Saturday, October 31, 2009

Chiều Tím

Thơ Đinh Hùng
Nhạc Đan Thọ
Tiếng hát Lệ Thu


Tuesday, October 27, 2009

Viễn Vọng Kính Hubble

Viễn Vọng Kính Không gian Hubble là một viễn vọng kính rô-bô đặt tại bìa của khí quyển, bay vòng quanh trái đất ở độ cao cách mực nước biển 593km, với tốc độ 28,000 km/giờ. Tên gọi đặt theo tên khoa học gia Edwin Hubble, viễn vọng kính vĩ đại này đã được phóng vào quỹ đạo ngày 24 tháng Tư năm 1990 trong một chương trình chung giữa hai cơ quan không gian NASA, Hoa Kỳ và ESA, Âu Châu.

Hubble có hình trụ nặng 11 tấn. Chiều dài 13.2 mét và đường kính chỗ lớn nhất là 4.2 mét. Hubble nhận được hình ảnh với resolution cao.

Sau đây là một vài hình ảnh do Hubble chụp được. Bấm vô hình để phóng lớn.


Monday, October 26, 2009

Sunday, October 25, 2009

Thử thời vận

Đầu năm nay dưới đầu đề "Năm Mới Thử Thời Vận", chúng ta đã tìm hiểu một vài khía cạnh của thị trường chứng khoán. Nhưng vì MaoTôn Trang Chủ đột ngột ngã bệnh nên bài bị gián đoạn. Nay Diễn Đàn xin đăng tải lại toàn bài để rồi chúng ta sẽ có một phần đúc kết vào thời gian tới. (Diễn Đàn)

Kỹ thuật và tâm lý thị trường chứng khoán

Điền Thảo
"Dịp may chỉ đến với những người biết đợi nó"
Vô danh
Lá số tử vi của một người có 12 cung trong đó có cung Điền Trạch. Bởi vì xưa kia người giầu có là người có điền sản. Thế nhưng ngày nay có hơi khác. Lớp giầu có hiện nay là lớp người nắm giữ cổ phần của các công ty. Người giầu nhất hiên nay - Warren Buffett - là một nhà đầu tư chứng khoán. Giới tư bản nắm vận mệnh người khác, có khi nắm vận mệnh cả một nước trong đó quan lại chỉ là người thừa hành. Phụ nữ Việt sống tại Bắc Mỹ chắc không còn tán đồng với câu ca dao:
"Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ"
Bởi vậy Cung Điền Trạch trong lá số tử vi nên đổi là "Cung Chứng Khoán" để cập nhật.

Một lần nữa chúng ta lại trở về với thị trường chứng khoán, để tìm hiểu thêm về sinh hoạt tài chánh này. Trước khi lướt qua những phương pháp và chiến lược của những chuyên viên trao đổi chứng khoán và đi sâu vào lề lối làm việc của những nhà đầu tư, chúng ta cần có một cái nhìn chung về thị trường - hay dài dòng hơn - thị trường chứng khoán.

Nắm bắt thị truờng

Tại sao tết nhất năm nay lại nói đến cung Điền Trạch - Chứng Khoán? Là bởi vì hiện nay tình hình kinh tế rất biến động. Nhà cửa sụt giá, tín dụng khủng hoảng, thất nghiệp lan tràn, giá dầu vô cùng bấp bênh...Tất cả đủ tạo ra một hình ảnh rất tiêu cực. Mà người ta nói chính ở thời buổi nhiễu nhương là lúc có nhiều cơ hội làm ăn. Tôi đang ngồi trước computer mổ cò bài viết này bỗng nghe một câu phá vỡ sự yên lặng "Just the smart can survive!". Tôi quay sang bên cạnh nhìn Bé Út - Cục Bonus của tôi - cũng đang vọc computer, nói: "Ủa, con học câu nói đó ở đâu vậy?" rồi quay lại màn ảnh lẩm nhẩm: "Khôn chết, dại chết, biết sống".

Đúng vậy, nơi thị trường mà khôn quá, hiểu là ham hố quá sẽ chết. Dại quá, hiểu là dễ tin brokers quá cũng chết. Chỉ những người biết, tức là tỉnh táo, am tường thị trường mới có thể sống.

Trước hết cần nhận ra thị trường đang ở giai đoạn nào. Sau đó là một loạt công việc phải phân tách, phán đoán và quyết định.

Một chu kỳ dài của thị trường có bốn giai đoạn: thành hình, thịnh, đỉnh, suy và tái phối trí.tức trở lại giai đoạn A. Giữa giai đoạn A và B có một khúc quanh hết sức quan trong, rất béo bở mà nhận ra được thì cơ may thành công sẽ rất lớn (theo mũi tên màu vàng). Đó là giai đoạn cất cánh của thị trường, hiểu là thị trường chung, thị trường một phân khu (sector), hay một cái stock cá biệt. Nếu cả ba thi trường chung (ví dụ DJI), phân khu (ví dụ Computer-Game), và stock cá biệt (ví dụ Apple Macintosh) đồng thuận đi theo một chiều, thì cơ may thắng khi mua cổ phần của Apple khá chắc chắn.

Một trong những người am hiểu thị trường, từng lặn lội trong đó và viết nhiều về những vấn đề liên hệ, ông William J. O'Neil, đã xác quyết: "Khi thị trường chung - như S&P index, NASDAQ tổng hợp index, và Index kỹ nghệ DJI - lên tới đỉnh và bắt đầu đi xuống thì ba trong số bốn stocks bạn đang giữ cũng đi xuống bất chấp chúng "tốt" và tiến bộ ra sao".(1)

Thế cho nên lúc nào cũng phải xác định hiện thị trường chung đang đi về đâu. Điều này rất quan trọng vì là một yếu tố để quyết định nên mua hay không, nên bán hay không, và xa hơn nữa đi "long" hay đi "short"(2)

Người trao đổi hay người đầu tư?

Điều thứ hai cần xác định mình là một người trao đổi chứng khoán (Trader) hay là một người đầu tư (Investor) bởi vì phương pháp và chiến lược mua bán của hai người này có khác và nhiều khi khác nhau rất xa có khi ngược chiều 180 độ. Đối với Day traders, không có cái stock nào là quá mắc, mà cũng không có cái nào giá quá rẻ. Bất cứ ở chặng nào của thị trường Day traders cũng vẫn có thể trao đổi kiếm lời. Đối với những người đầu tư thì điểm này cần dè dặt hơn nhiều.


Cả hai dĩ nhiên có mục đích giống nhau là kiếm tiền bằng cách mua đi bán lại. Thế nhưng người trao đổi chứng khoán chỉ ăn xổi ngày nào hay ngày đó. Họ mua, giữ rồi bán stock trong ngày, có khi mua vào bán ra chỉ trong một vài phút. Hiếm khi họ giữ một cái stock qua đêm.

Biểu đồ traders dùng theo dõi biến thiên của thị trường ghi biến chuyển từng phút, hoặc vài giây. Họ theo dõi giá cả lên xuống qua các giá biểu chuyển động gần như sát với thời điểm hiện tại. Trong khi đó biểu đồ của người đầu tư dùng thường xuyên nhất ghi biến chuyển hằng ngày, hằng tuần, có khi hằng tháng.

Cần chú ý đến cách dùng time frame (3) khác nhau vì lẽ, người đầu tư không nên để mình bị rối rắm trong những biến chuyển phức tạp hằng ngày. Người ta bảo người đầu tư dài hạn nên tránh những cái 'noise' đó, bằng không dễ làm trí não mệt mỏi và đôi khi hoảng loạn.


Ngược với ý nghĩ bình thường tưởng lầm rằng những chuyên viên trao đổi chứng khoán ở Wall Street kiếm những số lời chênh lệch lớn giữa giá mua và bán. Không, họ thường xuyên mua bán kiếm lời mỗi cổ phiếu năm ba xu, cũng đôi khi một hai đồng. Nhưng họ trao đổi hàng chục ngàn cổ phần một ngày nên kiếm được số tiền khá lớn.

Một trong những thương vụ đem đến lợi nhuận là do những orders từ khách hàng. Chẳng hạn một khách hàng muốn họ mua giúp 50,000 cổ phần của công ty A với giá $34.30 . Họ dùng kinh nghiệm và kỹ thuật riêng để mua dưới giá đó trong một vài ngày hay trong một tuần cho đủ 50 ngàn shares. Thực tế không phải họ mua một lần là xong, mà là nhiều lần. Vì sau khi mua được, chẳng hạn, 16 ngàn shares dưới giá $34.30, số cung giảm, giá tăng lên trên $34.30,. Trường hợp này họ phải bán bớt ra lại. Làm như vậy có hai cái lợi: Vừa kiếm được lời lại vừa giảm áp lực để giá phải hạ xuống và để rồi lại có thể mua tiếp.

Đổ đồng họ lời ví dụ 10 xu x 50,000 shares = $5000 cộng với những lúc phải bán ra để giảm áp lực, tổng cộng ví dụ 21 xu x 20,000 shares = $4200. Thương vụ này đã thu về một số lời cho hãng thuê họ là $5000 + $4200 = $9200.

Rõ ràng chúng ta, những người trao đổi chứng khoán tài tử, không có khả năng và kinh nghiệm làm như vậy . Đứng ở vị trí một người đầu tư dài hạn sẽ ít nguy hiểm và nhiều cơ may thành công hơn. Người đầu tư cần áp dụng một chiến lược khác ít bị áp lực nên bớt bị đau đầu.


