồi.
Uổng thay những ghế giờ bỏ trống,
Khóc thầm thương hận qúa đi thôi!

Chén tạc chén thù đâu còn nữa,
Không gian vắng lặng tiếng nói cười
Nhớ xưa tha thiết từng ánh mắt,
Bây giờ lưu lạc khắp muôn nơi.

Hữu tình hò hẹn chân không mỏi,
Vô tình gần gũi chẳng tăm hơi.
Những mong đốt đuốc tìm ánh sáng,
Gặp gỡ dù rằng để ngọt môi.

Hẹn chi tay bắt lòng đau buốt,
Sống sượng bên nhau tiếng gượng cười.
Ai ơi có thấu tình ta gửi,
Đừng để thời gian nó phai phôi.

Đã biết đời người sao ngắn ngủi,
Mà vờ như nước chảy, mây trôi.
Nhìn chi một cõi trời xanh biếc,
Quên mất tà dương sắp rụng rồi.

Đông tàn ao ước trời vươn nắng,
Xuân đến muôn hoa ngợp đất trời.
Những mong gặp gỡ khi hè đến
Hy vọng làm chi để ngậm ngùi.

Biển mặn đời đời sông vẫn chảy,
Vẫn mang phù sa để vun bồi
Như tình ta với tình ai ấy,
Mỗi phút mỗi giây mãi đâm chồi.

Thân nhau dù chỉ ngồi một chút,
Luyến ái ẩn tàng sẽ lên ngôi.
Sẽ vun tâm sự lên đôi mắt,
Để lệ anh hùng chẳng tuôn rơi.

Bao ghế năm xưa đang bỏ trống,
Mong bạn về đây để lên ngồi.
Từ buổi xa nhau chưa hò hẹn,
Bận vì danh lợi mãi ngược xuôi.

Thơ tôi tha thiết không độc vận
Phản chiếu như là tấm gương soi.
Như ánh bình minh tràn cây cỏ,
Hiền hữu tương quan sáng muôn đời.

Người Trầngian
29-7-2007

TIN BUỒN

Tin Buồn
Được tin buồn hiền thê đồng môn Nguyễn Bá An (ĐS 4) nhũ danh
Trần Ngô Thị Lộc
pháp danh Chân Như
đã lìa trần tại Willow Grove PA vào lúc 10:10 p.m. tối qua (7/28)

Nhà quàn và nghĩa trang: Huff & Lakjer. Derstine and Cannon Aves.
Lansdale, PA 19446 (215-855-3311)

Thăm viếng: Thứ ba 7/31 từ 11:00 a.m. - 2:00 p.m. và từ 4:00 p.m - 8:00 p.m.
.An táng: Thứ Tư 8/01 Lễ bắt đầu 9:30 va sau đó là hỏa táng.

Thành kính chia buồn cùng anh Nguyễn Bá An anbanguyen@yahoo.com và tang quyến.
Thành thật chia buồn cùng anh Nguyễn Đình Thụy (ĐS13), em họ của anh An
và anh Đỗ Quang Tỏa (CH8) cháu của anh An.

Nguyện cầu hương linh Chân Như sớm siêu thoát tịnh độ.

Nhóm Cựu Sinh Viên QGHC Đốc Sự 4,
Nhóm Cựu Sinh Viên QGHC Đốc Sự 13,
Nhóm Cựu Sinh Viên QGHC Cao Học 8,
Gia đình Hành Chánh Boston,
Gia Đình Hành Chánh Florida,
Gia Đình Gia Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ

(Cám ơn đại huynh Bửu Viên laobuu@yahoo.com đã thông báo)

Thơ trong Hội họa

Trước khi góp lời bình về họa phẩm "Tiếng Gọi", xin thông tin về sinh hoạt chiều giới thiệu thơ thi-sĩ Hải Phương, từ San Jose xuống Little SG chiều 28/7/07 tại báo quán Người Việt.
Ban tổ chức là Thư viện VN ở Santa Ana, có CSV/HC K11 là NV Bích Diễm tiếp tay (bạn của vợ nhà thơ). Hải Phương (HP) là nhà thơ lớn, bạn trang lứa với nhà thơ Viên Linh, Trần Lam Giang, nhà báo Sao Biển. Từng chơi với N/s Lê Thương, Châu Kỳ, Lâm Tuyền, Đức Quỳnh. Trong buổi sinh hoạt có show video các nhạc sĩ đó tiễn đưa HP đi HO 1990. Các N/s này nay đã thành người thiên cổ!

NSG có mua 2 tập thơ HP để tặng "Thi phái Đồi Ngực" vì 1 tập thơ tựa đề "Cám ơn tháng giêng biêng biếc ngực em cười"! HP vui vẻ đề tặng, với sự chứng kiến của người đẹp huyền thoại NVBD (Diễm Xưa).

Thơ HP không biết hay không, quí bạn cứ xem lấy tại: http://www.haiphuongonline.com/ Theo NSG thì thơ trên D/đ và của thi phái ĐN ta đủ gây ấn tượng và cảm hứng rồi (?)

