Monday, November 30, 2009

Ảnh đẹp



Click to enlarge
*
(trích từ một PPS do anh Nguyễn Đình Phúc tiếp chuyển)

Để suy gẫm


Người ta chỉ thích làm điều thiện mà
không chịu bỏ làm điều ác‏

Nguồn: Buddha Sasana

Sunday, November 29, 2009

Nguyên tắc xưa như trái đất nhưng có người vẫn không chịu hiểu:


Vai trò của viên Chủ Tịch HĐQT của một tổ chức hiện nay chỉ có nhiệm vụ triệu tập các phiên họp của HĐQT và điều khiển các phiên họp theo đúng thủ tục, chứ không có quyền quyết định về một vấn đề nào trước khi có cuộc họp của Hội Đồng Quản Trị và những quyết định này phải do HĐQT biểu quyết mới thi hành được. Vai trò của viên Chủ Tịch chỉ nhằm hướng dẫn các nhóm có quan điểm đối nghịch nhau để họ có cơ hội trình bày quan điểm và đi tới quyết định chung trong cuôc họp. Cho nên một Chủ Tịch (...) đứng về một bên tranh chấp là một hành động sai nguyên tắc và chỉ làm cho sự hỗn loạn chia rẽ thêm trầm trọng. (Nhan Tử Hà)

Thơ Lan Đàm






Click to enlarge

Saturday, November 28, 2009

Brigitte Bardot.... Ôi thời gian!!!!





Từ lòng biết ơn

Có những quê hương
Nguyễn Văn Nhiệm

Năm 2009 đánh dấu 30 năm Người Việt tỵ nạn khắp nơi trên toàn thế giới. Riêng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức có những sự kiện quan trọng như sau:
Ngày 02 tháng 05 , Cộng Đồng Người Việt tại Bayern long trọng tổ chức Hội Ngộ 30 Năm Người Việt Tỵ Nạn để tri ân dân tộc và chính quyền Đức, những ân nhân đã đón nhận, tận tình giúp đỡ người Việt trong những bước đầu định cư tại quê hương mới nầy. Ngày 12 tháng 09 năm 2009, lễ khánh thành Tượng Đài Tỵ Nạn ở Hamburg, là biểu tượng khắc ghi lời tri ân nước Đức, tàu Cap Anamur, tưởng niệm các đồng hương tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ mình trên đường tìm Tự Do và đặc biệt tri ân Tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã kêu gọi thành lập “ Một con tàu cho Việt Nam ” và đã sáng lập chương trình Cap Anamur, đã cứu vớt được 11.300 thuyền nhân trên biển Đông Ngày 09 tháng 11 năm 2009, kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh sụp đổ, là biểu tượng đánh dấu sự thắng lợi của chính nghĩa Tự Do, Dân Chủ, Nhân Bản.
Ý nghĩa của những ngày Hội Lễ này : Người Việt Nam vốn có truyền thống biết ơn, nó đã bao đời bắt rễ vào tận cùng tiềm thức thâm sâu và trở thành một yếu tố luân lý, đạo đức trong Tâm thức con người, đã trở thành cái Tính Việt. Từ sự biết ơn sẽ dẫn đến sự nhớ ơn. Điều này được thể hiện qua ca dao, tục ngữ Việt Nam :
“ Ăn trái nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ người đào giếng ” hay : “ Uống nước hãy nhớ đến nguồn ”
Rồi từ biết ơn, nhớ ơn chuyển qua hành động cụ thể bằng việc tổ chức những Hội Lễ như kể trên để trân trọng nói lên những lời cám ơn chân thành hoặc bằng những hành động đóng góp thiết thực cho đất nước này như nghĩa vụ một công dân, nghĩa vụ của con người yêu chuộng tự do, dân chủ và hòa bình. Đặc biệt là sự biết ơn đó được khắc ghi bằng Tượng đài để đời, mà giới truyền thông Đức ghi bằng tựa đề “ Gedenkstein der Dankbarkeit ”. Tượng đài tưởng niệm là một cuốn sách bằng đồng được đặt trên trụ đá hoa cương đen. Trên trang sách mở ra có khắc hình tàu Cap Anamur, in nổi ba thứ tiếng với nội dung như sau:
Đức ngữ: “Danksagung In tiefster Dankbarkeit gegenüber dem Deutschen Volk, der Budesregierung... Anh ngữ: “ In gratitude To the German people, the government of Germany... Việt ngữ: “ Tri ân Tri ân nhân dân, chính quyền nước Đức, chính quyền tiểu bang Hamhurg, nơi xuất phát của các con tàu Cap Anamur, đã tiếp nhận người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Tri ân ủy ban Cap Anamur do Tiến sĩ Rupert Neudeck sáng lập, đã cứu vớt 1.300 thuyền nhân Việt Nam. Tưỏng niệm các đồng hương tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ mình trên đường tìm Tự Do. Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Ngày 12 tháng 9 năm 2009
Trong ngày Lễ khánh thành tượng đài, với tấm biểu ngữ lớn ghi những hàng chữ : “ Deutschland Danke Cap Anamur ” (Nước Đức Cám Ơn Cap Anamur)
Người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Đức muốn trân trọng nói lên nguyện vọng chánh của mình.
Theo bài viết “ Gedenkstein der Dankbarkeit ” (Tượng đài tri ân), nguồn BMI/ Hans-JoachimM.Rickel, Ông Thomas H. Nguyen, chủ tịch Hội Xây Dựng Tượng Đài Hamburg đã gởi đến nhân dân Đức những lời thật cảm động: “Nước Đức đã tặng cho chúng tôi cuộc đời thứ hai sống trong Tự Do, Dân Chủ và Nhân Đạo” (Deutschland hat uns das zweite Leben in der Freiheit, in der Demokratie und in der Menschlichkeit geschenkt.) Trong khi đó Ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Liên Bang Dr.Wolfgang Schäuble tuyên dương cho lý tưởng Tự Do “Tự Do chỉ thực sự có giá trị khi nó được thể nghiệm trong lòng Nhân Đạo. ” (Die Freiheit ist nur etwas wert, wenn sie sich in der Humanität bewärt.) Ông cũng nói:
“Nếu thí dụ về sự đa nguyên và hội nhập không phải là mối đe dọa, mà là một cơ hội, thì đó là lịch sử người Việt Nam, những người tỵ nạn trước đây đã đến và hiện đang chung sống với chúng ta. Cám ơn rằng các bạn đã làm cho đất nước của chúng ta thêm phần phong phú ! " (Wenn es ein Beispiel dafür gibt, dass Vielfalt und Integration keine Bedrohung sondern eine Chance sind, dann ist es die Geschichte der Vietnamesen, die damals als Flüchtlinge zu uns gekommen sind und nun bei uns leben. Danke, dass ihr unser Land so bereichert ! ”
Theo Thông tin Berlin, ngày 27 tháng 6 năm 2009, các nhà lãnh đạo Âu Châu đã quy tụ về Budapest để kỷ niệm 20 năm ngày Bức Màn Sắt bị phá bỏ. Nhân dịp này Tổng thống Đức Horst Köhler đã ngỏ lời cám ơn dân chúng Ungarn đã giúp đỡ, góp phần vào sự thống nhất của nước Đức. Cũng theo giới truyền thông này, ngày 19 tháng 8 năm 2009, nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã đến Sopron, gần biên giới nước Áo để nói lời cám ơn dân tộc Ungarn đã tạo thuận lợi cho dân Đông Đức vượt biên tìm Tự Do.

Như vậy Biết ơn, cám ơn là đặc tính phổ biến chung của nhân loại, mà nếu phủ nhận nó thì chỉ có phía phi chính nghĩa, phi nhân bản vì ý đồ đen tối mà thôi.

Trong quá trình xây dựng tượng đài không phải hoàn toàn êm thấm mà không có những khó khăn. Theo bản dịch của Hội XDTĐTN từ bài viết “ Ein Tag des Dankes an die deutsche Bevölkerung ” của Dr. Rupert Neudeck có đoạn ghi như sau: “... Và khi mọi chuyện đã xong thì Đại Sứ Quán của nước Cộng Hòa Nhân Dân Việt Nam lại nhúng tay vào. Và sau đó người ta yêu cầu sửa một số đoạn trong bản văn được ghi khắc trên tượng đài. Họ muốn xóa bỏ đoạn văn đã được ghi là : “người Việt tỵ nạn vượt biên chỉ vì trốn chạy nạn Cộng Sản ”, thay vào đó là: “ người Việt bỏ nước ra đi...không vì ai cả ”. Rồi người ta còn yêu cầu trên tượng đài này họ không được viết : “ người tỵ nạn ”, mà chỉ nên viết là “ con người ”.
Đối với dân biểu đảng CDU Arnold Vaatz thì điều này đã là quá đáng. Ông đã viết một lá thư gởi trực tiếp cho thống đốc tiểu bang Hamburg rằng: “Tôi yêu cầu ông hãy rút lại việc kiểm duyệt một cách trơ tráo như thế từ các cơ quan của ông. Theo tôi, đây là một điều không thể chấp nhận được, khi ngay tại Hamburg, một thành phố nổi tiếng trên thế giới về tinh thần yêu mến Tự Do, Bao Dung và Nhân Quyền, lại xuất hiện một bầu khí của sự cúi mình như một con mèo nhỏ trước những học thuyết phản nhân tính, để rồi một nạn nhân không được phép nêu rõ danh tính của thủ phạm và những tội ác của chúng. ”
Trong khi đó, theo Thông Tin Berlin, ở trong nước Huy Đức viết bài “Bức tường Berlin”có đoạn kết như sau:
“Chỉ với khát khao Tự Do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến như vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân ”vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lịnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm Tự Do....
Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng...Một cuộc chiến không còn được coi là“ giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là Độc Lập, Tự Do.”
Hậu quả của bài viết theo báo Sài Gòn Tiếp Thị xác nhận với BBC rằng đã “ ngừng hợp đồng ” với nhà báo Huy Đức, vì cho rằng ông có “quan điểm chính trị đi ngược lại hệ thống ”.(cũng theo Thông Tin Berlin)
Đó là những sự kiện đã xảy ra ở trong và ngoài nước để mọi người suy gẫm về điều mà Ông Arnold Vaatz nói về những học thuyết không tôn trọng con người (menschenverachtende Ideologien) như đã nói ở trên, mà thực tế là dựa trên bạo lực, trấn áp, lừa dối, che dấu Sự Thật, không tôn trọng các quyền căn bản của con người...mà còn tệ hơn thế nữa, quyền yêu nước của nhân dân chống đối đế quốc Tầu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, cướp bóc ngư dân... cũng bị cấm đoán.