Tóm lại trong khi dùng biểu đồ (chart) có time-frame khác nhau, mua bán trong đoản kỳ hay nhắm đầu tư dài hạn, cả hai người trao đổi và người đầu tư đều dựa vào hai yếu tố để chọn lựa stocks: Tìm hiểu những điều kiên cơ bản (fundamentals) một cái stock và dùng biểu đồ (charts) để ra vô cho đúng lúc.

Dù là Day traders hay Investors, những người lặn lội trong thị trường chứng khoán nói riêng hay nơi thị trường nói chung cũng ít nhiều có máu đầu cơ cả. Cách đây sáu tháng khi đồng Đô Canada ăn 110 xu tiền Mỹ, tôi có bài gợi ý người ta lấy tiền Canada đổi ra tiền Mỹ rồi vác xuống mua nhà ở Mỹ ...rẻ rề. Chưa cần nói đến nhà rồi sẽ lên giá lại hay ít nhất khỏi đi thuê mắc mỏ, nguyên cái chuyện đổi Gia kim thành Mỹ kim cũng đã lời chán. Nếu cách đây sáu tháng bạn dùng $9000 Gia kim mua được $10,000 Mỹ kim. Nay bán tiền Mỹ lấy lại tiền Canada lời đứt đuôi $3000 Gia kim ($12000 - $9000). Nếu bỏ ra $90,000 Gia kim nay lời $30,000 sau sáu tháng.

Chọn Stocks

Không cần đi đâu xa. Ở nước nào mua stock ở thị trường nước đó. Bằng không thì theo dõi và mua stock ở thị trường Bắc Mỹ. Những stock có tiếng của những nước khác cũng đều listed trên thị trường tại địa phương có thị trường lâu đời: Như thị trường Nhật, Hồng Kông, Anh, Pháp, Đức... Lý do là vấn đề thông tin. Chẳng hạn nếu sống ở Bắc Mỹ, tin tức trên hệ thống truyền thông và của các hãng brokers đến với mình rất nhanh, nhanh hơn là đến từ các nước mình không cư ngụ. Trường hợp Việt Nam hơi đặc biệt. Thị trường Việt Nam mới, stocks VN rất bấp bênh. Trừ trường hợp am tường , đã quen đường đi nước bước của một vài cái stocks của VN, bằng không nên đầu tư vào những cổ phần các công ty nổi tiếng trên thế giới.

Chọn bạn mà chơi. Chọn stocks y như chọn một người bạn. Hãy chọn một người bạn hiền lành, thuần tính. Không ai chọn những người bạn bất chợt khó đoán được tính khí.
Một cái stock tin cậy được cho thấy một số điểm sau đây:

1. Công ty phải có ít nhất 3 năm lịch sử ghi lại thu nhập hằng tam cá nguyệt. Mỗi một quý trong sáu quý sau cùng thu nhập phải tiến triển. Mỗi quý đều ghi nhận thu nhận gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước đó. Không nên tin vào những lời hứa nói rằng lỗ lã hay thu nhập èo ọt chỉ là tạm thời rồi ra công ty sẽ cải thiện nhanh.

William J. O’Neìl thổ lộ trong cuốn “24 Essential Lessons for Investment Success” nổi tiếng của ông: “Đại đa số những kiểu mẫu thành công chúng tôi đã chọn, tất cả đều có thu nhập mạnh và tiến triển trước khi giá stock của chúng vượt lên cao” (4).

2. Những yếu tố cơ bản khác cũng cần để tâm theo dõi hay truy cứu.
- Trước tiên là số thương vụ (sales) phải tiến triển. Những quý mới nhất cho thấy số thương vụ tăng từ 25% trở lên so với cùng thời điểm trong năm trước

- Thứ đến chú ý đến hoạt động tài chánh hữu hiệu của cộng ty. Chỉ số ROE (Return on equity) sẽ đo mức độ xử dụng hữu hiệu tài chánh của công ty

- Thứ ba là công ty có những sản phẩm hay dịch vụ siêu đẳng. Chính những chiếc ipod tý tẹo thu phát đươc cả ngàn bản nhạc thay thế cho những chiếc CD players cồng kềnh đã đưa cổ phần $7 (2001) của Apple Machintosh lên $200 ở cao điểm cuối năm 2007, ( $86 giá đóng cửa tuần vừa rồi).
3. Những stocks tốt như thế diễn tiến giá cả thường có hàng có lối, phân minh. Những dự đoán của shareholders ít bị ba trật ba vuột.

Mua và bán đúng thời

Đâu tư vào chứng khoán mà chọn sai stocks thì hỏng cuộc chơi. Chọn được stocks lành mạnh mà không vô đúng lúc cũng hỏng nốt vì mất ăn, đôi khi còn bị thua lỗ. Hai ý niệm căn bản cần am tường giúp vô ra bớt bị trật: Nhận ra tình cảm nơi thị trường, nhận ra và hiểu đuờng nâng đỡ khi phân tích một biểu đồ.

- Chúng ta thường bắt gặp hai cụm từ 'Thị Trường Trâu' - Bull Market - và 'Thị Trường Gấu' - Bear Market là ngôn ngữ nơi thị trường chứng khoán để diễn tả nhanh hai thái cực tâm trang lạc quan hay bi quan vào một thời điểm hay một giai đoạn nào đó. Cách đây một năm Tại Alberta người ta đua nhau mua nhà, người ta bảo thị trường nhà đất ở tỉnh bang Canada này đang ở thời kỳ Bull market. Cùng lúc đó tại nhiều bang bên Mỹ nhà bắt đầu bị xiết, không bán được nữa, người ta biểu thị trường nhà đất ở Mỹ bắt đầu một giai đoạn Bear market (5).

Thị trường là sinh hoạt tài chánh trong đó yếu tố tâm lý đóng một vai trò quan trọng. Nhiều khi đa số cũng vẫn có thể sai, nhưng đã là hiện tượng "cừu đàn" thì khi làm ăn trong thị trường không thể bỏ qua tâm lý "a-dua" ấy.

- Không ai phân tách đúng đắn biểu đồ mà lại bỏ qua không biết hay không đếm xỉa gì đến Đường Nâng Đỡ (Support). Đường Nâng Đỡ có một âm bản là Đường Án Ngữ (Resistance).

Đường Nâng Đỡ là một đường tưởng tượng chạy ngang biểu đồ, giá cả nằm trên đường đó. Khi giá rơi xuống đường đó thì dội ngược lên. Nếu giá rơi xuống mà xuyên thủng Đường Nâng Đỡ thường là cái stock có vấn đề. Giá đi lên khi gặp Đường Án Ngữ thì dội ngược xuống. Nếu giá vọt lên xuyên thủng Đường Án Ngữ, cái stock có triển vọng đi lên. Đường Nâng Đỡ có thể biến thành Đường Án Ngữ và ngược lại. Nếu Đường Án Ngữ bị giá chọc thủng để vượt lên trên, chúng ta có Bull Market. Nếu giá từ trên chọc thủng Đường Nâng Đỡ nằm phía dưới để đi xuống, chúng ta có Bear Market. Đường Án Ngữ và Đường Nâng Đỡ càng có nhiều điểm thử nghiệm (Test points) thì càng vững chắc bấy nhiêu và khi bị giá phá vỡ xuyên thủng, thì giá càng bộc phát lên cao (Dường Án Ngữ) hoặc lao xuống mạnh bấy nhiêu (Đường Nâng Đỡ). Tóm lại Bull-Bear, Án Ngữ-Nâng Đỡ là những ý niệm tâm lý và kỹ thuật rất quan trọng giúp một người đầu tư tự tín hơn khi quyết định, và quyết định khi ấy dựa vào những suy diễn khách quan hơn. Tất nhiên không ai mua hay giữ một cái stock đang xuống, chẳng ai bán những stocks đang lên.

Đối với những người buôn bán hay theo dõi thị trường chứng khoán, biểu đồ là một dụng cụ không thể thiếu. Ngay cả những người có trí nhớ đặc biệt, nhớ được rõ ràng giá tháng trước, tuần qua của nhiều cái stocks, cũng vẫn cần tham khảo biểu đồ để có một cái nhìn xa.

Biểu đồ đèn cầy

Thông thường biểu đồ là một đường nối liền những điểm tượng trưng giá đóng (Closing prices) sau một ngày, một tuần, một tháng v.v... Một đường biểu diễn đơn giản như thế không giúp hiểu được bao nhiêu sự biến chuyển tâm lý của thị trường. Thế nên có một người Nhật đã rị mọ sáng chế ra một cách ghi lại diễn tiến của giá cả mà sau này người ta gọi là Biểu Đồ Đèn Cầy (Candlestick Chart) bởi vì nó giống như những cây nến để kế cận bên nhau.

Hình C1 đối chiếu biểu đồ thông thường và biểu đồ đèn cầy.

Nhìn vào cây đèn cầy người ta thấy ngay: giá mở, giá đóng, giá cao nhất, giá thấp nhất trong thời gian nó biểu thị. Nhờ màu sắc tương phản nhau người ta thấy ngay đó là một thời gian giá đi lên hay giá đi xuống, độ dài ngắn của cây đèn cầy còn biểu lộ giá bình lặng hay giá giao động (volatile) trong thời gian này.

Dưới đây là một vài hình thái khác nhau của đèn cầy và ý nghĩa kèm theo của chúng.


Khi Bull và Bear tranh nhau, giá chưa ngã ngũ, tức chiến trận chưa biết ai thắng, áp lực đưa giá đi lên mạnh hay áp lực đưa giá đi xuống mạnh. Tất cả những đèn cầy mà giá không hay ít thay đổi thì gọi là Doji (C). Doji có những hình biến thể của nó như Đ và E.