Trở lại h/p Tiếng Gọi (The Calling ), dĩ nhiên bản "final touched" được hoàn chỉnh hơn bản đầu. Accentuée hơn, ánh sáng và sắc độ mạnh bạo hơn. Tuy gamme màu xanh bleu chủ vẫn như trước, nhưng chỗ sáng thì rạng rỡ hơn, chỗ tối đậm nét hơn, toàn cảnh ửng lên không gian buổi sáng bình minh, mặt trời chưa lên khỏi dãy núi xa xa background... Chi tiết rong rêu trên đá tảng, giòng chảy suối thác rõ nét hơn.... Toàn cảnh như vang lên tiếng hò reo của ngọn thác tuôn trào, từ trên ngàn dận xuống vực đá sâu,.. tiếng reo vui của ánh nắng mai, đầy sức sống bừng lên... Trong họa có nhạc có thơ đấy chứ (?).... Có lẽ vì thế mà H/s Acla đặt tên "Tiếng Gọi"? Tiếng gọi của thiên nhiên hoang dã, tiếng gọi của thác ghềnh, hẻm núi hoang vu, của rừng thẳm u-tịch ?.... Giống như Ngựa Hồ hí gió bắc, hay tiếng gọi từ hoang dã (Call of the wild) trong tác phẩm của Jack London. Trong họa phẩm nghe được tiếng chuông chiều và lời cầu kinh Angelus của Jean-Francois Millet, hay hồi chuông chiều của giáo đường bên sông Don vắng vẻ của Issack Levitan?

Áng mây bình minh hay mây chiều hoàng hôn đều gợi buồn mênh mang, nghĩ ngợi về kiềp nhân sinh phù du và cõi vĩnh hằng.... Bút pháp mây trời của Acla đã tiến xa, rất hiện thực và ấn tượng. H/s Acla muốn minh họa cảm hứng theo thơ Điền Thảo "Cỏ Nội": "Khoảng trống vắng rêu phủ, Bỗng tuôn tràn thác lũ " Nhưng hậu quả đi xa hơn, tác phẩm như còn mang thêm tính triết lý,.... Đúng hông ông H/s ? Nữ sĩ Như Thương đã cảm tác bài thơ với bức họa "Thác đổ", có lẽ sẽ có bài cho "Tiếng gọi" này (?)

Tin giờ chót, tối nay trăng rằm, cầu tàu đường Main, Huntington Beach đông như trẩy hội vì đang tuần surfing contest và fair trên bãi biển. Đang cuối hè nóng nực, beach goers ăn mặc mát mẻ nghèo ! Nhưng khi ra về, nghe đài LS: nhạc tình ca do Quốc Việt hát. Anh này tuy là con Mỹ đen lai, nhưng chịu khó học hành, tốt nghiệp Cal State Fullerton đàng hoàng, làm realtor,... nuôi mẹ già chí hiếu,... Sau bài ca, nữ xướng ngôn Ngọc Ân buồn bã thông báo: Phương H. Quế đã báo về rằng QV vừa qua đời tối nay! Thọ hơn 40 tuổi,.... Đời đáng buồn ...
Người SG

>>> Về thơ của Hải Phương, "COTGBBNEC", Web nhà đã có bài "Nói Chuyện Với Thơ" (link) của anh Song Nhị. Mời quý vị click link để xem lại. MaoWeb <<<

Biển Chiều Nay Vắng Em

Đọc tựa đề trên chắc quý bạn nghĩ ngay đến một bài thơ nào đó của nhà thơ Lan Đàm. Tuy nhiên, quý bạn chỉ đúng có một nửa, vì đó là tên một nhạc phẩm của con Anh chị Lan Đàm, Bác sĩ Lê Trần Hoàng, cũng là một nhạc sĩ có "tài" (chữ của nhà thơ Du Tử Lê trong một cuôc phỏng vấn).
Và cũng "signature EM" bất hủ của dòng họ Lê!


Nhạc và lời: Lê Trần Hoàng
Ca sĩ: Nguyên Khang
(Source: YouTube - Asia 43)

Saturday, July 28, 2007

Ghế Bỏ Trống (3)

Người ta thường nói:Đồng thanh tương ứng...Diễn Đàn ĐS14 quả là nơi như thế.

Bài Thơ Những chiếc ghế còn bỏ trống hay thế nào, mà lời bình của một thân hữu DĐ, chị DTHằng trong TRĂNG&THƠ lại bội phần hảo hảo: Mấy vần thơ tuyệt diệu như những tia nắng thủy tinh ban mai lung linh xuyên qua cửa sổ nhà tôi. Bài thơ như đi vào tận ngõ ngách mọi con tim, như "đốt lò hương ấy so tơ phím này" ... Tất cả, đều mang đến hạnh phúc, tuy bất chợt, giản dị và chân thật, nhưng cũng hiếm xảy ra trong đời sống bình thường. Phải chăng đó là sức mạnh của thi ca?

Lão thi bá Dương Quân, liệt giường suốt tuần nay vì bị cụp xương sống, nói rằng cũng ráng ngồi dậy đọc Những chiếc ghế còn bỏ trống, sau khi nghe anh Luân Tâm kể chuyện về những khen ngợi của anh Nguyên Trần và Anh, dành cho bài Thơ của em Trần Kiêu Bạc. Đó là chưa kể đến lời phê (phán) của anh Mao Tôn Web, kẻ quyền thế nhất trong cái nền Cộng Hòa khắc nghiệt của chúng ta, như Platon đã nói.

