Friday, August 31, 2007

WILLIAM C. WESTMORELAND


Xin giới thiệu một bài viết của Tướng Westmoreland về Chiến tranh VN.
MaoTôn đã uploaded lên một Trang Web rời, có Link ở TITLE trên.

Kính mời quý vị và quý bạn vào xem, như một tài liệu tham khảo,

Trọng Đạt

APEC - SYDNEY

Nhân dịp Hội Nghị Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) sắp được tổ chức tại Sydney vào tuần tới, xin ghi lại vài chi tiết tóm lược và đối chiếu giữa các quốc gia tham dự Hội Nghị lần này.
  • APEC được thành lập vào năm 1989 gồm 12 quốc gia thành viên do một phần sáng kiến của Úc Đại Lợi .
  • Mục đích đầu tiên nhằm làm giảm các hàng rào thương mãi quốc tế và gia tăng mức đầu tư phát triển kinh tế trong vùng.
  • Tổ chức này hiện nay bao gồm 21 "nền kinh tế" - thay vì dùng chữ "quốc gia" để bao gồm Hồng Kông và né tránh sự va chạm với Trung Cộng về tư cách hội viên của Đài Loan.
  • Các thành viên gồm: Úc, Brunei, Canada, Chile, Trung Cộng, Hồng Kông, Indonesia, Nhật, Mã Lai, Mexico, Tân Tay Lan, Papua Newguini, Peru, Phi Luật Tân, Liên Bang Nga, Singapore, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Ngoài ra để thấy rõ khả năng và vị trí của Việt Nam sau gần 2 thập niên Cộng Sản Việt Nam huênh hoang áp dụng cái gọi là "nền kinh tế thị trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa", dưới đây là phần tóm lược đối chiếu của một cố quốc gia thành viên của Tổ Chức APEC:

Mỹ: Dân số: 301.1 triệu, Tổng Sản Lượng Nội Địa: $13,195 tỉ Mỹ Kim, Xuất cảng: Sản Phẩm Nông Nghiệp, Hàng Kỹ Nghệ, các mặt hàng tiêu thụ..., Nhập Cảng: Sản Phẩm Nông Nghiệp, Hàng Kỹ Nghệ, các mặt hàng tiêu thụ...
Nga : Dân số: 141.3 triệu, Tổng Sản Lượng Nội Địa: $7,637 tỉ Mỹ Kim, Xuất cảng: Dầu hỏa, Hơi đốt thiên nhiên, Lâm Sản, Kim Loại, Chất hóa học, các mặt hàng quân sự..., Nhập Cảng: Máy móc, các mặt hàng tiêu thụ, thuốc men, thịt, đường...
Peru: Dân số: 28.6 triệu, Tổng Sản Lượng Nội Địa: $784 tỉ Mỹ Kim, Xuất cảng: Đồng, Vàng, Kẽm, Dầu thô, Cà phê, hàng vải, Nhập Cảng: Dầu hỏa, Plastic, máy móc, xe cộ, sắt thép, lúa mì, giấy...
Phi Luật Tân: Dân số: 91 triệu, Tổng Sản Lượng Nội Địa: $983 tỉ Mỹ Kim, Xuất cảng: Đồ điện, bộ phận máy móc giao thông vận tải, Quần áo, sản phẩm chế tạo bằng đồng, sản phẩm dầu hỏa, dầu dừa.. Nhập Cảng: Sản phẩm điện, nhiên liệu, máy móc...
Đài Loan: Dân số: 22.7 triệu, Tổng Sản Lượng Nội Địa: $716.6 tỉ Mỹ Kim, Xuất cảng: Máy móc, Đồ điện, các dụng cụ chính xác, Plastic, và cao su... Nhập Cảng: nhiên liệu, máy móc, kim loại cơ bản, sản phẩm hóa học...
Thái Lan: Dân số: 64.2 triệu, Tổng Sản Lượng Nội Địa: $1,766 tỉ Mỹ Kim, Xuất cảng: Máy móc, mặt hàng giao thông vận tải, hải sản, quần áo, chất hóa học, gạo ... Nhập Cảng: máy móc, chất hóa học, sắt thép, dầu hỏa...
Việt Nam: Dân số: 83.1 triệu, Tổng Sản Lượng Nội Địa: $52.4 tỉ Mỹ Kim, Xuất cảng: Dầu thô, Hàng vải và quần áo, hải sản, giầy dép, gạo ... Nhập Cảng: máy móc, nhiên liệu, vải vóc, sắt thép...

Những số liệu trên đủ cho thấy sự chênh lệch rất xa về thành quả kinh tế của Cộng Sản Việt Nam đối với Thái Lan và Phi Luật Tân. Việc cải thiện đời sống của dân chúng hiện nay, nếu có, chỉ có thể so sánh với tình trạng kinh tế suy sụp đói khổ của những năm sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Khi họ đem nền kinh tế VN thụt trở lại vào những thập niên 1950 bằng cách cướp bóc tháo gỡ tất cả những máy móc sản xuất của miền Nam đem về miền Bắc mà không biết cách thức tận dụng khả năng sản xuất những loại máy móc trang bị này. Những biện pháp và luật lệ áp dụng tại VN hiện nay cũng chỉ có tính cách vá víu chứ chưa hoàn toàn mở rộng để khai thác triệt để tính năng động của khu vực tư trong một nền kinh tế tự do, hoàn toàn không bị áp chế bởi những giáo điều phi lý của chủ nghĩa Cộng Sản.

LĐ Văn, Australia

Tin Giờ Chót

Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Cường, ĐS14, New York, (bút hiệu Ninh Thuận) đã quyết định tham dự Họp mặt Diễn Đàn và Tiệc Cưới ngày 22 tháng Chín tại Santa Ana. Hân hạnh báo tin này đến các bạn ĐS14 và những người quen biết vợ chồng anh (rất nhiều) tại Nam California.

Như thế, khách từ phương xa tới, nay đã có các Anh chị: LBKiệt (Texas), PTChâu (Virginia), NTVĩnh (Canada) và NNCường (New York). Riêng khách địa phương và vùng phụ cận (San José, San Diego,... ) , thuộc các Khóa ĐS mở rộng (bắt chước US Open, từ K8 đến K17) đã lên tới con số 40 người. Trong số đó, đặc biệt phải kể 17 cây viết "gạo cội" của Diễn Đàn & Web, ngoại trừ ...

MaoTôn, Colorado

La Sanh Môn

Xin góp thêm ý chữ LA (không phải Lã):
bày ra, lưới và vải lụa, theo chữ sanh môn chúng ta có thể giải thích là
"Cổng bày ra (bi hài kịch) cuộc sống của thế nhân".

VLHương, Florida

Văn hóa mạo danh

Ý đồ của kẻ cố ý phổ biến tài liệu mạo danh văn hóa văn nghệ dễ nhận ra ngay. Mục tiêu tuyên truyền, nhồi sọ được che đậy dưới vỏ bọc nghiên cứu khoa học, văn hóa, ca nhạc giải trí vô hại: như biên khảo danh nhân lịch sử, thi hoa hậu VN khu vực, toàn cầu, trình diễn thời trang Duyên Dáng,... Nếu người Việt TNCS chỉ trích chúng, sẽ có những người tại hải ngoại thiên tả nhảy xổm lên bênh vực, như Vẹm Weekly, Tr. Hội, HVX Nhi,... Chúng dẫy đành đạch tố cáo cộng đồng TNCS quá khích, cực đoan,.. không tôn trọng "tự do ngôn luận", chống ca nhạc sĩ trong nước vô can ra trình diễn "phục vụ đồng bào HN "... Chúng đòi đối thoại 2 chiều...

Thấy nhà nghiên cứu CKLiên vô tình hay hữu ý về cách trích tác (quái) phẩm của bút nô như: "Bài viết Mối quan hệ giữa Đào Tấn và gia đình Bác, (Sơn Tùng )"; "Về ông nội và người cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trường Lam Hồ Sĩ Sênh "... Cung kinh tương lên D/đ lối viết sùng bái HCM thật vô lối! Bác nào? Chủ tịch của ai? Cuối cùng còn cố ý đưa ra danh mục bút nô cần đọc thêm!