Khi mở cửa thị trường, giá rơi xuống khá xa vì nhiều người lo ngại đã bán ra. Nhưng sau đó sức cầu mạnh lên, đã đưa giá trở lại như cũ, hoặc trên dưới mức cũ chút ít (Đ). Trường hợp ngược lại sau khi thị trường mở cửa, gia đi lên, nhưng rồi áp lực sức cung mạnh lên khiến giá tụt xuống trở lại. Trường hợp này tình cảm thị trường thường là yếm thế, chạy ra nhiều hơn là mua vô, tình cảm buồn thảm nên gọi là mộ bia (6)

Sau đây là một vài hình thái kết hợp đáng chú ý.


Chuồn chuồn đâu trên đỉnh cao thì hỏng. Đậu thấp có đường hơn (C4).



Cần nhìn ra cái đỉnh

Có lẽ để dễ mường tượng hơn, thử khảo sát một biểu đồ đèn cầy trong thực tế.


Với một biểu đồ vẽ theo lối cũ và ghi biến chuyển hàng giờ hay hàng ngày, thật khó nhận ra đường đi nước bước của thị trường. Những với cách vẽ đèn cầy và với time-frame weekly hay monthly tình cảm đi kèm với chuyển động của giá cả dễ nhận ra hơn. Và chỉ khi nào nhận ra thì quyết định mới mong đúng và khách quan.

Trong vòng một năm duy nhất - 2008, Index Kỹ Nghệ Down Jones mất trọn những gì đã gom góp trong nhiều năm trước đó, mà còn mất nhiều hơn thế. Biểu đồ C5 cho thấy những giai đoạn thịnh suy của index cầm cân nẩy mực này. Cho dù mua stock đúng lúc nhưng không nhận ra cái dương cửu của thị trường, tức bull market đạt đỉnh cao nhất và bắt đầu suy tàn, để bán đúng lúc thì thật đáng buồn.

Chúng ta thử nhìn vào cái đỉnh qua biểu đồ đèn cầy để xem trước khi thị trường lao xuống, tình cảm và phản ứng của giới đầu tư ra sao.


_____
Bị chú:

(1) William J. O'Neil, The Successful Investor, McGraw-Hill, 2004, Trang 1.

(2) Khi thấy thị trường đi lên, mua stocks giá thấp, sau này giá lên cao sẽ bán ra kiếm lời gọi là go long. Khi thấy thị trường đi xuống, vay stocks của broker bán cho đệ tam nhân, vì nghĩ rằng những stocks đó sẽ còn xuống giá nữa, sau này khi giá sụt giảm mua lại hoàn trả cho broker và kiếm lời trên số sai biệt, gọi là go short.

(3) Một biểu đồ ghi chú diễn tiến từng phút, từng giờ, từng ngày hay từng tuần v.v...đó là những time-frame khác nhau.
.
Bị chú

(4)“24 Essential Lessons for Investment Success”, sách đã dẫn . Trg 19.

(5) Trâu và Gấu khi đánh nhau, trâu dùng sừng để húc đối thủ lên - hình ảnh thị trường được nhấc bổng lên. Gấu khi muốn triệt hạ đối thủ thì đưa hai chân trước lên cao, dương móng vuốt dập đối thủ xuống, hình ảnh một thị trường bị lao xuống.


(6) Có thể đọc thêm: Josh Lukeman "The Market Maker's Edge" McGrow-Hill, New York, 2000

Tranh A.C.La

Mênh Mông
24" x 36", Oil on canvas
by A.C.La

Saturday, October 24, 2009

Chuyện đồng quê Hai Quẹo

Cá Kèo

Để đợi cơm chiều, vài người ở trần bận quần xà lõn ngồi trên giường tre cùng nhau đưa cay bằng dĩa khô cá kèo nướng. Loại khô muối lạt lạt, phơi dốt dốt vừa một hai nắng, đem nướng thấy nó tươm mỡ mướt rượt bắt thèm. Hay là bắt mấy con cá kèo tươi nhảy soi sói rồi lấy cọng lạt dừa lụi từ trên miệng xuống giữ cho nó thẳng, để khi nướng chín hông bị gãy, đem cập gắp nướng than hồng hay nướng rượu đế, xoay qua xoay lại, nó cũng tươm mỡ nhễu xèo xèo, nhìn thấy đố ai mà hổng muốn “vô” một chút cho ấm lòng.

Đó là vài cách ăn uống bình dân của những con người bình dị ở quê tui.

Cá kèo? Thuở giờ có ai siêng mà nói tới nó. Nó thấp kém và bị chê là “hạng cá kèo” trong nhiều trường hợp.Vậy mà sau này, nhờ cuộc cách mạng toàn diện biến quỉ thành người người thành quỉ, bo bo thành cao lương, đuôn dế cào cào châu chấu thành mỹ vị, thì bà con nghĩ coi, con cá kèo của quê tui cũng có giá lắm chớ? Nhứt là khi cần đi xóa đói làm giàu trong quán ăn, người ta cứ nhắc tới “Cá kèo kho gợt”. Vậy nên tui cần phải đem con cá kèo quê mùa đi đọ sức với dế cao cào mới được. Đại khái có mấy chuyện lặt vặt như sau đây.

Trước hết là:

1. Cá Kèo sống ở đâu:

Nhiều người cứ tưởng ở vùng Bạc Liêu Cà Mau mới có cá kèo. Thiệt sự thì cá kèo sống trong vùng đất liền nước lợ dọc bờ biển Nam Phần VN, nên Trà Vinh cũng là xứ của cá kèo. Bà con tui đôi khi gọi nó là cá bóng kèo. Bởi vì thấy nó sống chung hòa bình với các loại cá bóng khác như: bóng cát, bóng sao, bóng dừa, bóng trứng. Chúng sống trong vùng phù sa non quanh đám dừa nước, gốc đước, buôi tràm,vũng nước, thửa ruộng ven sông, v.v.., nhưng đông nhứt là trong mấy cái trãng cạn, trong láng nước vắng vẻ ít cây cối. Chỗ nào bùn cứng và đầy rể cây thì nó né xa. Nó thích phù sa mỡ gà, mềm uồi, cho dễ đào hang, và dường như nó cũng ăn luôn lớp phù sa mịn và bổ như kem hay bột sắn này được lắng lọc nhiều lần qua mấy ngàn cây số đường trường của nước sông Cữu Long ngọt lịm. Cứ lội xuống cái láng mênh mông, khi nước đứng trong veo, sẽ thấy rỏ mồn một nó ùa nhau chạy lẹ như tên, đen nước, để lại từng sợi bùn phía sau như máy bay phản lực phun khói. Nhưng bước chân mình đặt tới đâu thì chúng biến mất tới đó. Chúng chui hang rất nhanh. Nhìn kỹ sẽ thấy muôn ngàn cái lỗ nhỏ bằng ngón tay. Muốn bắt phải có tay nghề khá vững, phải biết thụt hang chận ngách và lanh tay. Lạ một cái là trong bầy cả ngàn con như vậy, con nào cũng bằng con nấy, hổng biết chúng nó được sanh ra ở vùng giao trời giáp nước nào mà khi nó vô đất liền định cư thì y như là chung một mẹ cùng một lứa. Còn điều nữa là, trong khi các loại cá bóng trứng, bóng cát, bóng dừa đều có trứng thì đố ai nhìn thấy trứng cá kèo ra sao. Bù lại cá kèo có bộ đồ lòng với cái gan vàng lườm, khỏi chê. Chúng di chuyển lên đất dường như vào đầu mùa mưa, cho tới lúc mùa rong thì đã thấy hằng hà sa số.

Chắc có vị thắc mắc tại sao kêu nó là cá kèo, bộ nó giống cây kèo nhà? Hổng phải vậy đâu. Cột, kèo, đòn giông, đòn tay, rui, mè trong cái sườn nhà hổng có cái nào nói lên hình dáng con cá kèo hết. Chỉ có con sẻ là giống y chang. Con sẻ là cái cây tròn lớn hơn ngón tay, dài hơn gang để khóa đầu cột với đầu kèo với nhau. Bởi vậy, hổng có con cá nào có hinh hài gọn hơ, trụi lũi, trơn lùi, hiền hậu như con cá kèo. Kỳ, vi, mang, vảy của nó rất mịn rất mềm, muốn chụp nó đầu nào hay muốn hốt cách nào cũng hông sợ đâm tay.

2. Bắt cá kèo:

Bắt cá kèo bằng tay thì thiệt là trần thân. Vì đất mềm quá, thụt ngón tay vô hang thì bị mất cảm giác, thấy chỗ nào cũng là hang, ngón tay đi ngọt sớt cả thước mà chưa đụng nó. Cho nên cách bắt thông thường là đặt lọp hay chà-ngôm đón khe nước từ đám rừng dừa nước, từ trên ruông hay trãng chảy ra, lúc trời mưa hay nước ròng. Ngày giở nhiều lần, dư ăn, dư bán. Nhưng có lối bắt cá kèo qui mô nhứt là đặt nò. Nò dùng để bắt nhiều loại cá, nhưng khi tép bạc và cá kèo chạy thì cái nò bị tràn ngập bởi hai thứ này.