Thật là không thể nghĩ bàn, vì đâu nên nỗi? Ôi ! Tinh thần “Bình Ngô đại cáo” thời kháng Minh nay còn đâu? “Ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? ( Hổ nhớ rừng của Thế Lữ ).


Vận nước đã như thế từ lâu rồi, sau năm 1975 hàng triệu người Việt Nam đã lần lượt bỏ nước ra đi, phần nhiều bằng những chiếc thuyền nhỏ gắn máy nổ hoặc thuyền buồm mong manh đối với biển cả, sóng to, gió lớn, thật là “thập tử nhất sinh ”. Thế mà từng đoàn người vẫn cứ liều lĩnh ra đi đến nỗi trong dân gian có câu “Nếu trụ đèn mà biết đi thì nó cũng đi ”. Trong số những thuyền vượt biển nọ, có những thuyền không may bị hải tặc cướp bóc, hủy hoại, có những thuyền bị gió bão nhận chìm, có những thuyền trôi lênh đênh hàng tháng phải chết đói, chết khát thật bi thảm. Một số thuyền may mắn được các tàu mang nhiều quốc tịch khác nhau cứu vớt, trong đó có tàu Cap Anamur của Đức. Hầu hết những người được tàu Cap Anamur cứu vớt được phép định cư tại Đức. Sau đó lại có chương trình đoàn tụ gia đình, rồi đến khi bức tường Berlin sụp đổ, những người khách thợ từ Đông Âu chạy sang tỵ nạn thêm nữa.

Ngày khánh thành Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg,
Bộ trưởng Bộ nội vu Liên bang, Dr. Wolfgang Schäuble cho biết người Việt sinh sống tại Đức lên tới khoảng 90.000 người, trong đó phân nửa là những người đến từ các nước Đông Âu.

Thuyền nhân được định cư ở các tiểu bang khác nhau, học tiếng Đức khoảng 8 tháng rồi được giới thiệu tìm việc làm tùy theo khả năng từng người và tùy nhu cầu hảng xưởng. Những ai muốn học nghề thì được Sở Lao Động bảo trợ, những người trẻ hơn muốn học Cao đẳng hay Đại học cũng được cấp học bổng. Trẻ em tùy khả năng, lứa tuổi được theo học ở các trường Tiểu học (Grundschule ), trường Cơ sở (Hauptschule), trường Chính (Realschule) và trường Trung học (Gymnasyum) để sau đó học nghề chuyên môn ở các cấp, hoặc trở thành sinh viên ở trường Cao đẳng (Hochschule), Học viện ( Akademie ) hay Đại học ( Universität ).

Người Việt Nam ở đây hội nhập vào xã hội Đức rất tốt như sự xác nhận của Ông Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Liên Bang đã nói ở trên và sự khẳng định của Dr. Rupert Neudeck nhân Lễ kỷ niệm ngày 2 tháng 5 năm 2009 tại München: “Giờ thì chẳng có nhầm lẫn gì nữa và cũng không ai nghi ngờ gì cả: Tập thể người Việt Nam ở đây tạo thịnh vượng thêm cho xã hội Đức, họ làm người Đức chúng ta được hãnh diện.” (Es ist heute unbeirrbar klar und wird von niemandem mehr bezweifelt: Diese Vietnamesen tun der deutschen Gesellschaft gut, sie tun uns als Deutschen gut)

Thật vậy, những người tỵ nạn sau một thời gian ngắn đã trở thành những người công dân Đức gốc Việt có phẩm chất tốt, họ có mặt và đóng góp công sức trong nhiều lãnh vực, rất có năng lực và thành công. Họ làm tròn nghĩa vụ công dân: đóng thuế lợi tức, thuế nghĩa vụ đoàn kết, làm nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ xã hội... Họ là những nhà kinh doanh giỏi, những người thợ được huấn luyên tay nghề thiện xảo, những chuyên gia, những kỹ sư, những tiến sĩ, những nhà nghiên cứu có trình độ cao. Người Đức gốc Việt cũng có mặt trong cả chính trường và có người như Tiến sĩ Philipp Rösler vừa mới được đề cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ sức khỏe trong Nội các Liên Bang. Về sinh hoạt tôn giáo, Phật tử đi Lễ Phật, tham dự các khóa huân tu tại các Chùa, Niệm Phật Đường, hoặc tại các Chi Hội được tổ chức định kỳ hàng năm. Thiên Chúa Giáo được các Tòa Tổng Giám Mục bảo trợ, tín đồ dự Thánh lễ tại các Nhà thờ địa phương, có trung tâm sinh hoạt thường là những Nhà chung ( Gemeindehaus ), hàng năm thưòng có Đại Hội Công Giáo. Các Chùa, Niệm Phật Đường, Chi Hội Phật Tử, các Hội Đoàn thường tổ chức Hội Mừng Xuân vào dịp Tết, Lễ Trung Thu cho trẻ em vào mùa thu. Các Hội Đoàn Thiên Chúa Giáo thường tổ chức mừng Lễ Giáng Sinh vào cuối tháng Chạp.

Cùng mối quan tâm về Tự Do Tín Ngưỡng, Nhân Quyền, Vận Nước, nói chung hai tôn giáo đoàn kết với nhau, trong các Lễ lớn đều có Chư Tăng, các Linh Mục đồng cầu nguyện.

Hội nhập tốt không có nghĩa là đồng hóa hoàn toàn với người, chọn cái này bỏ cái kia, mà người Việt tỵ nạn cũng còn có bổn phận bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của mình. Điều đó rất quý báu. Thật vậy, việc người ta khen ngợi rằng học sinh gốc Việt phần đông xuất sắc, đó không phải nhất thiết vì chỉ số IQ cao hơn người, mà chính nhờ ở truyền thống gia đình tốt đẹp. Gia đình được xây dựng trên Tình-Nghĩa, Lễ Giáo: thờ cúng Tổ Tiên, Ông Bà với các Lễ Gia Tiên, Gia Quan (1*) Gia đình hòa hợp, thuận thảo, hiếu kính, hạnh phúc thì làm sao không ảnh hưởng, tác động tốt đến việc học hành của con cái.

Tuy đang hưởng cuộc sống ổn định, an vui tại quê hương mới, người Việt tỵ nạn không quên đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam, phản đối sự xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, cướp phá, giết hại ngư dân Việt Nam của Nước Tàu, lạc quyên giúp đỡ thương phế binh của Quân Lực VNCH, nạn nhân bị thiên tai bão lụt tại quê nhà. Người Việt tỵ nạn cũng luôn bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Nhiều tạp chí ra đời như Viên Giác, Dân Chúa Âu Châu, Bản Tin Đức Quốc...Các nhà báo, nhà văn, nhà thơ sinh hoạt trong không khí tự do, dân chủ, trọng trách nhiệm, danh dự của người cầm bút. Nhiều tác phẩm thơ văn với đủ mọi thể tài được sáng tác phản ánh linh động cuộc sống hiện thực, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ, lý tưởng đấu tranh... của những nhà văn mà chúng tôi quen biết như: Tìm nẻo đường về của Vũ Ngọc Long : Tham luận chính trị. Nỗi nhớ, tập thơ của Đan Hà- Huy Giang nói lên sự nhớ thương Quê Hương mến yêu không lúc nào nguôi trong lòng người Việt tỵ nạn. Những tâp truyện của Vũ Nam như Câu chuyện từ con tàu Cap Anamur, Bên này bức tường Bá Linh, Bên dòng sông Donau ghi lại những mẫu chuyện bi tráng của người tỵ nạn gắn liền với thời cuộc, các biến cố lịch sử, mà nhà thơ Đan Hà trong một bài bạt đã viết: “... Vũ Nam vừa là nạn nhân, vừa là nhân chứng, đồng thời cũng là tác giả...” nghĩa là những mẫu chuyện “được ghi lại bằng một ngòi bút tham dự ”

Có một quê hương :

