Tuesday, June 30, 2009

Bọn Tàu Cộng Phỉ

hoành hành tại Biển Đông và các đảo chúng cưỡng chiếm của Việt Nam





Việc làm nhân đạo vẫn tiếp tục

Danh sách quý nhân ủng hộ Con Dâu Hành Chánh
làm việc nhân đạo

1) Thầy Nguyễn Giõng: $50 Aud.
2) Thái Nghiêm:........... $50 -
3) Cường Phạm: ...........$50 -
4) Châu - Trúc: ........... $50 -
5) Hàn - Thu: ...............$50 -
Tổng cộng .................$250 -

Trên đây là danh sách những người có hảo tâm thuộc trường cũ của Như Thương đã đóng góp vào việc giúp em Hoàng Em. Số tiền này đã chuyển cho người đứng mũi chịu sào trong việc này là chị Liên Hương , qua chi Thúy Lan. Dẫu rằng số tiền giúp đỡ nhỏ bé, nhưng tấm lòng của những người không quen biết với em Hoàng Em thật quý báu vô cùng và mỗi người đã giúp một tay với chị Liên Hương, chị Thuý Lan.


Em rất cảm ơn thầy đã liên lạc với em mau lẹ qua emails

Kính bút,
Em: Hương
Từ trái: Chị Nguyễn Thị Cúc (mẹ của Hoàng Em), Cháu Hoàng Em,
Chị Liên Hương, Chị Thúy Lan;

Cười tí tỉnh: Thả . . . Dê


Thơ Già Dê " Ấy ơi ! "
**
Cái cô này, ô hay sao mà lạ,
Tôi chưa già nên đâu đã có râu,
Nhìn kỹ coi, mới năm mí tuổi đầu,
Mắc mớ chi cứ gọi tôi là chú?
Tiếng Việt mình biết bao nhiêu là chữ,
Có lẽ nào không đủ để xưng hô,
Chú cháu làm chi nghe dị chết mồ,
Tôi chẳng có cháu như... cô đâu nhé!

Cô hiểu cho vì tôi hãy còn trẻ,

Nên vẫn còn như cậu bé ham chơi,

Tôi không thèm làm người lớn, cô ơi,

Đừng bắt tôi mau già tội tôi quá.

Lỡ một mai - tôi nghĩ thầm - cô ạ,

Tôi với cô lại đem dạ ưa nhau,
Chẳng lẽ tôi lại thủ thỉ bằng câu:
"Chú...thích cháu"...nghe dị mần răng rứa.
Cô biết không, chỉ mới vừa gặp gỡ,

Mà tôi nghe lòng hớn hở quá chừng,

Ai dè đâu, cứ "chú, cháu" cô xưng,

Làm cho tôi thật ngại ngùng khó xử.
Tôi xin cô đừng gọi tôi bằng chú,
Tôi chẳng khờ đi làm chú cô đâu,
Nếu như cô e ngại buổi ban đầu,

Thôi thì kêu tôi là " ấy " cũng được.

Cô ơi, sao cứ tần ngần,
Mà không gọi thử một lần "ấy ơi",

Để tôi mê mẩn trả lời,
"Gớm, nghe "ấy " gọi mà rụng rời con tim."

Vô danh

Monday, June 29, 2009

Hoàng Sa-Trường Sa và Biển Đông

Tác giả Trần Văn Khởi trước đây có bài nói về Biển Đông với những khúc mắc của nó nhan đề "TÌM HIỂU MỘT CÔNG HÀM HAI LUẬT BIỂN" đăng trên Diễn Đàn cách đây không lâu. Diễn Đàn xin đăng lại để soi sáng thêm vấn đề nhân có bài "TOÀN DÂN NGHE CHĂNG" của tác giả Phạm Trần Anh trong đó một phần quan trong liên hệ đến Biển Đông và các hải đảo của Việt Nam bị Tàu Cộng lấn chiếm. (D.Đ.)