Đất rừng vùng duyên hải quê tui như nằm trong lưới sông rạch do những nhánh sông từ Cổ Chiên, Hậu Giang đổ vô, phân ra không biết là bao nhiêu rạch, ngòi, xẻo và kinh đào đan nhau chằng chịt. Như giữa sông cái Cổ Chiên mênh mông, rộng đôi ba cây số, người ta đóng đáy giăng hàng ngang từng 5, 7 miệng, rồi tới hàng khác rải dài ra tới biển. Đáy ở biển gọi là đáy hàng khơi. Đóng dáy chỉ cần hai cột chánh. Miệng đáy và bọng đáy đều làm bằng lưới. Nò thì ngược lại, tất cả làm bằng cây. Trong các rạch nhỏ, người ta thấy toàn là nò. Còn cái vó thì có vẽ bắt mắt với khách bàng quan, đi du lịch, thích chụp hình, làm cảnh, nhưng nó hấu như vô tích sự ở đây. Cái vó thích hợp cho dòng chảy lờ đờ, lâu lâu kéo lên được chút ít cá tôm. Đặt nò, công phu hơn, nhưng cũng dễ ăn hơn.

Nò là gì?

Trong rạch rộng chừng 10 thước trở lên người ta có thể đóng giàn nò. Tùy chỗ có mương xẻo nhiều hay ít mà đóng nò, có khi 5, 7 trăm thước hay cả cây số có một cái. Nò có 2 phần chánh: miệng nò hình chữ V, hướng vìa phía thượng lưu để hứng cá. Nhưng chính yếu là số lượng cá tôm từ mương xẻo trút ra ở từng đoạn song. Miệng nò không thể bít hết sông, phải nép một bên, chừa khoảng trống cho ghe xuồng người khác qua lại. Cái nò chính có hình ống bự cỡ 2 ôm và cao đôi ba thước, bện bằng tre cật, như bộ giạc giường cuốn tròn. Dọc theo chiều dài là hom. Một cái nò có thể chứa đôi ba giạ cá, tép. Tùy con nước, người ta cần ngủ giữ hay không. Phía trên nò có sàn nò và cái chòi đục mưa.

Cũng như tép bạc, mùa cá kèo chạy là mùa mưa. Bình thường mùa khô mấy cái nò chỉ hứng được cá tạp như cá đối, cá ngác, cá út, cá lăng, cá bóng, cá xạo, cá mao, cua, lịch, tép và một ít cá kèo. Còn tép hay cá kèo chạy là gì? Hầu hết người làm nò thường có một lãnh địa nho nhỏ: vạt rừng, thửa ruộng, miếng láng, v.v.nằm phía trên miệng nò. Vào mùa mưa người ta đóng bao ngạn để giữ nước và cá tôm lại trong đó. Dân quê tui kêu đó là đập. Đó cách nuôi tôm, nuôi cá nương theo môi trường thiên nhiên. Thỉnh thoảng có mưa lớn, người ta xả nước từ từ, dùng cha-ngôm bắt số lượng nhỏ, bán lai rai. Rồi tới cuối mùa rong, cá tới lứa, đợi khi có mưa lớn thì coi như tổng càng quét. Bờ bao ngạn được phá ra, nước tuôn ào ào ra rạch mang từng luồng cá kèo ra theo. Bà con tui kêu là “chắt đập” Cả gia đình phải tham chiến. Ghe lớn ghe con được trưng dụng. Một dịp có thêm chút tiền.Rồi lâu lâu chắt đập lần nữa.

3. Biến chế thức ăn:

Cá kèo làm được nhiều món ăn lắm. Đơn giản nhứt là đem nướng như đã nói ở trên. Dân chợ có vỉ sắt đặt cá lên nướng. Ở quê, suốt ngày có bếp lửa của chão cháo heo hay kháp rượu, chỉ cần cái nhánh tre tươi chẻ đôi, bắt cá kèo lụi lạt cà-bắp đem cặp gấp nướng than. Đặc biệt hông có ai làm mắm cá kèo bao giờ. Cách nấu thì nhờ thịt hông xương và rất ngọt nên có vô số cách, tùy ý từng người. Hoặc nấu canh bí, canh bầu. Hoặc nấu canh rau tập tàng bỏ vô sả ớt và nêm mắm mà đồng bào Khmer của tui kêu là canh xim-lo. Hoặc kho mắm ăn và rau hay nấu nước lèo bún. Bà con thiệt thà lắm, thường chỉ biết nước lèo bún nấu bằng cá lóc, nếu dì nào nấu bằng cá biển hay cá kèo thì dì cho hay trước, để cho người ăn tránh được bịnh…ngứa do chất “phong” của cá biển gây ra. Nếu kể ra hết cách nấu cá kèo thì tốn giấy lắm. Nhưng tôi phải kể ra một chút mẹo vặt vìa cách mần cá kèo.

Mẹo vặt làm cá kèo:

Con cá kèo nhớt nhiều, rất trơn khó bắt, khó làm. Có người hốt bụm tro hay mạc cưa bỏ vô chà sát. Có người mài từng con trên nền cát cứng hay nền xi măng. Có người dùng lá duối, lá tre. Mọi cách dở ẹt. Chỉ có lá chuối là độc chiêu trị nhớt cá kèo. Tuốt một nắm lá chuối tươi, đem vô xé nhuyễn rồi vò cho dập nát, bỏ vô thau trộn chung với cá kèo, hông cần mạnh tay, chà sát cho đều chừng 5 phút, xong lựa cá ra rửa. Như một phép mầu, con cá sạch trơn, rít trịt, còn nguyên kỳ vảy. Đã vậy chớ. Rối mặc sức kho hay nấu.

Trở lại món ăn cá kèo, tui muốn nói tới món ruột mà tui nhớ muôn đời, thèm muôn thuở, đó là:

Cá kèo kho tộ

Kho tộ hay kho bằng cái ơ cũng vậy. Cá làm sạch chỉ cần cắt bỏ cái mỏ va đuôi, hông cần móc ruột, ai ăn cá kèo bỏ ruột là quá thiệt, rồi khứa đôi, khứa làm sao cho cái bụng còn nguyên. Kho cho thiệt già lửa. Kho lửa thứ hai càng ngon hơn. Thịt cá cứng còng. Bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm. Có khi thêm ít tóp mỡ. Ăn với cơm thật nóng, một món thôi, thêm chút ớt hiểm, ăn cũng đổ mồ hôi trán. Nếu có nồi canh chua ca ngác, ca lóc hay cá trê trắng v.v. thì xin miễn mô tả thêm, nhớ quá! Hoặc nấu cháo trắng gạo lúa mới cho đặc đặc, vừa quẹt vừa lua, cũng xuất hạn luôn. Người thành thị kỹ lưỡng, ăn cá kèo lừa bỏ xương. Tui chuyên môn nhai nguyên khúc, như kiểu ăn tép hông bao giờ lột vỏ. Còn cái bụng cá, tức là khúc đầu, phải lũm nguyên khúc. Ai mà chê bộ lòng cá kèo thì coi như chưa biết thưởng thức. Còn cái ơ kho, sau khi múc cá ra hết, phải đổ một tô cơm trắng vô ngào trộn thì cơm rang dương châu cũng thua.

4. Cá Kèo Kho Gợt:

Kho Gợt là gì?

Bắt nồi nước lên, nấu cho thật sôi, bỏ vô chút muối, đổ nguyên rổ cá kèo sống vô, cá nhảy rô rô rồi nằm yên, đợi nước sôi lại, vớt cho hết bọt, nhắt xuống, truyệt đối không bỏ hanh ớt tiêu tỏi bột ngọt gì cả. Đó là Kho Gợt.

Có nhiều người tưởng lầm cá kèo nấu canh mẳn với cá kèo kho gợt. Cá biển có 2 loại cá chuyên để nấu mẳn, thật ngon, đó là cá khoai và cá rựa. Cá khoai thịt mền, xương mềm, múp một cái lạ di tuốt. Cá rựa màu trắng giống cá hố, nhưng ngắn lắm, thịt toàn là xương, dầm cho nó nát ra, chan nước làm canh ngọt chưa từng. Gia vị nấu mẳn thường là muối, ớt và hành lá đâm nhuyễn. Hông có cà chua rau thơm gì ráo. Khi ăn nặn thêm chanh. Ăn luôn nước. Cá kèo nấu mẳn có thể làm sạch hay để luôn nhớt.

Nhưng cá kèo kho gợt lại là món đặc biệt của dân duyên hải. Nguyên thủy có thể là món ăn liền tại chỗ giữa rừng, như cá lóc nướng trui trên đồng. Nếu gọi là cá kèo luột cũng hổng trật. Bắt nồi nước cho thật sôi, nêm chút muối để tẩy nhớt tẩy bọt, đổ ụp nguyên rổ cá kèo sống vô, 2 phút sau là có món ăn tại “hiện trường”.

Nhưng coi chừng, thấy vậy mà chưa chắc vậy. Phải có chút ít ăn ý, như sau: Cá kho gợt phải là loại cá sống và sạch. Sạch là cái bụng nó sạch. Cá chạy nò là sạch nhứt, vì trong bụng nó hổng còn phân hay cát lảm xảm. Trong khi cá thụt hang thì dơ, phải rọng một hai ngày mới sạch. Thứ hai là nồi nước sôi phải bự, lượng nước nhiều gấp 3, 4 lần cá, để nó có sức nóng không giảm khi trút cá vô. Dĩ nhiên là lửa phải thật lớn. Thứ 3 là, phải đợi nước thật sôi mới đổ cá vô. (Chớ hổng phải có nhiều tay nói rằng đổ cá vô nồi nước lạnh rồi nấu từ từ cho sôi, trớt quơt). Thứ tư là không được nấu lâu quá 2 phút cho cá ra nước ngọt.