Nhân đề cập đến tâp truyện Bên dòng sông Donau của Vũ Nam, chúng tôi chợt nẩy ra ý nghĩ muốn trân trọng giới thiệu quê hương mới của mình, mà trong tâm thức tưởng chừng như là cố hương do những tương đồng từ căn cơ. Dòng sông Donau, ở vị trí nào đó trong tâm thức của mình, là hình ảnh của dòng sông Cửu Long mến thương, bắt nguồn từ vùng Rừng Đen (Schwarzwald) nổi tiếng chảy xuyên qua các Tiểu Bang Baden- Wüttemberg, Bayern của Đức, qua các thủ đô Wien của Áo, Budapest của Ungarn (Hungary), Belgrad của Nam Tư, Bukarest của Rumänien, rồi sau cùng đổ ra Hắc Hải.qua một vùng tam giác châu phì nhiêu. Gia đình chúng tôi định cư tại một thành phố nhỏ có chừng 15 ngàn dân, nằm ngay dưới chân ngọn núi có tên là Dreifaltigketsberg, nghĩa là ngọn núi có ba nếp gấp, nên có thể gọi theo tiếng Việt là núi Ba Ngôi hay Núi Ba Vì. Bởi Landkreis Tüttlingen cách Spaichingen đúng 15 km, mà sông Donau lại chảy ngay qua trung tâm thành phố này, cho nên sông Donau và núi Dreifaltigkeitsberg được xem như nằm kề cận nhau, tạo thành cặp Lưỡng Hợp Núi Sông. Nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu giải thích bút hiệu của mình cũng bằng cặp lưỡng hợp núi sông đó như sau :
Ba Vì trước mặt Hát Giang bên cạnh nhà Tản Đà
Theo tinh thần huyền sử Việt Nam thì Núi là quê hương của Tiên, Sông là quê hương của Rồng, còn nói theo huyền số hay cơ số của Việt lý thì đó là con số 2, tức là nguyên lý Âm Dương phổ quát. Còn Dreifaltigskeitsberg biểu thị con số 3 là biểu thị tam nguyên cũng là nhất nguyên. . Còn ở Lạc thư, sách quý của Lạc Việt thì con số 5 ở trung ương là tổng hợp của số 2 âm căn với số 3 dương căn nên thường được gọi là số “ tham thiên, lưỡng địa ” ( bao quát cả âm dương ).

Con số 5 cũng là con số của hành Thổ ở trung cung trong Ngũ Hành. Một điều trùng hợp lý thú là con số 15 ngàn dân cư, khoảng cách 15 cây số lại cũng có thể qui về cơ số 5 như sau : 15 = 3 x 5 hay 15 : 3 = 5 . Tương truyền rằng, René Descartes (1596-1650) trong một đêm nằm mơ khi đoàn quân của ông đóng trại bên bờ sông Donau đã có trực giác sáng nghĩ ra học thuyết triết lý nổi tiếng của ông.

Không biết dòng sông Donau có liên hệ gì đến tâm thức của Triết nhân? Nếu có thì đó không phải là liên hệ nhân quả, mà là sự liên hệ đồng bộ không nhân quả do hoạt động thâm sâu của tiềm thức mà thôi.

Dòng sông Donau vang vọng âm hưởng cuộc sống thơ mộng, trữ tình một thời và còn đang nối tiếp như dòng nước chảy bất tận. Công chúa Sissi xứ Bayern cũng đã theo dòng sông này trên chiếc tàu cưới lộng lẫy về thủ đô Wien để trở thành Hoàng Hậu đế quốc Áo một thời ( Phim nổi tiếng ).

Dòng sông này cũng đã vang vọng đến tận miền viễn Đông xa xôi. Nhạc sĩ Phạm Duy dạo đó có viết lời Việt cho bản nhạc bất hủ “Dòng sông xanh” từ bản “Le beau Danuble bleu ”, mà bản gốc tiếng Đức là “ An der schönen blauen Donau ” của Johann Strauss nước Áo (1825- 1899) được sáng tác vào năm 1867. Trong bản nhạc “ Sầu biên giới ” của Phạm Duy có câu "hay là chết bên dòng sông Danuble ”, không biết nhạc sĩ có đích thân nhìn thấy dòng sông này chưa, chứ chúng tôi ở đây đã bao lần nhảy vào lòng sông trong mát này vào những mùa hè ấm áp ở ngoại thành Tüttlingen rất thỏa thích, không khác mấy những lần tắm sông Hàn ở Bà Rịa thời niên thiếu.

Tôi còn nhớ, vào khoảng năm 1954- 1955, lúc học lớp đệ thất trường Trung học tư thục Sĩ Tải ở Bà Rịa, Thầy Hồ Đắc Thăng, một hiền giả tốt nghiệp trường Đại học Sorbonne về khoa khảo cổ, một thời làm việc tại Viễn Đông Bác Cổ, có tham gia khai quật cổ vật Ốc Eo, sau về ẩn dật nơi đây, mở trường dạy học. Có lần, Thầy mở máy quay dĩa, giảng giải cho chúng tôi hiểu cái hay của bản nhạc này. Đoạn “ Một dòng sông xanh xanh- schát schát- schin schin ”, Thầy nói điệu luân vũ này (Walzer, valse) diễn tả âm thanh phát ra từ động tác giặt giũ của các cô gái xinh đẹp trên những mỏm đá hòa cùng tiếng sóng nước lao xao vỗ nhịp nhàng vào vách đá ven sông. Điệu luân vũ nhịp ¾ cũng qui về cặp cơ số 3-2. Thật là hết sức ấn tượng! Trên con đường xuyên suốt Âu Châu từ Tây sang Đông, đến phía Nam nước Đức, sông Donau có một chi nhánh nhỏ chảy vào hồ Bodensee, là cái hồ lớn và đẹp nhất của châu này với nhiều địa danh thắng cảnh du lịch nổi tiếng, nhất là đảo nhỏ Mainau, đảo của các loài hoa đẹp nhất miền ôn đới. Cũng tương tự như núi Dreifaltigkeitsberg, sông Doanu, từ Bodensee chúng tôi liên tưởng đến

Động Đình Hồ, quê hương của Lạc Long Quân với nàng Âu Cơ, tổ tiên của Bách Việt. Lại có một sự trùng hợp tình cờ lý thú khác. Boden là Nền, mà Nền và Động đều có đặc tính tương tự là sâu rộng vô cùng, có khả năng thu hút, tích trữ nước từ khắp mọi sông ngòi, kênh lạch có các mực nước chênh lệch khác nhau, làm cho trở thành ngang bằng nhau theo nguyên lý quân bình. Nó cũng có khả năng làm điều hòa khí hậu trong cả một vùng rộng lớn làm cho mọi sự, mọi vật tốt lành, con người thư thái. Bởi vậy trong truyện Hồng Bàng Thị của Lĩnh Nam Trích Quái có kể rằng hễ mỗi khi hữu sự thì mẹ con nàng Âu Cơ kêu gọi và “Lạc Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. Tương ở đây là mối tương quan, tức là nguyên lý liên hệ trong Triết lý quân bình. Điều đó nói lên rằng, điều quan trọng không phải là chọn mặt này, bỏ mặt kia của những cặp đối kháng, mà là sự liên hệ như thế nào giữa chúng với nhau theo nguyên lý quân bình. Tuy thừa nhận âm dương, thủy hỏa xung khắc phải tạm chia ly, nhưng Lạc Long Quân cũng không quên dặn dò: “hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên." Trên tinh thần đó, người Việt tỵ nạn ở vùng Tam Biên: Đức-Áo- Thụy Sĩ và các nước lân cận khác ở Âu Châu như Ý, Pháp, Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy..thường về đây hội ngộ trong sinh hoạt văn hóa Văn Lang như có “Đêm Văn Nghệ Thơ Ca Nhạc Ravenburg-Bodensee“, mà Đan Hà đã viết lời Cám Ơn Tiếng Hát Quê Hương:
“ Như nhân duyên buổi hôm nay hạnh ngộ Cho muôn sau tình tự được tương phùng
…..
Xin cám ơn những tấm lòng nhân bản Đã chung lời dâng tiếng hát quê hương.”
Đó là vài nét về miền Nam nước Đức với nhiều đồi núi kéo dài đến tận dãy Alpen hùng vĩ, Rừng Đen bát ngát chạy dài suốt cả Tiểu bang Baden Wüttemberg với nhiều trung tâm điều dưỡng, mà đã có lần được quay thành phim truyện truyền hình nhiều tập nổi tiếng có tên là “Schwarzwald Klinik ” Trái với miền Nam núi rừng, miền Bắc lại là bình nguyên. Với Tượng Đài Tỵ Nạn, cảng Hamburg từ nay sẽ thu hút thêm nhiều du khách hơn nũa, nhất là du khách gốc Việt khắp mọi nơi. Tượng đài kỷ niệm là một công trình kiến tạo nghệ thuật công phu, có cân nhắc. Đó là một biểu tượng có nhiều ý nghĩa.