Nhà khoa học còn nêu lên cái quái đản là nhà ngiên cứu HCM học! Đủ rồi, đã có sẵn tác phẩm nghiên cứu chi tiết về HCM ở HN đây lâu rồi: "Truyện con yêu râu xanh tại VN" của Việt Thường. Đọc free trên internet: Hồn Việt: http://hon-viet.co.uk/ (trang tham khảo).

Tuy MaoWeb vẫn nhắc lại rằng D/đ đủ trình độ nhận xét giá trị tài liệu,.. nhưng vài kẻ lợi dụng, đưa lối sùng bái bọn tội đồ dân tộc lên D/đ e ...không đẹp.

Phải trái phải phân minh. Trên D/đ văn học thi ca cũng thế. Thí dụ tên đồ tể MT-68 HPNT, nay như cọp đi tu, lại làm thơ như sám hối? Xem màn đóng kịch của hắn:
"Những chiều bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.”
Hắn chỉ nghe tiếng oan hồn réo gọi thì đúng hơn.
Quí vị có thể xem bài biên khảo mới của Mường Giang, nhắc đến những tên sát nhân và bút nô chạy tội ra sao: "HPNT, kẻ hái phù du, sau thảm sát Tết MT 68 tại Huế" (link).

Nhân qua bắc Cần thơ, Nhạc sĩ Nhật Ngân có làm bài "Xuân này con không về", nhớ lại anh TPB cụt chân đàn hát ăn xin trên phà, 1 nhà thơ vô danh làm thơ như sau:
"Sông nước Hậu giang...
Sông Hậu dừng chân nơi quán xưa,
Đợi phà, ghé bến một chiều mưa.
Vọng đâu lời hát nghe buồn quá
Buốt cả lòng ai nói chẳng vừa.

Tâm sự ngập tràn theo tiếng ca,
Buồn riêng đàn tấu khúc tình ta
Bao người chờ đợi xuân đang tới
Mẹ chớ mong chi, con vắng nhà.

Chiếc áo sờn vai, áo trận xa
Bao năm chinh chiến, áo hoa nhoà
Chiến trường năm đó anh không chết
Thành lính phế binh, lính Cộng hoà.

Một nửa đời trai trao núi sông,
Nửa đời còn lại thiếu màu hồng
Tâm tình biết gửi cho ai đấy
Đàn hát cho lòng ai biết không???
Nỗi bi thương do Cộng phỉ dem lại cho dân tộc thê thảm không cùng. Bọn bút nô làm sao xóa hết được?

Người SG

>>> CaoKimLiên, ĐS17, đã blog 11 posts trên DĐàn, thiên về những đề tài "khó nuốt" (tiếng bình dân của 'Nghiên cứu') như: Bad Flag, Đạo kỳ Phật giáo VN, Họa sĩ Lê Văn Miến,... và nay 'Thượng Thư Đào Tấn'.
>>> Trong bài viết này, 4 paragraphs đầu (và kết luận) viết rất "đạt". Những đoạn kế, kể lể hơi dài dòng về những chuyện bên lề, nhưng thiếu rào đón nên dễ gây ngộ nhận. Tuy nhiên, xin để ý là: CKLiên, trước khi giới thiệu 2 links đã viết "Hai links dưới đây là 2 bài viết nói rõ việc này. Tuy vậy , có điều sai sót là:..." Như vậy, hàm ý chê trách (thí dụ: 'nhưng đã viết nhầm tên', 'là không đúng') hơn là xác quyết mức độ khả tín của tài liệu tham khảo.
>>> MaoWeb xin mạn phép highlight màu đỏ những chỗ nêu trên, trên post cũ của CKLiên, (link) để dễ theo dõi. Nhân tiện, cũng xin cám ơn hai anh NCLượng & NSG. Posts của hai anh đã, một lần nữa tái xác nhận "D/đ đủ trình độ nhận xét giá trị tài liệu..." Kính bạch, HV <<<

Centennial Anniversary

Kỷ niệm 100 năm ĐÀO TẤN

Đọc bài “Quan Thượng Thư Đào Tấn” (link) của Cao Kim Liên tôi xin có mấy ý kiến sau đây:
>>> - Viết về những danh nhân để cho thế hệ sau noi gương là một việc làm đáng hoan nghênh.
>>> - Nhưng nếu “phịa” ra những sự kiện lịch sử, hoặc lồng vào đó những hậu ý nhằm đánh bóng cho một cá nhân khác... thì tôi nghĩ là điều chúng ta không nên làm.
>>> - Gần đây có những nhóm muốn đánh bóng lại cho Hồ Chí Minh, mà ở Little Sàigòn gọi là “Biệt Đoàn Cá Tra” để thi hành Nghị Quyết 36 của Hà Nội, trong đó có thể kể mấy người như Đông Duy, Đinh Viết Tứ, Phùng Tuệ Châu, nhóm Việt Weekly... Tôi không biết Cao Kim Liên viết bài nầy có hậu ý gì không, nhưng có mấy điểm cần được nêu lên:
  • Ông Nguyễn Sinh Sắc tháng 5/1909 được Triều đình Huế bổ nhậm làm tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định (theo các tài liệu khác là năm 1907), đến tháng 1 năm 1910 bị cách chức vì say rượu đánh chết người. Mà cụ Đào Tấn thì mất năm 1907(theo các tài liệu khác thì cụ Đào Tấn về trí sĩ năm 1904, Thành Thái thứ 4 tại quê nhà Vinh Thạnh), thì làm sao cụ Đào Tấn có thể xin vua Thành Thái giảm án cho Nguyễn Sinh Sắc được?
  • Còn nói đến việc cụ Đào Tấn giúp cho Nguyễn Sinh Sắc có nhà cửa để ở tại Huế, thì nếu đối chiếu tiểu sử của hai người chúng ta thấy thời gian ở Huế của hai người không phù hợp nhau. Chúng tôi hiện có các tài liệu (cả hai phía Cộng Sản và Quốc Gia) về cụ Đào Tấn như: Nhân Vật Bình Định (của Đặng Quý Địch, 1971); Danh Nhân Bình Định (của Bùi Văn Lăng, 1942); Việt Nam Danh Nhân Từ Điển (Nguyễn Huyền Anh, 1970); Trong Cõi (Trần Quốc Vượng, 1993). Không có tài liệu nào nói về sự liên hệ giữa cụ Đào Tấn và ông Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy. Mới đây tôi có điện đàm với GS. Đào Đức Chương (hiện ở San Jose), cháu nội của cụ Đào Tấn, Phó Chủ Tịch Hội Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ, đã cộng tác với Đặc San Lại Giang nhiều năm qua, có nhiều bài nghiên cứu đăng trên nhiều tạp chí ở hải ngoại, đã xác định với tôi rằng: ”không có một tài liệu nào viết về sự liên hệ giữa cụ Đào Tấn và cha của Hồ Chí Minh mà gia đình ông hiện lưu giữ hay ông đã đọc qua cả”.
  • Vậy thì các ông Văn TùngHồ Sĩ Sênh chính là những tên bồi bút, phịa sử loại dỏm. Vì chỉ nhìn sự dẫn chứng năm tháng và tên họ các nhân vật sai lầm và lệch lạc một cách tệ hại như thế thì cũng đủ kết luận rồi. Lại còn phịa ra cái vụ khi cụ Đào Tấn lâm bệnh sắp mất thì cha con Nguyễn Sinh Sắc đến nuôi nấng thuốc thang bên giường bệnh thì thật buồn cười.
Mong quý huynh trưởng cùng góp ý để làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử.

Nguyễn Công Lượng, ĐS/16
(Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút Đặc San Lại Giang)

Thursday, August 30, 2007

Sàigòn vọng về Cần Thơ

Còn đâu cái cảnh khách hăm hở chen nhau lên phà về quê đón Tết năm xưa.
Nào bao nam thanh nữ tú Tây-đô dập dìu dạo bến nước Ninh Kiều...(--->)
Nay nhiều vẻ mặt đăm chiêu vội qua cầu bắc, tìm đường tha phương cầu thực.
Bao trai làng lương thiện, gái quê hiền thục, đời vùi dập theo sóng nuớc Hậu giang...
Thơ Lãm Thúy phải thương cảm ngậm ngùi vì vận nước gian nan.
Người SG

Thư Gửi Con Trai Đầu Lòng

Hoàng của Bố,

Ba mươi bẩy năm trước khi con cất tiếng khóc chào đời, Bố đã làm một bài thơ để tặng mẹ, và cũng để cho con. Bố đã nhớ lại bài thơ tưởng-rằng-đã-quên này chủ nhật vừa rồi khi bố đứng bên con, chứng kiến cảnh Diễm vỗ nhè nhẹ Bảo Minh nằm trong nôi và thì thầm, ngủ đi con, ngủ đi con …

Lúc đó bố đã rưng rưng nước mắt và bài thơ xưa bỗng trở về đầy ắp trong đầu. Bài thơ của ba mươi bẩy năm về trước ấy mộc mạc, chân thành và trong sáng bởi vì lúc đó bố mới vào đời, mộc mạc, chân thành và trong sáng - giống như con bây giờ.