Như vậy, đổ cá vô nước đang sôi mạnh, ụp cái rổ lên liền, cá quậy nghe cái rồ rồi nằm yên, bọt nổi lên phập phều, vớt bỏ ngay, chừng một phút thì nhắt xuống. Nấu lâu cá bị lạt và mềm. Rồi ăn làm sao? Đổ bỏ bớt nước, còn lại sệt sệt để húp thay canh, vẫn không nêm nếm gì thêm, hoặc đổ cá chín vô cái rổ cho ráo, chỉ ăn cá không.Thịt cá vừa chín, giòn, ngọt, hết sức nguyên chất. Có thể ăn không trừ cơm hay độn chút cơm cho vui. Làm thêm ba sợi cho thơm râu. Gấp nguyên con, cắn cái đầu múp múp nhả bỏ, còn nguyên con ngốm một cái luôn xương. Hoặc lấy tay nắm cái đầu, dùng đôi đủa kẹp cổ hai bên, tuốt xuống, bỏ xương, khi đầy chén, nhỏ vài giọt nước mắm ròng, chút chanh ớt, lua nguyên chén cho nó vô tận óc o. Đó là cách ăn cá kèo kho gợt nguyên gốc bản quyền Trà Vinh.

Sau này, nhứt là hiện nay, cách “ẩm thực” quái đản này đã được xã hội hóa, văn minh hóa nhiều lắm. Người ta tẩy nhớt ca kèo bằng cách kho gợt, rồi muốn nấu canh chua hay nấu lẩu, thì thêm rau bổi vô tùy thích. Hoặc biến nó thanh lẫu, thành canh chua, mà nêm me, đường, nước mắm hay bột ngọt thật nhiều kiểu người Hà Nội tùy thích..

Khô cá kèo:

Khô cá kèo là món chiến lược, để dành được nhiều tháng và xuất cảng theo qua xứ tỵ nạn của người Việt. Cách làm khô cá kèo thì dễ như làm phân cá. Cá sống đang nhảy tưng tưng đem trút vô khạp nước muối, cá uống muối chết, rồi vớt đem phơi. Cá ít thì phơi trên liếp. Cá nhiều thì phơi bằng đệm. Con tôm khô, muối lạt phơi thật ráo thì mới ngon. Cá kèo hổng cần phơi khô quá, vì đem chiên nó cứng như củi. Để lâu quá sẽ hôi dầu.

Khô cá kèo nướng hay chiên chấm nước mắm me, nhâm nhi hay ăn với cơm đều tuyệt.

Vài lời kết:

Bị cuốn theo dòng thác văn hóa ăn tạp cào cào châu chấu hiện nay của đất nước ta anh hùng, tui mới mạo muội ghi lại mấy điều trên đây, theo sát kinh nghiệm bản thân tui.

Thứ nhứt tui muốn nói cách ăn uống như vậy đã có từ nhiều thế kỷ ở miền Nam. Nó thể hiện tính tình đơn giản mộc mạc của đồng bào tui. Tui muốn đính chánh lời phát biểu trịch thượng của những người mỗi tháng chỉ mua được một lần thịt theo tem phiếu, mỗi bữa cơm phải đặt dĩa bột ngọt làm chuẩn giữa bàn ăn, ngay giữa lòng đất ngàn năm văn vật, mà dám biểu rắng những món ăn như cá kèo kho gợt, cá lóc nướng trui, rùa hấp muối, gà nướng đất sét…là thức ăn “KHAI HOANG NAM BỘ”. Dĩa bột ngọt giữa mâm cơm có phải là thức ăn văn minh của vùng đã khai hoang? Hoang hổng hoang gì ở quê tui cũng còn giữ cách ăn uống đó.

Thứ hai là khi đọc hay xem phim quảng bá về tiến bộ của đất nước VN, tui thấy có trên 90% nói vìa ăn, ăn, ăn. Người ta bị ám ảnh vìa đói ăn gần nửa thế kỷ rồi (1954-1984). Bây giờ ăn bù. Ăn thế cho thế hệ đói khát của cha ông. Ăn tới mướt môi như nhà hàng Quảng Đông. Việt Nam nhờ mấy chú mấy bác mà đẻ ra được một “bản sắc văn hóa dân tộc” mới tinh, văn hóa ăn, mà con cháu của mấy chú trịnh trong kêu là “VĂN HÓA ẨM THỰC’ chưa từng có trong lịch sử nước nhà.

Như vậy tui viết lại cách ăn cá kèo cũng chưa phải là nói lên những ẩn ức của cái đói. Hy vọng đây cũng là một trong hàng ngàn chuyện giải khuây. Vây thì dứt ngheo./.

Hai Quẹo
Những ngày phục sinh, 8/2008


Friday, October 23, 2009

Thế giới tượng cát‏

Tuong cat "Khong Chien Tranh"

(Cam on anh NDPhuc gioi thieu)


Lạc vào thế giới tượng cát tuyệt mỹ
Từ một cậu bé nghèo, Sudarsan Pattnaik đã trở nên nổi tiếng và giàu có nhờ những bức tượng tinh xảo được tạo nên từ cát.

Nghệ nhân Sudarsan Pattnaik, từ thành phố biển Puri của bang Orissa, Ấn Ðộ, đam mê mãnh liệt nghệ thuật tạc tượng trên cát. Với bàn tay tài hoa, Pattnaik đã biến những hạt cát trở thành các bức tượng tuyệt mỹ.
Những công trình của Pattnaik lấy cảm hứng từ nhiều chủ đề khác nhau, từ tình trạng khí hậu nóng lên toàn cầu, hòa bình thế giới cho đến căn bệnh thế kỷ AIDS, dịch cúm A/H1N1… Chân dung của các nhân vật nổi tiếng thế giới như Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông vua nhạc Pop Michael Jackson... cũng được Pattnaik tái hiện.
Các tác phẩm của Pattnaik còn được xem như một thông điệp để thu hút sự chú ý của mọi người đối với các vấn đề nóng của thế giới.

Sức khỏe



Cám ơn anh Lê Hiếu Nghĩa, ĐS17, đã sưu tầm và giới thiệu. NVSáu, TS4

Wednesday, October 21, 2009

Động vật hiếm


Con slender loris tìm được ở vùng Nam Á như Sri Lanka.
Slender Loris sống trong rừng nhiệt đới ở cao độ trên dưới 700 mét.

Ban đêm dùng đôi mắt khổng lồ đề săn côn trùng.
Môi sinh của chúng càng ngày càng thu hẹp và bị săn bắt,
dùng làm thuốc trị các bệnh về mắt là những nguyên nhân chính
đe dọa sự sinh tồn của loại động vật này.

Tuesday, October 20, 2009

Đọc cho biết

NỮ ÐIỆP VIÊN TÀU CỘNG


Hanjuan Jin,Computer Engineer

Ngày 17/4/2009, bộ phận phản gián của Cục Ðiều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Hanjuan Jin, một phụ nữ Mỹ gốc Tàu về tội sở hữu hàng ngàn dữ liệu liên quan đến an ninh mạng của một công ty phần mềm tại thành phố Chicago, Mỹ. Nếu không được ngăn chặn kịp thời thì số tài liệu vô cùng quan trọng này sẽ được Jin chuyển giao về lại Tàu Cộng

Như Mata Hari, nữ điệp viên nổi tiếng của thế kỷ XX, nói thông thạo cả tiếng Hà Lan, Anh, Pháp, Ðức, bị tử hình vào ngày 15/10/1917 về tội làm gián điệp nhị trùng cho cả Pháp và Ðức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) thì đến thế kỷ XXI đã xuất hiện tại nhiều quốc gia phương Tây, làn sóng các nữ điệp viên người Tàu Cộng ngày đêm len lỏi vào nội bộ các tập đoàn kinh tế, các phòng nghiên cứu khoa học và cả các cơ quan an ninh, tình báo để thu thập vô số thông tin về kinh tế, khoa học và quốc phòng chuyển giao về lại Tàu Cộng

Trước đó, vào ngày 8/3/2009, một phụ nữ Tàu khác tên Yaming Nina Qi Hanson cũng bị FBI bắt giữ tại bang Maryland, Mỹ, về tội sở hữu bất hợp pháp các tài liệu về thiết kế điện tử hệ thống điều khiển tự động của máy bay không người lái của một công ty điện tử hàng không ở thành phố Columbia.

Còn tại Canada, vào ngày 20/12/2008, một phụ nữ Tàu Cộng tên Yu Xin Kiang đã bị bắt giữ tại thành phố Vancouver về tội đánh cắp thông tin kỹ thuật liên quan đến an ninh mạng của Hải quân Canada để chuyển giao về Tàu Cộng.

Cả ba trường hợp này đều nằm trong một kế hoạch sử dụng tình báo kinh tế và tình báo công nghiệp như là các biện pháp hữu hiệu để giúp Tàu Cộng trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự trên thế giới. Trong hơn hai thập niên qua, mạng lưới điệp viên đông đến hàng ngàn người, cả nam lẫn nữ, hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các quốc gia phương Tây, Tàu Cộng đã làm được một việc quan trọng: đó là tổ chức thu thập và đánh cắp các kỹ thuật của phương Tây và sử dụng chúng để đối phó với các quốc gia này.

Trong thời kỳ Chiến tranh lB Anh, tuy cố gắng nhiều, nhưng Liên Xô cũng không thu thập được bao nhiêu về những bí mật công nghệ của các quốc gia phương Tây. Hậu quả là nhiều kỹ thuật của Liên Xô đã tụt hậu so với các kỹ thuật ngày càng hiện đại của các quốc gia phương Tây.