Trước hết thử xét cấu trúc của bàn thiên. Theo truyền thống kiến trúc bình dân Việt tộc, trước căn nhà ba gian hai chái (huyền số 2-3) thường có một bàn thiên với mái nhà thu nhỏ, mà bình diện là hình vuông, đặt trên trụ cột tròn thẳng đứng. Mái bàn thiên hướng lên Trời, trụ cột thông với Đất, việc thờ cúng, tế tự là việc của Người, nghĩa là biểu thị lý thuyết Tam Tài: Thiên-Địa-Nhân. Mái bàn thiên là biểu tượng âm hướng về Trời dương, còn trụ cột là biểu tượng dương thông với đất âm theo đúng qui luật khoa điện học. Chùa Một Cột đời Lý cũng tương tự như thế, nhưng ngoài ý nghĩa lý thuyết âm-dương lại còn có ý nghĩa triết lý nhà Phật nữa. Mái chùa là hình ảnh hoa sen nở, biểu thị sự Giác Ngộ Bồ Đề Tâm; trụ cột là hình ảnh cọng sen mọc dưới bùn, biểu thị thế gian phiền lụy. Đó là ý nghĩa Phật pháp bất ly thế gian của phái Đại Thừa.

Ngoài ra, bốn đỉnh gốc của hình vuông là vị trí của bốn Hành: 1 Thủy, 2 Hỏa, 3 Mộc, 4 Kim; còn trụ cột ở giữa bình diện hình vuông là hành Thổ số 5 của cơ cấu Ngũ Hành (2*) Hành Thổ ở trung cung, là trung gian hòa giải các cặp đối lập Thủy-Hỏa, Mộc-Kim trên kia theo nguyên lý quân bình. Nếu biểu thị bằng số thì như sau : 1-5-2 chỉ hàng dọc (tung), còn 3-5-4 chỉ hàng ngang (hoành). Từ bình diện vật chất hữu hình Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ chuyển sang bình diện siêu hình thì chữ Ngũ có ý nghĩa sâu xa, chỉ Thiên Địa. Lúc đó số 5 = 3 + 2 tức là “tham thiên lưỡng địa”, mà 3 là Trời dương, 2 là Đất âm. Một Đất, một Trời, một âm , một dương tương tác làm nên Đạo. Số 5 lúc đó có ý nghĩa siêu hình, biểu thị Tiềm thể Tâm linh, vì thế Thổ không như các hành kia, mà là “hành vô hành”, trở nên thần diệu vượt không gian, thời gian nên mới nói “Thần vô phương”. Thực ra triết lý Ngũ Hành cũng chính là triết lý Tam Tài, nhưng ở bình diện nhân sinh hữu hình, còn Tam Tài ở bình diện siêu hình Nhân bản tâm linh.

Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg cũng có ý nghĩa tương tự như vậy, nhưng ở đây mái nhà là sách ước, trụ cột là gậy thần. Sách ước và gậy thần nói lên nguyện vọng, ước mơ của ngàn đời của con cháu Tiên Rồng là có một đất nước Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, một quê hương Thanh Bình, một cuộc sống Hạnh Phúc. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi người ta theo đúng luật ứng-cầu :

Trước hết Tâm phải chí thành, bởi vì “chí thành thông thánh”, còn vọng tưởng, lừa đảo thì chỉ gần với ma vương, vô minh mà thôi. Sau đó rèn luyên tâm linh tinh tấn. Tâm linh bao gồm đợt tiểu ngã với trí thức biện biệt, nhị nguyên, tượng trưng bằng hình vuông (Địa phương) và đợt đại ngã với trí tuệ bình đẳng, nhất nguyên, tượng trưng bằng hình tròn (Thiên viên).

Ở đồ thư hợp nhất (2**), Hà đồ hình tròn, tượng trưng cho nội giới (Thiên), là đạo nội thánh; Lạc thư hình vuông, tượng trưng cho ngoại giới (Địa), là đạo ngoại vương, đạo xử thế. Có hợp nhất được cả “Nội ngoại chi đạo” thì mới có thể thực hiện được Đạo. Chỉ lo bên nội mà lơ là bên ngoại, hoặc chỉ lo bên ngoại mà quên bên nội là mất hẳn quân bình, sẽ không bao giờ có được chân hạnh. phúc. Thời buổi bây giờ vật thường lấn tâm, cho nên cần phải nuôi dưỡng cho Đại ngã tâm linh lớn lên mãi thành tâm bao la như vũ trụ thì mới lấy lại được quân bình. Muốn như vậy phải để ý đến qui luật : “Nội hàm càng nhỏ, ngoại hàm càng to”, nghĩa là càng vào nhỏ bao nhiêu, sức bao quát bên ngoài càng rộng bấy nhiêu, vào cùng cực đến độ trống không thì sức bao quát gồm thâu cả vũ trụ, càn khôn. Vào cùng cực đến đó gọi là chí trung, mà có chí trung thì sẽ chí hòa, cho nên Trung Dung mới viết : “Chí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên” (Cùng cực trung hòa thì trời đất định vị, vạn vật hóa dục) . Như vậy là đã thực hiện được Tâm Không, buông xả tất cả tài vật, lợi lộc, thay thế tham, sân si, oán thù, ghen tị, vị kỷ...bằng lòng quảng đại, khoan dung, vô cầu, vô công, vô danh, vô kỷ... thì tự nhiên chiều kích vô biên sẽ tràn ngập tâm hồn, không còn bị lệ thuộc vào đâu nữa, là chấm dứt vong thân, thanh lọc nghiệp chướng, là tự do, là chân hạnh phúc.

Hai trang sách mở của Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg có chữ viết xác định, chỉ mới nói lên nguyện vọng hữu hạn của con người. Ngoài ra, còn những trang còn lại ẩn tàng, mới đích thực là sách ước, là kinh vô tự, là chân kinh, mới thật linh diệu. Ở bài “Lương Chiêu Minh Thái Tử phân kinh thạch đài ”, Nguyễn Du có viết: “Chung tri vô tự thị chân kinh”. Cảm nhận được kinh vô tự là đã đạt chiều kích vô biên, siêu vượt thời-không, vào tới trung cung của Ngũ hành, nơi có Suối Việt (Việt tỉnh) với nguồn nước Cam Tuyền linh diệu, là nguồn sáng tạo vô tận, là Tính Việt (Tính Siêu Việt), có lẽ nhờ đó mà Nguyễn Du mới viết được truyện Thúy Kiều, một tác phẩm văn thơ bất hủ để đời.

Theo truyền thống, vào ngày Tết, trên bàn thờ Tổ quốc, bàn thờ Tổ tiên đều có chưng bánh dày hình tròn tượng trưng cho Trời và bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất là theo ý nghĩa chuyên cổ tích “Bánh dày bánh chưng” từ thời Hùng Vương lập quốc. Thế cho nên, lễ Tết mà chỉ có bánh chưng, thiếu bánh dày là mất hết ý nghĩa, bởi vì như vậy là chỉ lo có phần xử thế, đạo ngoại vương, mà thiếu phần đạo nội thánh để vươn tới Đại ngã tâm linh. Mà Tính thể của con người là gì, nếu không phải là Đại ngã tâm linh ấy như người ta vẫn thường nói “Nhân linh ư vạn vật”. Đó mới thật xứng đáng là Nhân bản Tâm linh, chứ không như những định nghĩa phiến diện “con người tư duy”, “con người kinh tế”, “con người lao động”...

Trở về nguồn cội không phải chỉ có nghĩa là tìm về với mái nhà kỷ niệm xưa bằng vật chất hữu hình hạn hẹp biến dịch qua thời gian, mà phải nhập vào trung cung của Hành Thổ, “hành vô hành”, “hành vô phương ", tức nhập vào ngôi “ Thái thất ”, là Quê Hương trên tất cả mọi quê hương, để tìm lại “Bản lai diện mục” của mình.

Nhân kỷ niệm 30 Năm Người Việt Tỵ Nạn, không rêng ở Đức mà khắp nơi trên toàn thế giới, ngoài việc tri ân các ân nhân, người Việt chúng ta còn muốn nhắc nhở cho con cháu biết lý do tại sao cha ông của chúng đã phải gạt nước mắt bỏ nước ra đi. Ra đi bằng những con thuyền nhỏ mong manh “thập tử nhất sinh” không bao giờ có nghĩa là “tha phương cầu thực”, mà chỉ vì lòng khát khao Tự Do và vì tương lai của con cháu mai sau. Trẻ em, thanh niên, thiếu nữ gốc Việt giờ đây được khen ngợi là học giỏi, xuất sắc, có nhiều người trở thành nhà bác học, được các giải thưởng khoa học có giá trị, mà nếu còn ở lại trong nước họ phải chịu dốt do chính sách phân biệt đối xử, trấn áp qua lý lịch nhiều đời, mà thực chất chủ trương kỳ quái „ Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, tróc tân rễ „ chưa hề chính thức thay đổi. Chận đứng Trí thức, Trí tuệ là bít đường vào Tính Việt Có Trí thức chưa hẳn có Trí tuệ, cho nên đã có Trí rồi cũng đừng quên lập đức, rèn luyện tâm linh để trở thành con người toàn diện.