Hoàng của bố, bố đã đọc bài thơ này cho mẹ nghe bên nôi của con ba mươi bẩy năm về trước và hôm nay, bố chép lại ở đây, cho con, để con đọc cho Diễm nghe bên nôi của Bảo Minh, đêm nay, đêm mai hay một đêm nào đó…

CHO VỢ CHO CON

Anh chỉ biết cầu nguyện Phật Trời

Khi người ta dìu em vào căn phòng đóng kín

Và khi con chúng ta cất tiếng khóc chào đời

Anh tưởng như thần linh vừa hiển hiện


Ôi vợ của anh con của anh

Trần gian vừa được báo tin lành

Tiên đồng giáng hạ làm người tục

Làm con của em và của anh


Con mình sẽ đẹp phải không em

Con sẽ thật ngoan, sẽ thật hiền

Giống mẹ trọn đời yêu chân thật
Giống cha ngày tháng yêu thiên nhiên

Anh muốn anh hơn một người chồng

Để cám ơn em về hiện tại

Hạnh phúc của anh tròn vô cùng

Này vợ hiền, này con thơ dại


LAN ĐÀM
12/1970

>>> "Anh muốn anh HƠN một người chồng". Chỉ nội câu này đã cho thấy chị Thúy Lan thật may mắn có một người, vừa là chồng, vừa là người tình trăm năm, phải không Anh chị? Như Thương em Út, FL <<<

Battle At Kruger

Một Video clip dài 8'23" trên YouTube đã thu hút hơn 15 triệu người xem
trong vòng 3 tháng!

"Một đàn trâu rừng đã biết 'hợp quần gây sức mạnh' để chiến thắng chúa tể rừng xanh..."

DĐ & Web

Wednesday, August 29, 2007

Without You

CLICK TO ENLARGE

CLICK TO ENLARGE

Ca nhạc


1.-Ca dao. Nhạc&Lời Đặng Quang Vinh - Hương Thủy ca
http://www.veoh.com/videos/v783422a9wyKy23

2.-Non nước hữu tình. Nhạc&Lời Thanh Sơn - Ngọc Hạ ca
http://www.veoh.com/videos/v783442M7zJWRMq

Người đưa tin. USA

>>> Người Đưa Tin từ Massachusetts ơi, Hương Thủy vừa được NgườiViệt Online phỏng vấn, tôi mới đặt link trên. Mặc dù tôi không phải là 'fan' của HThủy nhưng xin tặng anh tấm hình trên.
>>> Cũng rất vui khi thấy anh "mầy mò" vô VEOH.com, 'Pretty good' huh? HV <<<

Cha nào Con nấy!

Tranh góp vui ngày cưới của Chị Vy
Nguyễn Bảo Thi, 12 tuổi, con của Họa sĩ A.C.La

Title: SONG HỶ

>>> Thế mà Bảo Thi lại bận "vào trường" nên không đi với bố được! Chị Vy sẽ gửi quà cho con vậy. Chú Hùng <<<

'Gặp Thầy !"

Trên DĐ có hai bài của Mao Tôn và Ng Sài Gòn (Chuyện đọc đầu tuần, Không hẳn là hoạ) có nói đến Rashomon, tôi xin được góp ý như sau:
  • Rashomon ta thường gọi Lã Sanh Môn, phim đen trắng quay năm 1951 (đạo diễn Akira Kurosawa) chứ không phải Địa Ngục Môn. Địa Ngục Môn (La Porte de l'enfer) là phim màu Nhật quay năm 1953 rất nổi tiếng (cũng đề tài Võ sĩ đạo, nhà đạo diễn phím này cũng là người thực hiện phim Người phu xe).
  • Rashomon quay theo truyện ngắn Trong chòm cây (yabu no naka) của Giới xuyên Long Chi (Akutakawa Ryonosuke). Tôi đã đọc truyện này trên báo Thế Kỷ 21 số 150, tháng 10, năm 2001, bản dịch của Ng văn Thực, còn truyện Rashomon lại là một truyện ngắn khác cũng của Akutakawa...
Phim Rashomon không quay theo truyện Rashomon mà quay theo truyện Trong Chòm Cây, phim Rashomon và truyện Rashomon khác nhau.
Sẽ đánh máy bài viết về Rashomon gửi DĐ. Bài này viết từ 2002 nhưng hồi đó chưa biết đánh máy computer.

Trọng Đạt

Tái bút: Rashomon, phim đen trắng, quay 1951, (Giải Sư tử bạc Đại hội Điện ảnh Venise) đạo diễn Akira Kurosawa. Phim Địa Ngục Môn, phim màu 1953, (Nhành Dương liễu vàng Đại Hội Điện ảnh Cannes), đạo diễn Teinosuke Kinugasa.

>>> MaoTôn nhận lỗi đã nhớ sai: Rashomon là tên một ngôi chùa ở Kyoto, được gọi/dịch sang tiếng Việt là 'Lã Sanh Môn'. Còn 'Địa Ngục Môn' đúng là tên một cuốn phim khác, 'La Port de l'Enfer hay Gate of Hell, (hình bên).

>>> Riêng về phim Rashomon, trớ trêu thay, người ta thường gắn liền nó với tên tuổi nhà đạo diễn Akira Kunosawa, chứ ít ai nêu rõ là ông này đã:
- lấy truyện ngắn Rashomon của Akutagawa làm bối cảnh xảy ra câu truyện (về một ngôi chùa đổ nát...). Anh VLHương đã vừa gửi bản dịch "Cổng Rashomon" (link) xin mời quý Đốc/Hữu click vào để xem Trang Web rời.
- và lấy truyện In a Grove (Trong Chòm Cây, cũng của Akutagawa) để kết cấu các nhân vật và tình tiết (vợ chồng samurai, tên cướp, tiều phu...)

- ngoài ra, nhà đạo diễn còn thêm vào đoạn cuối, với bốn nhân vật: tiều phu, thày tu, dân giả và đứa bé con... để nói lên "triết lý" của câu chuyện.
Xin thêm, hiện nay trong psychology người ta dùng chữ 'Rashomon effect' để diễn tả tình trạng khó tìm ra sự thực của một vụ/việc khi các nhân chứng khai mâu thuẫn với nhau.
Cám ơn các anh Trọng Đạt và VLHương, và đón chờ bài viết của anh TĐạt về Rashomon.
>>> MaoTônWeb <<<

>>> Lã sanh môn hay Địa ngục môn, dù MaoWeb nhớ nhầm tên, nhưng nội dung cũng chỉ muốn dẫn ra 1 truyện: Lòng dạ người quanh co, hồn ma cũng tự biện, không nói thật,... Theo hình chữ Hán tên Phim thì đúng là La Sanh Môn, không phải Lã (như Lã Bố,...) La là cái lưới (thiên la) hay bày la liệt. Còn nghĩa là xúm vào lạy (la bái). Có lẽ chữ này đúng hơn?
>>> Người SG <<<

Món nợ ân tình

Nữ thi sĩ Lãm Thúy nhã giám,

Cách đây gần 1 năm, bần đạo có gửi tặng nữ sĩ Tập Thơ “Ngã lãng Du Thời..” và đựơc nữ sĩ cho biết là sẽ viết vài lời phê bình. Bần đạo và tệ phụ, nhất là tệ phụ rất muốn đựơc biết một nữ sĩ tài ba phê bình thơ của một nữ thi sĩ khác thuộc loại “bóng mờ” ra sao (?).