Dương thi bá cũng nhờ tôi post lên vài hàng để khen ngợi tối đa về bài Thơ này của TKBạc. Và tôi cũng lờ mờ tưởng tượng ra rằng, có thể, bài Thơ này như cái passport để tác giả làm một cú U - turn ngoạn mục vào Văn học sử VN chăng. Xin cám ơn. Xin cám ơn tất cả. (Tranh phải: Chinese friendship philosophy)
Tương kiến diệc vô sự,
Bất lai thường ức quân.
DỊCH THỦY (đề tranh)

Gặp nhau chẳng có chuyện chi,
Mà không tìm gặp lại, thì nhớ Anh.
Đọc thêm:
http://www.evene.fr/livres/livre/platon-la-republique-2912.php

CKLiên. MA

PHÂN ƯU

PHÂN ƯU
Nhận được tin trể
Thân mẫu chị NGUYỄN THI HOÀNG NAM - ĐS17
Cu ba Qua phu NGUYEN QUANG TRAC Khue danh HOANG THI GIA DIEU
Phap danh NGUYEN HY

Vừa mãn phần tại Springfield-Virginia ngày 24 tháng 7 năm 2007... Hưởng thọ 92 tuổi.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG ANH CHI NGUYỄN HOÀNG NAM CÙNG GIA ĐÌNH NGUYỆN CẦU HƯƠNG LINH CỤ CỐ SIÊU THĂNG MIỀN PHẬT QUỐC.

Các Ban cùng khóa: Nguyễn Hữu Quý-Phạm Phước Ngữ-Trần Ngọc Danh-Lê Văn Bảy-Nguyễn Trí.

Final Touch

Kính mời quý vị và quý bạn xem Version 2 bức tranh cũ của Họa sĩ A.C.La,
bức TIẾNG GỌI, Oil on Canvas, 24"x48"


Xin đối chiếu với bức cũ, uploaded July 17th, 2007,
chưa được "magic touch" và chụp hình lại, dưới đây:

Nếu quý vị nào không thấy sự khác biệt, quý vị đó cần phải đi đo kính lại!
Nếu quý vị nào thấy rõ từng điểm khác biệt, quý vị đó thuộc "nòi vẽ".
Mao mỗ tôi thì không!

>>> Như Thương ước gì có hai cái computers để gần nhau, để có thể nhìn thây rõ và phân biệt được hai bức hoạ TIẾNG GỌI của hoạ sĩ A.C.La nhà mình. Còn nếu như bây giờ... dường như sự tưởng tượng bị gián đoạn, và lại thấy, giữa chúng có một EM ngồi tựa đầu bên cạnh chàng NÒI TÌNH... Như Thương, FL <<<

TRĂNG và THƠ

Tôi là một độc giả thường xuyên của Web 14,
một trang web mà tôi rất ưa thích vì tính đa dạng phong phú và đại chúng.
Nhân đọc bài thơ "Những chiếc ghế còn bỏ trống" của nhà thơ Trần Kiêu Bạc vừa đăng trên web,
tôi thấy xúc động bồi hồi nên ghi lại ít dòng cảm nghĩ
như một chia xẻ với nhà thơ và xin gởi đến anh để tùy nghi.
... (bỏ một đoạn)...
DTHằng

Sáng nay thức dậy, đọc "ké" được trên Web ĐS14 một bài thơ tuyệt tác, tôi thấy lòng ngẩn ngơ với cảm xúc lâng lâng bồi hồi. À! Thì ra Thơ của Trần Kiêu Bạc đây mà!!! "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" gói trọn cả một tình bạn thiêng liêng, cao quý & vĩnh cửu.
Qua đoạn thơ:
Ngợp trời mùa Hạ hoa rụng nắng
Lại chớm mây Thu xám đất trời
Biết đâu sẽ ập mùa Đông đến
Để lá bay theo những ngậm ngùi
đã làm tôi nghĩ rằng hình như bàng bạc đó đây tâm trạng của chính mình hiện nay qua kiếp người mong manh sương khói.

Rồi đến 4 câu kết... nghe sao ngậm ngùi trăn trở và khiến hồn mình tan loảng trong một khung trời kỷ niệm êm đềm. Nhà thơ đã thật là lãng mạn đi góp nhặt những mảnh trăng vụn rơi đó đây trên thảm cỏ mượt mà để kết nên tình bạn thì tình bạn đó nó phải êm đềm trong sáng đến dường nào.
Tôi viết bài thơ buồn độc vận
Như một mình giữa bóng trăng soi
Tôi nhặt miếng trăng rơi xuống cỏ
Kết nên tình bạn sáng muôn đời.
Nếu thời thịnh Đường ngày xưa thi hào Lý Bạch đã vì yêu trăng lao mình xuống dòng nước định mệnh thì bây giờ Trần Kiêu Bạc cũng nhờ trăng mà tô điểm cho tình bạn gắn bó bất diệt. Phải chăng tự cổ chí kim, nhà thơ nào cũng nhạy cảm với trăng.

Cám ơn nhà thơ Trần Kiêu Bạc và Web ĐS 14 đã cho tôi được một ngày vui nhẹ nhàng với mấy vần thơ tuyệt diệu như những tia nắng thủy tinh ban mai đang lung linh xuyên qua cửa sổ nhà tôi.