Ngoài ra, giới trẻ cần phải biết rằng, cha ông của họ đã bị tập trung cải tạo lâu dài không bản án, khi thả ra cũng có thể bị bắt trở lại không biết lúc nào và còn bị gán cho chữ “ngụy" đến muôn đời. Ngày nay, nhân dân nhất là thanh niên, trí thức trong nước đã hiểu rõ đâu là sự thật. Bài thơ “Người anh hùng họ Ngụy” của Trần Mạnh Hảo nói lên điều đó:
“Người yêu nước không thể nào là ngụy Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy Nhưng anh : Là Ngụy Văn Thà (* * )
Anh - hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo Lao thẳng vào tàu giặc cướp Tên anh còn mãi với Hoàng Sa ...” ( Bài thơ do Hoanghac đưa lên mạng )
Như vậy đâu là Chính nghĩa Quốc gia, Dân tộc, đâu là ngụy? Viết xong ngày 30 tháng 10 năm 2009 Nguyễn Văn Nhiệm
________

Ghi chú : Hình Tượng đài từ nguồn Thông tin Berlin. Các hình khác do tác giả tự thực hiện.
(1*) Lễ gia tiên thuộc Đạo Thờ Cúng Ông Bà. Lễ gia quan được tổ chức vào tuổi trưởng thành nhằm để thừa nhận và phát huy tinh thần tự lập. (2**) : Hà Đồ gồm 55 điểm chấm đen trắng, được chỉ bằng các số, được phân bố theo hình tròn, mà trung cung gồm cả số 5 và 10, chẳng khác nào sự phân bố các hạt điện trong mô hình nguyên tử. Lạc Thư chỉ có 45 điểm hay vạch được phân bố theo hình vuông. Tổng số của Đồ Thư hợp nhất là 55 + 45 = 100 trùng hợp với số đốt của Gậy Thần 100 đốt và Bọc 100 Trứng, tên Bách Việt ( Bách= 100 ).


(3*) : Ngụy Văn Thà là Thiếu Tá Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc ngày 19 tháng 11 năm 1974 để bảo vệ Hoàng Sa.

Nghe nhạc cuối tuần:

Em ơi Hà Nội Phố

Có thể bạn chưa đến Hà Nội. Cũng có thể bạn đã đến, nhưng chưa một lần lang thang dạo phố về đêm để thưởng thưc mùi hoa sữa, mùi hòang lan ngọt ngào vì đêm mới chính là khoảnh khắc tĩnh lặng để bạn cảm nhận được sự cô đơn, nỗi ray rứt với những kỷ niệm khắc ghi về một cuộc tình không trọn vẹn, bởi , đối với mỗi người chúng ta, khi yêu,dù hạnh phúc hay dang dở thì cuộc tình ấy cũng là máu thịt của mỗi chúng ta chẳng thể nào quên.

Với nỗi niềm ấy, xin mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm: Em ơi, Hà Nội Phố của Phú Quang do Bằng Kiều ca trong chương trình nghe nhạc tuần này.

Kính chúc các bạn cùng những người thân một cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc và yên bình.

Thân kính

TeHong DS14

Friday, November 27, 2009

Happy (US) Thanksgiving Day



Một bức thư với nội dung đáng suy nghĩ

Bức thư đáng suy nghĩ vì nội dung khá hiếm. Nhưng cũng không chỉ vì hiếm mà chúng ta đăng tải, mà vì bức thư của một người ngoài trường Hành Chánh đề cập đến một việc liên quan đến những người đã từng học tại và hãnh diện vì ngôi trường này.

Anh Nguyễn Văn Thông, huynh trưởng của Hội CSV QGHC Vancouver cũng thuộc bậc đại huynh của cả trường, một người cương trực hăng say làm việc vì anh em và vì cộng đồng, nay đang bị một vài người cho là có khuynh hướng CS. Có đúng không? Kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc với Huynh Trưởng đã giúp Diễn Đàn tạm thời có một câu trả lời nhanh chóng: Không!

Nhưng hãy khoan kết luận, chúng ta hãy lắng nghe một người thẳng thắn lên tiếng về những gì chúng ta đang làm đối với trường hợp huynh trưởng Nguyễn Văn Thông, để từ đó có thể đi xa hơn nữa, suy gẫm sâu hơn nữa. (Diễn Đàn)




Viết cho trời mau sáng...

Kính gởi anh Hải Triều và
các bạn thân của anh đang (bỏ bốn chữ)

Hãy nhớ kỹ:

- Người quốc gia chân chính không gây chia rẽ, không tạo thù hận trong lòng đồng bào để xa lánh nhau. Người quốc gia biết nhường nhịn, kính già yêu trẻ và giữ đạo đức.

- Người quốc gia chân chính sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ cho sự an nguy của đồng bào, cho lý tưởng tự do công bằng bác ái được trường tồn,

- Người quốc gia chân chính luôn tranh đấu cho danh dự dân tộc VN được vẻ vang và cho lá cờ vàng chính nghĩa được tung bay trên trường thế giới, an ủi bao vong linh của các chiến sĩ quốc gia đã hy sinh vì lý tưởng.

- Người quốc gia không hiếu chiến, hiếu sát để huynh đệ tương tàn, dân chúng lầm than tủi nhục.

So lại những việc các anh làm trong quá khứ đến nay, các anh hãy đi hỏi xem trong cộng đồng Vancouver có ai nhìn nhận các anh đã làm được điều gì trên, trừ gia đình và nhóm bạn của ông.

Người ngoài sẽ sáng suốt hơn người trong cuộc, sẽ nhìn thấy toàn cảnh từ xa. Trong tuần qua tôi rất xúc động khi đọc email của Phạm Hồng Lĩnh, một người chưa quen, ở xa lắc, nhưng cái hồn của chính nghĩa đã thể hiện rất rõ trong sự nhận định của anh. An ủi một tí, ít ra cộng đồng hải ngoại vẫn còn có những người nhiệt tâm dám nói lời can trường. Tiếc rằng nghe anh nổ đạn pháo súng cối, sợ bắn nhằm phe nhà (?), nên diễn đàn im tiếng. Dầu sao cũng có lòng.

Trước hồn thiêng sông núi... Canada, tôi nhận xét như sau:

- Nếu Vancouver tiếp tục còn tồn tại những phần tử phá hoại cộng đồng, đâm sau lưng những người quốc gia, như nhóm ông Hải Triều đang làm, bất chấp công đạo, chính nghĩa, cứ chụp mũ CS bất cứ ai lên tiếng góp ý xây dựng, trái với ý các anh, thì 100 năm nữa người quốc gia cũng không thể ngóc đầu lên nỗi. Nếu các anh thật sự là người quốc gia chân chính??? thì những hành động, thủ đoạn của các anh đang tuyên truyền vu chụp, chỉ làm mọi người khinh bỉ, chán ghét và tránh xa người quốc gia.

- Các anh là người quốc gia hay người cộng sản? Các anh xuất thân từ nền giáo dục nào? Khó hiểu quá! Chắc chắn không phải từ Canada rồi! Tôi chỉ thấy các anh hành động như những người vô học thức, vô đạo đức. Cái hình ảnh tốt đẹp của con người quốc gia đang được các anh đào mồ chôn sống.

- Làm sao người Vancouver có thể dạy bảo con cháu nên lắng nghe, học hỏi những điều tốt hay noi gương của lớp cha ông, những người quốc gia từ bỏ chế độ CS đi tìm tự do, mà lại hành xử như các anh đang làm.

- Các anh sử dụng thủ đoạn quá tồi và quá hèn hạ. Muốn tấn công ai thì cứ nguỵ tạo chứng cớ để kết án họ là CS, bất kể thật giả, xong các anh chễm chệ khoác cái áo quốc gia vào rồi tha hồ chửi mắng, hò hét, đưa họ ra trước cộng đồng đấu tố, kết án, không cho ai can thiệp vào. Như vậy là dân chủ? là quốc gia? là trọng pháp?

- Ông Nguyễn Văn Thông là người cộng sản thật sao? Đến giờ này các anh vẫn kêu mọi người xem youtube anh tuyên truyền - để nghe ông Thông thật sự tuyên bố như thế? hay để thấy cái youtube giả dàn dựng từ hành động bỉ ổi của con người tự khoác áo quốc gia Hải Triều Lê Khắc Hai và ông Trần Nam và nhóm VOT1? Các ông đều cho đó là phim thật sao? Ông Thông hỏi Hải Triều một câu mà 3 tuần rồi giả điếc không nghe hay không dám trả lời? Mùa hè Hải triều đi Yukon theo anh em bảo vệ lá cờ, ông Thông gửi email khen tặng, vậy lá cờ đó Hải Triều không nhớ màu gì sao?

Theo luận điệu youtube từ đài VOT1 của Hải Triều và ông Trần Nam kết tội ông Thông thì chắc chắn 1000% đó phải là Cờ đỏ sao vàng của CSVN.

Tại sao Hải Triều không dám xác nhận điều đó? Ông Thông khen vì Hải Triều theo bảo vệ cờ Việt cộng????????

Người quốc gia sao lại hèn mạt chối bỏ màu cờ của mình? Người quốc gia lại làm phim giả bêu xấu người quốc gia?