Tệ phụ đã “ ngóng dài cổ” và ngày nào cũng lên Diễn Đàn mà… không thấy. Cứ tưởng là nữ sĩ “ hứa Lèo”, (nữ sĩ sanh tại Cần Thơ chứ đâu phải tai Lào), nhưng tuyệt đối vì lòng kính trọng và quý mến, nên không dám nhắc nhở gì cả. Sau này mới được biết nữ sĩ có chuyện buồn trong thân quyến, rồi lại bận đi Việt Nam, nên chưa có thời giờ viết lời phê bình. Nay đựợc lời nhắn của nữ sĩ là

Món nợ ân tình chưa trả xong
Vẫn còn canh cánh mãi bên lòng…
nên mới biết là nữ sĩ không quên. Như vậy bần đạo và tệ phụ đã trách lầm nữ sĩ, mặc dù chỉ trách thầm trong bụng thôi. Vậy bần đạo xin nhận lỗi với nữ sĩ.

Nay, đã có lời nhắn của nữ sĩ, chẳng khác gì “Được lời như cởi tấm lòng..”. Bần đạo và tệ phụ sẽ yên tâm chờ đợi. Nữ sĩ cứ thong thả cũng đựợc, không cần gì phải vội vã nữa.

Cẩn bút
NN Liên& DT Tuyết Nhung

>>> Anh chị Ngọc Liên - Tuyết Nhung kính,
Thật sự Lãm Thúy rất bận, không có thì giờ ngồi vào máy, sợ sa đà - như đã nói - . Còn đánh máy thì qúa chậm, có lần thức đến sáng cho một bài viết không lấy gì gọi là dài, bởi thế sau này không viết nữa, những bài thơ sở dĩ còn được thỉnh thoảng đưa lên là do lòng tốt của người bạn làm cùng sở tận tâm giúp đỡ, đánh máy giùm .
Cô ấy cứ hỏi hoài mà LT còn chưa có giờ soạn bài đưa cho nữa đó (Thơ viết khăp nơi, chữ thảo, khó đọc, phải sắp xếp lại, dự định in tập thơ Từ Mẫu cho Mẹ và con gái mà cho đến khi nó qua đời gần 3 năm còn chưa thực hiện được!)

Nói dài dòng để Anh Chị thương xót mà tha lỗi đã chậm trễ. Thật sự nói canh cánh bên lòng là không ngoa đâu. Nói chuyện với Anh Dương Quân, Luân Tâm, Trần KIêu Bạc, LT cứ nhắc hoài đó chứ.

Anh gọi là nữ sĩ tài hoa làm LT hỗ thẹn. LT chỉ là ngươi thật lòng yêu thơ, đem những cảm xúc chân thành của mình trải lên trang giấy, thế thôi!
Xin cảm ơn sự đại lượng của Anh Chị.

Thân kính,
Lãm Thúy

Cần Thơ

"Người Cần Thơ xin chân thành cảm ơn người Sài Gòn đã đọc thơ Lãm Thúy,
mà còn hạ cố viết cho mấy dòng thật qúi giá.

Người làm thơ có mong gì hơn thế nữa.
Tiếng vọng từ qúi đọc giả làm cho Lãm Thúy ấm lòng.

Đồng thời, cũng gửi đến Như Thương lời chào thân ái:
Hỏi rằng tháng sáu đã qua ,
Yêu em còn có đậm đà nữa không ? "
Lãm Thúy

Tuesday, August 28, 2007

Thượng Thư Đào Tấn

Đào Tấn (1845-1907) người làng Vinh Thạnh, xã Phúc Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Đinh.

Đào Tấn (hình trái, tranh vẽ của Họa sĩ Lê Văn Miến) ba lần làm Tổng đốc (An Tinh-Nam Ngãi...), 4 lần làm Thượng thư (Công-Binh-Hình) qua 3 triều Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái và là cận thần của nhà vua yêu nước, vua Thành Thái. Nhận xét về quan thượng thư Đào Tấn, Charles Gosselin, kẻ được Toàn quyền Pháp đặc phái luôn theo dõi Đào Tấn cũng phải thốt lên rằng: "Một đời tận tuỵ trong nhiều chức vị quan trọng Đào Tấn vẫn tay trắng thanh bần, bao nhiêu ấy đủ thơm danh hậu thế và làm cho đại nhơn vượt lên trên hẳn nhiều đồng liêu khác ít được gương mẫu như đại nhơn" (Vương Hồng Sển trích dịch trong L’Empire d’Annam, 1904). Thời làm Tổng đốc An Tĩnh, ông đã có công cứu vớt 400 ngư dân Trung Hoa ở đảo Hải Nam trôi dạt vào Nghệ An và Hà Tĩnh, nên dân chúng đảo Hải Nam đã lập đền thờ Ông ở đảo này.

Ngoài ra, quan Thượng thư Đào Tấn cũng còn là nhà viết tuồng nổi tiếng. Ông đã sáng tác, chỉnh lý, cải biên, dàn dựng hơn 40 vở tuồng và tập lý luận phê bình sân khấu là Hý trường tùy bút. Ông sáng lập và chủ trì hoạt động rạp hát Như Thị Quan và hai gánh hát kiêm trường đào tạo nghệ thuật tuồng mang tên Học bộ đình tại thành Vinh (Nghệ An) và làng Vinh Thạnh quê hương, nơi diễn những vở tuồng của ông và là nơi đào tạo những nghệ sĩ tuồng xuất sắc nhiều thế hệ. Ông còn là tác giả của hơn 1000 bài thơ, từ và tập bút ký Mộng Mai văn sao. Nói chung, di sản nghệ thuật của Đào Tấn là hết sức phong phú.

Đào Tấn mất nay đã đúng 100 năm. Ở trong nước, nhà xuất bản Sân Khấu vừa hoàn tất việc ấn hành cuốn Đào Tấn, gồm 3 tập, dày đến 2312 trang.

Năm 1895, Nguyễn Sinh Sắc (hình phải), từ quê là Nghệ An vào kinh đô Huế tiếp tục học ở Quốc tử giám để dự thi Đình. Ông đưa cả gia đình gồm vợ và hai con trai vào Huế và đã được quan Đào Tấn nhờ một vị quan lại thuộc cấp giúp ông, đưa Nguyễn Sinh Sắc và gia đình về làng Dương Nỗ- Huế mở lớp dạy học ở đó để sinh sống.

Năm 1901, Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) đỗ Phó bảng, cùng khoa có Ngô Đức Kế và Phan Châu Trinh. Năm 1902, ông được bổ làm Thừa biện bộ Lễ. Thượng thư Đào Tấn và quan Cao Xuân Tiếu (con Thượng thư Cao Xuân Duc), hai người chung góp tiền bac và mua lại ngôi nhà của một lính khố vàng, trong thành nội - Huế để gia đình Nguyễn Sinh Sắc ở. Tháng 5 năm 1909, Nguyễn Sinh Sắc được bổ làm Tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Tháng 1 năm 1910, do say rượu đánh chết người, nên bị giải về giam ở Huế...

Thượng thư Đào Tấn, trong đời thường là ân nhân của gia đình Nguyễn Sinh Sắc. Khi Đào Tấn mất năm 1907, Nguyễn Sinh Sắc, và hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung đều phục tang. Trước mộ Đào Tấn, Nguyễn Sinh Sắc dặn 2 con, nhất là Nguyễn Sinh Cung, là đừng bao giờ quên ân nghĩa mà Đào Tấn đã dành cho gia đình ông. Nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh, năm 1990 đảng CSVN có làm film Hẹn gặp lại Saigon, trong đó có phân cảnh Hồ Chí Minh đứng lạy trước mộ Đào Tấn, nhưng đoạn film này bị Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương đảng CSVN cắt xén. Việc này, đảng CSVN làm Hồ Chí Minh vong ân bội nghĩa, hay biết rằng phải làm như thế mới thực hiện đúng di chúc Hồ Chí Minh, chỉ mong đi gặp Mác Lê nin... (bài sẽ được viết thêm trong thời gian tới).