Lâu không có bài tham gia Diễn Đàn, nhưng vẫn đọc "cọp" và bóc lột sức lao động trí óc của anh em. Tôi có một người bạn từ Trung Học Chu Văn An, trước 1975 là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Dầu Hỏa. Anh ta là một chuyện viên về Dầu Hỏa và thềm lục địa của VNCH. Anh đả từng là Đại Diện VNCH tại Hội Nghị Caracas (Venezuela) năm 1974 của Liên Hiệp Quốc về thềm Lục Địa. Trong Hội Nghi này anh đã đại diện Việt Nam lên tiếng xác nhận chủ quyền của nước Việt Nam về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Anh cũng đại diện VNCH trong nhữn cuộc thương thảo quốc tế để khai thác dầu hỏa mà kết quả là giếng dầu Bạch Hổ đã phun những giọt dầu đầu tiên dưới sự chứng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Sau 1975, anh làm cho nhiều hãng dầu Mỹ. Anh đã viết một tập Tài Liệu " Dầu Hỏa Việt Nam 1970-1975" được xuất bản cách đây mấy năm (2002). Theo tôi ANh Trần Văn Khởi là một chuyên viên uy tín về dầu hỏa và thềm lục địa Việt Nam, nên khi nhận được bài viết mới đây của anh, sau khi đọc qua tôi nhận thấy có nhiều yếu tố pháp lý rất tin cậy trong việc xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. tôi xin phép anh và dượcc anh chấp thuận để post lên Diễn Đàn của chúng ta. Hy vọng bài viết sẽ được anh em Cựu Sinh Viên QGHC chúng ta lưu ý và nhà cầm quyền đương thời sẽ có tài liệu để đòi những phần lãnh hải, thềm lục địa bị lân bang tạm chiếm nếu nhà cầm quyền đương thời thực tâm bảo vệ lãnh thổ Việt Nam mến yêu của chúng ta. Hoài Đức


TÌM HIỂU
MỘT CÔNG HÀM
HAI LUẬT BIỂN


Trần Văn Khởi

Có một dạo dư luận bàn tán rất nhiều về một công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (PVĐ). Cứ mỗi lần có xung đột giữa Việt Nam (VN) với Trung Cộng (TC) ở Biển Đông, nhất là khi liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa (HS) và Trường Sa (TS), thì dư luận lại lên tiếng chỉ trích sự nhu nhược của chính quyền đương thời ở VN, và lại nhắc tới công hàm ký từ năm 1958.

Gần đây, dư luận có phần nào lắng tiếng vì không có vụ việc nào xảy ra với TC ở Biển Đông.

Có lẽ đây là lúc nên nhìn lại công hàm 50 năm cũ trong nội dung của tình hình lúc đó và trong liên quan với Quy ước Genève về Luật Biển 1958. Nhân dịp, cũng thử tìm hiểu về triển vọng khai thác tài nguyên ở Biển Đông trong bối cảnh các tranh chấp và theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS) hiện hành.

Công hàm

Mặc dù công hàm đã được nhiều người biết nhưng thiết nghĩ cũng nên ghi lại ở đây để tiện tham khảo. Công hàm do Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 tại Hà nội, gởi cho Đồng chí Chu Ân Lai, Tổng Lý Quốc Vụ Viện Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa tại Bắc Kinh, nội dung như sau:

“Thưa Đồng Chí Tổng Lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng Lý rõ:

Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc.

Chính phủ nước Việt nam Dân Chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.”
Xuất xứ

Tuy ký gởi đã hơn 50 năm nay nhưng bức công hàm lại chỉ xuất hiện rộng rãi trong vòng 20 năm qua, xuất xứ từ phía TC, cụ thể là trong báo chí và các trang nhà internet của TC, đặc biệt từ khi TC tung chiến dịch cổ võ lập trường chủ quyền ở HS-TS và vị thế ở Biển Đông.

Theo các nguồn tin này thì ngay từ tháng Sáu năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao VNDCCH Ung Văn Khiêm đã nói với viên xử lý thường vụ sứ quán TC ở Hà nội rằng theo các tài liệu lịch sử của VN thì các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc lãnh thổ TC. Đến khi TC ra tuyên bố về hải phận ngày 4 tháng 9 năm 1958 thì chỉ hai ngày sau tờ Nhân Dân ở Hà nội đã đăng đầy đủ chi tiết, và 10 ngày sau thì PVĐ đã đáp ứng như trên. Nhiều giới chức TC cũng vin vào công hàm đó mà khẳng định rằng VNDCCH đã nhường HS và TS cho TC.

Ngoài ra, một số lời tuyên bố sau này của giới chức cộng sản VN lại cũng có thể giải thích như xác nhận chủ quyền HS-TS của TC: Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thì cho rằng công nhận quan điểm của Trung quốc là do tình thế bắt buộc, và chính PVĐ cũng nói Việt nam ủng hộ lập trường Trung quốc là điều cần thiết.

