Saturday, November 29, 2008

Rainer Maria Rilke

ĐỌC VĂN ĐẦU TUẦN

Nhan Tử Hà

Rainer Maria Rilke (1875-1926) được xem là một trong hai nhà thơ lớn của nước Đức, trong đó phải kể cả Johann Goethe. Những chiến binh Đức trong hai cuộc thế chiến vừa qua, hầu như đều mang theo hành trang của họ những tập thơ của Rilke trong những trận chiến ác liệt nhất của thế kỷ 20.

Ngoài năng khiếu về thơ, Rilke còn có khiếu về ngoại ngữ. Ông đã từng đi khắp Âu Châu, từ Ý, Pháp cho đến Nga. Rilke có một mối tình với Lou Andreas-Salome, một nữ lưu lãng mạn người Nga trong giới trí thức thời bấy giờ. Một trong những lý do, Rilke đã đổi tên của mình từ René sang Rainer cũng từ lời khuyên của Lou Andreas-Salome. Lou đã từng theo học và làm việc với Sigmund Freud về khoa phân tâm học. Chính sự say mê về khoa tâm lý học đã đưa đến những cuộc tình lãng mạn của Lou với những thi sĩ và triết gia vào lúc bấy giờ. Trong đó phải nói tới Friedrich Nietzsche, triết gia nổi tiếng của Đức, và Freud, vị cha đẻ của Phân Tâm Học.

“Cuốn sổ tay của Malte Laurids Brigge” là một tác phẩm văn xuôi quan trọng của Rilke và cũng là một trong những sáng tác đầu tiên của ông được đem giới thiệu với độc giả ở Mỹ. Đây là một trong vài cuốn sách đầy tính chất tâm linh vào đầu thế kỷ thứ 20, với những tư tưởng độc đáo và ý tứ sâu sắc về nội tâm, nên các phê bình gia đã gặp khó khăn trong việc xác định thể loại của tác phẩm này. Rilke quả quyết rằng đó không phải là cuốn hồi ký về cuộc đời của ông, nên dù được xây dựng dựa trên những bối cảnh có tính hư cấu, tác phẩm này đã hé mở cho độc giả thấy được những cảm xúc và suy tư của Rilke qua các kinh nghiệm sống thực của mình.

Sau đây là phần trích một đoạn trong tác phẩm văn xuôi của Rilke để thưởng thức những dòng suy tưởng của của tác giả, khi ông đang lưu lại tại Paris:

CUỐN SỔ TAY CỦA MALTE LAURIDS BRIGGE
(The Notebooks of Malte Laurids Brigge)


Tôi phân vân tự nghĩ làm sao người ta có thể dỗ được giấc ngủ với cánh cửa sổ mở rộng như thế. Những chuyến xe điện rầm rì vọng vào căn phòng. Những tiếng động cơ của xe cộ rú vang như chạy ngang qua người tôi. Những cánh cửa đóng sầm. Tiếng thuỷ tinh vỡ toang của một cánh cửa sổ bằng kính vừa rơi xuống ở một nơi nào đó; Tôi có thể nghe tiếng cười lanh lảnh của những mảnh kính, và tiếng khúc khích của những mảnh vụn nhỏ. Rồi thì bỗng có một tiếng động vừa đục và ngắn vang lên ở phía bên kia của ngôi nhà. Một người nào đó đang bước lên những bậc thang. Đang đi đến, đi đến thật gần. Tiếng chân vẫn còn đó, một lúc khá lâu, rồi qua đi. Và rồi ở ngoài đường. Tiếng một người con gái hét lên:” Hãy câm đi, Tôi chẳng còn thiết gì nữa.” Một chuyến xe điện đang hối hả chạy nhanh đến, rồi xa dần, mất hút với tất cả mọi thứ. Một người nào đó cất tiếng gọi. Rồi có tiếng chân của nhiều người đang chạy, rượt đuổi lẫn nhau. Một con chó sủa vang. Thật là nhẹ nhõm: A! con chó đấy à!. Gần sáng có tiếng gà gáy vang, như một nỗi khoan khoái vô biên. Rồi tôi bỗng ngủ thiếp đi.

Đó là những âm thanh ồn ào. Nhưng ở đây có một điều gì còn đáng sợ hơn thế nữa: đó chính là sự im lặng. Tôi nghĩ đến những đám cháy lớn đôi khi có những giây phút căng thẳng cực độ: như vòi nước bỗng tắt ngụm, những người lính cưu hoả thôi không còn leo lên bậc thang nữa, không ai có một cử động nào. Những cọc sắt đen trên bức tường như đang vươn lên một cách im lìm, và cả bức tường cao cũng dường như muốn ngã về phía trước, đằng sau đó là những ngọn lửa hừng hực đang bắn lên cao một cách lặng lẽ. Mọi người đứng im với đôi vai rút cao và đôi con mắt nhăn nhíu như chờ đợi nó đổ sập xuống. Sự im lặng ở đây là như thế đó.

Tôi đang học hỏi để nhìn ngắm sự vật. Tôi không hiểu tại sao lại như thế, nhưng mọi điều hình như thấm nhập vào trong người của tôi sâu hơn và chúng không còn dừng lại nơi mà chúng thường hay kết thúc ở đó . Tôi chợt hiểu rằng mình còn có một con người khác ở bên trong mà tôi không hề biết đến. Bây giờ tất cả mọi điều dường như đều đi đến và dừng lại ở chỗ đó. Điều gì xảy ra ở nơi ấy thì tôi hoàn toàn không thể biết được.

Hôm nay khi đang viết những điều này, tôi mới sực nhớ là mình đã đến nơi này chỉ mới được ba tuần lễ. Ba tuần ở một nơi nào đó, ở miền quê chẳng hạn, có lẽ chỉ dài bằng một ngày; nhưng ở đây thì dường như đã lâu đến hàng nhiều năm rồi. Và nghĩ như thế tôi chẳng muốn viết thêm điều gì nữa. Có ích gì khi tôi nói với mọi người rằng con người mình đang thay đổi. Nếu tôi đang thay đổi, thì hiển nhiên tôi không còn là con người của tôi trước đây nữa, và nếu tôi là một con người hoàn toàn khác hẳn với trước đây, thì tôi không có bạn bè thân thuộc nào cả. Và đối với những con người xa lạ, những người chưa hề biết đến tôi, thì tôi không thể nào viết ra được điều gì.

Tôi đã từng nói rằng mình đang bắt đầu học nhìn ngắm sự vật hay sao? Đúng vậy, tôi chỉ đang mới khởi đầu. Tuy còn gặp phải nhiều khó khăn, nhưng tôi định rằng mình sẽ cố gắng trong thời gian đang lưu lại đây.

Thử nghĩ, chẳng hạn như chuyện tôi chưa hề biết rằng con người có bao nhiêu bộ mặt. Người ta có thể biết được số lượng nhất định về nhân khẩu, nhưng số lượng những khuôn mặt thì còn nhiều hơn gấp bội, vì mỗi người đều có nhiều bộ mặt khác nhau của họ. Có những người đeo chỉ một khuôn mặt trong nhiều năm; hiển nhiên là bộ mặt ấy sẽ mòn nhẵn đi, bị vấy bẩn, bị rách ở những chỗ có nếp gấp, bị kéo căng ra, như những đôi bao tay bị sờn đi trong một chuyến viễn du. Đây là những con người hà tiện, những con người chân chất, họ chẳng buồn thay đổi khuôn mặt của mình, họ cũng chẳng bao giờ chịu rửa mặt. Như vậy chẳng tốt hay sao, họ nói thế, và ai lại có thể cãi ngược lại được điều ấy? Nhưng vì họ có nhiều bộ mằt, cho nên câu hỏi hiển nhiên là họ sẽ làm gì với những khuôn mặt ấy. Họ cất giữ nó. Con cháu của họ sẽ đem những bộ mặt ấy ra để đeo. Thế nhưng thỉnh thoảng người ta còn bắt gặp những con chó của họ cũng đeo những bộ mằt ấy khi đi ra ngoài phố. Tại sao lại không nhỉ? Mặt nào thì cũng chỉ là mặt.

Có những người lại đem chưng diện và thay đổi từ bộ mặt này sang bộ mặt khác nhanh không thể tưởng tượng được. Lúc đầu họ nghĩ rằng lúc nào họ cũng có sẵn những bộ mặt ấy, nhưng khi chưa đến con số bốn mươi - thì họ không còn bộ mặt nào nữa để thay đổi. Điều này thật thảm thương. Họ không có thói quen chăm sóc cho gương mặt của họ, bộ mặt cuối cùng của họ bị sờn rách trong vòng một tuần lễ, có nhiều lỗ thủng, và nhiều chỗ mỏng dính như tờ giấy; dần dần cái lớp ở bên dưới, cái không còn gọi là mặt mũi nữa, lộ ra, rồi thì họ đi ra ngoài đường với cái lớp bên dưới ấy.

Nhưng người đàn bà, người đàn bà ở góc đường Notre-Dame-des-Champs kia: toàn thân bà phủ phục về phía trước và cúi mặt trong lòng hai bàn tay của mình. Ngay lúc nhìn thấy người đàn bà ấy, tôi đã bắt đầu bước thật khẽ. Khi những người đáng thương hại như thế đang trầm tư thì họ không nên bị quấy nhiễu. Có lẽ họ vẫn chưa nghĩ ra được lối thoát với những ý tưởng rõ ràng.

Con đường thật vắng vẻ; trống vắng đến buồn chán; hai chân tôi bỗng quàng vào nhau và khua lên những tiếng lách cách vang động khắp nơi, như của những chiếc guốc gỗ. Người đàn bà giật mình và vụt gượng thẳng người lên, động tác nhạnh đến nỗi bà để rơi khuôn mặt trên hai bàn tay của mình.Tôi có thể nhìn thấy nó nằm trên hai bàn tay bà, với cái hình dạng sâu lõm. Tôi phải cố gắng hết sức để nhìn hai bàn tay nhưng lại tránh không muốn nhìn thấy cái đã bị chúng xé toạc ra. Tôi rùng mình khi nhìn thấy bộ mặt ở phía bên trong, tuy vậy tôi cảm thấy điều đáng sợ hơn vẫn là nhìn thấy cái đầu trần trụi khi đã bị lột mất đi bộ mặt của nó.


Vẫn còn nuối tiếc!

Một bản nhạc hay phải do một ca sỹ thích hợp trình bày.
Một nữ ca sỹ không nổi tiếng lắm, nhưng với hơi rung truyền cảm đã đưa một số bản nhạc xa xưa tái sinh rong lòng giới mộ điệu. Trong số những bản nhạc này có "Ngày Đó Chúng Mình", một bản nhạc trong tuổi còn đến trường chỉ có những người gỗ đá mới không thích.

Xin mời quý anh chị click vô hình trên để nghe lại cái dư âm xưa qua tiếng hát Minh Châu.

Mặt trái của một cuộc chiến

Thưa quí vị và các bạn,

The Day After Thanksgiving mời quí vị xem qua một truyện ngắn nổi tiếng của một cây viết VC Vũ Ngọc Tiến thì chúng ta mới ngộ ra quả là chúng ta may mắn sống những năm tháng trước năm 1975 tại quê hương miền Nam là thần tiên, tự do hạnh phúc dù nghèo. Tại sao bọn cán bộ cao cấp tham nhũng, buôn bán dân làm lao nô hay phụ nữ qua biên giới làm điếm, hay chúng luôn tính mưu kế cướp đoạt tài sản của dân oan.

Cám ơn những anh hùng VNCH đã hy sinh cho chúng ta sống những ngày thanh bình an cư lạc nghiệp trước năm 1975 , trước ngày 30 tháng 4 . (VLH)

**

"Ăn vụng lúc ngủ cũng nhục lắm, song ở đời khi người ta đói cũng có lúc đành chấp nhận.