Một đọc giả Web ĐS 14,
DTHằng

CHUYỆN BÊN TÂY

Có những mẫu tin vặt, đọc xong, có thể dành thêm vài giây suy nghĩ. Xin ghi lại đây hầu quý vị.

Trúng Số.

Có một người ở quận 15, Paris, từ mấy năm nay chơi Loto, tuần nào cũng chỉ ghi một tổ hợp gồm y chang những con số đã chọn. Cách nay vài tháng, hôm đó anh ta cũng vào quán cà phê quen thuộc, ghi những con số quen thuộc, lơ đãng nhét vô túi tấm phiếu biên nhận, uống một tách cà phê rồi đi. Không biết hôm đó anh ta có đãng trí hay không, chỉ biết là anh ta đã trở lại quán trong ngày và ghi thêm một phiếu khác cũng với những con số quen thuộc.

Đến đây câu chuyện mới thực sự bắt đầu. Kỳ đó lô trúng độc đắc 35 triệu Euros ra đúng y boong những con số anh đã ghi, và chỉ có một mình anh trúng. Anh có 2 phiếu trúng, dù có chia 2, cộng lại, anh vẫn lãnh đủ 35 triệu. Nhưng chuyện rắc rối là không hiểu do đâu cả 2 phiếu trúng đều nằm trong tay của ông chủ quán cà phê. Người ta đoán rằng, có lẽ theo thói quen anh đã tin cậy đưa phiếu cho ông chủ quán coi giùm. Có lẽ ông chủ quán đã lắc đầu và anh ta cũng đã ung dung bỏ đi như những lần khác.

Ông bà chủ quán mới to nhỏ bàn nhau tìm được một tay đồng lõa đem 2 phiếu trúng đến Sở Xổ Số lãnh tấm chi phiếu 35 triệu gọn ơ. Một tuần lễ sau, ngân hàng nơi được người lãnh ký gởi tấm chi phiếu của Sở Xổ Số, thấy có sự ký chuyển một lúc 30 triệu Euros từ số tiền trên tấm chi phiếu đó sang một trương mục ngân hàng ở ngoại quốc. Do phản ứng nghề nghiệp, ông Giám đốc ngân hàng được ký gởi tấm chi phiếu báo cho Sở Xổ Số sự việc. Cũng lại do phản ứng nghề nghiệp, ông Giám đốc Sở Xổ Số cho rà lại trên máy điện toán, thì thấy cũng chính máy điện toán ở quán cà phê quận 15 lại tiếp tục ghi nhận những số vừa trúng lô độc đắc. Ông nhận thấy, theo kinh nghiệm, không mấy thuở có người vừa trúng lớn lại đi ghi đúng những con số vừa mới trúng. Ông nhờ cơ quan Cảnh sát điều tra và tìm được người chủ thực sự của 2 tấm phiếu trúng lô độc đắc.

Khi được báo tin, anh bạn nhà ta xĩu liền tại chỗ. Nhưng anh ta còn phải chờ tòa án xử hai vợ chồng và tên đồng lõa về các tội bội tín, lường gạt, sang đoạt tài sản ... và ra lệnh thu hồi số tiền tẩu tán trên, trước khi anh ta trở thành triệu phú thực sự.


Vô Gia Cư. (Chữ tắt trong tiếng Pháp: SDF, viết đầy đủ: Sans Domicile Fixe).

Một bà đầm, ngoài 60 xuân xanh, quê ở Bretagne, vùng bờ biển miền Tây nước Pháp. Nhưng bà không thích chỗ quanh năm bốn mùa gió lồng lộng, bà khoái ánh sáng đèn rực rỡ của Thủ đô Paris hơn, dù phải sống dưới vòm mái hiên của một ngôi nhà ở góc phố, cũng ở quận 15.

Bà sống như vậy đã trên 20 năm rồi. Luôn luôn dưới vòm mái hiên đó. Trước, thỉnh thoảng cũng có kẻ muốn lăm le chia chỗ với bà. Nhưng bà đã cương quyết, quát, đuổi đi. Thấy cái uy của bà, lâu ngày ai cũng ngán, không dám bén mảng tới. Bà trở thành chúa tể trong khu tự trị của bà. Những người trong khu phố cho biêt, bà ăn mặc đàng hoàng, không hề lôi thôi lếch thếch. Đặc biệt là bà chịu khó chải đầu trông gọn ghẽ, người trong khu phố biết bà, họ tặng cho bà cái tên «la princesse».

Một điểm đặc biệt nữa là bà không xin tiền ai trong khu phố. Thỉnh thoảng có người cho một chai rượu chát, bà vui vẻ nhận. Bà chỉ trao đổi dăm ba câu ngắn gọn, rồi thôi. Chung quanh chỗ bà nằm, có khá nhiều bao bị tích trữ lại từ lâu. Có lẽ vì vậy mà lề đường chung quanh giang sơn của bà trông không được sạch sẽ. Do đó cơ quan công lực vừa rồi đã phối hợp với cơ quan xã hội đến giải tỏa chỗ bà ở, họ có ý định đưa bà vào một trung tâm (foyer) dành cho những người vô gia cư. Thực ra, trước đây, đã có vài lần bà đã được đưa vào trung tâm đó. Nhưng không thích cảnh chung đụng với những người khác, bà lại khăn gói trở về giang sơn của mình.