Đa số: công hàm công nhận chủ quyền

Đa số dư luận cho rằng công hàm PVĐ đã công nhận chủ quyền của TC ở HS-TS, và đã hiến đất dâng đảo cho TC. Các nhận định này đều ít nhiều lập lại những luận chứng trong các nguồn xuất xứ TC, và như được hỗ trợ và minh chứng thêm qua hàng loạt những nhượng bộ mới đây của VN trong vòng 10 năm qua: từ biên giới trên bộ như ải Nam quan, thác Bản giốc, tới biên giới ở biển như hủy bỏ lợi thế trong hòa ước Bắc kinh, phân chia bất lợi ở vịnh Bắc bộ, tới những thỏa hiệp về đánh cá, và lơ là không bảo vệ ngư dân VN.

Dư luận này nhận định rằng:

* Ghi nhận và tán thành quyết định về hải phận, cam kết triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý thì cũng như là đương nhiên công nhận chủ quyền của TC trên các hải đảo ở Biển Đông, kể cả HS và TS;
* Thời điểm 1958 phù hợp với mưu đồ của VNDCCH nhằm đánh chiếm miền Nam, sau khi tổng tuyển cử hai miền không thành và hiệp thương nam-bắc không đi tới đâu. VNDCCH đã được TC giúp đỡ qua bao năm đưa tới chiến thắng Điện biên phủ 1954, nay còn cần được giúp đỡ hơn nữa để thâu phục miền Nam.

Không của cải, không tài nguyên, VNDCCH chỉ còn lấy đất đai để đền đáp. Tài liệu cho thấy TC đã giúp vô số súng ống đạn dược, đồng thời có cả hàng trăm ngàn chiến sĩ TC chiến đấu bên cạnh miền Bắc chống lại Hoa kỳ và miền Nam, trong đó đã có hàng ngàn người tử trận;

* Dựa trên thể thức lãnh đạo của đảng cộng sản VN, và thấy chính PVĐ có lần đã thú nhận không có quyền, nên có người đã đoan chắc rằng quyết định công nhận tuyên bố về hải phận của TC tuy do PVĐ ký nhưng thật ra là nhân danh Hồ Chí Minh, nghĩa là có giá trị ở cấp quốc trưởng chứ không phải chỉ ở hàng thủ tướng;
* Trong thực tế, nếu không nhượng HS và TS cho TC thì làm sao giải thích được thái độ nhu nhược, chỉ phản đối lấy lệ của VN trước những hành vi trắng trợn gần đây nhất của TC như lập huyện Tam Sa, và ngăn chận không cho BP và Exxon Mobil đi khảo sát tìm dầu cho PetroVietnam ngay trên thềm lục địa của VN?

Một số ít khác: nghi ngờ

Nhưng cũng có người nghi ngờ, không coi công hàm đó là văn kiện dâng nhượng HS-TS cho TC. Họ cũng không tin một công hàm vắn tắt hai đoạn, 50 năm trước lại liên hệ tới những nhượng bộ hiện nay, vì những nhượng bộ này, từ trên bờ xuống ở biển, đã được trình bày với đầy đủ tài liệu là hậu quả mới đây của sự “phụ thuộc hóa quan hệ” của lãnh đạo VN dưới trướng TC từ khi tái bang giao năm 1991.

Họ nhận định rằng:

* Công hàm chỉ nói tới quyết định về bề rộng hải phận, và cam kết tôn trọng hải phận 12 hải lý, mà không hề nói tới chuyện chủ quyền, cũng không đề cập đích danh đến HS hay TS;
* Khi PVĐ ký công hàm thì hai quần đảo HS và TS đều thuộc chủ quyền của Việt nam Cộng hòa (VNCH). Như vậy thì cam kết của chính phủ VNDCCH trong năm 1958 không thể nào bao gồm hai quần đảo đó được.
* Công hàm của một thủ tướng gởi cho thủ tướng một nước khác thường chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của chính phủ mà không bao gồm các vấn đề chủ quyền hay lãnh thổ, thường là thẩm quyền của quốc hội, quốc trưởng. Công hàm PVĐ được ký ở cấp thủ tướng, và gởi cho đối tác tương đương Chu Ân Lai cũng là thủ tướng.
* Từ những nhận xét trên thì cũng có người cho rằng PVĐ đã âm mưu “bán da gấu”, nhắm mắt cầm thế mọi thứ để lấy viện trợ. Sau này chắc gì đã lấy được miền Nam; mà khi lấy được miền Nam rồi thì có đền đáp bằng HS-TS cũng không sao.

Nghe cũng không phải là vô lý, nhưng TC là người “mua da gấu” thì đã tính sao và làm gì?