Cái sự thần thánh của cuộc chiến tranh giành độc lập, sách báo viết đã nhiều, đọc lên cũng sướng cái lỗ tai. Nhưng đó là dương bản của chiến tranh, lũ nhà văn, nhà báo mặc sức tô vẽ muôn hồng nghìn tía, tao Đ cần cái dương bản ấy. Cái phầm âm bản của chiến tranh chỉ có hai màu tối sáng, những thằng lính như tao với mày gậm nhấm đến hết đời. Chuyện của mày với Hơ miêng chỉ là mảnh vụn rất nhỏ của âm bản khổng lồ mà mấy mươi năm gậm đã hết đâu…"

**

Rừng chiều lạt nắng, hầm hập oi nồng. Cơn mưa rào chợt đến, làm dịu bớt cái nóng khủng khiếp của miền tây đất Quảng. Cái thứ nắng nóng như rang khô đám lính của tiểu đòan suốt nhiều ngày đêm lầm lũi đưa pháo lên tận ngọn núi Chảo Lớn triển khai trận địa, chờ lệnh phát hỏa, tiêu diệt cứ điểm Cà Tang, mở đường cho đại quân tiến vào giải phóng huyện lỵ Quế Sơn. Đói, khát và sức nặng của những khẩu pháo 105 ly tháo rời đã vắt kiệt sức lực từng người. Trong mưa, từ quan đến lính, tất thảy trần truồng như nhộng, thỏa thê tắm mát và uống thứ nước ngọt trời cho để quên đi những cái bụng lép kẹp đang thèm cơm, thèm sắn. Người ta khi đã cởi truồng ra rồi thì ai cũng hiền khô, hồn nhiên đến kỳ lạ. Vậy nên khi D trưởng An chạy đến bên Luận, dáng người lòng khòng, của nợ kia thì lõng thõng bên đùi, khác hẳn với D trưởng An oai nghiêm, thét ra lửa thường ngày, anh không sao nhịn được, cười đến gập người, thắt ruột. Ông vẫn thản nhiên ra lệnh, còn Luận thì cứ ngỡ ông đùa:
- Tiểu đội trinh sát của cậu mau tập hợp, có nhiệm vụ gấp.
- Lệnh gì lúc này hở thủ trưởng?
- Đài quan sát vừa báo có một tốp dân địa phương đi làm rẫy, đang trú mưa ở gốc cây, gần trận địa pháo của ta.
- Thế thì sao ạ!- Luận ngúng nguẩy đùa dai, còn thủ trưởng thì quắc mắt.
- Lại còn sao với giăng gì nữa. Lộ mẹ nó hết cả bây giờ chứ bỡn à. Họ có 10 người: 5 ông già, 2 thiếu nữ và 3 thanh niên. Các cậu khẩn trương bao vây, tiếp cận, một kèm một, khống chế và trói họ lại, canh giữ cho hết đêm nay, đợi ta nổ súng đánh xong cứ điểm Cà Tang thì thả cho họ về. Nhớ ôn tồn giải thích thật khéo, mình là quân giải phóng, không được làm gì vi phạm chính sách dân vận…
- Rõ!...

Luận chợt hiểu ra tính chất nghiêm trọng của sự việc. Anh nhao đi tập hợp đám lính trinh sát đang tỏa ra đùa nghịch như quỷ sứ, tán dóc với lính pháo thủ ở từng khẩu đội. Có 2 chiến sĩ bị cảm nhẹ, còn lại vừa khéo 10 người đi làm nhiệm vụ. Ai nấy chỉ mặc độc chiến quần xà lỏn, mang theo dây thừng, dao găm và súng ngắn, nom hung dữ chẳng khác gì thám báo ngụy. Tất cả khép thành vòng cung, tiến dần về phía mục tiêu. Cách chừng vài trăm mét, Luận đưa ống nhòm quan sát, quả có đúng 10 người như lời D trưởng. Họ đều ăn mặc theo lối dân tộc Cơ rông, một tộc người rất thiểu số ở miền tây Quảng Nam. Chẳng hiểu vì sao, đôi tay anh cứ run run rê ống kính nhìn ngắm kỹ 2 cô gái. Một cô cao to, vai bè, tướng đàn ông. Cô kia, anh nuốt nước bọt đánh ực, mắt đờ ra ngây ngất vì vẻ đẹp hoang dại. Dáng người thon, đôi vai để trần, ngực tròn căng, mắt nai ngơ ngác… Chợt cô gái phát hiện ra anh đang cầm ống nhòm, vội thét to:
- Thám báo Mẽo đấy, chạy mau!

Cả tốp người nháo nhác tản ra tứ phía, chạy thục mạng. Luận ra lệnh:
- Đuổi theo. Mỗi người nhằm một đối tượng, đừng chồng chéo nhau, làm thật gọn như kế hoạch đã bàn ở nhà.

Dứt lời, Luận chồm lên lao theo hướng cô gái. Số phận xui khiến 2 cô gái tách riêng, chạy về phia bờ suối. Anh cũng kịp nhận ra người chạy cùng hướng với mình là A phó Phát. Bất giác Luận mỉm cười hiểu ra lý do, chỉ A trưởng và A phó mới có ống nhòm, thảo nào... Anh cố hết sức chạy vượt lên để giành phần chộp lấy cô gái mắt nai. Cuộc dượt đuổi trong cơn mưa rừng quyết liệt và hung bạo như con sói đói hồng hộc chồm theo chú thỏ non ướt nhóet. Nhưng khi vồ được nàng rồi thì Luận xuống sức thở gấp. Có lẽ cả tháng trời anh đói triền miên, mỗi bữa chỉ có muôi cháo loãng và hai mẩu sắn bé như ngón chân cái làm sao vật nổi cô gái sơn cước săn chắc, lại được ăn no, ngủ kỹ. Sự thèm muốn đụng chạm với da thịt đàn bà làm anh lú lẫn, quên bẵng mình còn có dao găm, súng ngắn khống chế con mồi. Lăn lộn, cào xé nhau hồi lâu thì cô gái đọat được dao găm, ngồi chồm hỗm lên bụng anh, quắc mắt, dí lưỡi thép vào cổ họng. Thế là tong đời một cách nhục nhã! Anh nghĩ vậy và thở dài chờ chết, nước mắt ứa ra, gọi khẽ hai tiếng mẹ ơi!... Hình như cô gái nhận ra giọng Bắc, thóang ngạc nhiên, nhưng vẫn gằn giọng hỏi:
- "Giải phóng" à?
- Ừ, giải phóng quân, quê miền Bắc.
- Sao "giải phóng" lại đi cướp hiếp đàn bà?
- Không phải đâu. Giải phóng quân đưa pháo lên núi, sắp bắn vào cứ điểm Cà Tang để giải phóng Quế Sơn.
- Thế thì sao nữa?
- Cán bộ thấy em và mấy người kia đi làm rẫy về, đứng trú mưa sát gần trận địa, sợ bị lộ bí mật quân sự nên lệnh cho bọn anh bao vây, tạm giữ đồng bào hết đêm nay, chờ đánh trận xong sẽ thả về nhà thôi.
- Thật vậy không?
- Thật mà, thám báo Mẽo hay quốc gia làm sao biết nói giọng Bắc, tin anh đi…
- Hèn gì đàn ông mà ốm nhom, vật đàn bà cũng không nổi, sức đâu mà cướp hiếp. Rõ tội nghiệp!
- Tại tụi anh đói quá, với lại đã quen ôm đàn bà vật lộn thế này bao giờ đâu.
- Hí hí… hí…, quân mình đánh lẫn quân ta, em cũng là du kích chứ bộ…

Cô gái quăng con dao găm, cười khúc khích. Tiếng cười làm nàng rung lên, mông của nàng vì thế cứ nhay đi nhay lại trên bụng chàng trai chưa từng biết đến mồ hôi đàn bà chua mặn thế nào trong đời. Thóat cơn hiểm nghèo, giờ Luận lại được đê mê vì sung sướng. Anh nhắm nghiền con mắt, tận hưởng một thứ khóai cảm kỳ diệu. Đôi bờ mông của nàng hình như cứ trôi dần, trôi dần xuống dưới. Luận mở to mắt, bàng hòang không tin được đó là sự thật. Lúc vật lộn, anh đâu ngờ miếng vải gai quấn trên ngực nàng đã bị bung ra, rơi mất, để lộ đôi bầu vú trắng nõn, cao vồng, núm vú đỏ hồng như một chấm son, phập phồng lên xuống theo nhịp thở. Chiếc váy người dân tộc thực ra cũng chỉ là tấm vải quấn quanh người che phần dưới, khép chờm hai mép vải ở đằng trước. Giờ nàng đang ngồi dạng chân trên bụng anh nên nó như được mở toang và người dân tộc đâu có biết dùng đồ lót. Luận nhìn thấy rõ cả một vùng cấm tam giác đang mời gọi. Bản năng giống đực làm cái của nợ trong quần xà lỏn tự do nổi lọan, bất chấp kỷ luật dân vận của D trưởng dặn dò lúc giao nhiệm vụ. Cái đầu Luận bảo đừng mà bên dưới thì … cương lên. Cô gái cũng cảm nhận được sự cương nở ấy, thóang đỏ mặt, nhưng… thích… Nàng cười rất hồn nhiên, chống hai tay lên cỏ, từ từ cúi xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối, buông thả cho mọi sự cuồng nhiệt, đê mê diễn ra sau đó. Suốt một đêm, giữa rừng xanh kỳ bí, họ thành Êva và Adam, quấn vào nhau lăn lộn nhiều lần, quên đói, quên mệt, quên cả tiếng pháo 105 ly rầm trời bắn vào cứ điểm Cà Tang, chỉ thấy tràn trề lạc thú nơi hoang dã…
*
* *