Hai links dưới đây là 2 bài viết nói rõ việc này. Tuy vậy , có điều sai sót là:
1.- Link
Bài viết Mối quan hệ giữa Đào Tấn và gia đình Bác. Bài này, Sơn Tùng, được trong nước xem là một nhà Hồ Chí Minh học, nhưng đã viết nhầm tên Thượng thư Cao Xuân Dục thành Cao Xuân Thưởng, và con trai trưởng là Cao Xuân Tiếu thành Cao Xuân Tiến (xem mục Gia phả dòng họ Cao Xuân ở trong link dưới)

2.-Link
Bài viết Chuyện ở sân sau: Về ông nội và người cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh, (mục Tư Tưởng) của Trường Lam Hồ Sĩ Sênh, thuộc dòng họ Hồ Sĩ Tạo, mà theo Trần Quốc Vượng, thì là ông nội Hồ Chí Minh. Bài viết viết rằng Đào Tấn xin vua (Duy Tân) miễn tội trảm và tìm cách giải cứu Nguyễn Sinh Sắc từ trong ngục thất, đưa vào Nam năm 1910, - (và tạm lánh tại nhà Diệp Văn Cương(em rể vua Dục Đức) và dạy chữ Hán cho Diệp Văn Kỳ (1895-1948), con ông Cương. Thời gian này Nguyễn Sinh Sắc vẫn thường hay say rượu trên đường phố Saigon, nên Diệp Văn Kỳ, khi đó mới 16 tuổi, thường phải đi tìm kiếm và dẫn ông Sắc về nhà. Diệp Văn Kỳ, lớn lên du học Pháp,đổ Cử nhân Luật, về nước làm chủ nhiệm Đông Pháp thời báo,Thần Chung ở Saigon và bị Cộng sản sát hại tại Tha La, Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1948) - là không đúng, vì Đào Tấn đã mất từ năm 1907... (Chỉ có Hồ Đắc Trung và Cao Xuân Duc xin tha cho Nguyễn Sinh Sắc miễn bị phạt 100 trượng và 10 nén bạc).Nguyễn Sinh Sắc mất năm 1929 tại Cao Lãnh (lăng mộ hình phải)

Đúng 100 năm tưởng niệm ngày mất của vị quan yêu nước và thanh liêm, nhà soạn tuồng Đào Tấn, tuy sống trong hoàn cảnh đất nước bị Thực dân Pháp đô hộ, triều đình Huế lệ thuộc Tòa Khâm sứ Pháp đặt tại Huế, với những viên khâm sứ ác ôn, với những bộ mặt quan lại Việt Nam xấu xa như Trương Như Cương, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải... Đào Tấn, về mặt chính trị và văn hóa, cùng cuộc sống giản dị, yêu đời, yêu người, đã nổi bật như là vì sao sáng nhất, riêng biệt một cõi, trong lịch sử Việt Nam thuộc giai đoạn đau thương của những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 của dân tộc ta vậy.

Đọc thêm:

Trang Nguyễn Sinh Sắc
Trang Cao Xuân Đắc
Khu Di Tích Nguyễn Sinh Sắc
Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu
http://www.talawas.org/
30 năm, một chặng đường nghiên cứu Đào Tấn

Cao Kim Liên

Không hẳn là Họa - Mùa Thu

Đọc thơ, văn D/đ hay quá, comment cũng hay! nên họa lại "Không hẳn là Họa".
Để ý gã MaoTôn có chiêu "vô ngôn" nói rồi bỏ lửng! Lợi hại lắm, hổng biết có phải chiêu này cảm được Tôn Bà xưa kia không? Trong Nhu đạo có chiêu ngã người ra sau, cho địch thủ nhào tới, liền đá hất tung hắn vòng qua đầu, té lộn cổ! (Sit Tu Mi?) Nhu thắng Cương là thế. Thi sĩ Bùi Giáng cũng có câu là "Các hạ hãy vô ngôn"

Nữ sĩ Lãm Thúy ơi, trên thi đàn Hải ngoại có Ý Nga, giòng thơ như suối chảy, nữ nhi mà nặng tình dân tộc hơn mày râu. Nay thấy thơ LThuý đậm sâu tình quê hương không kém. "Bài Thơ Tái Ngộ" như giọt lệ thay cho các chàng trai Võ Bị, vì kiêu hãnh nam nhi, không thể khóc được, nhưng lòng chĩu nặng nỗi buồn trai thế hệ vong thân mất nước. Họ chỉ nín lặng, vô ngôn. NSG có đứa em và em rể cùng là VB, ra Pháo binh và TQLC, nói đến thời sự và chính trị, họ chỉ cười chua chát,...

Đến bài Lục Bát cho Người, dù nhận rằng "không hẳn là đối"... nhưng NSG nhận ra hơn nữa (sorry!) ... là "nhiếc" cái anh NTD? Tên có nghĩa là Mặt trời, quang minh đấy,... mà lời thơ thì âm u, dùng dằng không biết bờ bến nào nên đi nên ở... Tình không thâm, nghĩa không sâu là thế nào? giờ này còn lững lờ thế, hèn chi lạc lối. Đây là kẻ ngủ mơ giữa ban ngày (day dreamer)? Nên lấy tên là NT Âm mới xứng?

Lãm Thúy quả là thâm thúy. MaoWeb highlight 2 câu cuối mà bỏ lửng, vô ngôn,.. cũng không hẳn là không nói gì? (La Voix du Silence mà!)

Còn Mùa Thu là thế nào hở ông NSG? Có có, muốn silent cũng hổng được.

The Rain - Thomas Kinkade (embedded by NSG)
(rất tiếc Blog Google không hiển thị mưa rơi như nguyên bản)

VL Hương g/t Tu Tiên để mong dân VN cũng nhờ phép lạ duyên may toại nguyện Tư-do, Công lý, Nhân quyền... nhưng nào được đâu, mơ vẫn là mơ thôi.
MaoWeb nhắc đến Tiểu thuyết Rashomon (Địa Ngục Môn),... đồng cốt, hồn ma cũng nói dối!... Nhưng trên thế gian này ai nói dối hơn ...Vẹm?

Đang mùa vào Thu, hôm qua trăng rằm Nam Cali sáng quá, tối nay trăng vẫn tròn,... Rề rề lái xe đường dưới (né freeway rồi!) nghe đài RFI tin Hànội: Nhà nước VN vừa trao giải Truyền thông cho tờ báo trúng giải nhất thi đua "đả phá truyền thông hải ngoại, (gồm nước khác) cực đoan đánh phá CHXHCN/VN về nhân quyền, tư do tôn giáo, thông tin,.. "Báo QĐNN " được trúng giải nhất! Có bài phản bác T/t HN hay nhất!....Mất hứng!... rề xe ghé quán HL của anh T/t TQLC người hùng năm xưa. Nay vui vẻ bưng tô giúp vợ làm business... Nói chuyện trên radio RFI cho anh ta nghe, ảnh cười lớn nói oang oang: biết rồi, QĐNN anh hùng của VC là QĐ nhân dận hai... là QĐ hại dân!

Đấy, so với QLVNCH chiến đấu bảo vệ MN tự do, dân chủ đầy chính nghĩa, phục vụ dân tộc, đầy tự hào, thì QĐND của CHXHCN/VN chỉ là công cụ của đảng CS, phi nhân phi nghĩa (Sẽ nói phần dưới.). Những cô gái như L Thúy, chiếm lãnh được trái tim chàng trai là QN/VNCH hay VB, là bắt được chàng hiệp sĩ chính cống, đầy kiêu hãnh,... nếu chàng vẫn chung tình, dù gian truân, còn đáng than trách gì nữa? Vì chàng là mang lý tưởng cao quí, ý chí đanh thép trên chiến trường,.. nhưng vẫn còn trái tim rung cảm tình yêu, tình người... Không phải như tên binh nô, vô hồn, công cụ chiến tranh,.. trong cái bô đội ....cụ Hùm! Cho nên bao văn thi ca nhạc sĩ tài danh trong QLVNCH: Lam Phương, Nhất Tuấn, Trần T Thanh, Sỹ Phú, NV Đông, Trường Sa....

Đến đây, dừng ít giây về Trường Sa. Trên xe về lại nghe nhạc Tr Sa, bài "Mùa Thu trong Mưa" đầy xúc cảm. Trái tim người lính VNCH thường tình như thế đấy. Nhưng vì cả tin, Tr Sa đã nghe lời dụ dỗ đường mật của Vẹm, trở về trên chuyến tàu VN ThươngTín mà mắc nạn 10 năm tù cải tạo! Mùa thu nghe nhạc Tr Sa: Bài "Rồi mai tôi đưa em" và "Một lần xa bến" nghe vẫn tuyệt vờì. Nhưng Mùa Thu không phải chỉ có thế mà đáng nói.