Ngay trong khi chiến tranh nam bắc còn tiếp diễn, TC thừa dịp quân đội Hoa kỳ bị Quốc hội bó tay đã lấn áp hải quân VNCH, tiến chiếm quần đảo HS hồi đầu năm 1974. Rồi khi hai miền VN thống nhất năm 1976, không thấy VN đề nghị, mà cũng không thấy TC đòi đưa ra quốc hội VN để phê chuẩn tài liệu “bán da gấu” HS-TS 18 năm trước. Mười hai năm sau, khi Nga sô thoái hóa không còn yểm trợ VN như trước, TC lại một lần nữa đưa hải quân đánh chiếm được thêm 7 đảo trong quần đảo TS của VN.

Hiện nay VN vẫn tiếp tục xác nhận chủ quyền trên toàn bộ hai quần đảo HS-TS, vẫn chiếm đóng đại đa số đảo ở TS, và đang thực thi chiến lược dài hạn ở biển.

Tuyên bố của Trung cộng

Thế thì tại sao lại có công hàm PVĐ?

Rõ ràng là công hàm PVĐ đã “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của TC, quyết định về hải phận.

Thật sự thì bản tuyên bố của TC đã nói gì, và tại sao TC lại phải lên tiếng về vấn đề đó vào lúc đó - trong năm 1958, mà không là 1957 hay 1959?

Để tìm hiểu cặn kẽ hơn, cần phải ghi lại bản tuyên bố của TC, và đặt công hàm PVĐ và bản tuyên bố đó trong bối cảnh của tình hình thế giới nói chung, của nội tình TC và nội tình VN nói riêng, và đặc biệt là của các Quy ước Genève 1958 về Luật Biển vừa hoàn tất lúc đó.

Bản của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:

Đi tìm nguyên bản của một lời tuyên bố của TC 50 năm trước, nhất là liên quan đến một vấn đề tế nhị như hải phận, cũng không dễ. Ngay cả từ những nguồn tin TC cũng có nhiều văn bản khác nhau. Để bảo đảm sự vô tư từ những nguồn đệ tam, người viết đã tham khảo bản Anh ngữ trong trang nhà của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ: International Boundary Study, Series A, Limits in The Seas, No. 43, Straight Baseslines: People’s Republic of China, July 01, 1972, của The Geographer, Office of The Geographer, Bureau of Intelligence and Research .

Bản dịch của người viết, để nguyên tên tiếng Anh của các hải đảo, như sau:

Tài liệu:
Tuyên bố về Hải Phận của Trung quốc
Chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 đã đưa ra bản tuyên bố sau đây về hải phận của Trung quốc:
Chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc tuyên bố:

1. Bề rộng của hải phận của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc sẽ là mười hai hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả vùng đất của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, kể cả lục địa Trung quốc và các đảo cận duyên, cũng như Taiwan và các đảo chung quanh Taiwan, Penghu Islands và tất cả những hải đảo khác thuộc về Trung quốc mà nằm tách rời khỏi lục địa và các đảo cận duyên bởi các đại dương.

2. Hải phận của Trung quốc dọc theo lục địa và các đảo cận duyên lấy đường cơ sở là đường gồm những đường thẳng nối liền những điểm cơ sở trên bờ biển lục địa và trên những đảo ở ngoài cùng của các đảo cận duyên; vùng nước rộng mười hai hải lý giải ra ngoài đường cơ sở này là hải phận của Trung quốc. Vùng nước bên trong đường cơ sở, kể cả vịnh Pohai và eo biển Chiungchow, là nội hải của Trung quốc. Các đảo nằm bên trong đường cơ sở, kể cả Tungyin Island, Kaoteng Island, Matsu Islands, Paichuan Islands, Wuchiu Island, Greater và Lesser Quemoy Islands, Tatan Island, Erhtan Island và Tungting Island, là các đảo của nội hải của Trung quốc.

3. Không chiếc tàu quân sự ngoại quốc nào và không tàu bay ngoại quốc nào được phép đi vào hải phận của Trung quốc hay không phận ở trên đó mà không được phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung quốc.

Khi di chuyển trong hải phận Trung quốc, mỗi tàu bè ngoại quốc phải tuân theo các luật lệ và qui tắc liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung quốc.

4. Những nguyên tắc qui định trong các đoạn (2) và (3) cũng áp dụng cho Taiwan và các đảo chung quanh Taiwan, Penghu Islands, Tungsha Islands, Hsisha Islands, Chungsha Islands, Nansha Islands, và tất cả các hải đảo khác thuộc về Trung quốc.