Cái đêm vụng về, bị động tập làm đàn ông trước giờ tiểu đòan nổ súng là những khoảnh khắc thần tiên nhất trong đời, nhưng vì hai chữ lập trường ám ảnh, buộc Luận phải cố quên nó. 33 năm thoắt qua đi, mỗi lần nhớ đến D trưởng An, nhớ đến Phát, anh phải cảm ơn số phận cho mình cái cơ hội nếu có chết như Phát cũng đã biết mùi đời. Dù đói, mệt, nhưng sức trai tuổi 20 vẫn đủ cho anh hưng phấn quá tam ba bận. Sáng dậy, biết tên cô gái là Hơ Miêng, tên một lòai hoa dại của núi rừng, anh sung sướng cắn vào đùi non của nàng, đòi thêm một lần cuối, trước lúc chia tay. Chỉ cách một bờ ruộng, anh chứng kiến thằng Phát A phó không được như vậy. Nó còn mất lập trường hơn anh, úp mặt vào chỗ ấy gào lên vì sung sướng, gọi tên các thủ trưởng xem ai sướng hơn nó. Nhưng nó vừa qua trận sốt rét còn đâu sức lực, chỉ sau một lần đã nhọc phờ, trên bảo dưới không nghe, đành bất lực làm tình bằng tay, bằng lưỡi. Khổ nỗi cô gái của nó tên Hơ Ngoan mà chẳng hiền, mỗi lần bị Phát kích động nàng lại cong người rú lên những âm thanh điên dại, rồi chồm dậy đè lên người nó, dùng cái của mình nhay đi nhay lại mãi cái của Phát đang héo rũ, không sao ngóc lên được. Chuyện mất lập trường này chỉ hai thằng biết, sống để bụng, chết mang theo, hở ra là tong đời. Phát chết vì một mảnh bom B52, khi đơn vị rút khỏi huyện lỵ Quế Sơn, chuyển quân về Sơn Bình, gần ngã ba sông Thu Bồn và sông Trường. Tội nghiệp cho nó chết vào lúc 3 giờ sáng, chắc là đói lắm. Hồi chiều, đơn vị hết gạo, mỗi thằng chỉ được ăn nửa bát ngô bung vàng khè, hạt to và cứng như răng ngựa. May mà nó còn kịp được biết tý chút mùi đời. Phát chết rủi cho nó, nhưng cũng có phần may cho Luận vì cái tội mất lập trường kia chỉ còn là bí mật của riêng anh. Nói vậy thì đểu và bất nhẫn lắm lắm ! Song "một miệng thì kín…", cổ nhân đã dạy rồi. Phát là thằng bạn tốt nhất trần đời của Luận. Nó cùng học khoa lý, trường đại học Tổng Hợp Hà Nội với anh, cùng nhập ngũ một ngày. Trong tiểu đội trinh sát, nó luôn giành phần việc nặng, việc nguy hiểm thay cho Luận. Đi dã ngọai, kiếm được miếng ăn tươi nó luôn mang về dúi vào màn của anh. Ăn vụng lúc ngủ cũng nhục lắm, song ở đời khi người ta đói cũng có lúc đành chấp nhận. "Đồ ăn thì ít, chia ra tất cả cùng đói, chi bằng để một thằng no."- Phát thường động viên bạn như vậy. Chỉ có điều tính Phát hay lô bô ba la, hứng lên nếu nó lỡ mồm khoe với thằng nào chuyện Luận với Hơ Miêng thì còn đâu cái thành tích lập trường vững vàng bấy lâu anh khôn khéo ẩn mình, được các thủ trưởng biểu dương nhiều lần. Nói như Bảo, cái thằng lính trinh sát nổi tiếng gan dạ, đa tài nhất tiểu đòan: "Hai tiếng lập trường nghe mơ hồ, trìu tượng và thối khắm nhất mày ạ! Nó là cái con C gì cơ chứ ? Ấy thế mà suốt cả một thời gian khổ, oanh liệt, nó bỗng thành thứ vũ khí hiểm độc để người ta vùi dập hay tâng bốc một con người cụ thể." Nạn nhân của hai chữ lập trường đau nhất cũng là Bảo. Chuyện xảy ra chẳng đáng gì phải kết tội, phê bình, kỷ luật, nhưng Luận ngày ấy đã không dám can đảm đứng ra bênh vực cho chiến sĩ trinh sát ưu tú của tiểu đội mình. Tháng 3 năm 1975, các khẩu đội pháo 105 ly của tiểu đòan được lệnh bao vây, khống chế sân bay Đà Nẵng và bến cảng Tiên Sa, không cho địch rút chạy an toàn. Bảo đã gan dạ chỉ huy một nhóm bám sát mục tiêu, tính tóan chính xác tọa độ, giúp các khẩu đội trưởng kết toán góc độ và hướng bắn. Lẽ ra Bảo được tuyên dương anh hùng, thưởng Huân chương chiến công, không may giữa lúc ta ăn mừng chiến thắng, anh vớ được bộ quân phục thủy quân lục chiến ngụy còn mới cứng, sẵn có máy ảnh chiến lợi phẩm, anh mặc đồ của ngụy, chụp vài pô ảnh làm kỷ niệm nên bị quy tội mất lập trường, chịu án kỷ luật khá nặng. Vì thế, sau ngày thống nhất, Luận được giải ngũ tiếp tục vào đại học rồi đi làm nghiên cứu sinh ở Nga; còn Bảo vẫn ở lại đơn vị, tiếp tục đánh trận ở biên giới Tây-Nam. Điều làm cho Luận khổ tâm, thương bạn nhất là khi gặp lại Bảo ở chiến trường về, thấy anh bị thương đúng vào chỗ hiểm, mất khả năng làm thằng đàn ông. "Lính ta ra khỏi cuộc chống Mỹ, vấp phải lũ lính nhãi ranh 14- 15 tuổi của Khơ Me đỏ mà phải gọi chúng là bậc "Cụ" về chiến tranh du kích, mày ạ !"- Bảo ôm chầm lấy bạn chua chát nói. Anh đi trinh sát bị vướng mìn, các chuyên gia y học lão luyện ở Viện 103 cũng chỉ có thể tạo hình bằng cách nối thêm vào cái ấy của anh một mẩu nhựa, không đủ thỏa mãn đàn bà nên 3 lần cưới vợ rồi, 3 lần phải ly dị. Từ lính pháo tầm xa đầy uy lực thời chiến, nay anh thành "lính pháo phòng không" thời bình.

*
* *

Đêm nay sao dài gấp nghìn lần cái đêm Luận cùng Hơ Miêng ân ái bên bờ suối. Có biết bao sự việc, gương mặt của thời máu lửa cứ ẩn hiện trong đầu anh. Cuộc gặp mặt các cựu chiến binh của trung đòan tăng - pháo kết hợp ở quân khu V thời chống Mỹ có thể sẽ đảo lộn cuộc sống của Luận những năm tháng sau này. Bảo gặp anh không còn vồ vập, suồng sã như mọi lần. Cái nhìn của Bảo hướng vào anh như thôi miên, nhiều ẩn ý khó đóan ra được. Thường thì trong các cuộc gặp mặt, lúc họp chung, Bảo ngồi im re, chỉ hào hứng tán bậy, chửi tục văng mạng khi vào tiệc rượu. Lần này Bảo đến trễ, nồng nặc hơi men, mắt đỏ vằn, dắt theo một bé gái chừng 13- 14 tuổi. Hội trường khi ấy đang nghiêm trang phát kỷ niệm chương và cuốn lịch sử pháo binh khu V. Trên hàng ghế danh dự, Luận được ngồi chung với mấy vị tướng và các thủ trưởng cũ nay đã về hưu, vinh danh lão thành cách mạng. Bảo bước vào, nhìn xóay vào Luận vài giây rồi quay sang cháu bé giới thiệu:
- Xin các thủ trưởng cũ, mới và anh em chiến hữu nhìn cho rõ, đây vừa là cháu nội vừa là cháu ngọai của trung đòan ta, chính xác hơn là của tiểu đòan pháo 105 ly anh hùng.
- Nói rõ và cụ thể xen nào, Bảo ơi!- Cả hội trường nhao lên.
- Thế là đủ, cần gì phải nói rõ. Thằng nào có con có cháu thì tự biết. Đau xót là ở chỗ tôi vừa cứu cháu Hơ Linh thóat khỏi ổ mại dâm tại thị trấn Hà Lam, thủ phủ huyện Thăng Bình. Cả bố lẫn mẹ cháu đều là giọt máu thuần chủng cách mạng của lính ta gửi lại trong trận đánh Quế Sơn năm 1972. Từ Hà Lam vào khu căn cứ của trung đòan ta chỉ có hơn 40 cây số theo quốc lộ 16E mà vợ chồng chúng nó sau 30 năm thống nhất, sống khổ như chó lợn nên cháu Hơ Linh mới ra nông nỗi này.
- Cậu lại phát biểu mất lập trường rồi, Bảo ơi ! Về chỗ ngồi đi cho hội nghị tiếp tục- Một thủ trưởng cũ ôn tồn nói.
- Ơ hay!...Thế nào là lập trường hở thủ trưởng? Nó là cái Đ gì mà làm khổ tôi đến mức bây giờ cái C cũng chẳng còn để lưu truyền nòi giống tổ tiên dòng họ? Sống thật với bản năng tính người, nói ra những sự khốn nạn là mất lập trường ư ? Này Luận! Cậu đang ngồi hàng ghế danh dự vì cậu đã lên quan, làm thứ trưởng một bộ quan trọng, hãy trả lời đi.

Luận cố tránh ánh mắt nhìn như moi tim, móc óc của Bảo. Anh xúc động rưng rưng, đứng dậy, bước khỏi hàng ghế danh dự, lại gần bạn, dìu Bảo về chỗ ngồi ở cuối hội trường. Thật lòng anh không muốn về lại chỗ cũ, nhưng ngồi gần Bảo và Hơ Linh lúc này thì anh không dám. Khỏi cần Bảo giới thiệu, chỉ mới thóang nhìn cô bé bước vào hội trường, anh đã nhận ra nét quen quen. Chẳng lẽ anh đã có con gái với Hơ Miêng. Chẳng lẽ Phát và Hơ Ngoan đêm ấy chỉ đủ sức một lần hoan lạc mà lại kịp có con trai với nhau.
Chẳng lẽ mới 33 năm mà số phận đã ghép con anh, con Phát thành vợ chồng, sinh ra bé Hơ Linh. Trời ơi! Thật kỳ diệu và cũng thật khủng khiếp. Liệu Bảo có nhầm lẫn không và nếu đúng thì sẽ phải xử sự ra sao đây? Luận biết, từ ngày xuất ngũ, Bảo về quê Bát Tràng theo nghề ông cha, mở lò gốm mỹ nghệ. Mười năm lại đây, doanh nghiệp của anh phát đạt, nổi tiếng về nhiều sản phẩm xuất khẩu. Năm nào, đến dịp 30 tháng 4, anh đều về thăm lại chiến trường xưa, tặng địa phương vài chục triệu đồng. Sao Bảo không hề kể gì với Luận về Hơ Miêng và Hơ Ngoan…

Luận tìm về Bát Tràng không làm Bảo ngạc nhiên. Anh nắm tay bạn, giọng lanh tanh:
- Về rồi hả? Tao biết sớm muộn gì mày cũng về tìm tao hỏi chuyện. Về sớm thế này là tốt. Nhưng sao lại đi xe máy, không dùng ô tô Thứ trưởng đưa vợ con mày đi cùng ? Sợ hả ?
- Không, sợ thì không, hoang mang tí chút thì có.
- Sợ vợ nổi tam bành còn có lý, chứ hoang mang vì danh dự Thứ trưởng làm cái Đ gì cho tổn thọ.
- Không… Tao chỉ hoang mang vì liệu mày có nhầm không và cái chuyện tao với Phát làm đêm ấy mày biết từ bao giờ?

Bảo đấm nhẹ vào lưng Luận cười xả láng:
- Có thể mày không tin, nhưng tao biết tỏng mọi chuyện ngay từ đầu.
- Và mày im lặng giữ kín suốt những năm ở chiến trường ?
- Tố giác chúng mày ư, tao sẽ không bằng con chó ghẻ, bởi tao cũng thèm được như thế. Tao thấy hai thằng có ống nhòm chạy về một phía là đóan ra lý do, lính trinh sát rất nhậy cảm. Song phải làm nhiệm vụ trước đã. Tao đuổi theo một thằng thanh niên lóang cái là chộp được. Ngỡ tao là lính công hòa, tay dao, tay súng như sắp làm thịt mình, nó lạy như tế sao, thú nhận mình là du kích, khai ông ổng từng trận địa pháo để được tha mạng. Điên tiết, tao tống vào mõm nó mấy quả đấm thôi sơn, trói ghì vào gốc cây, chẳng thèm giải thích nữa. Xong xuôi, tao lộn trở lại hướng bờ suối. Giời ơi là giời ! Nhìn chúng mày làm tình với hai em giữa nơi hoang dã tao thèm rỏ nước dãi. Người tao như phát cuồng lên. Trong đêm tối, tao tưởng tượng ra từng động tác của chúng mày và khao khát. Nhưng nếu tao xông vào sẽ làm chúng mày mất hứng, đòi mần chung thì tao hóa thành đồ xúc vật…
- Vậy mà bấy lâu tao cứ ngỡ Phát chết rồi thì chuyện này của tao cũng chôn theo nó. Mày là ân nhân của tao, không biết lấy gì báo đáp.
- Không hẳn thế. Nếu tao tố giác, mày bị kỷ luật, có thể sẽ biên chế sang địa phương quân thì Hơ Miêng sẽ được có chồng, đâu đến nỗi khổ nhục về sau.
- Tại mày không cho tao biết sớm- Luận thở dài, mắt rớm lệ.
- Đừng quá buồn, tao cũng mới biết chuyện đời của Hơ Miêng, Hơ Ngoan thôi.
- Mày về thăm khu căn cứ thường xuyên đã 10 năm cơ mà? - Nhưng chưa từng gặp hai nàng.
- Sao thế?
- Họ sống biệt lập trong rừng, bị tách biệt khỏi cộng đồng. Cái thằng du kích chết dấp, lạy tao như tế sao ấy từ lâu đã mê Hơ Miêng. Sau năm 1972, Quế Sơn giải phóng, nó được làm Chủ tịch xã. Biết Hơ Miêng có thai nó vẫn lẵng nhẵng chạy theo đòi cưới, bị nàng từ chối. Ăn không được thì đạp đổ, nó kết tội Hơ Miêng và Hơ Ngoan mất lập trường, ngủ với lính cộng hòa nên khai trừ khỏi Đảng và du kích, đầy họ vào sống trong rừng. Hai đứa trẻ lớn lên trong chiếc lán nhỏ bé giữa rừng, bên hai bà mẹ cô độc nên chúng thành vợ chồng rất sớm cũng là lẽ tự nhiên. Hơ Linh, cháu ngọai của mày ra đời trong hòan cảnh trớ trêu đó. Một gia đình ba đời tủi khổ vì ma ám lập trường, thì mình tao mất cái con C vì nó có là gì giữa cuộc đời này..
- Thằng Chủ tịch xã chó đểu, tao muốn băm vằm nó - Luận nghiến răng rít lên phẫn nộ.
- Thằng ấy đi tù vì tham ô đồ cứu tế đồng bào bị lũ lụt từ lâu rồi, không đợi mày phải ra tay. Giá như trước lúc ra Bắc, mày không sợ thứ ma ám lập trường, đi tìm Hơ Miêng!
- Mày bảo tao bây giờ phải làm gì?
- Cuối năm ngoái, tao vào khánh thành trường tiểu học do mình bỏ tiền tòan bộ ra giúp xã xây dựng, nghe nói có một cháu học sinh lớp 5 bỏ học, đi hoang, gia đình và nhà trường tìm kiếm gần một năm chưa thấy. Nghe chuyện về hòan cảnh Hơ Linh tao xúc động, đánh xe vào rừng tìm gặp bố mẹ nó, hóa ra số trời run rủi lại gặp cả Hơ Miêng và Hơ Ngoan. Giờ thì họ ổn rồi. Tao đã nhờ bạn bè tìm được Hơ Linh, xây một ngôi nhà 2 tầng ở thị trấn huyện làm cửa hàng cho họ kiếm sống. Mày chỉ cần đưa vợ con vào gặp họ nhận mặt con gái, con rể với cháu Hơ Linh là đủ.
- Nhưng tao muốn làm hơn thế.
- Cái đó tùy mày, nhưng đừng miễn cưỡng mà đắc tội mất "lập trường"với vợ con không biết chừng… Mày biết không, khi thằng Chủ tịch xã tuyên bố kỷ luật, hai nàng Hơ Miêng, Hơ Ngoan cùng nói: "Chúng tao theo cách mạng là thật cái bụng, đâu có lươn lẹo như mày. Chỉ có cái L của chúng tao là không biết lập trường của tổ chức tròn méo thế nào thôi. Ra tổ chức thì ra, vào rừng thì vào, chúng tao Đ sợ, chúng tao đi làm một kiếp người". Tao nghe họ kể như nghe lời một triết gia vĩ đại. Cái sự thần thánh của cuộc chiến tranh giành độc lập, sách báo viết đã nhiều, đọc lên cũng sướng cái lỗ tai. Nhưng đó là dương bản của chiến tranh, lũ nhà văn, nhà báo mặc sức tô vẽ muôn hồng nghìn tía, tao Đ cần cái dương bản ấy. Cái phầm âm bản của chiến tranh chỉ có hai màu tối sáng, những thằng lính như tao với mày gậm nhấm đến hết đời. Chuyện của mày với Hơ miêng chỉ là mảnh vụn rất nhỏ của âm bản khổng lồ mà mấy mươi năm gậm đã hết đâu… .