Cái đáng nói hơn là cái ..."Cách mạng Mùa Thu" bịp bợm của VC, một.... Quả Lừa ...tệ hại nhất của Hồ tặc... đã lừa được đại đa số nhân dân VN đã quá ấu trĩ về chính trị thập niên 40-50-60, lừa cả toàn đảng VC, và cả dư luận thế giới. Qui vị nào muốn biết hãy kiên nhẫn nghe bài nói của Việt Thường về "Việt gian, Tham nhũng, và Dân oan" trên web link sau đây (phần I)
Còn phần II, bi thảm hơn, thân phận Phụ nữ MB dưới cai quản của bác và đảng (MB có trộm cắp, đĩ điếm không?).

Còn phần III nữa chưa phát, sẽ ra tuần sau. MaoWeb trách NSG ưa tham khảo Việt Thường... Không phải đồng ý hết quan điểm ông ta đâu, nhưng đây là nhận định chính xác của người trong cuộc, nằm lâu năm tại địa bàn HN và SG, nhìn tận mắt, nghe tận tai, biến cố trong chính trường nội bộ MB, trong cái xã hội thê thảm XHCN ! Sẽ có dịp trình D/đ nhận xét về quan điểm của các cổ thụ bình luận chính trị hải ngoại sau.

Người SG

XIN THÊM

Trong post "SA ĐÀ!?" vừa rồi, Lãm Thúy quên một phần quan trọng. Đó là chưa nói đến lòng biết ơn sâu xa đến Anh Luân Tâm, đã vì lòng thương mến mà gửi bài thơ ấy đến bạn bè (thi hữu) và đặc biệt là đến Vũ trang chủ, nên nó mới được góp mặt với đời.

Lãm Thúy biết ơn lòng qúi mến của Phan sư huynh, bao giờ cũng hết lòng hỗ trợ cho những sinh hoạt náo nhiệt của diễn đàn, nhất là hỗ trợ cho Lãm Thúy, nâng đỡ tinh thần trong những giai đoạn khó khăn, mà nói như Anh Dương Quân là "Ai hoài thì suy thoái".
Sẵn đây, cũng xin gửi đến Dương thi bá lòng cảm kích đã hết lòng an ủi, giúp LT vượt qua những năm tháng đớn đau vì tóc tang.

Thuyền ân nghĩa còn chở được, xin gửi thêm đến Anh Hàn Thiên Lương lời cảm tạ chân thành, không những vì Anh đã gửi tặng LT tập thơ qúi giá của Anh, mà còn bởi niềm rộng lượng đã tận tình yêu mến thơ Lãm Thúy.
Thúy đang dành thì giờ để đọc tập thơ ấy, nhưng chưa viết được lời cảm ơn như thường lệ vì còn món nợ ân tình với Anh chị Ngọc Liên - Tuyết Nhung chưa trả xong, còn canh cánh bên lòng.

Xin chúc tất cả quí vị một tuần vui và an lành.
Lãm Thúy

>>> Anh LanĐàm ơi,
>>> "Chúng mình của nhau, em vợ anh chồng." Câu viết này có nên để vào trong THIỆP CƯỚI cho Tân Giai Nhân và Tân Lang không hả thi si Lan Đàm? Nếu được... thì thú vị biết bao!?

>>> Nhà thơ Lãm Thúy ơi,
>>> "Đợi khi tàn cuộc phong trần
>>> Tiếng yêu có muộn.... Ngại ngần hỏi nhau?"
>>> Như Thương, FL <<<

Không hẳn là Đối!

Anh Hùng Vũ thân kính,
Có người bạn gửi cho bài thơ của Nguyễn Thái Dương,
đọc cũng thấy có ý nghĩa, mượn ý để viết lại bài thơ kia, cũng không hẳn là đối.
Nếu Anh thấy được, xin cho lên Diễn đàn để có chút đóng góp với Quí Anh Chị.

Thân kính,
Lãm Thúy, Maryland

Đôi dòng lục bát

Tình không thẳm, nghĩa không sâu
Lòng không trước, dạ không sau đây mà!
Ta vừa khách thể lòng ta
Lại vừa gia chủ hồn ma chưa lìa

Sớm ngồi mắt ngóng vào khuya
Đêm nằm hồn ngó vào bia mộ ngày
Vần đơn bạc, nhịp đơn sai
Câu thơ đơn chiếc thở dài tiếng kêu

Đò còn nợ bến chuyến neo
Ta còn ơn một đêm yêu chưa đền
Máu xưa chảy, ruột xưa mềm
Trời kia, cao, có nối liền đất kia ?

Sông còn một nỗi nhiêu khê
Xuôi ra biển ?
Hoặc ngược về nguồn xưa ?
Bướm đêm ví thử khù khờ
Hương quỳnh ví thử... lẳng lơ gọi mời
Trăm năm bao cuộc, mặc người
Mình lưu ban suốt một đời cho nhau

Xanh trời quên thuở vực sâu
Nghìn trùng mới nhớ thời xao xác gần
Gởi trôi vào lắng cũng đành
Gởi hư vào thực để dành mai kia...

Nguyễn Thái Dương

Lục bát cho người

Nhắc chi ơn cũ chưa đền
Nợ chi bến cũ, khi thuyền nhổ neo
Thấy không, đời ngã bóng chiều
Làm cho nhớ tiếc, mang theo nặng lòng

Ruột mềm, máu chảy. Tình không ?
Nói như thực, mà cuối cùng, cũng đi !
Thực, hư, hỏi có khác gì ?
Cũng sông ra biển, có về nguồn đâu !

Nói gì: đời giữ cho nhau
Gửi trôi vào lắng, nghìn sau lưu tình
Nghìn trùng, vực nhớ trời xanh
Bướm hoa chi, cũng đã đành phân ly

Trước sau như một - nói gì
Hồn đơn sai, mới người đi, kẻ buồn…
Phân chi: Khách, chủ, phách, hồn
Bận lòng chi chút, vô thường - Mộ bia

Ích gì sớm ngóng vào khuya ?
Trăm năm, thôi cũng đã lìa đời nhau ?
Phải rồi, tình chẳng thâm sâu
Nếu không, hẵn đã thành câu đá vàng

Tiếng yêu, chưa nói một lần
Đợi cho tàn cuộc phong trần. Hỏi nhau
.

Lãm Thúy (22.02.06)


>>> Chị LThúy ơi, đây có thể gọi là "đối tình, đối ý" được không? Riêng MaoTôn, xin mạn phép các thi sĩ Diễn đàn kính quý, được highlight hai câu thơ cuối của Chị:
>>> "Tiếng yêu, chưa nói một lần
>>> Đợi cho tàn cuộc phong trần. Hỏi nhau."
>>> Không biết, phải minh họa như thế nào bây giờ! Tốt hơn hết là không. Hùng Vũ <<<

Chuyện Đọc Đầu Tuần

Hân hạnh giới thiệu Diễn Đàn câu chuyện "Tu Tiên" của Akutagawa Ryunosuke (1892-1927).
Dịch giả Đinh văn Phước.


Hy vọng câu chuyện "Tu Tiên" sẽ giúp độc giả giải trí đầu tuần.

Kính mời click vào TITLE LINK.
VLHương, FL

"Dân tộc hiền hòa Việt Nam khao khát được sống độc lập, tự do đã bị HCM và đảng CSVN gạt gẫm khiến hàng triệu sinh linh thảm tử trong suốt cuộc chiến đẫm máu 30 năm, cũng tương tự như câu chuyện của anh Gonsukê thật thà muốn thành Tiên bị vợ chồng lão thầy thuốc gian xảo lừa gạt làm tôi tớ suốt 20 năm. Cuối cùng anh Gonsukê nhờ phép lạ đã được toại nguyện. Một ngày không xa, dân Việt Nam sẽ được Tự Do như anh Gonsukê hiền lành thành Tiên trong câu chuyện “Tu Tiên". Người đọc: VLHương."

>>> Nói đến Akutagawa Ryunosuke có lẽ ít người biết, nhưng nếu nói đó là tác giả cuốn Rashomon (Địa ngục môn, 1915), hay đến cuốn phim cùng tên năm 1950 (hình trên, bên phải) thì chắc ai cũng biết.