Trong khi đó Tàu Cộng tin rằng có thể tránh được những sai lầm mà Liên Xô đã mắc phải bằng hai biện pháp:

- Biện pháp thứ nhất : là mở cửa kêu gọi các quốc gia phương Tây đầu tư xây dựng các nhà máy tại Nưóc Tàu để các nhà quản lý, các kỹ sư và cả công nhân của mình có thể học hỏi và tiếp thu khoa học kỹ thuật một cách hợp pháp.

- Biện pháp thứ hai : là cho phép hàng trăm ngàn sinh viên, chuyên viên đến học, tu nghiệp tại các quốc gia phương Tây, trong đó có không ít người là điệp viên nội gián. Những người này trong thời gian học tập và sinh sống tại nước ngoài đều phấn đấu tìm được việc làm tại nhiều đơn vị kinh tế và khoa học mũi nhọn rồi sau đó tìm cách thu thập và cả đánh cắp những bí mật về công nghệ chuyển giao về nước.

Theo một nghiên cứu của tạp chí Global Security có trụ sở chính đặt tại thủ đô London của Anh, hiện có khoảng 10.000 điệp viên Tàu Cộng đội lốt sinh viên, nhà nghiên cứu, chuyên viên công nghệ đang hoạt động tại các quốc gia phương Tây, trong đó có đến 2/3 là nữ giới. Hầu hết những điệp viên này đều được tuyển dụng thông qua kế hoạch bí mật của Bộ An ninh quốc gia Tàu Cộng có tên gọi Kế hoạch 863.

Kế hoạch 863 gồm hai phần:

a/ Phần thứ nhất là tuyển dụng điệp viên trong giới sinh viên, trí thức tại Trung Quốc, huấn luyện nghiệp vụ tình báo trước khi gửi họ đến học tập tại các quốc gia phương Tây.

b/ Phần thứ hai là sử dụng những nhà ngoại giao, đại diện thương mại người Tàu đang làm việc tại các quốc gia phương Tây để tuyển dụng điệp viên nội gián trong cộng đồng người Hoa sinh sống tại các quốc gia này. Những người này không chỉ chấp thuận làm việc cho tình báo Tàu vì lòng yêu quê hương mà còn được hứa hẹn sẽ được trả công xứng đáng.

Trường hợp 2 nữ điệp viên người Yaming Nina Qi Hanson và Hanjuan Jin bị bắt giữ tại Mỹ vào tháng 3 và tháng 4/2009 rơi vào phần hai của Kế hoạch 863, còn trường hợp của điệp viên Yu Xin Kiang bị bắt giữ tại Canada vào cuối năm 2008 lại rơi vào phần một của Kế hoạch 863.

Katrina Leung Katrina Leung with
former President
of the People's Republic of China
Jiang Zemin

Thế nhưng, chính vụ FBI bắt giữ được một nữ điệp viên người Tàu tên Katrina Leung vào tháng 4/2003 mới gây chấn động dư luận. Leung là một phụ nữ xinh đẹp được Bộ An ninh quốc gia Tàu Cộng tuyển dụng tại Quảng Châu và được cử đến hoạt động tại Mỹ với giấy thông hành Ðài Loan.

Tại Mỹ, Leung theo học tại Ðại học Cornell và Ðại học Chicago . Sau khi tốt nghiệp đại học, Leung trở thành chuyên viên công nghệ của một công ty điện tử tại thành phố Los Angeles đồng thời được FBI tuyển dụng làm cộng tác viên để thu thập thông tin trong cộng đồng người Hoa sinh sống tại đây. Tận dụng vỏ bọc này, Leung đã thu thập nhiều thông tin quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế của Mỹ chuyển giao về Tàu Cộng.

Năm 1991, FBI bắt đầu nghi ngờ về hành tung của Leung nhưng phải đợi đến tháng 4/2003 mới thu thập được đầy đủ chứng cứ để buộc tội Leung làm điệp viên nội gián. Các phương tiện thông tin đại chúng đều nhận định rằng Leung mới đích thực là một Mata Hari thời hiện đại. Thế nhưng, trong khi Mata Hari thật bị tử hình vào ngày 15/10/1917 thì những Mata Hari thời hiện đại như Leung, Yaming Nina Qi Hanson, Hanjuan Jin hay Yu Xin Kiang chỉ phải lãnh án tù giam.

(Không rõ người viết)
NT giới thiệu

Monday, October 19, 2009

Những chuyện có thật: Học sinh ngày nay

Tập làm văn

"Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em"

"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
**

Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"

"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."
**

Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"

"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
**

Đề bài :Miêu tả hình dáng cô giáo em?
"Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám".

Hay "cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn"
**

Miêu tả về bà?
"Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau, mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm dọa nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay
**

Tả đôi mắt của ông?

"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!.
**

Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều

Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "

Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả, phân tích bậy bạ, tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm.
**

Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.. "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng... mẹ." Lời phê của thầy giáo: "Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)
**

Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.

Đề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.

" Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".

Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:

Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra... kẻ dữ hiền."

Bạn học sinh này đã tự ý ngắt cụm từ như thế đấy.
**

Em hãy tả đêm giao thừa
"Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..."
Commentaire: bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.
**

Em hãy tả con gà trống nhà em
"chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái "!?
Commentaire: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật
**

Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."
Commentaire: Không hiểu là xem cái gì nhỉ!
**

"áng văn" độc đáo
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
Comment: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự! Bụp!..."
**

Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"
Comment: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất
**

Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, các giáo viên lại bắt gặp rất nhiều bài làm văn học sinh viết rất ngây ngô, tréo ngoe. Những bài văn chương “rợn tóc gáy” này cứ tái diễn hằng năm.

Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thầy cô tích đứt, em cảm ơn)

** (NT)

Tạp ghi

Tạp ghi

Dường như tui biết bắt ếch từ hồi bốn năm tuổi. Ông Dương Năm, em rể của bà ngoại tui làm chứng vụ này. Ông thường ngồi trên ngạch cửa, trước hàng ba, coi đám con nít đùa giỡn. Có lần thấy tui té sấp, sải dài bốn chưn thì ông hỏi bắt được mấy con ếch. Rồi những lúc tắm mưa, khi bị trợt chưn té, cũng được hỏi có chụp dược con ếch nào không.

Thì ra quê tui có nhiều ếch. Người lớn hay bắt ếch. Con nít cũng bắt ếch. Chính cảnh sống trù phú ở đồng quê đã đẻ ra cái tiếng “chụp ếch” bất hủ đó. Ở chợ bị té thì bị kêu là đo đường hay đo ván chứ làm sao có ếch mà chụp. Chụp ếch! Vừa đau vừa mắc cỡ nhưng 2 tiếng dễ thương đó đã hóa giải ngay, giúp tui vui cười và lồm cồm đứng dậy giỡn tiếp. Rồi tới bảy tám tuổi thi chính tui đi chụp ếch thiệt.

Chụp ếch.

Tui may mắn được sanh ra và lớn lên ngay giữa vựa lúa miền Nam. Quê tui là miệt giồng nên ít vườn mà nhiều ruộng. Nhà cửa lưa thưa nằm trong vuông tre, dài trên lươn cát cao ráo sạch sẽ, nhìn ra cánh đồng lúa mênh mông phía trước. Mùa hè đồng khô đất nẻ. Mùa mưa nước ngập như biển khơi. Bắt cua, bắt ốc, câu cá, xúc tép, đặt lờ, đặt chà ngôm, v,v,..nghề nào tui cũng có rớ tới. Riêng việc bắt ếch thì kéo dài quanh năm suốt tháng, vì mùa nào cũng có ếch. Miền Nam mưa hòa gió thuận cho nên hổng cần “Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm”. Quê tui hổng có cái bát mà chỉ có cái chén. Thay vì lấy đầy chén cơm mà lấy đầy bồ lúa, còn dư để san sẻ cho đồng bào ngoài kia. Ông trời thương người chất phác hiền lành ở đây nên chưa “lạy” mà ổng đã ban cho thật nhiều mưa.

Khoảng đầu tháng tư bắt đầu mưa, vừa đủ làm mềm đất. Rồi từ từ mưa nhiều hơn, ruộng dần dần đọng nước. Đó là mùa của cua đồng, ốc bưu, ếch nhái, cá tép và cả chuột. Chuột đồng mập tròn trắng phau cũng bỏ bờ ruộng nhập bọn lội đầy nước, tìm đường lên giồng. (Chuyện làm hầm để bắt chuột cũng lạ lắm. Dịp khác tui sẽ kể cho bà con nghe). Mùa khô nắng nóng làm rung rinh mặt đồng, tưởng hổng còn con gì sống được. Bây giờ mưa xuống, sức sống bừng bừng dâng lên theo nước. Nhiều người túa ra đồng. Người lớn đi bắt ếch, xách theo giỏ, nôm. Con nít thì giỏi bắt cua, bắt ốc đem vìa luột ăn chơi. Tui chơi kiểu tài tử, kiêm nhiều nghề, thấy ếch ham quá tội gì chờ người lớn tới chụp. Thay vì dùng nôm, tui bắt bằng tay không. Mưa trắng trời đất. Ếch đang say mưa như say rượu, coi mọi thứ là mập mờ nhân ảnh, nên việc bắt nó tương đối dễ. Tui cũng là dân mê đá banh nhưng chưa hề tập giữ gôn. Giờ phải dùng tới nghề đó. Đang lội rào rào, thấy con ếch đang nổi đầu, cách chừng vài thước, hai con mắt lồi nhòe nhẹt nước mưa, bước nhẹ tới cho vừa tầm. Một cái ào, tui phóng mình tới như bay, hai tay vói chụp, té nằm dài trên nước, mặt mũi tèm lem. Hổng đau, nhờ có nước đỡ. Phải chi tui là thủ môn, chắc khỏi chê. Rồi tui tiếp tục bay, tiếp tục phóng, lâu lâu cũng dính được một con. Thì ra chụp ếch là vậy. Ông Dượng tui so sánh với cái té sấp trên sân thiệt là trúng. Mà té ngoài ruộng thì sướng còn gì hơn. Tui và các bạn cứ đùa giỡn xôn xao la hét như hội. Nước vừa tới đầu gối, gốc rạ nổi lều bều, tụi tui vừa chạy, nhảy, bò, nằm, trườn vừa tìm dấu những con cua, con ếch đầu mùa mập ú. Người lớn lội xa vô vùng trắng đục giữa cánh đồng mênh mông. Họ cố bắt cho thật nhiều để mai quảy ra chợ làng bán. Ếch bắt được, cột bằng dây. Trời xui nó có cái “eo ếch” để cho mình cột, hổng bao giờ vuột. Tắm giỡn đã thèm, một hồi cũng mệt, đói bụng, lên bờ vìa nhà. Mặt môi tái xanh vì lạnh mà cái bụng thì ấm vô cùng, khi nghĩ tới bữa cơm chiều nóng hổi với ếch kho sảớt hay xào bông mướp hương .