*
* *

Chia tay Bảo ra về, lòng Luận rối bời, the thắt. Anh phóng xe máy như điên, mặc cho số phận may rủi có thể sẽ ném thân xác anh vào gầm ô tô, càng hay, cho quên đi tất cả. Bảo nói, đã thắp nhang khấn vái, xin với Phát rồi, còn Luận. Liệu anh có thể nghe theo lời bạn, chấp nhận với số phận an bài, đừng phá vỡ tổ ấm gia đình đang hạnh phúc. Bảo muốn anh chỉ đưa vợ con vào Quế Sơn gặp mặt, nhận người rồi nhường hai bà Hơ Miêng và Hơ Ngoan làm vợ nghĩa tình để Bảo có con, có cháu như bao người bình thường khác. Đến con C của Bảo cũng bị chiến tranh tiện đứt mất thì lời đề nghị ấy là chân thành, hợp lý chứ đâu phải vì thương hại cho hoàn cảnh éo le của Luận. Nhưng anh vẫn thấy không thể… Anh muốn làm một thằng người cho đáng mặt người, sao đời lại xui khiến anh phải hành xử không hơn gì một con vật?... Luận không về nhà. Anh lang thang khắp Hà Nội, rồi tìm một khách sạn yên tĩnh ở ngoại ô trăn trở với điều thỉnh cầu của bạn…
Hà Nội 5/2005

Friday, November 28, 2008

Cười tí tỉnh

Lời cầu nguyện
Một ông chồng cầu nguyện:
Lạy Chúa! Con rất yêu vợ con. Nếu cô ấy đau đầu, con xin đau thay; nếu cô ấy buồn, con xin buồn thay; nếu cô ấy phải chịu cảnh góa bụa, con xin chịu thay...


Đồng cân đồng lạng
Vợ đang ngủ bỗng trong cơn mơ ngủ ngồi bật dậy :
" Anh ơi, chồng em về!!!". Ông chồng cuống cuồng vơ quần áo nhảy ra cửa sổ.

Cảm hóa
Một anh cộng sản chết xuống âm phủ, bị đày xuống địa ngục diêm vương cảm hóa mãi không được mới lên gặp chúa :
"Hỡi chúa cao quý nhờ chúa cảm hóa hộ tên cứng đầu này!!!" Chúa vui vẻ nhận lời.
Một tháng sau,diêm vương lên gặp chúa :
" Thưa chúa tình hình ở trên ấy thế nào ? "
Chúa quắc mắt :
"Thứ nhất trên đời này không có chúa, thứ hai không đựoc gọi là "chúa" mà phải gọi là "đồng chí chúa !!"

Họ hàng xa
2 bợm nhậu "tỉ tê" với nhau. Chợt một bợm vỗ đùi cái đét, hỏi :
Nếu ông già vợ của thằng anh rể mày ốm, mày có đến thăm không?
Bợm kia tỉnh queo: Họ hàng xa lắc xa lơ, đến thăm làm gì cho mệt.

(TVLong lượm lặt)

Truyện ngắn

"Người này “nổ”, thì người khác cũng nổ lại, riết rồi phải nói thêm mắm thêm muối. Cuối cùng không ai chịu thua ai mà trở thành một căn bệnh của thời đại".
**

Ông Phước gác máy điện thoại xuống rồi hớn hở đi dọn dẹp các chồng sách báo trong phòng cho gọn lại. Ông vừa nói cho đứa con gái bên Mỹ hay rằng Ông sắp sửa đón tiếp một người bạn cũ cũng từ Mỹ đến chơi trong dịp hè này. Người bạn này là bạn nối khố của Ông từ thuở còn thơ cho đến khi đi làm việc. Và người bạn đó vừa biết được địa chỉ của Ông qua đứa con gái. Vì vậy, khi con gái gọi thăm Ông Bà vào lúc cuối tuần, Ông giành cái điện thoại nói miết về cái háo hức của Ông hơn nửa giờ mà không chuyển điện thoại qua cho bà vợ như mọi khi. Ông vui lắm, lại huýt gió bài “ Cô Láng Giềng” rồi “ Giọt Mưa Thu” trong lúc quét dọn lại căn phòng cho sạch sẽ. Đã gần 80 tuổi rồi mà Ông vẫn còn “gân” lắm, còn ngân nga lai rai các bản nhạc thời tiền chiến. Có lẽ tại Ông hứng chí mà thôi. Còn cái apartment một phòng này, nhỏ như cái lỗ mũi, có gì đâu nhiều mà phải lo, nhưng người già tị nạn trên đất Pháp như Ông có được “căn nhà” như vậy đã là mừng lắm rồi, đâu có khen chê?

Bà vợ Ông thì bản tính lúc nào cũng vui vẻ và hiếu khách nên sẵn sàng ra sức phụ Ông chuẩn bị cuộc đón tiếp “người xưa”. Bà là người nội trợ giỏi lại rất tháo vát nên dịp này cũng là dịp để Bà trổ tài nấu bếp cho khách biết Bà “không tệ đâu anh Hai?”. Trong đầu Bà đã bắt đầu chuẩn bị sẽ nấu món gì trong mấy ngày đãi khách, mặc dù biết rằng vợ ông bạn này ngày xưa cũng có chút “kỷ niệm buồn” hay là “ bài không tên” gì gì đó với Ông chồng mình chứ không xa lạ.

Bà lẩm bẩm “ Đời mà, trái đất tròn, rồi thì cũng phải gặp nhau thôi, có gì đâu ngại?”. Ông nghe ý nghĩ của Bà, Ông cười hề hề nói “ Cái đó chuyện nhỏ, hơi đâu lo!”

*
* *

Thấm thoát mà đã gần một tuần lễ trôi qua. Ngày nào Ông cũng tính coi sẽ tiếp đón như thế nào và dẫn họ đi chơi đâu. Ngày nào Ông cũng bàn với mấy đứa con chương trình đón tiếp. Tội nghiệp, mấy đứa cháu nội, cháu ngoại nhỏ xíu cũng được Ông kể về ông bạn sắp đến chơi ở Paris. Dĩ nhiên là họ sẽ không ở nhà Ông được vì đâu có phòng nào khác đâu mà chứa? Nhưng mà họ nói là sẽ đến chơi thường xuyên vì cái khách sạn họ ở cũng chỉ vài block đường thôi. Ông Phước kể cho con cháu nghe ông bạn này tên Lợi, ngày xưa đã từng đi học chung bậc tiểu học ở một trường làng. Ngoài giờ học, cả hai cũng có lúc đi thả diều hoặc đi vớt cá lia thia, đi bắt dế….. Hai người vốn con nhà nghèo, ở cùng xóm và thuộc gia đình hiếu học. Thế rồi hai người lại được ông thầy đồ cho về nhà ở trọ học thêm. Trong nhà ông thầy giáo có mỗi một mụn con gái và cô ta chính là bà Lợi bây giờ…..

Đứa con trai lớn của Ông Phước, tên Dũng, bản tính ngay thẳng, nghe tới đó vọt miệng: “ Chà, coi bộ chuyện cũng bắt đầu lâm ly gay cấn à tụi bây? Mệt Ba rồi tụi bây? ”. Cả nhà cười nhưng không dám cười lớn. Mấy đứa con gái của Ông bụm miệng cười mím chi, liếc mắt nạt anh Hai: “ Anh lớn rồi mà không giữ mồm giữ miệng, Ba Má giận anh bây giờ”. Bà Phước tỉnh queo: “ Má thì đâu có sao, chỉ có Ổng cũng bị vài cái sang sông cho sáng mắt”. Cả nhà cười rộ, kể cả Ông cũng cười phụ hoạ “ Tôi đưa em sang sông, bằng xe tăng hay xe bò?.....”. Nói vậy mà Bà Phước không có ghen nhiều. Bà tin ông chồng như tin chính bản thân Bà vậy, nên mọi chuyện mới cũ gì Bà cũng chẳng có màng. Bà nghĩ rằng Bà đã sống với Ông hơn 60 năm rồi, có cái chuyện gì đâu mà không biết, không tâm sự? Dù là không giận nhưng Bà cũng nói lấy một câu cho bõ ghét: “ Cái này chuyện nhỏ! Hơi đâu lo”. Cả nhà lại vỗ tay reo hò, cổ vũ bà nội.

Sáng thứ Sáu, Ông Phước đã dặn hai đứa con trai lớn, vốn rảnh vì đi làm ca đêm, chuẩn bị lái xe đưa Ông Bà đi ra phi trường quốc tế Charles De Gaulle đón bạn. Ông cũng có nhờ thêm một đứa cháu vốn là tài xế taxi, dành chiếc taxi lớn một chút để cùng ra phi trường chở hai người bạn. Tiền lệ phí thì để Ông đã nói với bạn Ông rồi, họ sẽ trả sòng phẳng cho, vì ông bạn đã nói “ OK, để đó tao lo”.

*
* *

Rồi thì cái gì mong đợi cũng tới. Sau khi đứng ngồi không yên ở phòng đợi phi trường, Ông Bà cũng gặp lại hai người bạn xưa. Ông Phước nhận ngay ra ông Lợi, có lẽ vì cái nét nào đó vẫn còn. Vả lại, trên chuyến bay cũng chẳng có ông già Việt Nam nào khác cỡ 70-80 tuổi nên khi thấy một couple tóc bạc trắng bước ra thì chạy tới nhìn và nhận ra ngay.