>>> Xin thêm, Ông chết vì tự tử (drug overdose) năm mới 35 tuổi. Đúng là 'tài hoa bạc mệnh'! Xin cám ơn anh VLHương, đã giới thiệu một Baudelaire hay Kafka của Nhật bản. (Hình bên: Ngôi nhà thôn dã và Mộ bia khiêm nhượng của người mệnh yểu Akutagawa)
>>> DĐ&Web <<<

Thư Gửi Niên Trưởng

Kính gửi Niên Trưởng Nguyễn Bá Cẩn,

Niên Trưởng chu đáo quá! Đã có thư riêng mà còn có thư chung trên Diễn đàn Web14 nữa. Anh em đồng môn HC ở Úc hẳn phải vui lắm!

Nhớ lại ngày Niên trưởng đến thăm Úc năm 2005 để ra mắt sách, mới đó mà đã 2 năm rồi. Một chuyến đi nói chuyện thật thành công. Thời gian qua nhanh, nhưng đệ may mắn gặp lại Niên Trưởng hồi tháng giêng qua tại San Jose. Âu đó cũng là niềm tao ngộ hiếm có.

Cám ơn Niên Trưởng nhiều và sẽ chuyển lời thăm hỏi của Niên Trưởng đến tất cả quý đồng môn HC tại Úc châu. Hy vọng có ngày gặp lại Niên Trưởng trên đất Úc hiền hoà này.

Kính thư,
NVSanh, Australia

Monday, August 27, 2007

Wedding Poems

Uyên Vy thân mến,
Bác không quen làm thơ Đường Luật, thất ngôn bát cú, nhưng thấy Các Bác, Các Chú, Các Cô đều có thơ tặng cháu nhân ngày vui 9/15/2007 của cháu và Thế Nhựt, Bác cũng có bài thơ ngắn mộc mạc sau đây, kiểu của Bác, cũng để tặng riêng cháu, Uyên-Vy-Út-Ít của Bố Mẹ Hùng-Phước.

BÀI UYÊN VY
Rồi một buổi anh tôn em làm vợ
Thiên hạ ngỡ ngàng, chim chóc ca vui
Tất cả nhìn em cúi đầu e lệ
Và thì thầm sao họ mới xứng đôi

Anh rước em về đường hoa ngập lối
Mẹ mỉm cười, cha nheo mắt khoan dung
Trời vừa mùa thu mây chiều bay vội
Dưới chân em đi thơm xác pháo hồng

Em nắm tay anh bước vào hạnh phúc
Chúng mình của nhau, em vợ anh chồng.

Lan Đàm
8/07

SA ĐÀ !?

Anh Hùng Vũ thân kính,
Lâu không liên lạc, bởi lẽ đi VN về, nợ nần dan díu phải lo cày để trả nợ, hễ ngồi vào máy thì sa đà, chẳng làm gì khác được nên đành cố tránh, như người ta chẳng dám làm quen với ma túy vậy!

Cảm động bởi tấm lòng thương mến của Anh em bè bạn, lại thêm sự ân cần, bao dung cuả Trang chủ nên chẳng thể im hơi lặng tiếng lâu hơn nữa, mới có thư này.
Chân thành biết ơn sự chịu khó tìm tòi của Anh Hùng Vũ, đã chọn được một hình ảnh hết sức phù hợp với nội dung bài thơ, khiến cho bất cứ cựu SVSQ nào cuả trường VBQGVN cũng phải xúc động khi nhìn thấy.

Nói biết ơn mới thấy dù ngôn ngữ của mình có tiếng là phong phú, LThúy vẫn thấy nghèo nàn, bởi lẽ không thể nào tìm ra được từ ngữ nào hay hơn để diễn tả sự tri ân ấy. Thôi thì tâm cảm vậy nghe Vũ trang chủ!

Bài thơ ấy LThúy viết vì xúc động trước sự hội ngộ của K24, kỷ niệm 39 năm tình bạn, thật cảm động khó tả. Sau gần 40 năm cách chia, lưu lạc, kẻ mất, người còn, nhắc lại chuyện xưa, kỷ niệm cũ, ai cũng bùi ngùi. Bài thơ được viết và ngâm tại chỗ đã khiến bao người rơi lệ, những giọt lệ anh hùng mạt vận thật ngậm ngùi!

Nghe tin ái nữ sắp vu quy mà ông bố lại "nôn" hơn có phải? Chúc mừng hạnh phúc trăm năm cho cả cặp tân hôn và cặp cựu hôn.

Thân ái,
Lãm Thúy

Hỷ Sự Cát Tường

Thấy MaoWeb vui tính mừng cháu nội LĐ thi sĩ, mượn danh thầy bói mà ví von thế thôi.
Đúng là cha mẹ cưng con như cục vàng thì có khi đội con lên đầu thật. Nhưng nói đến hậu vận cháu nội khi vừa hạ sanh, ẵm trên tay thì Ông Bà có lẽ coi là còn sớm?...

Vả lại công danh sự nghiệp phải căn bản vững 2 chân dưới đất tài lộc,(hạ tầng kinh tế)... rồi mới ôm mộng công hầu (thượng tầng chính trị). Danh vọng khanh tướng gì chứ phù-du như bong bóng nước giờ chót thì... ông bà nội đầy kinh nghiệm, chắc... hổng ham đâu?

Lại nữa, Quảng trường (forum) D/đ là lãnh địa của MaoTôn, cho ai ra trước là đến trước, ai ra sau là đến sau, đâu phải thứ tự trên dưới mà coi là trên trời dưới đất? Cháu bé còn nằm bế trong tay một phụ-nhơn là Bà Nội, đâu dám đạp dưới chân phụ nhơn khác, dù là hoa hậu?

Ông thầy bói này chưa uống rượu mừng đầy tháng mà say rồi? Nhưng ổng ở xa, chúc trước Hỷ Sự Cát Tường, chắc ổng biết Con nhà Tông không giống Lông cũng giống Cánh!

Người SG

Đoán Điềm Giải Mộng!

... Người ta thì thế, nhưng ở đây MaoTôn xin xem vị trí post trong Diễn Đàn để đoán số tử vi cho cháu Bảo Minh:
Không phải ngẫu nhiên mà 'bên dưới' cháu là cô Hoa hậu xinh đẹp Đại hàn (post Góp Hương Cho Gió) & Kinh tế gia đại tài Kirk Halminton, và 'bên trên' cháu là Nhà thơ xuất thần & ông cựu Thủ tướng (post Tiếng Xưa). Đó là chưa kể, 'bên trái' cháu là 4 Video clips những shows trình diễn ngoạn mục...
Thế nên, chẳng cần phải 'Lốc Cốc Tử', quý vị và quý bạn cũng có thể hình dung ra "số" của Bảo Minh chúng ta sẽ như thế nào. Này nhé, xuất khẩu thành thơ, mộng công hầu khanh tướng, đạp nữ sắc dưới chân và dẫm trên ngân hàng thế giới... Cứ thế mà tán rộng ra mãi... đến mai mốt cũng không hết.
... Chả trách nào, Maotôn đã phải hai tiếng 'Chúc Mừng - Chúc Mừng'

Diễn Đàn & Web

TIẾNG XƯA!

Anh Sanh và quý anh chị,

Rất cảm ơn anh Sanh đã chia sẻ hình ảnh sinh hoạt vô cùng hứng khởi của anh chị em QGHC Úc Châu.
1/ Trông thấy hình ảnh anh chị hội họp vui vầy với nhau, lại được anh Du ngâm thơ cho ấm lòng giữa mùa đông gió buốt lạnh lùng, ... Nhớ lại những ngày tôi đến thăm quý anh chị năm 2005, thời gian qua mau quá, tưởng như còn đang hội họp với anh chị em y như trong hình vậy.
2/ Trông thấy chương trình sinh hoạt chuẩn bị ngày đại hội của quý anh chị QGHC/Úc châu, rất hấp dẫn. Hứa hẹn một cuộc tập họp "sưởi ấm" nhau ở xứ lạnh tình nồng.
Cho tôi gởi lời thăm hỏi tất cả anh chị em QGHC Úc Châu.

Niên trưởng Nguyễn Bá Cẩn
(Cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện và Thủ Tướng Chính Phủ VNCH)

Ông Bà Nội

Hiền sư huynh thân kính,

Thực là một nỗi vui mừng quá lớn lao vô cùng cao quý được biết hiền huynh & hiền tẩu đã được lên chức Ông Bà Nội và vợ chồng cháu Bác sĩ/Nhạc sĩ Lê Trần Hoàng được lên chức Bố Mẹ!... Còn ngu đệ đây cũng được ăn ké một chút hạnh phúc, một chút ân điển tuyệt vời, được thơm lây... vì cũng được lên chức Ông ruột (dư)!