- Có ai thắc mắc điều này không? Thật đạo đức suy đồi - nhóm thứ nhất

Thời buổi này trên đất người, quốc gia, hay cộng sản, cũng chẳng mặc ai, chẳng tù tội, chẳng ai cần ai cả. Mạnh ai nấy sống thôi. Nhưng nếu các ông còn lại 1% lương tâm của con người, không cần biết là người quốc gia hay cộng sản, thì hãy nói lên lời xin lỗi với một ông già

- Ông Thông có thuộc hội Quốc gia hành chính của VNCH không thì giờ này cả thế giới đều biết và lên tiếng ủng hộ. Nhưng tại nơi này, cũng tại cái thành Hồ này (?), những đồng đội của ông giữ im lặng, không cần lên tiếng hay đính chính. Tại sao? Một sự im lặng làm người phương xa khó hiểu? Hỡi các nhà thức giả, trí giả và nhân nghĩa giả. Cái dũng, cái nhân, cái nghĩa, cái tình các anh để ở đâu? lọt mất trên biển đông trên con đường đào thoát chăng? Thật là cháy nhà ra mặt chuột?

Tôi nhìn quí vị xử sự mà cảm thấy tủi thẹn vô cùng. Tiếc rằng ra làm chính trị thì cái cộng đồng người Việt ở đây có ít người tài và quá nhiều người hèn, mà trong xứ mù thì thằng chột làm vua. Chưa đụng chuyện thì oang oang như hùm như hổ, lý thuyết như những nhà thức giả uyên bác, gặp chuyện rồi thì im miệng chạy cong đuôi!!! Đạo đức suy đồi nhóm thứ 2

- Canada không thiếu đảng phái chính trị. Thiên hạ không lên tiếng vì người ta đã quá chán ghét những cái trò chính trị hạ cấp của các anh, miệng cứ bô bô những lời đạo nghĩa mà làm thì ngược lại. Ra làm chính trị để mưu cầu ích nước lợi dân, chứ đâu ra cái nhóm chỉ biết bòn rút từ tiền của, lòng tốt của đồng bào để sinh hoạt với chủ trương ăn nhậu, làm thơ văn cuồng loạn tự xưng thần thánh, hè nhau hiếp người làm những điều ác hại người, hỗn hào coi trời đất chẳng ra chi. Một người làm xấu cả bậu mang nhơ. Một người hội trưởng đại diện cho hội tên Huỳnh Bá Nhẫn mà ngông nghênh, xấc xược, vu oan giá hoạ cho những ông già đáng tuổi cha chú mình, thì cả đám hội viên trong hội im lặng đồng tình, họ là loại người gì? Quí vị giáo dục con cháu để lớn lên học đòi thói láo khoét đặt điều gian để chửi cha mắng mẹ? Cả đám người không thấy gì sai cả sao? Và đều im lặng đồng loã với tội lỗi? Đạo đức suy đồi nhóm thứ 3.

- Các ông cứ chửi rủa vu cáo ông Thông vịn vào cái youtube, vậy thử hỏi:

Các ông có dám trả lời chung trước mặt mọi người, xác nhận rằng theo các ông nhận xét đây là đoạn phim thật hay giả, bị cắt ghép ?

- Xin tạm ngưng chửi rủa tiếp tục ông già để trả lời câu hỏi đơn giản này! Để làm chi - để cho mọi người thấy rõ cái trình độ nhận thức của các ông. Xong cứ chửi tiếp, chửi thêm cho thật nhiều, đấu tố cho thật xứng với tội của các ông kết, và xử bất cứ hình phạt nào thật nặng cho xứng đáng với cái tội theo ý các ông muốn. Nhớ nhé, mục đích kết tội để làm gì - phải xử thật nặng nhé, và tuyên án khắp nơi nhé, nhớ rêu rao thật to và thật xa khắp 5 châu 4 bể cho mọi người thấy cái tài năng, đức độ của các ông, để thiên hạ so sánh với Hitler hay Staline và Mao trạch Đông, và để mọi người sẽ hiểu rõ việc gì sẽ tiếp tục xảy ra NẾU các ông làm chủ tịch đoàn, làm BCH đại diện cho cộng đồng?Điều này NẾU xảy ra, tôi sẽ tình nguyện trở về VN thà sống dưới chế độ CS còn đỡ tức hơn.

Đây là thư tôi viết cho mọi người hiểu sự thật về cái "nhân tình" ở đất Vancouver, và để an ủi ông Nguyễn Văn Thông, đã vì uy tín chung của cộng đồng người Việt ở "thành hồ"(theo lời Hải Triều), đồng ý nhận lời các hội đoàn đứng ra tổ chức Tết, nên bị mang vạ oan.

Mong ông Thông giữ sức khoẻ và an nhiên tự tại. Hành động của ông đã biểu hiện tinh thần khí thế của một người quốc gia vì danh dự chung cộng đồng. Việc mạ lỵ ông và sự im lặng khó hiểu của những người đang cần lên tiếng bảo vệ danh dự chung, chỉ làm rớt mặt nạ của một số người tự xưng là người quốc gia.

Mãnh hổ nan địch quần hồ ông ạ. Nhưng ai là hổ? ông Thông chăng? Vậy ai là hồ? các nhóm đạo đức suy đồi ư ? Hay ngược lại các nhóm đạo đức suy đồi là hổ? và những người quốc gia chân chính của cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ là hồ?

Thời gian sẽ trả lời. Tà bất thắng chánh là chơn lý muôn đời của tạo hoá.

Xin thay ông Thông gửi tặng thêm Hải triều 3 câu nữa cho tròn tâm nguyện.
Gươm thù phủ áo quốc gia ?
Sau lưng chém giết là ma Hải Triều
Cờ vàng chiến hữu diệt tiêu
Quốc gia máu đổ đầu bêu gươm thù...
Mong một ngày mới cộng đồng bình an hơn.

Nguyễn Trần Thiện Tâm

Cám ơn một đồng môn đã tiếp chuyển

Tranh của Jim Warren


Click to enlarge

(Anh Nguyễn Đình Phúc giới thiệu)

Thursday, November 26, 2009

Thơ Phạm Trần Anh

Xin gửi tới quí thân hữu bài thơ
mới làm xong hôm qua
như để tạ ơn đời, tạ ơn thân thi hữu …

PTA
**

TẠ ƠN

Tạ ơn đời đã cho ta
Tạ ơn ngày tháng lụa là khó quên
Tạ ơn cha mẹ chưa đền
Tạ ơn em những “Buồn phiền” em cho
Tạ ơn đời những âu lo
Tạ ơn ai đã lo cho cuộc đời
Tạ ơn ngày tháng tuyệt vời
Tạ ơn em đã một thời dấu yêu
Tạ ơn bóng dáng diễm kiều
Tạ ơn có những buổi chiều vẩn vơ
Tạ ơn em đã ơ hờ
Tạ ơn ôi những vần thơ tuôn trào
Tạ ơn cay đắng ngọt ngào
Tạ ơn gió nhẹ thì thào mây bay
Tạ ơn cả những cơn say
Cho ta quên hết tháng ngày buồn tênh …

Tạ ơn em …
Tạ ơn em …

PHẠM TRẦN ANH
**
Cho Em

Chợt nghe lòng những chơi vơi
Mơ hồ luống tưởng đất trời ngả nghiêng
Cám ơn đời một chút duyên
Làm ta sống lại hồn nhiên thuở nào

Tình ta đẹp tựa trăng sao
Tâm hồn chung hướng thanh cao tuyệt vời
Thương em lòng những đầy vơi
Nhớ em lại nhớ đến lời nước non …

Thôi thì sông cạn đá mòn
Nhớ em vẫn nhớ, nước non đang chờ …
Thương em thương đến bao giờ !?



Wednesday, November 25, 2009

Thơ Như Thương






Click to enlarge

Tin đáng lưu ý

Hội thảo quốc tế về Biển Đông

Nhiều chuyên gia uy tín về vấn đề Biển Đông đã được mời tham dự hội thảo

Các chuyên gia trong và ngoài nước đã tới Hà Nội tham dự hội thảo quốc tế đầu tiên về Biển Đông do Việt Nam tổ chức. Đây được xem như một trong các nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông của Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với các động thái mới của các nước liên quan.

Báo chí trong nước hầu như không nhắc gì tới hội thảo này.

Hội thảo "Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực" do hai cơ quan Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức.

Hàng chục học giả, chuyên gia có uy tín về luật pháp quốc tế và các vấn đề khu vực từ nhiều cơ quan nghiên cứu và trường đại học trên thế giới được mời tham gia hội thảo diễn ra trong hai ngày 26/11-27/11.

Giáo sư Carlyle Thayer, một trong các đại biểu, nói với BBC: "Trước thái độ ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc tại Biển Đông, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng cường vận động ngoại giao và đây là một trong các sáng kiến của Hà Nội".

"Tôi nghĩ họ trông đợi hội thảo này sẽ đưa ra được những ý tưởng chung về các hoạt động của Trung Quốc cần được kiềm chế như thế nào, hoặc chuyển thành cơ chế hợp tác như thế nào, bởi vậy chủ đề chính của hội thảo là hợp tác."

"Đây là cách Việt Nam không gây áp lực trực tiếp mà thông qua người khác gây áp lực (với Trung Quốc)."

Về phía Việt Nam, trong hội thảo lần này có mặt một số nhà nghiên cứu như chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy, chuyên gia luật Hoàng Việt, nhà sử học Nguyễn Nhã.

Một chi tiết đáng chú ý, là trong danh sách khách mời có cả học giả Trung Quốc và Đài Loan, điều luôn bị coi là "tế nhị" vì Trung Quốc luôn tuyên bố Đài Loan là một tỉnh của mình.