- Trời, Lợi, mày cũng còn tốt tướng quá mậy? Ông Phước khen.

- Ờ, tao đi Gym đi Club tập thể dục mỗi ngày mà. Còn mày trông khác trước đấy? Ông Lợi ngắm nghía người bạn cũ mà khá ngỡ ngàng.

- Đúng rồi, thì đã gần 30 năm không gặp rồi, cũng phải khác chứ?

Ông Phước ôm ông bạn hôn bisou, bisou theo “kiểu Tây” bốn lần hai bên má để tỏ ra là thân thiết. Người con trai kế của Ông tên Trí, cười nhắc khéo: “ Còn bác gái nữa kìa Ba…..”.

Ông liếc thằng con trai xưa nay bản tính rắn mắt này một cái nhưng rồi cũng lại ôm bà Lan “làm láng luôn”. Phong tục của Tây Francoise mà, đâu có gì xấu hổ đâu! Vừa bisou Ông vừa cười thật tươi. Bà Phước thấy vậy cũng lom lem tới, chào chị rồi cũng bisou chị Lan, hỏi “ Chị đi đường có mệt không? Có ngủ được không?”

Mà ông Phước thấy vui thiệt. Ông vui không phải vì gặp người xưa nhưng vì Ông muốn gặp “thằng Lợi” quá. Có biết bao nhiêu điều để nói và tâm sự? Nói kể lại chuyện thời con nít ở dưới làng nè, những kỷ niệm thời đi học nè, rồi vô bưng theo phong trào Việt minh kháng chiến chống Pháp, rồi trở lại đi học, rồi đi làm cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa…. Nói đủ mọi chuyện thì biết đến bao giờ mới hết?

Nhưng mà bây giờ ông Phước nhận thấy tướng tá vợ chồng “thằng Lợi” bảnh chọe thiệt. Tuy tiết trời Paris mùa hè có hơi nóng, nhưng Lợi mặc bộ complete xám nhạt, chiếc áo chemise lụa cổ cồn trắng tinh, và thắt cà vạt “Versace” rực rỡ, còn Lan thì mặc bộ suit màu beige, có dắt khăn màu cam trên túi áo, mang kính râm trên mắt có chữ “Chanel” bự tổ bố. Sang thiệt! Bà Phước ngó lại phái đoàn mình coi bộ lèn phèn quá, vì nghĩ rằng mùa hè, và nghĩ rằng tình bạn đơn sơ quý hơn. Bà hơi hối hận vì không chịu sửa soạn một tý cho dễ coi hơn.

Cả hai gia đình tay bắt mặt mừng xong thì ông Phước giới thiệu mấy đứa con , cháu. Cứ giới thiệu đến đứa nào thì ông Lợi hỏi : “ Đang làm công việc gì đó? Đã có đi Mỹ chơi lần nào chưa? ”. Anh Dũng hơi ngỡ ngàng, nhưng cũng đáp nhỏ trong cổ họng “ Dạ, làm cho hãng xe ”. Còn anh Trí thì cười cười nói “ Dạ, con làm informatique ban đêm ”.

Hai đứa con trai và đứa cháu dành bốn cái vali xách ra parking và bỏ vào chiếc xe taxi có thùng sau khá lớn. Rồi cả hai gia đình chia tay, hẹn sẽ gặp lại buổi chiều tại nhà ông Phước để ăn cơm gia đình. Thằng cháu lái chiếc taxi đưa hai ông bà Lợi chạy trước, còn hai đứa con trai lái chạy theo sau vì ông Lợi đã chọn khách sạn cách nhà ông Phước chỉ độ 10 phút.

*
* *

Đã năm ngày trôi qua. Hai ngày đầu, ngày nào Ông cũng mời vợ chồng ông Lợi ghé nhà ăn cơm tối vì là ngày cuối tuần. Ông cũng gọi hết mấy đứa con tụ về ăn chung cho vui. Căn nhà thì rất nhỏ nhưng kê bàn thật là dài và chia ra làm hai đợt ăn thì cũng được. Ngày đầu tiên tới nhà, ông bà Lợi đi tới nhà thật sớm. Ông Bà vẫn mặc quần áo rất đẹp và sang trọng. Ông vừa ngồi xuống chưa nóng đít đã đứng dậy đi vòng vòng quan sát chung quanh. Ông hỏi bạn:

- “ Nhà này mấy phòng vậy Phước? ”

- “ Nhà một phòng. Nhưng già hưu trí như tao được vầy cũng tốt lắm rồi, vì khu này rất an ninh và gần metro ”.

- “ Ờ, cũng được. Bên đó tao ở nhà bốn phòng ngủ, ba phòng tắm và một phòng gia đình, lại có phòng khách nữa, rộng thênh thang ”.

Ông Phước hơi ngỡ ngàng nhưng cũng làm bộ ngạc nhiên: “ Vậy sao? Mà của chính phủ cho ở hay sao?”

- “ Ôi trời, nhà của chính phủ cho thì sao mà ở được? Trên San Jose ở nhà rộng quen rồi, chính phủ có cho chung cư chật hẹp ở chung đụng mệt lắm. Tao ở nhà của thằng con mua cho đó mà! Đất rộng hơn nửa mẫu đó Phước ”.

Ông Phước khớp quá. “ Bên đó mày đã thiệt. Vậy chắc thằng hai con mày làm ăn được lắm? ”

- “ Đương nhiên rồi! Thằng Tâm làm kĩ sư ở hãng điện tử Cisco lớn lắm. Làm việc gần 5,7 năm gì gì rồi đó. Một tuần nó trúng stocks vài chục ngàn đô la như chơi, thấy nó coi bảng giá trên TV rồi tính ra bằng tiền thấy ngộp luôn. Mà đã thấm gì với con em nó. Cái con Jannie Nga lấy thằng chồng Mỹ giám đốc công ty điện toán, lương của con Jannie vài trăm ngàn chỉ để đi mua sắm ăn diện, còn tiền của thằng chồng nó ăn không biết sao cho hết. Tụi nó mua cái nhà ở Milpitas trên đồi giống như cái dinh ông Thiệu, cổng vào có lính canh kĩ lắm…...”

Bà Lan lại tiếp lời, khoe “ Chị biết không, cái hột xoàn 4 carat của con Jannie nước F số một, màu trắng xanh ai thấy cũng mê và biết là rất đắt tiền liền. ”

Vợ chồng ông Phước đâm ra ngỡ ngàng, dòm lại đám con đứng lòng vòng chung quanh rồi so sánh những gì ông Lợi và bà Lan kể về con họ. Con ông Phước, đứa thì làm assembler, đứa làm operator, mấy đứa con gái đứng bán hàng ở chợ, còn thằng cháu lớn lái xe taxi. Cuộc sống như vậy cũng khá bình thản và đủ ăn rồi, có bao giờ Ông đi so đo với người khác và với cao đâu? Bây giờ Ông đâm ra lúng túng so đo các con khi nghe chuyện người rồi cảm thấy buồn. Ông nói:

- Bên đây thì không được tốt như vậy đâu. Mấy đứa con tao làm có ăn và gia đình sống thoải mái là vui rồi. Tao cũng già rồi, chẳng có chút gì để lại cho con cháu nên tụi nó tự lo sống và đầy đủ thì tụi tao cũng vui lây. Mình đâu có mong gì nhiều đâu Lợi?

- Ồ, mày thấy vậy chứ nếu không có tiền thì cũng phải có tiếng tăm mới được. Mấy đứa con tao cũng có tiếng tăm lắm đó. Đứa làm Division Chief, giống như tổng giám đốc khu vậy, có đứa làm kĩ sư trưởng nhưng phần cổ đông stocks của hãng dành cho nó bạc triệu đó mày.

Nói rồi ông Lợi hỏi anh hai Dũng lại lần nữa:

- “ Hai, con làm có khá không? Bác nghe nói con làm hãng xe mà làm cái gì ở đó? ”

- “Dạ, con làm cu-li”, anh Dũng thẳng tính nói toạc, “lương cũng vừa đủ sống thôi Bác ơi”.

Trong bụng mỗi người đã thấy chán hai vợ chồng ông bà này “nổ” quá, lại chẳng có tế nhị chút nào hết.

- “ Còn thằng Ba, khá hôn con? ”, ông Lợi hỏi tiếp.

- “ Dạ, con cũng èo uột vậy thôi bác. Nhưng bên đây vậy là tốt rồi. Tụi con có việc làm và vui với gia đình thôi bác. Qua tới rồi đùm bọc nhau lo cho mấy đứa em còn ở lại, đi làm ngày đêm phụ Ba Má để lo tiền cho từng đứa qua thôi. Mấy năm mới qua hết.”

Bắt đầu từ đó, trong nhà không ai thấy ăn ngon, ngoại trừ ông bà Lợi. Họ khen đáo khen để món cua “facie” của anh ba Trí, món thịt trừu nướng của chị hai Dũng, rồi món dessert bánh kem của hai đứa con gái ông bà Phước. Ông bà Lợi ăn ngốn ăn ngáo sợ bỏ phí, ăn như chưa từng biết có món ăn vừa miệng và ngon như vậy. Riêng món “mussel” sò tươi của bà Phước làm thì bà Lợi chê hôi, không ăn được. Ông Phước thật thà và sốt sắng hỏi:

- “ Ủa, bộ con “mussel” của chị thúi hả? Coi chừng nếu nó chưa hả miệng thì không ăn được, phải đợi nó hả miệng mới được.”

Mấy đứa con trai, con gái tức cười quá vì câu nói chất phác của ông “ con mussel của bà Lan thúi ” mà không dám cười, phải chạy vô nhà tắm cười ngặt nghẽo.

Nhưng ông Phước thì không cười nổi và nuốt không vô món nào. Ông muốn ngồi uống trà, ăn bánh biscuit rồi nhắc chuyện ngày xưa với nhau nhưng hầu như không có dịp để cởi mở. Ông chỉ nghe bên tai, hết ông Lợi đến bà Lan, kể lể về cái tài sản của con họ, về cái stocks lên giá quá cỡ, về bằng cấp và xe cộ sang trọng của mấy đứa con. Nhắc tới xe, bà Lan hỏi:

- “ Bên đây mấy đứa con gái lái xe hiệu gì vậy?”

Cô Ngôn vọt miệng “ Dạ, con đi xe mắc tiền à! Đi bằng xe lửa không thôi, có tài xế lái luôn ”.

Mấy chị em buột miệng cười, vì không có xe nào sánh nổi giá bằng xe lửa. Bà Lan cũng cười làm như không biết là mình đã chạm tự ái người khác, và kể tiếp:

- “ Bên San Jose, con Jannie chê cái xe Volvo mới nhưng chạy yếu quá, mới đổi cái BMW 330CI, còn thằng Tâm thì mới đổi chiếc Cadillac để lấy chiếc Lexus 400LS, top of the line đó con. Bác nói tụi nó sao đổi chi cho tốn tiền vậy nhưng tụi nó bảo, mình có tiền phải đi cho xứng chứ không người ta nói mình không biết cách chơi.”

- “Vậy anh chị còn lái xe được không? ” Bà Phước tò mò hỏi cho qua chuyện.

- “ Ít có lái lắm chị ơi. Có gì cần thì kêu con gái nó gọi thằng chồng Mỹ biểu tài xế đưa xe tới đón.”

Ông Phước bất mãn nhưng làm ra vẻ khâm phục:

- “ Mày sang và ngon lành quá Lợi. Được vậy như ông vua rồi còn gì? Muốn gì có nấy. Ở nhà cửa sang trọng, sống sung túc giàu sang, chắc ai cũng ước được như mày.”
- “ Ờ thì cũng có. Nhưng mà sống ở bên đó thì phải khá mới được. Đi đâu gặp mấy thằng bạn khác đứa nào cũng có cái này cái nọ hết. Mình cũng phải có cái để tụi nó nể chứ?”