Đây xin nói lạc đề một chút, đó là chuyện ăn cua ăn ốc ở quê tui. Cua phải đựng bằng thùng thiếc cho nó khỏi bò ra. Cua đồng đầu mùa đều bư và mập lắm. Nhưng việc bắt cua đồng, ốc bươu vẫn bị coi là của con nít là vì đó là món ăn chơi và bán hông ai mua. Bắt được, đem vìa, lưa ốc bươu đem ngâm lá ổi, bỏ riêng để đó tính sau. Còn lại cua đồng thì rửa sạch, trút vô cái nồi nước sôi bự chảng. Luột chín đổ ra cái rổ thưa cho ráo. Đâm một tô muối ớt, nặn vô chút chanh. Rối thì cả nhà cha mẹ con cái, hú hàng xóm tới, ngồi xung quanh, làm một chầu hả hê cua luột chấm muối chanh. Ăn thả dàn. Ăn không, hổng cần độn cơm khoai gì ráo. Ăn chơi mà. Còn ốc cũng vậy. Cứ luột, xong rồi làm chút nước mắm cơm mẽ sả ớt. Và cũng xúm lại, bẻ gai bưởi, cây móc tay hay tăm cật tre, lể ăn chơi. Sao mà thiên nhiên quá đỗi. Riêng tui còn có thêm món độc là ốc nướng và càng cua nướng. Tui lựa càng cua thật lớn, ốc bươu thiệt bự đem đặt nằm ngữa trên lửa than. Nó sẽ sôi, bốc hơi xì xèo thơm thơm, rồi khô nước và vỏ cháy khét nghe thơm phức. Đập ra, thịt vàng lườm, vừa dai vừa giòn. Thịt ếch cũng vậy, tui lấy con ếch lột sẳn, sát chút muối, lấy nhánh tre chẻ đôi cặp gấp nướng cho tới vàng. Cũng ăn chơi tại chỗ. Các bạn thử đoán coi nó ngon cỡ nào. Cái xứ quê xa hóc bà tó có lối ăn uống kỳ cục vậy đó. Toàn là ăn nguyên chất chứ hổng biết ướp cả chục thứ gia vị kiểu Tàu.Và chính tui cũng dốt và kém văn minh văn vật lắm. Cho tới khi lên Sài Gòn, tui mới biết Phở, rồi Bún Riêu và chỉ nghe nói tới Bún Ốc. Sau này, một số bà con sống gần tỉnh, biết có người tìm mua cua đồng nấu bún, bèn gom xách đi bán để kiếm thêm chút tiền còm.

Soi ếch.

Tối lại, nếu còn mưa thì đó là dịp đi soi ếch hội. Trên giồng ểnh ương kêu uênh oang đục ngừ xa vắng. Trước sân nhà cóc âm thầm bắt mối, mấy con mối đất rã cánh sót lại hồi chiều. Không màn tới món cháo cóc ngon hơn cháo gà, tui bị thu hút bởi tiếng ếch kêu mưa ngoài ruộng, chúng đang hòa tấu nhạc tình. Vâng, mỗi lần mưa dầm tới tối thì từng đàn ếch họp lại kêu râng. Đúng ra hổng phải chúng hợp xướng đâu. Tiếng kêu râng trời đó phần lớn là do mấy con cái. Chúng đang hú bạn tình tới. Nếu chạy ngay tới chỗ đó mà bắt thì hổng được bao nhiêu. Phải đơi chút nữa. Chừng nào nghe bớt ồn hay nín khe thì chính là lúc tụi nó đang tù ti với nhau. Y như người ta mình vậy. Vô trận rồi thì nó nằm im, nổi phêu phêu, bất kể nhân sự. Bắt ếch đang bắt cặp vậy mới thật là mê. Rọi cái đèn soi tới gần đụng nó mà nó hổng chịu lặn. Đúng ra thì cũng vì nó mê đèn, “chịu đèn” lắm. Tay trái cầm đèn, tay mặt lần lần trong tối sau chóa đèn, cho tới sát rối thọt nhanh ra chụp lấy nguyên cặp. Đã cái tay. Có lúc tui tò mò muốn biết tụi nó “bắt cặp” ra sao nên đứng yên quan sát thử. Coi ngộ lắm. Ếch bà thì bề xề một đống, ếch ông thì y như cụ đồ lưng ngắn hay ông tiên nâu sống nhờ…lưng vợ. Con cái bự chảng đang cõng con đực nhỏ síu trên lưng, phần hạ bộ của chúng hông có đụng chạm tiếp giáp nhau gì ráo, vì toàn thân con đực chỉ nằm tới “eo ếch” con ếch cái. Nhưng có cái gì đang tiết ra. Phần sau con cái có bao phủ một lớp nhờn có lộn hột é. Con đực thỉnh thoảng bắn ra từng tia nước mịn vô lớp hột é đó. Cái màng trứng loang loáng như dầu nhớt từ từ lan ra, nổi lềnh bềnh trên mặt nước, có khi rộng gần cả thước xung quanh. Sức sống đang hòa hợp cộng sinh. Rồi ít bữa sẽ có bầy nòng nọc? Bắt chúng ngay trận tiền như vậy tội quá. Mà sao tui vẫn thộp cả hai bỏ vô giỏ!?

Ông Dượng tui cưa cho tui mấy ống tre, thông 2 đầu. Da ếch đem bịt trống. Da con nhỏ thì dùng lon sữa bò hay lon trái vải bịt lại, để có thêm âm độ. Đũa tre trong nhà hao thêm. Rối những buổi trưa tụi tui hòa tấu nhạc trống “cơm” nhỏ tí siu.

Người lớn còn có cách bắt ếch bằng cái đó và mồi thuốc nhữ. Tối đem đặt trên gò đất gần ruộng, lâu lâu xách đèn đi thăm, sáng ra nhà có cả giỏ ếch. Tui hổng siêng học vụ này. Mà mấy ổng giấu nghề lắm. Hết mùa mưa, nắng khô đồng thì đi đào ếch.

Đào ếch.

Khoảng sau Tết, ruộng chỉ còn trơ gốc rạ và đất nẻ. Cá tôm tưởng đâu chết hết nhưng thật sự có một khối thực phẩm khá lớn còn tiềm ẩn dưới đất. Nhiều nhứt là chuột, rắn, cua, ốc, lươn, cá trê và ếch. Hầu hết núp trong hang. Hang ăn xéo vô dưới chân bờ ruộng. Muốn bắt chỉ có cách đào. Đào ếch hay chuột thì mê lắm nhưng nhiều lúc cũng hồi hộp. Sợ rắn. Nhìn miệng hang, có thể biết con gì trong đó. Hang chuột có đầy đất vụn và khô. Hang cua thường có một vạc bùn trên đó lấm tấm dấu chân. Hang rắn thi khô queo, láng o. Nhưng hổng phải lúc nào nó cũng đơn giản như vậy.

Rắn là tên gian manh, nó chuyện lựa hang đào sẳn mà chiếm đất cướp nhà người ta. Hầu hết là loại độc ác, giết người. Nó chui vô giết chủ nhà rồi ở đó luôn. Có khi nó mới chiếm chỗ định cư, hoặc nó chỉ mượn cái ngách lưng chừng để ở, chưa xóa hết dấu chân cua, tưởng hổng có nó, vội thò tay vô thì nguy chí mạng. Cho nên đi đào chuột, đào ếch phải dẫn theo chó, loại chó săn nhỏ con như chó Phú Quốc. Chó đánh hơi và giúp người bắt những con rắn hay chuột chạy vuột. Cẩn thận hơn là phải dùng cái ngoéo sắt nhỏ rà trước khi đào. Nhiều khi mới vừa móc móc là chuột hay rắn phóng ra rồi. Nếu chụp hụt, người và chó mặc sức mà rượt.