Khi nhân viên xã hội đến dọn dẹp, định quăng giúp bà những bao bị vương vãi vào thùng rác, họ thấy những bao đó nặng hơi khác thường. Tò mò, giở ra. Họ thấy những cuộn giấy bạc 5,10,20 € và những đồng tiền Euro kim loại. Đem về cơ quan, họ lau chùi những đồng tiền bị hơi ẩm làm ố đi và bắt đầu đếm.

Theo tin, tổng cộng số tiền có thể lên đến 40000 € ( hơn 50000$). Người đại diện cơ quan công quyền cho biết không cần tìm xuất xứ số tiền đó của bà, và dĩ nhiên sẽ hoàn lại trọn vẹn số tiền đó cho bà, nhưng vấn đề bây giờ là phải tìm cho bà một chỗ ở an toàn, không thể để cho bà sống như trước kia.


Thân kính.
NQMINH Paris

>>> Chuyện lạ bên Tây có khác! Thử tưởng tượng anh chàng trúng-số và bà homeless này sống ở Hà nội hay TP HCM thì sao? Công an có giải quyết dùm không? Nhà của dân oan còn bị cướp, nữa là tiền mặt. Chánh quyền Pháp có khác ! Người SG <<<

Friday, July 27, 2007

Cáo Phó

Chuyen den quy anh chi dong mon Cao Pho cua gia dinh Chi Nguyen thi hoang Nam (DS17).

Gia dinh hanh chanh khoa DS17,
Gia dinh Hanh Chanh Florida,
Gia dinh Hanh Chanh Boston, va
Gia dinh Hanh Chanh Mien Ðong Hoa Ky,

Thanh kinh chia buon cung Chi Nguyen thi hoang Nam (mochuong2002@yahoo.com) va tang gia.
Nguyen cau huong linh Cụ Bà NGUYEN HY som sieu thoat tinh do.

(Cam on anh Lê Xuân Sướng da thong bao)

CÁO PHÓ

GIA DINH CHUNG TOI XIN DAU BUON BAO TIN: ME, BA NGOAI, BA CO CHUNG TOI:

CU BA QUA PHU NGUYEN QUANG TRAC
KHUE DANH HOANG THI GIA DIEU
PHAP DANH NGUYEN HY

VUA TA THE LUC 9 GIO TOI NGAY 24 THANG 7 NAM 2007 TAI TU GIA SPRINGFIELD, VIRGINIA
HUONG THO 92 TUOI.

LINH CUU HIEN DANG DAT TAI NHA QUAN NATIONAL FUNERAL HOME
7482 LEE HIGHWAY. FALLSCHURCH, VA 22042-1725

LE VIENG TANG: THU SAU, NGAY 27 THANG 7 NAM 2007, TU 1:00PM DEN 8:00PM
LE HOA THIEU : THU BAY, NGAY 28 THANG 7 NAM 2007, TU 9:00AM DEN 11:00 AM

GIA DINH CAC CON, RE, CHAU, CHAT TANG GIA DONG KHAP BAO.

MOI PHUNG DIEU SE DUOC PHUNG GUI VE CHUA HAI DUC, [DIA CHI O NHATRANG…]

Bức Tranh Không Tưởng

Kính đại ca,
Lâu quá không sáng tác gì cả chỉ vì bận thì ít mà làm biếng thì nhiều.
Giờ gửi đại ca bài thơ này,
nếu được đại ca Ala Vĩnh vẽ cho bức tranh thì muôn vàn cảm tạ.
Người Trầngian, ĐS17, Canada

Bức Tranh Không Tưởng

Kính dâng những anh hùng mạt vận đã bỏ mình tại Hoàng Liên Sơn và khắp các miền đất nước vì tù CẢI TẠO. Kính tặng tất cả tù nhân CS. Riêng tặng:

Những ai đã có đi tù
Giờ đây đã vội giả mù uống d…


Sương mai còn đọng trên cành.
Ngã nghiêng từng toán bộ hành lê thân.
Lối mòn như dãy mộ phần,
Tù nhân sống chết chỉ cần sát na.

Rét căm xé nát thịt da,
Đói, đau giết hết thịt thà ruột gan…
Ai gây cải tạo điêu tàn!
Ai gây đấu tố dã man năm nào?

Rừng tre, núi nứa, luồng cao,
Tù nhân thấp bé khác nào kiến voi.
Chặt luồng khó quá đi thôi,
Nhưng rồi luồng cũng rụng rơi vì người.

Kìa đây là tấm tranh đời,
Hai tay đỡ nặng luồng tươi vai tù.
Vắt rừng thừa dịp vắt bu,
Uống no rơi rụng, gót thù trả vay.

Nghiệp duyên là ở tại đây,
Đường đèo máu đỏ để thay màu cờ.
Tù nhân dẫm nát tỉnh bơ,
Vàng sao cờ đỏ sẽ chờ đem chôn.

Đừng mong lọt lưới càn khôn
Bức tranh không tưởng sầu vương đất trời

Tháng 7-2007
Người Trầngian


“những ngày chưa quên”, Tranh A.C.La (manipulated)


Thơ Nguyên Sa (2)

Nhân đọc phần trích dẫn bình thơ Nguyên Sa của Thuỵ Khuê, tôi nghĩ rằng người đọc thơ nào cũng có phần chủ quan với những quan niệm và cách suy diễn riêng của họ.