Ông Phước lắc đầu:

- “ Tao thì chẳng có gì để đưa ra cho ai nể hết. Tao chỉ được mấy đứa con luôn theo săn sóc và chia sẻ buồn vui với vợ chồng tao thôi. Chỉ có mấy đứa cháu nội cháu ngoại thì học hành rất giỏi. Có đứa học Kinh Tế ở HEC, có đứa đang học luật, còn hai đứa cháu ngoại tao bên Mỹ ở Los Angeles thì một đứa mới ra bác sĩ, một đứa vừa mới vô Đại Học Y Khoa. Tao chỉ mong cho thế hệ tới khá hơn thì tụi nó tự đỡ thân còn tụi tao cũng sống tạm được rồi.”


Ông Lợi chợt thấy bản chất khoe khoang của mình đã đi hơi quá lố và hơi chưng hửng:

- “ Mày có cháu ngoại là bác sĩ ở Mỹ hả? Làm ở đâu vậy? ”

- “ Ờ, một đứa làm ở Los Angeles, còn một đứa còn đang học vài năm nữa mới xong.”

- “ Sao hôm tao gặp con gái mày ở đám cưới tao đâu có nghe nó nói? ”

- “ Ừ, thì tính nó cũng chẳng muốn nói ra đâu. Sẵn mày hỏi thì tao nói vậy thôi.”

Ông Bà Lợi thẫn thờ và thấy hơi hố. Còn ông bà Phước thì thấy cái tình thân đối với cặp vợ chồng người bạn này sao có cái gì xa cách quá. Không còn dịp để nói cho nhau nghe chuyện những ngày thơ ấu, chuyện tình xưa nghĩa cũ, chuyện tranh đấu cho tự do, chuyện khó khăn vì vượt biển, vì bị hà hiếp, bị khinh khi ruồng bỏ, và những mầm hy vọng bắt đầu khi được hít thở không khí tự do. Trước mắt ông Phước là một cái máy nói ca tụng vật chất, giàu sang, và là sự ganh đua bằng đồng tiền địa vị mà không thấy có một chút naò về tình người, tình bạn, hoặc tình đồng hương.

Hai hôm sau, ông Phước đưa hai vợ chồng ông Lợi đi viếng Tour Eiffel, đi Viện Bảo Tàng Lourve, đi tàu trên sông Seine, đi shopping vòng vòng Paris. Xong, Ông cáo bệnh không cùng đi chơi xa vùng Cane, Nice phía nam nước Pháp như dự định được mà chỉ book vé cho ông bà Lợi đi tour này.

*
* *

Ông Phước lại nhận được điện thoại của con gái từ Mỹ gọi. Lần này giọng nói của Ông có vẻ buồn chứ không hăng hái và hớn hở như hồi trước nữa. Ông nói “ Thằng Lợi nó qua làm Ba tẽn tò, cảm thấy thua kém, mặc cảm và không có chuyện gì để nói. Ba ước muốn có dịp để tâm tình những kỷ niệm cũ, những khó khăn trong cuộc đời. Và cái may mắn của mình còn hơn biết bao nhiêu người bạn khác còn kẹt lại quê nhà hoặc đã bỏ thân trên biển. Cuối cùng, Ba không có dịp và không có hứng thú để tâm sự với nhau những điều đó. Ngược lại, Ba Má chỉ luôn nghe bên tai những khoe khoang giàu có, sang trọng của gia đình ông bà Lợi mà thôi.” Vừa buồn, vừa tủi, vừa thất vọng, Ông than thêm với đứa con gái “ Ba định đi chơi với hai người bạn này một tuần luôn mà rồi cuối cùng Ba muốn bịnh luôn con. Thôi chắc từ nay Ba Má không còn muốn gặp người bạn cũ này nữa đâu.”

Đứa con gái của Ông cười và an ủi Ông: “ Ba đừng có buồn. Hai ông bà đó con có gặp ở một đám cưới ở San Jose. Hai ông bà cũng lèn phèn đi nhờ xe tụi con đưa về nhà. Ông bà không cho ghé tận nhà, nhưng khu phố họ ở downtown San Jose cũng tầm thường chứ có gì sang trọng đâu? Trong hai đứa con của ông bà này thì có đứa con gái lấy Mỹ. Thằng Mỹ là kĩ sư tầm thường như con thôi vì con có gặp vợ chồng nó tại một cái seminar. Con thấy dân mình bây giờ có vài người sanh một cái tật rất tệ là “nổ”, tức là khoe khoang quá. Người này “nổ”, thì người khác cũng nổ lại, riết rồi phải nói thêm mắm thêm muối. Cuối cùng không ai chịu thua ai mà trở thành một căn bệnh của thời đại. Bệnh đó con nghe thấy xảy ra nhiều nơi rồi, mà đặc biệt nhất là ở San Jose, vì đó là nơi có nhiều đầu tư về stocks. Họ đua nhau “nổ” về giá stocks lên xuống, về nhà cửa xe cộ. Giàu thì cũng có một ít, nghèo mạt rệp thì không ai nhắc, nhưng bôm mình lên cho kêu và có tiếng tăm nên đã trở thành một thói quen thường thấy ở các buổi họp mặt hoặc đám tiệc. Ba đừng tin ai, và nếu có nghe thì cũng đừng buồn. Nếu mình thích chơi với ai hợp với bản tính mình thì chơi, còn ai muốn theo trào lưu suy thoái và khoe khoang thì đó là quyền của họ. Tội nghiệp cho những gia đình nghèo kém lúc nào cũng bị nghe rồi so sánh và mặc cảm tự ti. Ba biết không, ông bà đó còn ăn trợ cấp xã hội nữa đó, lấy đâu mà khoe của? Ông bà cũng than rầu có đứa con gái lấy chồng Mỹ rồi ở miết một mình không thăm viếng ai. Ông bà muốn nhờ cô ta đưa rước đi ăn đám cưới mà đã có được cô bằng lòng đâu? ”

Ông Phước cười nhẹ gánh: “ Thiệt vậy hả con? Ba đâu ngờ con người ta lại thiếu thiệt tình như vậy? Ba tưởng bà Lan người miền Nam chất phác như Ba, đâu nói dóc làm gì. ậy mà khoe khoang làm gì để mất tình cảm bạn bè bao nhiêu năm nay. Con kể rồi bây giờ Ba mới nhớ, vợ chồng nó khoe cho đã rồi cuối cùng nhờ thằng cháu đưa đón taxi đặc biệt, hứa là sẽ trả tiền mà cuối cùng thì nói là đồng đô đang xuống giá quá, để qua tới bên Mỹ rồi đổi ở Ngân Hàng Mỹ và gửi qua ngay, đến nay đã hơn ba tuần rồi mà đã thấy gửi gì đâu? Nhưng mà có lẽ ông bà Lợi thấy gia đình mình đãi ăn mấy bữa liền, tuy nghèo nhưng đủ món và đậm tình quê hương nên hơi “quê”, ngày cuối gửi tặng Ba Má và mỗi anh chị em con một cái áo thun.” “ Áo thun gì vậy Ba? ” Ông Phước nói liền qua điện thoại “ Ồ, vợ chồng ông cũng xịn nghe con, cái áo của Ba Má có thêu chữ Polo Ralph Lauren à nghen.” Đứa con gái hỏi thêm “ Vậy chứ trên cổ áo có cái tag hiệu chữ gì?” . “ Ờ, có hình chùm nho.” Đưá con gái cười lớn “ Ba ơi, cái hiệu này là đồ giả đó Ba. Mười đồng năm cái áo thun! Bán thiếu gì ở các chợ trời, chợ Tàu.” Ông già cười ngất…. “ Vậy mà Ba Má cứ cắc ca cắc củm cất trong tủ chưa dám mặc.” Thiệt tình! Bạn cũ ơi bạn cũ, sao không đối với nhau chân thật như bạn nghèo ngày xưa có phải hay hơn không?

Highland, California, lại một mùa Thu
Hậu Huỳnh

Thơ Lan Đàm

Click to enlarge

Một email thực tiễn

Mỡ trong máu

Mỡ đây là mỡ trong máu mà chúng ta hay nghe "Cholesterol".
Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu cái anh chàng Mỡ này.

Nếu ai muốn tìm hiểu lai lịch, nguồn gốc chữ cholesterol thì mời đọc:
Tài_liệu_1
Tài_liệu_2

Chúng ta chắc biết qúa nhiều về Mỡ. Mỡ rất quan trọng cho cơ thể chúng ta. Thì ra trên đời này có âm có dương, có Mỡ xấu (LDL), có mỡ tốt (HDL), âm thịnh dương suy, LDL nhiều thì cơ thể ta suy, HDL
nhiều thì ta "thịnh". Mỡ theo lẽ trời đất, tuần hoàn trong cơ thể chúng ta! Tôi nghĩ nếu tôi nói tốt về mỡ tốt, nói xấu về mỡ xấu cũng bằng thừa.

Nhưng có một điều tôi xin chia xẻ với các bạn: đó là thử mỡ trong máu. Một yếu tố khác có thể gây "heart attack" mà nhiều người không
ngờ (tôi dám nói rằng có 1 số bác sĩ nhiều khi "quên" không nghĩ tới hay vì cái test tôi nói sau đây đắt tiền, bác sĩ "hà tiện".)

Khi các bạn đi thử máu, thường bác sĩ gia đình chỉ cho test "lipo panel", 1 standard test, các bạn yêu cầu bác sĩ cho các bạn thử "NMR lipo profile". NMR là: Nuclear Magnetic Spectorscopy.

Phân tách NMR lipo profile test có thể tìm trong link_này
Tùy kết qủa của test này bác sĩ sẽ cho các bạn biết uống thuốc hay không. Đó là con số của LDL-P, Small LDL-P, VLDL-P (từ đó ta biết cái size của LDL particles.)
Cái test cũng cho chúng ta biết LDL-C, nếu có sự tương phản thì thường bác sĩ dúng con số LDL-P, small LDL-P để định trị.

Đại khái là dù chúng ta có số HDL, LDL, Total cholesterol tốt nhưng số LDL particles cao (tức là cái size của LDL nhỏ), nó có thể làm nghẽn mạch máu và gây chúng ta heart attack hay stroke không chừng.

Như trường hợp cá nhân tôi, con số HDL, LDL, total cholesterol rất khả quan nhưng cái LDL-L small LDL-P của tôi nó cao vời vợi, bác sĩ tôi cho toa .. và tôi: Xin tuân lịch, uống ngay, không chần chờ!

Trước khi mổ tim, bác sĩ tôi chỉ cho thử máu standard, sau khi mổ tim 3 tháng, tôi bảo bác sĩ cho tôi thử "NMR lipo profile", tôi mới biết là cái size của LDL, small LDL tôi qúa nhỏ. bác sĩ tôi cho tôi uống thuốc.
3 tháng sau đó tôi đi thử lại, cái size to hơn nhưng vẫn còn nhỏ so với
tiêu chuẩn, thế là bác sĩ tăng double cái lượng (dose) thuốc.
Tôi chỉ biết im lặng, nói thầm: "Yes, I do!"

Dễ ngươi với nó là tử thần rủ ta chầu diêm vương "SỚM" đấy các bạn!

Nếu thân hữu nào muốn hiểu thêm chi tiết bằng tiếng Việt, tôi có thể "ráng" dịch dùm cho. Đa số các bài viết bằng tiếng Việt về NMR lipo profile test trên net tôi chưa thấy.

Chúc qúi N/T, thân hữu, các bạn 23 một mùa lễ Tạ Ơn nhiều mỡ tốt,
ít mỡ xấu, và có hạt mỡ xấu bự.

Tình thân, TH

(Do Như Thương giới thiệu
trích email từ một nhóm thân hữu)

Wednesday, November 26, 2008

Một mình một chiếu

Nhà thơ Lan Đàm nói về thơ lục bát của cô Út Như Thương như thế này:

Dương Quân ơi, tại sao lại "phảng phất thơ Phạm Thiên Thư" nhỉ?

Riêng Lan Đàm tôi thì thấy thơ lục bát của Cô Út Như Thương càng ngày càng... "một-mình-một-chiếu", rất-Cô-Út, rất-Như-Thương. Phải thế không,Người-Vẫn-Còn-Chập-Chờn-Cơn-Mê và nhất là,Thầy A.C.La ?