Các vùng Taiwan và Penghu vẫn còn đang bị Hoa Kỳ chiếm đóng bằng võ lực. Điều này là một sự xen lấn phi pháp vào sự vẹn toàn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc. Taiwan, Penghu và những vùng khác như vậy vẫn chưa được vãn hồi, và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung quốc có quyền vãn hồi các vùng này bằng mọi phưong tiện thích nghi và vào lúc thích nghi. Vấn đề này là chuyện nội bộ của Trung quốc, không một sự can thiệp nào của ngoại bang sẽ được khoan dung.
Nhận xét về bản tuyên bố

Thông điệp của bản tuyên bố này rõ ràng là về bề rộng của hải phận, dọc theo lục địa, quanh các đảo cận duyên, và các đảo khác tách rời bởi các đại dương, mà không phải là về chủ quyền các hải đảo ở Biển Đông. Thật vậy,

* Chữ đầu tiên trong dòng đầu tiên của tuyên cáo là “bề rộng của hải phận”;
* Ưu tiên của vấn đề bề rộng hải phận lại là dọc theo lục địa Trung quốc và các đảo cận duyên, rồi tới Taiwan và Penghu. Các đảo khác đựoc nhắc nhở tới như là thuộc về Trung quốc nhưng mà ở tách rời khỏi lục địa bởi các đại dương;
* Đến đoạn chót của tuyên cáo mới thấy nhắc đến nguyên tắc bề rộng hải phận 12 hải lý và đường cơ sở áp dụng cho các đảo tách rời xa lục địa này, và liệt kê tên các quần đảo, trong đó có Hoàng Sa (Hsisha) và Trường Sa (Nansha).
* Hai chữ “chủ quyền” chỉ thấy được nhắc nhở khi nói tới Taiwan và Penghu, coi là đang bị Hoa kỳ chiếm đóng, được xác nhận là chuyện nội bộ của Trung quốc, và ghi ở dòng chót của tuyên cáo..
* Tất nhiên cũng có thể lý luận rằng nói về bề rộng của hải phận là đương nhiên bao hàm chủ quyền của lục địa hay hải đảo liên hệ. Nhưng qua hành văn và nội dung của bản văn thì chủ đề của tuyên bố không phải là chủ quyền hải đảo mà là nguyên tắc bề rộng hải phận 12 hải lý, phù hợp với mối quan tâm hàng đầu của TC trong thời điểm đó, như trình bày dưới đây.

Bối cảnh 1958

Trong nội dung thế giới năm 1958, bề rộng hải phận là một đề tài chỉến lược, là lá chắn an ninh của nhiều quốc gia ven biển, và là nhu cầu cấp thiết trước mắt mà nhiều quốc gia thấy cần phải lên tiếng.

Lưỡng cực tư bản / cộng sản

Năm năm sau khi đình chiến ở Triều tiên, và bốn năm sau khi VN bị chia cắt, năm 1958 được coi như là khởi đầu của tột đỉnh của xung đột lưỡng cực của hai phe thù địch tư bản/cộng sản, cụ thể là giữa Hoa kỳ + Tây Âu và Trung cộng + Nga sô.

* Quốc phòng và an ninh lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia;

* Từ nhiều năm qua, Hoa kỳ đã thực thi chiến lược ngăn chận cộng sản, qua ba liên minh phòng thủ: NATO ở Tây Âu (1949), SEATO ở Đông Nam Á (1954) và CENTO ở Trung Đông (1955, Hoa kỳ tham gia 1958);

* Mười ba năm sau khi Thế chiến thứ Hai chấm dứt, việc phát triển kinh tế và mậu dịch quốc tế nói chung vẫn còn thô sơ: mạnh mẽ và năng động ở Hoa kỳ, và bắt đầu vươn lên ở Tây Âu. Ở Á châu thì con rồng Nhật bản mới chập chững biết đi, chưa cất cánh; các con rồng khác vẫn còn trong trứng nước. Thế giới cộng sản thì riêng biệt, khép kín và vẫn còn nặng về nông nghiệp và kỹ nghệ cổ truyền. Không mấy ai mơ tưởng nổi tới nền kinh tế toàn cầu hóa của thế kỷ 21;

* Tài nguyên mọi thứ đều dư thừa, không ai quan tâm; đặc biệt là dầu hỏa, cầu ít cung nhiều. Bảy chị em (Exxon, Mobil, Chevron, Texaco, Gulf, Shell và BP) cùng nhau chế ngự thị trường dầu hỏa, định giá dầu thô lúc đó vào khoảng 2 Mỹ kim một thùng, sau khi tiếp tục giảm giá từ mấy năm trước. Phải chờ hai năm sau, 1960, OPEC mới được thành lập, với mục tiêu tiên khởi là tranh đấu không cho các công ty hạ giá dầu thô thêm nữa;

* Một năm sau Sputnik, kỹ thuật vệ tinh hồi 1958 vẫn còn thô sơ, phi thuyền và GPS cũng chỉ có trong nghiên cứu; chiếc máy bay phản lực thương mại Boeing 707 đầu tiên cũng chỉ mới đang được lắp ráp;

* Tình báo và do thám là nhu cầu cấp thiết cho cả hai phe.