Ở đây Thuỵ Khuê nhìn thơ Nguyên Sa dưới góc cạnh về thời gian tính qua những gian đoạn khác nhau của nhiều thời đại. Khi người đọc thơ với số tuổi đời đã cao thì thường lại khó tính hơn, vì họ luôn luôn đi tìm những cái gì mới lạ trong cách diễn đạt cũng như những ý tưởng và hình ảnh trong thơ. Vì thế cho nên không có gì ngạc nhiên khi Thuỵ Khuê đã xếp thơ Nguyên Sa là một trong những nhà thơ cổ điển.


Nhưng thử nhìn dưới một khía cạnh khác hơn, thì tôi nghĩ lớp thanh niên ở lứa tuổi mới lớn sẽ cảm thấy những lời thơ của Nguyên Sa vẫn có thể làm họ rung động vì những hình ảnh và cảm xúc ấy gần gủi với số tuổi của họ hơn là những người ở vào lứa tuổi trên 60. Những nỗi xao xuyến của tình yêu vào thời mới lớn lúc nào cũng giống nhau, dù ở vào nhiều thế kỷ trước hay vào những thiên niên kỷ ở trong tương lai chăng nữa. Cũng như thơ của Cung Trầm Tưởng viết về "những người em tóc vàng" vẫn có thể làm họ rung động như thường. Nếu có khác chăng chỉ là ngôn ngữ và cách diễn đạt của các nhà thơ qua các thời đại mà thôi.


Nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn chưa có một thể thơ mới nào khả dĩ có thể vừa có ngôn ngữ mới và vừa diễn đạt được những nỗi xúc động chân thật trong tình yêu như những lời thơ trên. Dù biết rằng đã có nhiều người đang thử nghiệm với những dòng thơ mới này.

Nói đến đây, một nhận xét khác về câu hỏi dọ dẫm của Thuỵ Khuê cho rằng liệu "Linda mặt ngang" của Đỗ Kh có thể đem lại một hình ảnh mới của "người em gái hải ngoại" hay chăng? Thì có lẽ Thuỵ Khuê đã đem sự tưởng tượng và suy luận của mình đi quá xa, khi đem hình ảnh của một cô bé làng chơi trong thú vui của nhục thể vào những cảm xúc thiêng liêng của tình yêu mới lớn. Mặc dù đó là hai nỗi ám ảnh và băn khoăn của lứa tuổi này.
Độc giả muốn đọc thơ của Đỗ Kh về "Linda mặt ngang" xin bấm vào link này: Talawas.org

Nhan Tử Hà, Melbourne, Australia

>>> Cứ coi như tôi chưa hề đọc, anh NTHà ạ. Nhiều khi, xem một bài viết đang hay, đùng một cái lạc vào một chi tiết, khiến gãy đổ, không những cho chính bài viết đó, mà có khi còn phải xét lại toàn bộ tư duy của tác giả ...

>>> Tôi đã theo dõi 'Sóng Từ Trường' của bà Thụy Khuê, với nhiều bài phê bình có giá trị (xem những links sau). Bây giờ tôi rất ghét phải đọc lại chúng.
>>> Vậy, 'cứ coi như tôi chưa hề đọc!'.
>>>>>>>> Mạng Lưới Dũng Lạc
>>>>>>>> Chim Việt Cành Nam
>>> MaoWeb <<<

Thursday, July 26, 2007

Ghế Bỏ Trống (2)

Các bạn thân mến,

Đọc bài "Những chiếc ghế còn bỏ trống" của Trần Kiêu Bạc, lòng tôi chùng lại với bao nỗi ngậm ngùi xúc động. Ngậm ngùi cho bạn bè giờ đã tan tác chia lià, ngậm ngùi cho thầy cô nay cũng phiêu bạt thương đau, ngậm ngùi cho chính thân phận mình và cũng thương giùm cho những cuộc tình chớm nở trong cảnh nước mất nhà tan và những gia đình bạn bè thân quen đã đổ nát vì trận hồng thủy bạo tàn của tháng Tư đen.

Chắc tất cả các bạn cũng đều đồng càm với những lời thơ nhẹ nhàng nhưng thắm thiết rung động lòng người vì tất cả chúng ta đều từng là... học trò. Trong nỗi cảm khái đó tôi xin diễn đạt tâm tình qua 4 câu thơ:

Ghế trống giờ đây phủ bụi mù
Nghe lòng hiu quạnh cõi phù du
Bạn bè xưa cũ ai còn mất
Đứa kiếp lang thang đứa ngục tù.
Thân ái và xin các bạn lắng đọng tâm hồn trong một thoáng để nhớ về BẠN CŨ TRƯỜNG XƯA.

Nguyên Trần, Canada

Ghế Bỏ Trống

Quý bạn thân mến,


Trong số quý đồng môn CSV/QGHC, văn thơ Trần Kiêu Bạc là một trong rất ít ngườì mà khi trao đổi trực tiếp, tôi rất tự nhiên vui vẻ goị là "em" và tự xưng là "anh" theo kiểu nhà quê miên Nam VN!