Xin được chung vui cùng đại gia đình hiền huynh, đặc biệt 2 vợ chồng cháu BS/NS đa tài hoa LTHoàng... Xin thân chúc cháu nội đích tôn bú ngoan, ăn ngoan, chóng lớn, đẹp trai, đa tài hoa hơn cả Bố và Ông Bà Nội... bởi vì Ông Bà mình có nói "CON HƠN CHA LÀ NHÀ CÓ PHƯỚC" đó mà! Xin thân chúc tất cả mọi điều an lành hạnh phúc thật sự tốt đẹp mãi mãi như ý nguyện!

Thư bất tận ngôn,
Rất thân quý,
Luân Tâm, CH3, MD

TB: Tại sao ở đây chỉ thấy có Bà Nội Nhật Ký và cháu đích tôn thôi... còn thi sĩ hào hoa tài danh Lan Đàm trốn đâu mất rồi vậy cà!?

Chúc Mừng - Chúc Mừng

Cuối cùng thì Lan Đàm tôi chúng tôi cũng đã leo lên được ngôi-vị-ông-bà-nội mong ước từ lâu: cháu Lê Đặng Bảo Minh vừa chào đời hồi 09:54 sáng nay, ngày 8/26/07, tại thành phố Newport Beach.

Để khoe một chút, xin gửi Quý Đốc/Quý Hữu bức hình đầu đời của đích-tôn-truyền-nhân của Lan Đàm chúng tôi.
<--- Ông nội chụp hình cháu với bà nội!

Thân ái,
Lan & Đàm, ĐS8, CA

Góp Hương cho Gió

Mới vào Thu, D/đ thơ nhạc lai láng. Cảnh Thu sang chắc gieo nhiều tứ thơ cho các cổ thụ thi-ca D/đ cảm tác phóng bút thần? Nhân NSG vừa nhận được bài thơ "Gọi Mùa" của nữ thi sĩ Ý Nga, xem thấy cũng tương hợp các bài cảm đề hội ngộ Mùa Thu, nên gởi về D/đ, gọi là góp hương cho gió mát thi ca.

Ngoài ra cũng chợt gặp những vần thơ yêu đời ca tụng phút say đắm trong tình yêu,.. Cũng xin gom nhặt, để sánh song song với ý thơ thâm-trầm như muốn thoát tục của cao nhân D/đ.... Cùng với bài ca "You have stolen my heart" và hính ảnh bốc lửa của Honey Lee (link) và các giai-nhân khác,.. như các yêu nữ trêu ghẹo Thiền-sư đang tĩnh tâm,.. hay như các đợt sóng biển tới tấp đập vào vách đá vững chãi ngạo nghễ trên bờ biển xanh... Có lẽ là dỗ đuợc Như Thương khỏi khóc nhè hu hu nữa?

Người SG
"GỌI MÙA

Trăng thu vằng-vặc sân nhà
Lá vàng trải thảm, sắc hòa màu trăng
Cành khô lặng ngắm chị Hằng
Cõi về đẹp quá! Khác chăng thiên đàng?
Rơi rơi! Góp nhạc, lá vàng
Rơi rơi! Từng chiếc, cảnh càng thêm thu
Mơ gì người chọn cõi tu?
Ước chi, em lựa cửa “tù” mở tâm?
Đêm thu, em thức thì-thầm
Câu thơ vẽ cảnh êm-đềm… nhớ Quê
Trăng thu đẹp thế ai dè
Bao nhiêu thương nhớ sắt-se cõi lòng
Hạ đi, thu đến, vào đông
Một vòng sinh… lão. Sắc Không cũng… rồi!
Cỏ xanh vàng kín lá rơi
Vô Thường, như huyễn! Hạ ơi! Thu ời!!!

Ý Nga "

"Bóng trăng"

Áo xiêm mền lụa đỏ
Giữa chăn gối băng trinh
Trăng chợt muốn động tỉnh
Rạo rực mờ bóng tỏ
...
Mắt em dường như lạc
Trong cõi tình đắm say
Trong ngực ấm vòng tay
...

Có lời nào thoát thai
Từ trái tim ân ái
Cùng bóng trăng huyền thoại
Nhân chứng phút thoát hài

Như Thương


"Hẹn nhau"

Bao giờ sẽ hẹn nhau
...
Sẽ có màu áo lụa
Thủa xưa tan trường về
Sẽ pha màu đam mê
Café nồng một thủa
Không có màu lỗi hẹn
Không có màu nắng phai
Chỉ có màu tóc mai
Chờ trắng đêm để hẹn
Sẽ không là mông mị
Rồi ta sẽ gặp nhau
Ngồi nhìn nhau thật lâu
Mà chẳng nói điều gì

"Tháng Sáu Yêu Em"

"Tàn phai rụng xuống
Vàng Thu tượng ngồi"

...
Vòng tay em lửa rừng khuya
trăng phơi lá biếc đầm đìa chân như
vòng tay em lửa phù hư
tro thiên cổ rụi tàn dư bụi hồng."
"Ở trên núi nhớ biển"
Biển đầu thai sóng bốn mùa
vỗ vòng nhật nguyệt gieo bùa cõi thơ.
"Em ơi Saigon mùa Xuân"
Sàigòn ơi liễu chương đài
áo em hoàng hậu quên cài gió khuya.
Em ơi Sàigòn hôm qua
Xin em tiếng hát để ta yêu người.

(Hải Phương - một thiên thu với rộng tà áo bay)

Sunday, August 26, 2007

CHUYỆN NGƯỜI CHUYỆN TA

Sau đây là phần trích ngắn trong cuộc phỏng vấn của tờ Reason Magazine với Kirk Hamilton (hình bên), kinh tế gia của Ngân Hàng Thế Giới vào ngày 20 tháng 8 vừa qua.
Reason: “Ðế quốc Anh đã áp đặt chế độ pháp trị ở các thuộc địa và những nước nhược tiểu này bắt đầu phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế. Khi giai đoạn thực dân đã cáo chung, những hệ thống do đế quốc Anh tại đây sụp đổ, và nền kinh tế của những quốc gia này, đặc biệt là Nigeria, bắt đầu bị suy sụp.”
Hamiton: “Nếu chúng ta nhìn vào các chỉ số của Tổng Sản Lượng Nội Ðịa thì đó là một lập luận vững chắc. Nếu nhìn từ quan diểm của người Nigerian, thì họ đã bị chinh phục, áp bức và thực dân hoá. Nếu con người bị cưỡng bách phải lao động, thì người ta không có thể nhìn thấy những lợi lộc rút tỉa được từ chế độ thực dân. Nhưng nói một cách công bằng thì đã có nhiều định chế được thiết lập cho đến khi họ dành được độc lập.”
Reason:
“Hiện nay ở Nigeria, có một ý niệm gọi là "vốn tư bản vô hình âm" (negative intangible capital).”

Hamilton:
“Nếu cách làm giầu nhanh chóng nhất là làm thế nào để kiếm ra được nhiều mỏ dầu hoả, và giáo dục không được coi là điều quan trọng nhất Thì những chỉ số trên cho chúng ta thấy rằng những quốc gia bị lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên này có một nền kinh tế với năng suất rất thấp kém. Kết quả là sẽ làm giảm thiểu số lượng tiêu thụ về lâu về dài của toàn thế dân số, và nếu chúng ta đo lường mức độ thịnh vượng của nền kinh tế là giá trị hiện tại của số sản phẩm và mức tiêu thụ trong tương lai thì chúng ta sẽ có một chỉ số âm”
Với một nền giáo dục hiện tại như ở Việt Nam hiện nay, chẳng trách nào giới cầm quyền Cộng Sản chỉ trông cậy vào vốn và kỹ thuật của tư bản nước ngoài hơn là trông cậy vào việc đào tạo và duy trì phẩm chất của chất xám ở trong nước.

NT Hà, Australia

>>> Intangible capital là khối tư bản vô hình, thí dụ như trí tuệ
(chất xám) và những định chế (giáo dục) ràng buộc nó. Nói khác, đó là những kỹ xảo (skills) hơn là dầu mỏ và khoáng sản... (tangible). Có phải vậy không, thưa anh NTHà? HV <<<