Một phần do thám chiến lược của Hoa kỳ lúc đó là do phi cơ bay cao U-2 đảm trách, nhưng xét cũng có nhiều rủi ro; chỉ một năm sau một chiếc đã bị Nga sô bắn hạ.

Nói chung, gánh nặng quốc phòng và do thám của Hoa kỳ phần lớn là trách nhiệm của hải quân. Là cường quốc hải quân toàn cầu, Hoa kỳ có nhu cầu tàu bè đi khắp năm châu bốn bể, rảnh tay qua lại hơn 100 eo biển hẹp, và tự do tới sát bờ biển các nước duyên hải.

Trong bối cảnh đó, chủ trương ưu tiên của Hoa kỳ và đồng minh là nguyên tắc hải phận càng hẹp càng tốt, không quá 3 hải lý.

Trung cộng

Chín năm sau khi chiếm được lục địa, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, lãnh đạo TC vẫn còn như lúng túng về cả đối nội lẫn đối ngoại.

* Đầu năm 1958 đánh dấu khởi công của “Bước Tiến Nhảy Vọt”, một sáng kiến của Mao Trạch Đông nhằm nhanh chóng phát triển canh nông và kỹ nghệ ở khắp nước: thiết lập 750.000 hợp tác xã và 24.000 công xã cho khoảng 500 triệu dân. Gần như mỗi nhà bếp phải là một lò luyện sắt, luyện gang.

Nhưng chỉ trong vòng một năm thì kết quả thảm hại, hàng chục triệu người bị chết đói. Mao đã phải từ chức lãnh đạo chính phủ. Cả canh nông lẫn kỹ nghệ của TC đều tụt hậu;

* Tuy thế giới bên ngoài chưa biết nhưng lúc đó Mao đã bắt đầu bất đồng ý thức hệ với Nga sô; liên minh Trung-sô đã bắt đầu rạn nứt. TC càng quan tâm nhiều hơn về các vấn đề biên giới trong lục địa, ở phía bắc và phía tây;

* Đài loan vẫn là mối ưu tư lớn lao nhất. Hoa kỳ là đối thủ hàng đầu vì đã tiếp tục dùng thế lực để bảo vệ Đài loan và giúp Đài loan phát triển kinh tế.

Trong tháng 8 năm 1958, TC đã liên tục bắn phá hai đảo Kim môn và Mã tổ. Hoa kỳ phản ứng mạnh mẽ, chính Tổng thống Eisenhower đã lên tiếng xác nhận Kim môn Mã tổ là bộ phận thiết yếu cho nền an ninh của Đài loan.

Mao đe dọa đổ bộ Đài loan; quân đội Hoa kỳ đã sẵn sàng đề nghị sử dụng bom nguyên tử cỡ 10-15 kiloton để trả đũa. Nhưng khi Hạm đội thứ Bảy hộ tống tàu tiếp vận Đài loan qua eo biển thì TC ngưng tiếng súng;

* Nói chung TC rất e ngại Hạm đội thứ Bảy, và đã đưa các hoạt động kỹ nghệ vào xa trong nội địa, tránh sự dòm ngó và đe dọa từ ngoài biển.

Năm 1958 là lúc TC chú trọng ưu tiên bảo vệ ven biển và các đảo cận duyên. Do đó, TC đã quyết định lập trường hải phận càng rộng càng tốt, tối thiểu là 12 hải lý.

VNDCCH

Cai trị miền Bắc cũng chỉ mới được bốn năm sau hiệp định Genève 1954, VNDCCH cũng không tránh khỏi sai lầm trong đối nội, và thiếu kinh nghiệm trong đối ngoại.

o Chiến dịch cải cách ruộng đất mấy năm trước đã thất bại, gây bao phẫn uất trong dân chúng, và tạo bế tắc cho việc phát triển kinh tế;
o Cũng chỉ hai năm trước, chính phủ đã siết chặt gọng kìm cai trị, dập tắt các nhóm trí thức và văn nghệ Nhân văn Giai phẩm đòi tự do ngôn luận và sáng tác;
o Tiếp tục mưu đồ cộng sản hóa toàn nước Việt nam, sau khi hiệp thương và tổng tuyển cử hai miền trong năm 1956 không thành, các lãnh đạo Hà nội bắt đầu chuẩn bị tinh thần và kế hoạch để xâm chiếm miền Nam;
o Là một bộ phận nhỏ trong thế giới cộng sản, nền ngoại giao VNDCCH lúc đó thật là thô sơ, không được nhiều nước công nhận. Ngoại thương thì hầu như không có. Căn bản của ngoại giao là đi hàng hai với cả hai đàn anh cộng sản Trung-sô để được cả hai viện trợ kinh tế trong hiện tại, và cầu giúp đỡ quân sự trong tưong lai tiến chiếm miền Nam.
o Trong bối cảnh đó thì VNDCCH chỉ lập đi lập lại các quan điểm của Trung-Xô, và sẵn sàng triệt để ủng hộ mọi lập trường của TC chống lại Hoa kỳ và thế giới tự do.