((Trích từ BBC phần Việt ngữ)

Tuesday, November 24, 2009

Nhân Lễ Tạ Ơn

Cảm ơn em

Cao Xuân Thức

Cứ vào ngày thứ năm , tuần lễ cuối cùng của tháng 11 , dân chúng Mỹ nhộn nhịp mua sắm đón chào ngày lễ tạ ơn, lễ ThanksGiving. Nhịp độ mua sắm nầy kéo dài cho đến mùa giáng sinh và tết dương lịch !!! Kinh tế khó khăn thật đấy, nhưng truyền thống đón chào “holiday season “ của dân chúng, vẫn náo nức, vẫn nhộn nhịp như năm nào ??? .

Năm nay lễ hội này rơi vào ngày 26 tháng 11. Cả tuần nay , thời tiết Cali se lạnh. Dọc đường những cây phong đứng sừng sững hiu hắt buồn bả nhìn những chiếc lá vàng từ từ lìa cành rơi rụng tràn ngập cả lối đi. Như nhắc nhỡ mọi người bây giờ là Mùa Thu. Mùa Thu với những bản tình ca lãng mạn ru hồn người khách tha phương…nhớ về những tháng ngày yêu đương mộng mơ của tuổi học trò..

Lịch sử ngày lễ ThanksGiving thật dài dòng; và đã trải qua nhiều tranh cãi xuyên qua nhiều thập niên; nhưng cuối cùng , mọi người đều đồng ý, ngày đó phải là ngày thứ năm như vừa đề cập ở trên. Mục đích của ngày lễ, được những di dân đầu tiên đến từ lục địa Âu châu nghĩ đến là nhằm tạ ơn Trời Đất, tạ ơn thiên nhiên, tạ ơn người dân bản xứ - Indians - đã giúp đỡ, đã cưu mang họ.

Với ngày lễ hội truyền thống nầy, nhiều gia đình có lịch sử lâu đời trên đất nước hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, như dân bản xứ đến từ Âu Châu, đều trân trọng như ngày tết nguyên đán của Việt Nam mình. Vào dịp nầy, mọi thành viên trong gia đình, hay đại gia đình, dù xa xôi bởi công ăn việc làm, cũng thu xếp về bên cạnh ba me, ông bà , và họ hàng. Nếu vì một lý do gì bất khả kháng không sum họp được trong dịp lễ hội nầy, thời một số gia đình họp mặt dịp Christmas hoặc New Year.

Trở lại với ngày Lễ Tạ Ơn, Thanksgiving, người ta tạ ơn Người,, tạ ơn Đời, tạ ơn Trời. Tạ ơn về những gì đã nhân được. Tạ ơn về những may mắn đến với mỗi người. Tạ ơn về mọi điều . Còn những ai không nhân được gì hay không may mắn thì sao ?. Thật tình ra, khách quan mà nói, ai ai cũng nhận được nhiều từ trời đất, từ cuộc đời, ai ai cũng may mắn cả. Nhưng khác nhau ở chổ là có nhận ra được những điều mình có,do từ đâu, và tại sao có. Quan trọng hơn là người nhận có biết nắm lấy, và trân quý cái mà mình có trong tay hay không?. Hay để nó vuột ra khỏi tầm tay , rồi ngồi than trách, “ Tôi xui qúa, tôi không được may mắn .. tôi số con rệp…”

Nhớ lại câu chuyện hai con gà tây -turkeys- tâm sự với nhau: ” Bọn mình cùng kiếp gà tây với nhau; được loài người cho ăn phủ phê, nuôi cho mập, để đến tháng mười một hằng năm chúng đem bọn mình bỏ vào lò lửa nướng cho vàng ươm rồi chia nhau vừa ăn, vừa cười thỏa thích… Con kia trả lời …” Bạn không biết đó thôi, mình vẩn có cách để tránh khỏi chuyện đau khổ nầy…” rồi ghé tai nói nhỏ : “ bạn đừng cho ai biết, có môt cách tuyệt diệu, tớ chỉ cho bạn “… Chú kia mừng qúa, hứa không tiết lộ cho ai cả…sau khi nghe hứa một cách thành khẩn, chú gà tây mới thò thẻ thì thào …”Xin ông Tổng Thống tại Tòa Bạch Ôc chỉ thị cho trại chủ giao hai đứa mình cho TT nhân dịp ThanksGiving vì mỗi năm ông có quyền ân xá, tha không làm thịt tới hai con gà tây; Thế là đủ cho hai đứa mình thoát chết …!!!

Thanksgiving ở Mỹ mà thiếu gà tây trên bàn tiệc, thì như dân Việt Nam dịp tết Nguyên Đán mà thiếu bánh chưng, bánh tét hay thiếu cây nêu, tràng pháo, thiếu nồi thịt heo kho tàu, thiếu bánh mứt hoa qủa, thiếu bầu cua cá cọp…phải thế không bạn ?.

Nhớ ơn, đền ơn, trả ơn vốn dĩ vẫn là truyền thống lâu đời, là văn hóa của dân tộc Việt Nam
. Chẵng phải những ngày lễ giổ những bậc tiền nhân…như ông bà…cha mẹ …anh chị em…như thầy cô giáo hay bằng hữu không phải là một hình thức tạ ơn hay sao ?.Chúng ta những người Việt tị nạn Cộng Sản, được chính phủ và dân chúng của đất nước nầy cưu mang; Hòa nhịp vào ngày vui lễ hội Thanksgiving của nhân dân Hoa Kỳ. Chúng ta tạ ơn nhân dân và chính phủ Mỹ, đó là một cử chỉ thể hiện nếp sống văn minh và một hình thức làm thăng hoa văn hóa của dân Việt.

Bên cạnh những ý nghĩa tạ ơn như trên, mình là dân Việt tị nạn Cộng Sản, làm sao mình quên được công ơn của những bậc tiền nhân đã có công dựng nước và gĩư nước?. Làm sao mình quên được công ơn của những quân cán chính VNCH đã nằm xuống …vì lý tưởng bảo vệ tự do dân chủ cho miền nam Việt Nam trong trận chiến chống bọn Cộng Sản VN từ miến Bắc.?

Người viết xin nghiêng mình kính cẩn và tạ ơn những bậc tiền nhân…và tất cả những vong linh đã nằm xuống cho chúng tôi còn sống…

Tạ ơn Người, tạ ơn Đời, tạ ơn Trời Đất, chưa đủ.

Có một người mà nếu tôi không viết lời tạ ơn nhân dịp lễ tạ ơn, thì qủa thật rất thiếu sót . Người đó là “ My House !!! ”nhà tôi. Tôi cảm ơn bà xã, người đã và đang chia sẻ với tôi nhiều cay đắng ngọt bùi theo những thăng trầm của vận nước, của lịch sử .

Hồi tưỡng lại khoảng thời gian 1965-1968, trong một buổi lễ tất niên tại đại giảng đường Học Viện, lần đầu tiên tôi mời người yêu tham dự- nhà tôi bây giờ-; nàng còn e ấp bẽn lẽn, nhưng rất vui khi có màn trình diền của bạn cùng lớp tên là Trần Văn Hóa, nhại giọng cô bé và nói “ em thương ông thương bà, em thương…và câu cuối làm hồi trường cười ồ lên …nhưng em thương nhất là anh cơ…!!!”.

Niềm vui thì ngắn, còn đắng cay chịu đựng và hy sinh cho chồng con thì nhiều.

Đó là sau 1975, Chồng ở tù. Nàng ờ nhà ,gà mái nuôi con. Xã hội ruồng rẫy và kỳ thị đến ngộp thở. Vì đó là chính sách trả thù thâm độc của bọn CSVN Từ cảnh buôn thúng bán bưng, đến cảnh chợ trời chợ chạy. Chạy từ phố nầy tới phố khác để tránh sự đuổi bắt của đám cờ đỏ , đám theo dóm ăn tàn, dám cách mạng giờ thứ 25,, của những con bò vàng tràn vô nam từ miến Bắc, từ hang Pắc Bó.

Làm đầu tắt mặt tối, suốt ngày, mà đâu có đủ tiền mua gạo cho mẹ con ăn đâu ?. Cuối cùng nhà tôi phải nhờ thân phụ đến tháo gở nhà, để bán từng thứ một, hầu chống chọi với tình hình cực kỳ khó khăn lúc đó. Đúng là như dân làm ruộng , đê vỡ tới đâu ,đắp tới đó để ngăn cho lúa khỏi ngập nước. Nhà tôi kể lại, cái gì dể tháo gỡ và bán có tiền thì làm trước .Khung sắt cửa sổ ra đi đầu tiên. kế đến những thanh sắt nhà tiến chế ở sân, rồi lan can bằng sắt chạm trổ bông khá đẹp trên gác lững, đến ván lót gác lững, rồi những đà gỗ cỡ 4x6 của gác lững, và sau cùng là những viên gạch bông nền nhà !!! khi tôi trở về nhà từ trại tù, bước chân vô nhà, tôi cứ tưởng như mính đang bước trên những luống đất vừa mới cày xong nhưng chưa kịp bừa cho đất nhỏ và bằng phẵng ...Vì lúc lót gạch bông bỏ nhiều cement qúa, nên khi gỡ lên rất khó và bể rất nhiều, tạo ra nền nhà lồi lõm…!!!