Lan Đàm

Được đại gia hỏi ý kiến, A.C.La này rất cảm động, nhưng cũng lấy làm thẹn thùng. Làm thơ chọc phá thiên hạ thì được chứ nói đến bình thơ thì làm sao mà kham cho nổi. Có chăng phải thỉnh ý Lãm Thúy nhà mình. Xin cám ơn đại gia đã chiếu cố!
A.C.La

Happy Thanksgiving

Nhân lễ Tạ Ơn sắp tới (Mỹ) và vừa qua (Canada)

Hãy Sống Với Lòng Biết Ơn

Hãy biết ơn Mặt Trời đã cho ta sự sống.

Hãy biết ơn từng vạt nắng đang lung linh nhảy múa trong vườn để ta cảm nghiệm được sự ấm áp của thiên nhiên.

Hãy biết ơn Mặt Trăng kia đã cho ta bao đêm dài thơ mộng mà qua đó bao bài hát, bài thơ trữ tình nảy nở.

Hãy biết ơn từng con suối nhỏ để cho ta nghe được tiếng thủ thỉ của núi rừng.

Hãy biết ơn từng cơn gió nhẹ làm lòng ta tươi mát.

Hãy tạ ơn biển đã cho ta nguồn dinh dưỡng, từng chuyến viễn du đầy thi vị và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm làm phong phú hóa tình cảm của con người và qua đó cũng là con đường của một dân tộc bị áp bức mưu tìm Tự Do.

Hãy biết ơn cả tiếng chim ca vì đó là tiếng nhạc của Trời.

Hãy tạ ơn cả những con sông đang ôm ấp những bờ kinh thửa ruộng, cho phù sa tuôn tràn màu mỡ, cho lúa tốt trổ bông, cho tôm cá đầy đồng, cho xóm làng tụ hội, cho chợ búa mọc lên, cho thương buôn trên bến dưới thuyền, cho giao thông thuận tiện, cho mạch sống làng quê ngày thêm phong phú.

Hãy biết ơn từng bài ca dao, từng tiếng chuông chùa êm ả để thấy hồn dân tộc vẫn còn năm sâu trong tâm khảm.

Hãy tạ ơn tiếng ru của mẹ để con biết rằng vòng tay đó chính là Thiên Đường.

Hãy tạ ơn đời.

Hãy cám ơn cả những người đã dối gạt ta để ta hiểu được thế nào là lòng trung tín.

Hãy cám ơn cả người xỉ vả, chụp mũ, bôi lọ, đánh phá ta để ta có dịp huân tập hạnh nhẫn nhục và hiểu được thế nào là sự tha thứ.

Hãy biết ơn những gì gọi là bạo lực vì qua đó ta liễu ngộ được chân lý vĩnh cửu của tình thương.

Hãy biết ơn cả những thiên tai, thảm họa để cho thấy cuộc sống này qúi giá.

Hãy tạ ơn những người đã nằm xuống để cho ta được sống.

Hãy biết ơn người chiến sĩ đang ngày đêm canh gác, xả thân nơi chiến địa để ta được sống yên bình, mưu cầu hạnh phúc.

Hãy cám ơn sự vấp ngã vì qua đó ta trưởng thành.

Hãy biết ơn cả những người thợ vì họ là những vị thần sáng tạo.

Hãy tạ ơn cả những người đang làm những nghề nghèo hèn nhất vì không có họ ta phải chân lấm tay bùn.

Dã ơn cái cối cái chày.
Đêm khuya giã gạo có mày có tao
(Ca Dao)

Hãy biết ơn cả tiếng gà gáy trong những buổi trưa hè, tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng sáo diều ngân, tiếng trẻ nói bí bô, tiếng con sáo hót, tiếng ai hát đúm, hát dân ca, hát văn, hát ru, hát hò quan họ để thấy hồn Việt Nam thiêng liêng, bất tử.

Hãy cám ơn cây đa đã cho ta bóng mát.

Hãy cám ơn cả cái Đình để xóm làng mở hội, văn hóa lưu truyền, gái trai hò hẹn.

Hãy cám ơn cả cái Miếu vì qua đó ta thấy các tiên hiền, liệt sĩ, danh nhân vẫn còn ở với chúng ta.

Hãy cám ơn cả những chuyện thần tiên để con trẻ hay ăn chóng lớn, người già quên đi bao nỗi nhọc và gái trai nuôi bao mộng đẹp.

Hãy biết ơn tất cả dù là một hạ mưa, hạt cát, hạt muối, bó rau, miếng khoai, miếng cà, miếng sắn.

Hãy biết ơn và tạ ơn tất cả.

Lòng biết ơn là lòng Từ Bi là bài kinh sám hối sâu xa và mầu nhiệm.

Kẻ sống với lòng biết ơn chính là kẻ sống với Chân Hạnh Phúc và là kẻ có tâm hồn cao thượng nhất.

Đào Văn Bình
(trích trong Kinh Hạnh Phúc sẽ xuất bản)

Tuesday, November 25, 2008

Võ sỹ Lê Cung


Anh Nguyễn Vĩnh Thượng là một nhà giáo. Anh dạy môn Triết, cựu giáo sư tại các trường trung học Sài Gòn trước 1975. Anh hiện sống tại vùng phụ cận Toronto, chuyên viên xã hội. Bỗng nhiên hôm nay anh lại đổi gu giải trí: thích đấu võ. Đoạn phim anh gửi tới ghi lại trận đấu giữa một võ sỹ Việt Nam và một võ sỹ Tàu. Mời quý anh chị click vô hình dưới đây để coi cho "hăng hái" lên đôi chút những ngày giữa tuần.


Họ kêu bọn xâm lăng là "Vĩ Đại"! Thật xấu hổ!






(source: Tài liệu Quốc phòng Tàu Cộng)
Trên: Xác bộ đội Việt Cộng tại chiến trường.

Giữa: Bộ đội Lạng Sơn bỏ chạy, bỏ cả doanh trại mà chạy, chạy trước cả người dân. Photo cho thấy lính Tàu Cộng " đứng gác hộ " DOANH TRẠI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM bỏ ngõ.

Dưới: Theo hiệp ước ngừng chìến 1990, chính quyền Cộng Sản Hà Nội nhượng 600 km² cho Nước Tàu ... Các cựu chiến binh Tàu Cộng tham dự trận đánh Núi Lão Sơn ( đỉnh núi 1509 ) chụp hình lưu niệm trên đỉnh Núi Lão Sơn ... nay thuộc về Nước Tàu, theo hiệp định ngưng chiến 1990 được ký kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Monday, November 24, 2008

Truyện ngắn


Hòa đang dựa lưng vào một gốc cây sát bên nhà thăm nuôi của trại tù cải tạo. Chàng mân mê tờ giấy ra trại trong tay, tờ giấy thể hiện niềm mơ ước bao lâu nay của anh nay đã thành sự thật. Sáng nay trại cải tạo Xuyên Mộc thả về một số khá nhiều sĩ quan và công chức chế độ cũ, toàn bộ ba khu đợt này vào khoảng gần hai trăm người. Đây là khu B, bọn tù được thả đã làm đủ mọi thủ tục giấy tờ, được Ban giám thị phát cho mỗi người mười đồng, họ đang chờ xe của trại chở ra Long Khánh.

Hoà vẫn đựa lưng vào gốc cây trầm tư mặc tưởng. Trong giây lát, chàng và mấy người bạn cùng nhà như Nhân, Hùng, Minh, Kỷ, Truyền... sẽ được xe chở ra khỏi khu rừng âm u này để trở về xã hội loài người. Hoà nhớ lại mới ngày nào Sài Gòn thất thủ, chàng ra trình diện cải tạo, đóng tiền ăn cho một tháng, đem theo vài bộ quần áo đủ dùng. Anh tưởng rằng chỉ học tập một tháng, ấy thế mà ai có ngờ đâu cho đến nay năm năm rưỡi trời đã trôi qua đánh vù một cái y như trong một giấc mơ. Hòa bàng hoàng như vừa tỉnh cơn mơ, chàng không bao giờ tự hỏi: “Mình tội tình gì mà tù lâu dữ vậy? mình chỉ là công chức bàn giấy của chính phủ cũ?” bởi vì nhiều người bạn chức vụ thấp hơn chàng, ra trường sau chàng mấy năm, không những bị đưa ra những trại tù đèo heo hút gió ngoài Bắc mà còn bị giam giữ lâu hơn nhiều.

Hoà nhớ lại mấy năm trước đây, một anh bạn tù ở cùng phòng bảo chàng:

"Mình làm sao ra được khỏi trại giam cái đã, sau đó phải tính đến chuyện ra khỏi nước".

Và bây giờ chàng đã ra khỏi hàng rào kẽm gai của trại giam, niềm mơ ước bấy lâu nay của Hòa đã thành sự thật. Anh đang đứng bên ngoài hàng rào kẽm gai của trại giam thật sự rồi, không còn là niềm mơ ước nữa. Mặc dù được biết có tên trong danh sách đợt thả kỳ này từ mấy hôm trước, Hoà vẫn còn bàng hoàng như vừa tỉnh giấc mơ. Chàng đã bỏ lại sau lưng căn nhà chật chội, dơ bẩn, hôi hám, nơi mà hằng trăm người sống chen chúc nhau như dòi bọ, giã từ cái kiếp ngựa trâu nô lệ, giã từ những hố cứt người vĩ đại hôi thối ngoài vườn rau đầy những ruồi nhặng bay ào ào như ong vỡ tổ, giã từ cuộc đời mọi rợ, phản văn minh, ghê tởm…

Nghĩ đến đây, Hòa mỉm cười tràn trề hy vọng, nay chàng đã ra khỏi trại giam và một ngày đẹp trời nào đó chàng sẽ ra khỏi nước. Có lẽ không riêng gì Hoà mà hầu hết những người được thả trong ngày hôm nay cũng đều chứa chan hy vọng ở ngày mai tươi sáng. Nghĩ thế, chàng lại mỉm cười và thấy yêu đời lạ lùng, đời chàng còn tươi lắm, còn nhiều cơ hội để vươn mình lên cao.

Hòa bỗng ngước mắt nhìn về phía bãi lao động xa xa bên kia, bọn tù đang thu dọn cuốc xẻng trở về trại ăn cơm trưa. Anh thấy rõ mấy người bạn cùng nhà đang xếp hàng để đi về trại, chàng mủi lòng thương họ và mong cho họ sẽ có tên trong đợt sau. Bỗng hai chiếc xe thăm nuôi chở đầy thân nhân ở Sài Gòn lên đậu xịch gần ngay đấy khiến chàng tỉnh mộng. Kỷ chạy lại bắt chuyện với người tài xế rồi đem cầm chiếc đồng hồ lấy một trăm bạc, người tài xế đưa tiền cho Kỷ và dặn anh mai mốt ra bến xe chuộc lại. Chiếc đồng hồ này Kỷ đã đăng ký từ hồi mới nhập trại, tù nhân phải nộp hết quí kim, báu vật vì họ sợ tù trốn trại dùng đó làm lộ phí.

Kỷ cầm tiền hớn hở bảo anh em:

- Các bạn yên chí, khi nào tới Long Khánh hay Biên Hòa tôi thuê xe cho tất cả về Sài Gòn.

Chẳng bao lâu sáu, bẩy chiếc xe vận tải của chính quyền vượt qua rừng cây tiến vào khu vực thăm nuôi. Hòa, Nhân, Hùng, Kỷ, Truyền, Minh… vội leo lên xe ngay. Họ phải đứng vì không đủ chỗ ngồi. Đoàn xe từ từ lăn bánh trên con đường đất mòn để ra Long Khánh. Hoà đưa mắt nhìn những hàng cây đang lùi về phía sau trong lòng hân hoan sung sướng, đời chàng đang qua một khúc quành.

Chừng hai tiếng sau, đoàn xe mới ra khỏi khu rừng cây, lần đầu tiên Hòa và các bạn tù được thấy xã hội loài người sau gần sáu năm xa cách. Hoà vịn tay vào thành xe nhìn xe cộ chạy trên đường, chàng chăm chú nhìn và thấy quang cảnh lạc hậu đến độ như nhận không ra, anh thấy lòng buồn rười rượi trước cảnh bể dâu. Đến Long Khánh, họ đậu xe cho mọi người xuống tự tìm phương tiện về nhà.