Khen thơ văn TKB có lẽ là chuyện quá dư thừa! Nhưng mà GÌA BA TRI đôi khi nhàn hạ lại hay lẩm cẩm thích thú làm toàn chuyện dư thừa cả... mới chết chứ!
Nhớ đôi khi vô tình bị hiểu lầm vì "con tim nhân gian chưa từng độ lượng" (TCS), tôi vẫn thường lấy 2 câu thơ Đường của CAO THÍCH trong bài "Biệt Đổng Đại" để an ủi người sư đệ TKB quá tài hoa cuả mình:
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
Thiên hạ thùy nhân bất thức quân!
Với tôi, thơ TKB thực luôn luôn là những dòng suối ngọt ngào trong sáng dễ thương miên man bất tận chở chuyên tình nghĩa, văn hóa, văn minh với những tâm tình cao đẹp, những bóng hình quê hương đậm đà mênh mông,những chuyện tình đơn sơ mộc mạc chơn chất nhưng cũng thực vô cùng lãng mạn cao sang với một bút pháp, một phong cách độc đáo tài hoa riêng biệt, không lẫn với bất cứ ai.

Bài thơ tuyêt tác "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" cuả TKB mà DĐ vừa posted là một bằng chứng hùng hồn khiến tôi vô cùng xúc động cảm phục sát đất... Cảm thấy mình rất được thơm lây đến bàng hoàng sững sốt vui mừng! Có lẽ nhị vị hiền sư đệ Nguyễn Nga Bích & Mao Tôn cũng đều đã xẻ chia mối đồng cảm tuyệt vời nầy rồi. Riêng tôi không hề biết ngại ngùng gì mà phải che dấu "thâm ý"... "thấy người sang bắt quàng làm họ..."!

Với NCGCBT của TKB, tôi không khỏi nhớ đến 2 câu Vũ Đình Liên:
Những ngươì muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
và hình như trong bài Giáng Tuyết, LuânTâm cũng đã lãng đãng ngậm ngùi:
Sắc hương ngày cũ đi về đâu
Chẳng lẽ nghìn đời phải mất nhau
Trần gian không đủ khăn tang trắng
Buồn đến buồn đi tưởng chiêm bao!
Thư bất tận ngôn,
LuânTâm, MD

>>> Bài đọc thêm: Cuộc di cư của chữ nghĩa Hoàng Hồng Diễu. MA <<<

Mộng Cầm

Tôi được một thân hữu forwarded tin nữ sĩ Mộng Cầm, người tình trong thơ của Hàn Mặc Tử vừa qua đời tại Phan Thiết, ngày 24 tháng 7 vừa qua, với 4 câu thơ sau:
"Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Hy vọng quý vị yêu thơ trên Diễn Đàn đã biết tin này. Bằng không, xin đọc chi tiết trong Title Link trên.

Trọng Đạt, TX

Thơ Nguyên Sa

Nghe Áo lụa Hà đông thấm thía kỷ niệm. Tối qua nghe radio bình về thơ NSa, bài của Thụy Khuê (1944, hình bên) khá sâu sắc. D/đàn có từng posted chưa? Nếu chưa MaoWeb thử edit, lọc bớt trích đoạn bài này. Tôi thấy Nguyên Sa đã tạo nên hình tượng người Em của thế hệ tiền chiến, đẹp mà buồn. Thơ D/đàn cũng mang hơi hướng đó? Lưu ý: trích đoạn sau hơi dài: (!)
"Nguyên Sa không đổi mới vần điệu. Cũng không làm thơ tự do. Ông vẫn dùng vần điệu của thơ tiền chiến. Thơ ông cũng không sâu sắc gì, ông nói trực tiếp, không ngụ ý hàm ngôn. Ông trải ẩn dụ ra để chúng trở về với thực tế so sánh, đơn giản và dễ hiểu như nói với học trò. Tóm lại, ông đi thẳng vào câu chuyện yêu đương, ở chỗ con trai còn rụt rè chưa dám tán, ông nói phắt hộ:

Không có anh lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học

Ai lau mắt cho em ngồi khóc

Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa.

(Cần thiết)


Cái tình ở đây là tình học trò, bồ bịch, Tây gọi là copain, copine, hơn là tình yêu da diết, say đắm, "trưởng thành" trong thơ Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử... Thơ Nguyên Sa dò dẫm, vụng về như tuổi trẻ vào đời:

Chân díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi

Cả những giờ bên lớp học trường thi

Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc.

(Tuổi mười ba)


Nhưng thơ Nguyên Sa cần thiết và trực tiếp cho thời mới lớn. Cần thiết và trực tiếp cho giai đoạn đổi mới.

Cần thiết vì ở một thời điểm mới, nếu muốn hạ bệ quá khứ tiền chiến của các bậc đàn anh, không lẽ lại vẫn nhai đi nhai lại một hình ảnh người em sầu mộng của Lưu Trọng Lư đã cũ mèm. Mà phải tạo ra một nàng thơ mới, mốt hơn, điệu hơn. Nàng thơ này không thể tìm thấy trong "Liên, đêm mặt trời tìm thấy" của Thanh Tâm Tuyền với những ý thức chạy ngược trong tiềm thức hoang loạn, học trò không hiểu gì cả.
Cũng không thể là "người em" tóc vàng xứ tuyết lên xe tiễn em đi chưa bao giờ buồn thế của Cung Trầm Tưởng. Người em không thể đầm đặc như thế.
Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến không tạo được các người em Biên Hòa, Bình Ðịnh, vì họ không sành thơ.