Quy Ước Genève về Hải phận

Nói tới luật biển thì hầu như ai cũng nghĩ ngay tới UNCLOS, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, kết quả của Hội nghị Liên hiệp quốc kỳ III, khởi công từ năm 1974 mãi đến năm 1982 mới xong, và hiện có hiệu lực từ năm 1994 sau khi có đủ túc số quốc gia phê chuẩn.

Thật ra, trước đó mấy chục năm, Hội nghị Liên hiệp quốc kỳ I về Luật Biển đã đạt tới được bốn quy ước về luật biển, ký năm 1958, làm cơ sở cho luật quốc tế về biển trước thời UNCLOS. Nhưng bốn quy ước này không đáp ứng được những nhu cầu phức tạp trong các hoạt động ở biển, nhất là hai vấn đề hải phận và thềm lục địa. Vì thế, Liên hiệp quốc đã triệu tập Hội nghị Luật Biển kỳ II cũng ở Genève năm 1960.

Họp chỉ được hơn một tháng, Hội nghị kỳ II thấy hoàn toàn thiếu chuẩn bị nên đã vội vàng bế mạc để dành thì giờ bắt đầu tham khảo chi tiết và rộng rãi hơn, nhằm tổ chức hội nghị kỳ III. Mười bốn năm sau Hội nghị kỳ III mới khai mạc.

o Hội nghị Luật Biển kỳ I họp ở Genève từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 29 tháng 4 năm 1958. Trước sau có 86 quốc gia tham dự. Cả TC lẫn hai miền VN đều không được mời vì không phải là hội viên Liên hiệp quốc.
o Vì luật biển là đề tài quá mới mẻ đối với nhiều quốc gia, trong khi Hoa kỳ là cường quốc có-một-không-hai lúc đó nên ảnh hưởng của Hoa kỳ ở hội nghị rất lớn, nhưng tuy lớn mà cũng không áp đặt được mọi điều khoản.
o Hội nghị thông qua bốn quy ước, về (1) đại dương, (2) hải phận và vùng tiếp cận, (3) thềm lục địa, và (4) đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh sống ở đại dương.

Các quy ước này lần lượt đã trở thành Quy ước Quốc tế về Luật Biển sau khi có đủ túc số quốc gia phê chuẩn, lần lượt vào các năm 1962, 1964, 1964 và 1966.

o Bề rộng hải phận là vấn đề then chốt và gây sôi nổi nhất ở hội nghị.

Lập trường 3 hải lý của Hoa kỳ tuy chiếm đa số quá bán nhưng lại không đủ túc số 2/3 để được chấp thuận trong quy ước. Trong tổng số 75 quốc gia cho biết lập trường lúc đó thì có 45 quốc gia công nhận 3 hải lý; 4 quốc gia 4 hải lý, 15 quốc gia 5-10 hải lý, 9 quốc gia 12 hải lý, và 2 quốc gia 200 hải lý.

Vì không đủ túc số nên bản văn của Quy ước Genève không ấn định bề rộng của hải phận. Phải chờ 24 năm sau UNCLOS mới ấn định là 12 hải lý.

Hoa kỳ vẫn tiếp tục giữ lập trường 3 hải lý từ năm 1958 cho đến năm 1988 mới công nhận 12 hải lý, mặc dù đến nay Hoa kỳ vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS vì lý do khác.

Trung cộng ra tuyên bố một mình

Sau khi hoàn tất xong các văn bản ngày 29 tháng 4 năm 1958, các Quy ước Genève về Luật Biển khởi sự chấp nhận chữ ký của đại diện các quốc gia tham dự trong thời hạn 6 tháng, và dự trù sẽ khóa sổ ngày 31 tháng 10 năm 1958.

Thông thường, ngay sau khi ký vào các Quy ước, các đại diện có dịp trình bày để ghi vào hồ sơ chính thức của hội nghị các lập trường của nước mình, đặc biệt là lập trường về bề rộng của hải phận.