Một thời gian sau đó, nghề đạp xích lô đã cưu mang gia đình tội .Bởi thế, tôi mới có bài chia sẻ tâm tình “ Xích lô ơi, cảm ơn bạn”.

Còn nhiều lắm những hy sinh và đóng góp của nhà tôi , để cùng với tôi xây dựng lại mái ấm gia đình. Một công lao to lớn và vô cùng quan trọng, là nhà tôi đã thay tôi dạy dỗ con cái nên người. Một hy sinh to lớn và vô gía dù phải đối phó với vô vàn khó khăn và thử thách. Đó cũng nhờ nền tảng giáo dục của gia đình từ trước.
Những hy sinh vô gía đó đã được Trời Đất đền bù cho vợ chồng chúng tôi qua sự thành đạt của các con trên quê hương thứ hai nầy. Thành đạt ỡ đây không dựa trên bằng cấp mà trái lại dựa trên những ân sũng mà chúng tôi nhân được từ mọi người,và từ Trời Đất ban cho. Chúng tôi trân quý những ân sũng nhận được.
Muôn vàn cảm tạ Trời Đất , và cảm tạ Đời nhân ngày Lễ Tạ Ơn, Lễ ThanksGiving. Và cảm ơn Em.

Happy ThanksGiving đến với tất cả chúng ta.

Orange County, California ngày 24 tháng 11 năm 2009
Cao Xuân Thức
_______
Tranh: Nghiêm Xuân Quang

Monday, November 23, 2009

Hội CSV QGHC Nam California xác nhận:

- Hội không chính thức nhân được các các văn kiện bầu cử chức vụ Chủ tịch BTT/HĐQT/TH nhiệm kỳ 1/2010 – 12/2012.

- Theo chính thể lệ bầu cử do anh Chủ tịch BTT/HĐQT/TH đưa ra thì Chủ tịch Hội Nam Cali, là thành viên HĐQT/TH, chưa đủ thâm niên một (01) năm tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009; nên không được quyền tham gia, mặc dù điều kiện này không thấy được quy định trong bất cứ điều khoản nào, của Nội Quy nào của Tổng Hội.

- Do những lý do nêu trên, Hội Nam California quyết định không thể tham gia cuộc bầu cử này.

Click to enlarge:

Sunday, November 22, 2009

Tranh mới của A.C.La




Túy Vân
18" x 24", Oil on canvas
Click to enlarge



Người xưa chốn cũ

Ham chơi và học phất phơ vốn là tính trời ban. Sát ngày thi cuối năm đầu, tôi mới phóng qua đường Trương Minh Giảng lại nhà Vũ Công Hùng mượn những bài thiếu sót về học. Chị của Hùng nhìn tôi ái ngại. Còn hắn thì chỉ buông hai tiếng: "Vào đây!" Ngày công bố kết quả năm học thứ nhất để chọn chỗ về địa phương thực tập, tôi đứng áp chót, nghĩa là dưới tôi chỉ còn một người, thứ 82 trong tổng số 83. Nếu như tuột thêm hai nấc nữa, đời coi như đi đoong! Hú vía!

Nhưng chứng nào tật nấy. Chỉ thích làm những việc mình thích. Còn những việc khác không phải coi nhẹ, mà thấy ít hứng thú để làm, ngay cả việc cố học để đậu cao về làm những chỗ tốt cũng mặc. Nghĩ lại thấy nguy hiểm thật. Đậu thấp cũng được đi, nhưng ngộ nhỡ bị đánh rớt thì không biết vận mạng sẽ ra sao nữa. Tối ngày lo viết báo viết bổ. Ấy mà mấy tờ báo hồi đó ở Sài Gòn cũng nhận đăng mới lạ. Thằng bạn cùng khóa nói "Người không biết 'toa', đọc bài tưởng 'toa' râu dài tới rốn!". Cô thủ quỹ tờ Chính Luận thì bảo: "Người ở đây không ngờ anh trẻ như vậy". Lúc đó cũng thấy vui vui về những câu đại khái như vậy.

Nhưng có phải lúc nào cũng được vui như thế đâu.

Đọc xong bản nháp luận văn ra trường của tôi, giáo sư đỡ đầu chán ngán: "Anh giống hệt thằng em tôi. Viết như thế này thì coi sao cho được!" Thế rồi chắc vì lòng thương hại, ông chỉ cho tôi vài cuốn sách, biểu tôi đọc và viết lại. Ra khỏi nhà ông, trên đường về tôi suy nghĩ nhiều.

Chỉ còn hai tuần lễ nữa để đọc sách tham khảo và để viết lại tập luận văn dày mấy chục trang. Phải bắt đầu ngay và phải làm việc liên tục. Trong số những cuốn sách mượn thư viện mang về, tôi đặc biệt chú trọng tới cuốn Hành Chánh Công Quyền của giáo sư De Laubadère vì cuốn sách có nhiều chương liên hệ đến chủ đề của tập luận văn tôi phải viết. Tôi đọc như một cái máy. Trích dẫn nhiều câu. Nhiều đoạn dịch nguyên con.

Vài ngày sau khi nộp bản thảo viết lại, tôi đến hỏi thăm thày và ông cười: "Chỉ riêng chương 'Nền Hành Chánh Địa Phương' cũng đủ rồi". Tôi mừng khấp khởi vì biết tai họa đã tránh được. Quả nhiên cuốn sách đã cứu tôi. Tôi thầm cám ơn thày đã chỉ đường chỉ lối.

Tuy vậy, kết quả chung cuộc khi ra trường thứ hạng của tôi cũng rất thấp. Cái thứ hạng thấp ấy chính là ông tơ bà nguyệt đã giúp tôi kết duyên cùng Túy Vân, một quả núi nhỏ nhưng thơ mộng. Tôi đi ra phục vụ ở Vùng Một địa đầu giới tuyến. Quận đầu đời là giải đất cát chạy dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên, chỗ rộng nhất khoảng ba cây số và chiều dài khoảng 20km, riêng phần quận Vinh Lộc trên 10 km. Phía cực nam của giải đất này có hai quả núi đó là Núi Rùa và ngọn kia là Túy Vân. Núi Túy Vân tuy không cao nhưng leo lên tới đỉnh cũng bở hơi tai sau khi phải nghỉ chân ít là một lần.

Quận đầu đời tôi trấn nhậm cách đất liền một cái phá, Phá Cầu Hai, một giải nước chạy dài từ cửa Tư Hiền phía nam chạy qua cửa Thuận An và tiếp tục lên phía bắc nhưng đoạn này gọi là Phá Tam Giang.

Những cây thông ba lá mọc trên Túy Vân trước kia nay đã bị đốn nhiều. Một thế hệ mới mọc lên đa phần là cây nhiệt đới. Đây đó một vài cây cổ thụ còn sót lại vượt lên cao hứng mưa gió quanh năm từ Biển Đông.

Con đường mòn ngõ tắt đưa dân cư nhanh đến bến cá đón thuyền đánh bắt ban đêm trở về. Lối mòn quanh co ôm một phần chân núi nhiều nơi ngập nước triều. Người đi lội lọp chọp giữa một bên đá núi và cây cối, một bên là bờ nước mênh mông. Tháng Mười trời mưa rả rích trên cây cỏ, trên mặt phá mênh mông chạy tắp tít mờ mịt tận nơi trời đất không còn phân biệt.

Một cụ bà đầu bạc trắng, chưa hết ngạc nhiên, mừng mừng tủi tủi: "Rứa mà người ta biểu sau bảy lăm, ông phó đi buôn thuốc tây ở Sài Gòn, bây chừ chết rồi". Bà cụ ôm chặt cánh tay tôi nói tiếp: "Ông phó có chết mô nà. Ông phó còn sống đây nè. Trời ơi!"

A.C.La

____

Bạn A.C.La,
Bức tranh họa mà cứ tưởng như real bonsai, thật tuyệt!. "Người Xưa Chốn Cũ" với những đối thoại với bà cụ sao gần gũi qúa với quê tôi!
Sáng sớm trước giờ vác ô đi làm, lòng cảm thấy thoải mái khi thưởng thức bức họa và bài viết của A.C.La
Chúc sức khỏe.
Bạn thật nhiều tài.
Thân chào,
Cao Xuân Thức
____

Xin đa tạ! Đa tạ!
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. "Đa tài" thường chẳng làm nên được chuyện gì đáng kể.
Bạn có tin như thế không? Riêng tôi thì có.
Mến
A.C.La

____

Út Như Thương xem tranh TUÝ VÂN và đọc tự truyện của hoạ sĩ A.C.La nhà mình, chợt nghĩ ...
Tên núi Tuý Vân đẹp quá, thế thì có huyền thoại nào liên quan đến cái tên ấy chăng ?
Bài viết tự truyện hình như thiếu ... sao chả thấy Ông Phó ngày xưa nhắc đến tên một người đẹp nào thế nhỉ !?

Còn chuyện trường xưa, bạn cũ, xin trích đoạn như sau:
"Nếu như tuột thêm hai nấc nữa, đời coi như đi đoong! Hú vía!"
Chưa chắc ... vẫn có cơ hội làm WebMaster của trang Web Phất Phơ !

NT
__
"sao chả thấy Ông Phó ngày xưa nhắc đến tên một người đẹp nào thế nhỉ !?"
Xin trả lời: Dại gì mà nhắc!