Bây giờ xin nói chuyện đào ếch của tui. Con ếch cũng khôn tổ cha, như cá trê cá rô, và nó cũng mánh như rắn, nhưng hiền hậu lắm. Con ếch moi sình thì giỏi nhưng bới hang đất khô thì bết lắm. Cho nên nó cũng chuyên môn ở đậu với cua đồng. Bắt ếch chỗ sình khó hơn là câu. Cho nên cứ tìm hang cua đồng, một công hai việc. Ruộng càng khô, nước trong hang càng giựt, con cua thỉnh thoảng phải nạo vét lòng hang cho sâu thêm. Vì vậy mà nó thường đụn lên miệng hang một bệt đất ẩm. Con ếch cũng cần nước, cho nên tìm cách lén vô ở chung. Nhưng hổng phải là con cua nó đồng ý đâu, nếu nó biết thì chắc đã sực món mồi tươi này rối. Không biết canh me hồi nào mà anh ếch chuyên môn lặn trong bùn tận đáy hang, im lìm nằm dưới bụng con cua, lâu lâu ảnh lén lú lỗ mũi lên để thở không khí. Sau khi móc con cua ra rồi, rà lại đáy hang, sâu trong bùn, thường là bắt được con ếch thật mập nằm ngụy trang trong đó. Phần nhiều là hang cạn, thọt tay là tới. Gặp hang sâu mới cù ngoéo hay đào cho rộng miệng dễ thọt tay hơn. Cây cù ngoéo làm bằng căm xe đạp hay cọng kẻm, cong cong nhỏ síu như ngón tay co, gắn vô cái cán tre, dùng móc cua, ếch, chuột, rắn… là trúng nghề nhứt. Ếch và chuột đồng mùa hè ngon một cách kỳ lạ. Chuột mập nhờ ăn thóc gặt sót ngàn trùng trên đồng. Thịt chuột muối sả đem chiên hay nướng nguyên con, vàng hực, thơm phức, ăn cơm lấy tay bóc, môi và ngón tay mướt rượt, thiệt đã đời. Ếch đem kho sả ớt thì bảnh hơn thịt gà nhiều, ăn cơm cũng quên thôi, hoặc đem xào lăn để đưa cay, nhậu té lăn hồi nào hổng hay. Bữa nào làm biếng ra đồng, tui xách cần đi câu ếch.

Câu ếch.

Câu ếch là môn dễ nhứt, giống như câu cá chốt, cá sặc, bãi trầu hay câu cá lòng tong vậy. Cho nên việc này là của con nít, tui cũng rành sáu câu. Đi đôi với chuyện câu, còn có vụ đâm ếch cũng hông kém phần hấp dẫn. Xin từ từ kể cho quí vị nghe.

Đâm hay chỉa ếch và câu ếch mùa nào cũng làm được, nhưng thích nhứt là vào mùa khô. Khi trời dứt mưa, ếch rút vô tỵ nạn trong đìa, bào, giếng. Đất miệt giồng cao, ven giồng thường có bào với cây gừa phủ mát rượi, là chỗ lý tưởng cho ếch dung thân. Nhưng nó còn ở trong mấy cái giếng lạn, chung với ểnh ương. Giếng lạn là giếng nước tưới trầu, hoặc xài cũng được, có đó từ thời cố lủy nào, thường nằm dựa buội tre hay dưới tàn cây ngái. Nó hình cái nón lá khổng lồ lật ngữa, bên hông có vét con đường nhỏ để lội xuống múc nước thẳng vô cặp gào dai rồi gánh đi lên. Khi nước cạn, chỉ cần xách cái xuổng móng tay xuống vét thêm một chút. Đất giồng toàn là cát nên nước giếng lạn trong ve mát rượi.

Cây xà no (cây chĩa) gồm có cái mũi sắt làm bằng căm xe đạp, đập dẹp, mài nhọn và có cắt ngạnh một bên, y như nửa mũi tên, gắn vô đọt cây trúc thật thẳng. Trưa nắng chang chang, trời im phăng phắng, ếch thường nổi đầu trên mặt nước hay nằm yên trên bờ chờ mồi. Con bướm, con mối hay châu chấu bay qua thì biết. Tui lén núp trên bờ ngồi chờ, lựa thế làm giàn phóng xà no. Thấy nó, đưa nhè nhẹ tới, còn cách chừng 4, 5 tấc, phóng một cái rẹt, tiếng ẹo a ẹo ơi vang lên là ăn tiền. Con ếch vừa vẩy dụa vừa kêu la có chút bi ai. Nhưng rồi tui vẫn đâm ếch và câu ếch. Nghĩ lại hồi nhỏ sao tui ác quá. Tội hơn là khi mình làm thịt nó, mới kê dao vô đầu cứa cứa là nó chấp tay lạy lia lịa, miệng cũng kêu éo éo. Rồi lại còn rạch lưng, tuột hết da, như cổi áo từ sau lưng, lột trần nó ra để nó nằm tênh hênh, như người mẩu thất thế khoe “đùi ếch trắng hếu”. Tội nghiệp lắm.Thiệt ra thì tui thích câu hơn. Câu ếch có vẻ ít ác mà thích thú hơn.

Chỉ cần có cái nhánh tre dài hay cây trúc con nho nhỏ là làm được cần câu. Sợi nhợ chừng vài thước. Cái lưỡi câu làm bằng kim cúc hay dùng lưỡi cũ của người lớn hông xài cũng được Đơn giản như vậy là vì khi nó táp, mình giựt một cái là đưa nó lên bờ ngay. Còn mồi thì dùng bông mướp. Dường như ếch mê ăn bướm hay mối. Con ếch đang nằm yên, cứ việc đưa cần câu ra nhấp nhấp cho cái mồi bông mướp vờn vờn lại, nó tưởng con bướm đang bay, quên nhìn cái cần phía trên, dù cách xa cả thước nó cũng vội phóng tới bắt cho được. Hàm ếch thì rộng hèn gì, cho nên nó hông thoát nổi. Trong cái yên tịnh buổi trưa, núp trong bóng mát, một mình âm thầm giựt một con ếch, vừa nghe giỡn óc nổi da gà vừa cảm thấy lâng lâng sung sướng, cái cảm giác ít ai biết được.
Nhưng câu hay đâm ếch có cái bất tiện là, mỗi lần bắt được một con thì làm động giếng, tụi nó lặn hết. Thay vì yên lặng ngồi chờ nó nổi lên lại, phải đi vòng vòng tìm chỗ khác, lác sau trở lại. Câu ếch cũng tập được cái tánh nguội, bớt nóng nảy, hổng khéo biến thành thiền sư ruộng.

Thịt ếch đôi khi đã trở thành cao lương mỹ vị, phổ biến khắp năm châu. Chiên bơ, cà ry, xào lăn, lăn bột, v.v. có trăm cách nấu nướng, xin miễn nói. Đời tui, tui chỉ thích món ếch kho sả ớt trong những bữa cơm đạm bạc gia đình mà lại nhớ muôn đời.

Bù Tọt.

Trong nhiều lần kể chuyện, tui thường nhắc tới con bù tọt. Bây giờ xin kể rỏ thêm một chút. Xin bà con đừng lẫn lộn với con “bò tót”. Có lẽ rất nhiều người chưa hề thấy nó ra sao. Bù tọt thuộc loài ếch nhái, nhưng chuyên sống vùng nước lợ duyên hải. Nó in hịt con ếch, nhưng nhỏ con hơn, da lưng ít bông và lợt hơn, mình thon đầu nhọn hơn. Nó cũng từa tựa con nhái cơm, nhưng lại bự con hơn nhái, không trắng bằng nhái. Nếu nói nó là gà tre, thì ếch là con gà nòi. Dù cho già cách mấy nó cũng hông bự bằng ếch được Thịt bù tọt ngon như thịt ếch, rất dễ ăn, dễ chế biến, xương nó mềm lắm, ăn có thể nhai luôn. Hương vị những bữa cơm với bù tọt ram sả ớt hay xào củ hành cary một đời còn theo tui.

Khoảng thời gian mấy tháng cuối mùa mưa, bù tọt hay xuất hiện từng đợt rất nhiều, như hội. Nó nhảy lên đất liền, nhảy tùm lum đen đất, thấy mà ham, có khi nó lên gò, vô giồng và cả sân chợ làng, mặc sức mà hốt. Bà con miệt cồn duyện hải bắt từng càng xé, đem vìa lột da, đựng trong bao bố hay bao cà-ròn, chở lên tỉnh bán đầy chợ luôn. Dân thành có thêm buổi chơ dễ mua và ngợi hơn. Ngoài tôm cua cá tép, ông trời còn thưởng cho dân quê tui loại thực phẩm đặc biệt này, bổ dưỡng hơn thịt heo thịt gà.

Kết chuyện.

Ngày nay ếch được nuôi theo phương pháp khoa học, thấy nó tui hổng có cảm tình chút nào. Tui cứ nhớ héo ruột mấy con ốc bươu lớn bằng trái quít tui chạy ra ruộng bắt vô, rồi nướng liền trên bếp lửa cháo heo, lúc nào cũng đỏ rực, cháy vàng thì gấp đem ra. Ây dôi! Cái món ăn quê mùa hoang dã vậy mà sao nó buột trái tim tui dính khắn với quê hương, hông bao giờ lơi được.

Nghĩ lại Hai tui có cái may mắn làm dân quê thứ thiệt, lớn lên ráng đi học, biết chữ biết đọc rồi biết thêm đời. Lời quá. Tui lời có được một đống kỷ niệm quê hương sống thực sau lưng và thỉnh thoảng nhớ lại, kể cho bà con cô bác và các bạn nghe làm vui, cũng là hạnh phúc. Thành thật cảm ơn bà con và quí vị đã theo tui vìa thăm vùng kỷ niệm vàng ngọc đó. Hẹn gặp lại dịp khác. Au revoir./.

Hai Qụeo
Central Coast OZ 7/2008