Sáu người bạn ở cùng nhà xuống xe, họ ghé mấy hàng quán gần đấy mua đồ ăn, uống nước rồi ngơ ngác nhìn phố xá. Kỷ tính tình rộng rãi, anh bao tất cả sáu người lên xe đò về chợ Biên Hòa. Chiếc xe cũ kỹ nhưng máy còn mạnh, chạy băng băng trên con đường vắng chừng vài tiếng thì đến một khu chợ búa đông đúc, bác tài đậu xe rồi bước xuống vẫy tay tươi cười bảo.

- Chợ Biên Hoà đây rồi.

Sáu người bước xuống xe trong lòng tưng bừng rộn rã, vai vác túi, miệng tươi cười, họ ngoảnh nhìn phố chợ đông đúc y như lần đầu tiên trong đời được ra chỗ chợ búa đông người. Hoà như đang sống trong mơ, chàng hớn hở quay ngang quay dọc, chỉ tay về phía chợ bảo Minh.

- Chợ cũng đông chứ nhỉ? Hàng quán đủ cả.

Nhân ghé lại chỗ tủ thuốc lá hỏi thăm cô bé.

- Ngày cô bán được bao nhiêu?

- Dạ được mười đồng.

Minh, Kỷ, Hùng cũng hỏi thăm bà con nhiều chuyện, cô bán thuốc lá tươi cười nói với bạn.

- Mấy ông cải tạo mới về thấy cái gì cũng lạ, cái gì cũng hỏi.

Thật vậy, sau bao năm sống trong trại giam, nay được trở về nhân quần xã hội, họ như thấy một thế giới hoàn toàn mới lạ tự dưng hiện ra trước mắt. Minh, Kỷ lại chỗ đậu xe lam ba bánh hỏi thuê, bác tài biết mấy chàng này là dân cải tạo mới được thả về bèn tươi cười ra vẻ cảm tình bảo.

- Được rồi! Chúng tôi sẽ dành cho các ông một chuyến về Sài Gòn, đừng lo. Bây giờ ngồi uống nước nói chuyện chơi một chút đã, còn sớm mà.

Anh em nể lời bèn ngồi xuống quán nước lộ thiên, bác tài mời họ uống nước ngọt rồi hỏi tiếp.

- Thế các ông thuộc diện cải tạo nào?

- Chúng tôi là công chức, sĩ quan trình diện từ 1975, mới đầu chỉ tưởng học có một tháng nên ai nấy đều sốt sắng ra trình diện. Nhưng mãi đến bây giờ, nhờ học tập tốt nên nhà nước cho về sum họp gia đình.

Mọi người cả cười vui vẻ, đám cải tạo được nhân dân tiếp đón thân mật đầy thông cảm mặc dù hai bên không phải nói dài dòng văn tự. Bác tài trả tiền cô bán hàng rồi cả bọn cùng kéo nhau lên xe, các anh em được bác tài tính giá đặc biệt.

Xe nổ máy xịch xịch rồi tiến về phía Sài Gòn, bọn cải tạo đưa mắt nhìn xa lộ vắng vẻ buồn thiu và lạc hậu như năm sáu chục năm về trước, loáng thoáng có một ít xe hơi, vài cái xe ba bánh có động cơ, vài chiếc Honda còn lại toàn là xe đạp. Mấy người hành khách đi cùng mô tả cho anh em hay về tình hình kinh tế, đời sống ngoài xã hội mà họ đã không được chúng kiến từ năm sáu năm qua. Mấy anh cải tạo thấy hành khách giấu giếm những bao gạo, bao ngô buôn từ tỉnh này đến trạm kia, họ cũng mường tượng ra được sự khó khăn của xã hội trước mắt mình.

Những người cải tạo lần đầu tiên được chứng kiến xã hội miền Nam dưới chế độ cai trị mới trong ngày được thả về , các anh chăm chú theo dõi, nghe nhìn, quan sát tất cả cảnh tượng đang diễn ra trước mắt. Vẻ u sầu bỗng hiện lên trên nét mặt họ, anh em thất vọng khi thấy cái xã hội họ ao ước được về chỉ là một cảnh tiêu điều thảm não. Hòa, Nhân bất giác nhìn nhau thở dài thườn thượt.

Xe đã qua khỏi cầu xa lộ ở đầu đường Phan Thanh Giản cũ, Hòa bảo bác tài dừng xe, chàng nhẩy xuống vẫy chào anh em rồi đi về phía đường Trần Quang Khải. Anh đi bộ thủng thẳng để có dịp quan sát ngắm nhìn tình hình phố xá của xã hội mà mình đã cách biệt gần sáu năm qua. Hoà thấy y như đang sống trong mơ, y hệt như giấc mơ Trang Sinh Hồ Điệp, không biết mình hoá ra bướm hay bướm hóa ra mình.

Đường phố vừa mới lên đèn, các cửa hiệu cũ kỹ đều đã sáng choang cho thấy những quầy hàng hóa nghèo nàn, mộc mạc và thô thiển. Hòa không thấy dấu tích gì của sự xa hoa bóng lộn ở xã hội chàng đã sống trước kia, mới có gần sáu năm mà chàng thấy nó xa lơ xa lắc như tự thuở nào. Dọc vỉa hè có nhiều hàng quán rong, nhiều người bán lặt vặt như thuốc lá lẻ, trái ổi, trái cóc… những thứ hàng mà người ta chưa bao giờ thấy tại con đại lộ này năm sáu năm về trước.

Con đường này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 trước đây thật là vắng tanh vắng ngắt vì nó là cửa ngõ của Cộng quân tiến vào thành phố, Hòa bỗng nhớ lại những kỷ niệm xa xưa và bây giờ chàng là một người tù xuất trại, tha hồ mà ngắm mà nhìn cảnh bể dâu thay bậc đổi ngôi.

Chừng nửa giờ sau, Hoà rẽ vào đường Hai bà Trưng, tiếng động cơ xe hơi, xe gắn máy khiến cho đường phố còn chút sinh khí, song hầu hết là xích lô, xe đạp… Phố xá buồn tẻ và tiêu điều thảm não khiến chàng thấy nổi lên trong lòng nỗi u hoài khó tả. Đường phố vắng hơn xưa nhưng giờ này trông vẫn còn tấp nập, một cảnh tấp nập trong sự nghèo nàn. Người dân ăn mặc lam lũ, thoáng trông ta có cảm tưởng như họ là những người sống dưới tỉnh lẻ hay một quận huyện hẻo lánh nào, hầu như không còn một chút di tích gì của Thủ đô hoa lệ trước đây.

Hoà đi băng qua cầu Kiệu thủng thẳng hướng về ngõ hẻm nhà chàng, đã bao năm trôi qua nhưng chàng vẫn còn nhớ đường như in trong óc, làm sao quên được những con đường thân thuộc mà mình đã bao lần đi ngang qua. Đến đầu ngõ, anh hơi bỡ ngỡ vì chưa tìm ra được lối vào, đi lên đi xuống một chặp, chàng lại gần một anh xích lô đang nằm khểnh trên xe như suy gẫm sự đời, Hoà hỏi thăm, anh ta đưa tay chỉ về phía trước rồi uể oải nói.

- Anh đi chừng năm căn nữa là đến đầu hẻm!

Hoà thoáng thấy trên nét mặt, trong giọng nói của anh có một nét buồn và tự nhủ.

"Hình như ai cũng chán chứ chẳng riêng mình".

Anh tìm ra ngõ hẻm nhà mình và lẳng lặng dấn bước vào. Đèn điện vẫn sáng trưng trong các nhà hai bên lề cũng như ngoài mặt lộ. Con hẻm cũng nhuốm vẻ tiêu điều, nghèo nàn hơn xưa, đi được chừng dăm bước bỗng có người đập vào vai chàng bảo.

- Về rồi đấy hả? Nhà đã được địa phương thông báo tuần trước, bà cụ nói với tôi hôm nọ, cả nhà đang đợi anh đấy.

Hoà tươi cười mừng rỡ.

- Cường đấy hả? Tôi có nghe nói anh về lâu rồi, anh cải tạo ở Hàm Tân chứ gì?

Đó là anh bạn cùng xóm, sĩ quan cải tạo đã được về năm ngoái, rất ân cần tử tế, anh bảo Hoà lên ngồi phía sau xe để chở về cho nhanh.

- Còn nhớ đường về nhà không? Thôi ngồi lên đây tôi đưa về, nhanh lên kẻo bà cụ mong.

Thế rồi Cường đạp vèo vèo, xe chạy vút một hơi đến cửa, anh ta quay vào trong nhà gọi lớn.

- Bác ơi! Các anh chị ơi! Anh Hòa về thật rồi đây này.

Hoà bước xuống đất, nhìn vào trong nhà, bỡ ngỡ như nửa tỉnh nửa mơ. Dưới ánh đèn nê ông trắng bệch, bà cụ và cả nhà vội bước ra cửa nói cười vui vẻ.

- Ơ, Hòa về thật đây này!

Cường dựng xe rồi dìu bạn vào trong nhà bảo.

- Này cẩn thận nhá, giữ mồm giữ miệng tí nhá, bây giờ mà ngã là đau lắm đấy, ngã từ trên giường xuống đất đấy nhá!

Căn dặn bạn kỹ lưỡng rồi Cường chào hỏi mọi người ra về.

Nhà dọn cơm ra bàn, ai nấy ăn uống trò chuyện vui vẻ. Cơm nước xong, mấy đứa cháu đem trái cây bánh kẹo lại đưa cho Hoà ăn tráng miệng. Chàng huyên thuyên kể chuyện trại tù và đợt thả. Nhà cũng cho biết, phường đã thông báo trước ngày chàng được về từ tuần qua. Chị Ba bảo.

- Công an nó gọi tôi lên cho biết nhà mình có người cải tạo tốt được về, anh công an bảo: "Này chị, tuần tới người nhà chị được về đấy! Trên trại đã cho chúng tôi biết vậy". Nhưng nhà ta không tin mấy, ấy thế mà nó nói thật.

Trong nhà kẻ nói người cười huyên náo y như ngày giỗ, ngày tết, hàng xóm nghe tin bèn kéo đến hỏi thăm xúm xít, bà Ba Hạnh nói.

- Cụ phải mổ heo ăn mừng mới được.

Bà Tư bảo Hiển.

- Chị nghe tin cậu về từ tuần trước, nay cậu về thật! Chị và bà con trong xóm ai cũng mừng cho bác, cho các anh chị trong nhà, thế là tốt lắm, em về lo nhập hộ khẩu rồi lo công ăn việc làm.

Trong nhà ngày càng vui nhộn hẳn lên.

Hàng xóm đã ra về, nhà mở T.V., đài truyền hình chiếu tiếp cuốn phim tài liệu chiến tranh thật dài về mặt trận miền đông Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại do tài tử lão thành Burt Lancaster giới thiệu. Người tài tử bỗng nhiên lại gợi cho Hòa những ngày xa xưa chàng có cái thú đi xem xi nê. Tối nay cuốn phim chiếu lại mặt trận Mạc Tư Khoa, quân Đức đã tiến gần sát Thủ Đô. Trên cánh đồng tuyết phủ trắng xóa, bên chiến hào, tướng Meinstein trong bộ quân phục tuyệt đẹp và oai vệ đang duyệt qua hàng quân khi thị sát mặt trận. Tiếng súng nổ ầm ầm bỗng vang lên cùng với tiếng rít tru tréo của cô xướng ngôn thuyết minh chửi bới bọn phát xít xâm lược đất mẹ Liên Xô.

Phim chấm dứt thì trời đã khuya, Hòa tự nhiên thấy buồn ngủ ríu cả mắt lại, bà cụ bèn sai đứa cháu dọn giường chiếu để chàng nghỉ. Hòa nằm kềnh ra giường, suốt năm sáu năm qua, chưa bao giờ chàng được nằm thoải mái sung sướng như thế này, chưa bao giờ được nằm rộng như thế này. Hòa thích quá bèn nằm duỗi cả hai chân hai tay ra cho bõ những ngày nằm chen chúc trên tấm phản như cá hộp trong căn nhà chật chội chốn lao tù.

Trọng Đạt
(Trích trong truyện dài Đất Hứa, xuất bản 2008, đã phát hành tại hải ngoại)