Nguyên Sa đã tạo được một mẫu người em lý tưởng: người em Bắc Kỳ tóc ngắn, mặc áo lụa Hà Ðông và người em này đã tức khắc thay thế người em ngồi bên cửa sổ của Lưu Trọng Lư trong tư thế văn học và trong lòng người.

Em bây giờ -tức là em những năm 60- phải là em Bắc kỳ di cư. Sau này Nguyễn Tất Nhiên có cóp lại mẫu người em của Nguyên Sa, nhưng hơi muộn. Thời Nguyễn Tất Nhiên, các "em Bắc kỳ di cư" tóc đã điểm sương rồi. Văn học hải ngoại chưa có "người em". Chả biết "người em Linda mặt ngang" của Ðỗ Kh. rồi có trở thành "người em hải ngoại" chăng?

Sự thành công của mẫu hình người em tóc ngắn, áo lụa Hà Ðông, buồn như con chó đói, như con mèo ngái ngủ của Nguyên Sa không phải là chuyện đùa, nó phản ánh tính cách áp đảo của văn học di cư ở miền Nam, những năm chia đôi đất nước.

Người Bắc di cư, mang theo mỗi người một hình ảnh Hà Nội trong lòng, vào hội họa, thi ca, tiểu thuyết... Những tên tuổi như Nguyễn Gia Trí, Tạ Tỵ, Thái Tuấn, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nhật Tiến, Mặc Ðỗ, Mặc Thu, Vũ Khắc Khoan, Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Cung Trầm Tưởng... thời 54-60 vẫn còn chưa rũ được hơi hướng Hà Nội của họ. Duy nhất, có Phạm Duy, và cùng lắm Phạm Ðình Chương, vượt trên tính địa phương, làng xóm để tìm đến với tất cả mọi miền, ngay trong những ngày đầu của thời kỳ chia đôi đất nước bằng Tình Ca, Tình Hoài Hương, Con Ðường Cái Quan, Mẹ Việt Nam, Hội Trùng Dương...

Cho nên, sự thành công của Nguyên Sa là đã vẽ được một người em mới, điển hình cho một thế hệ tình yêu mới, một giai đoạn văn hóa tư tưởng mới.

Sau này khi sang Mỹ, Nguyên Sa cho xuất bản tập Thơ Nguyên Sa II, mượt mà hơn, đầy nhục cảm và đớn đau hơn:

Anh nắm tay cho chặt tiếng đàn
Tiếng mềm hơi thở, tiếng thơm ngoan

Khi nghe tiếng lạnh vào da thịt

Nhớ tiếng thơ về có tiếng em.

(Em gầy như liễu trong thơ cổ)


Nhưng thơ ông không còn được mọi người chú ý đến nữa. Thơ ông đã trở thành cổ điển. Ngày trước ông mở đường, bây giờ ông đoạn hậu. Ðoạn hậu cho một giai đoạn khó khăn, giai đoạn mà những người cũ đã lần lượt ra đi và lớp người mới chưa thật sự thành hình. ...
(Thụy Khuê - Sóng từ trường II)
Người SG trích đọc

Tin từ Paris

Xin nói ngay, đây không phải tin tức về ngài tân TT Pháp, ông Nicolas Sarkozy, của bạn NQMinh, nhưng đây là phần "lý lịch trích ngang" của mấy "Ô.B." đã tham dự bữa tiệc đón "ngài" Chủ tịch NMTriết, và xảy ra tại Mỹ chứ không phải tại Pháp.

Mặc dù được Maotôn cho biết: nguyên tắc 'bất thành văn' của Diễn đàn là không 'đụng chạm' cá nhân, ngoại trừ khi cá nhân đó là những public figures, thí dụ TT Bush và các nhân vật tên tuổi, quan trọng khác..., nhưng xin quý vị xem đây chỉ là những websites mà quý vị tình cờ đọc được trong mạng lưới (net) mênh mông toàn cầu. Những chi/tình tiết có thể không hoặc khó kiểm chứng...


>>> Cám ơn anh LongHương rất nhiều. Điều này cũng giải thích: nhiều khi Maotôn phải buộc lòng "bỏ" đi những đoạn "không cần thiết" hoặc "moderate" những từ ngữ được dùng để làm nhẹ bớt sự "gay gắt" v.v... Tuy nhiên, nếu đó thuộc phần "comment" của độc giả, MaoWeb tuyệt đối giữ nguyên trạng tại vị trí, không suy suyển một li!
>>> Ngoài ra, đối với những bài tham khảo (của 'người ta' nói chung), cách tốt nhất là "nối link", bằng nếu không tìm thấy link, Mao tôi sẽ upload chúng dưới hình thức những Trang Web Rời (dùng documents của Google) "lơ lửng giữa không trung". Và ngay trong việc nối link, cũng kính đề nghị quý vị viết thêm một đôi lời "phi lộ"...
>>> Vài lời trần tình, nhân tiện, mong được sự thông cảm. MaoTônWeb. <<<