TC không được tham dự hội nghị, cũng không được góp ý về các điều khoản. Nay TC lại không được dịp ký kết các Quy ước, và không có cơ hội trình bày trước công luận các lập trường về luật biển của mình, nhất là lập trường về bề rộng hải phận 12 hải lý, đối nghịch với lập trường 3 hải lý của Hoa kỳ và đa số quốc gia khác.

Trung cộng quyết định ra tuyên bố một mình, vào ngày 4 tháng 9, trước ngày khóa sổ ký kết cuối tháng 10.

Sau khi TC ra tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 thì có hai đáp ứng đáng lưu ý:

Cùng ngày 4 tháng 9 theo giờ Hoa thịnh đốn, chính Ngoại trưởng Hoa kỳ John Foster Dulles lên tiếng phản đối tức khắc bản tuyên bố, và tuyệt đối không công nhận quyết định bề rộng hải phận 12 hải lý của TC. Tưởng cũng cần ghi nhận Ngoại trưởng Dulles là người có lập trường cương quyết chống cộng, và là người đã từ chối không chịu bắt tay Chu Ân Lai ở Genève hồi 1954.

Mười ngày sau, có lẽ sau khi có thì giờ tham khảo với Nga sô, VNDCCH gởi cho Chu Ân Lai công hàm ủng hộ của PVĐ.

Tuyên bố và công hàm

Những dữ kiện và diễn tiến khách quan trong năm 1958 như trình bày trên đây tuy không chứng minh được nhưng phần nào có khả năng (i) thuyết phục tuyên bố của TC là nhằm vào bề rộng hải phận 12 hải lý, công hàm PVĐ là nhằm ủng hộ quyết định hải phận 12 hải lý đó, và (ii) phản bác lập luận của TC cho rằng công hàm đó đồng nghĩa với việc công nhận chủ quyền của TC ở hai quần đảo HS-TS.

o Nhìn từ bối cảnh chiến tranh lạnh lúc đó và trong nội dung tiến trình Hội nghị Luật Biển kỳ I năm 1958 như đã nói ở trên, thì những phát biểu về sau của các giới chức VN cũng có thể được giải thích phù hợp với việc ủng hộ tuyên bố ngày 4 tháng 9 của TC: công nhận quan điểm (12 hải lý) của Trung quốc là do tình thế bắt buộc, và ủng hộ lập trường (12 hải lý) của Trung quốc lúc đó là điều cần thiết.
o Thật ra, tài liệu cho thấy năm 1979 chính phủ VN đã có ra một bản tuyên bố về lập trường của TC, soi sáng vấn đề công hàm PVĐ, nội dung như sau:

Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (ngày 7 tháng 8 năm 1979):

Ngày 30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền cùa họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Về vấn đề này, Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố:

Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như một sự công nhận chủ quyền của Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.

Hà Nội ngày 7 tháng 8 năm 1979

Chữ “lãnh hải” cũng được dùng như “hải phận”, và cả hai đều tương ứng với chữ territorial sea hay territorial waters.

Đã đến lúc giải mật

Khả năng thuyết phục và phản bác trên đây hoàn toàn căn cứ vào những sự kiện và diễn tiến khách quan mà, ít nữa là trên lý thuyết, cũng có thể là trùng hợp, tình cờ. Điều cần phải làm để biết rõ hoàn toàn sự thực về công hàm PVĐ là đối chiếu những tài liệu khách quan đó với những nhận định và bàn cãi nội bộ, những ý định và động lực của các cấp lãnh đạo VNDCCH lúc đó, đưa đến quyết định về công hàm.

Sau hơn 50 năm, nhà cầm quyền VN không có lý do gì mà không cho giải mật toàn bộ hồ sơ công hàm PVĐ, trong các tài liệu ở bộ Ngoại giao, ở phủ Thủ tướng, ở bộ Chính trị, và trong các trao đổi riêng của cấp lãnh đạo lúc đó về vấn đề này. Chính phủ cần xúc tiến ngay một cuộc điều tra toàn diện trong tất cả các nguồn tài liệu, kể cả hồi ức của các viên chức còn sống sót.

Dù kết quả của việc giải mật và điều tra này đưa tới đâu, chính phủ và đảng cộng sản, ở cấp cao nhất, phải công bố kết quả và ban hành những giải pháp thích nghi.

Thực tế cần quan tâm

Mặc dù không ai biết chắc chắn hiệu quả pháp lý của công hàm như thế nào, công hàm PVĐ đã gây tạo nhiều phản ứng sâu rộng trong nhiều giới dân chúng.

Sự việc này sau bao năm như đã phần nào che lấp những thực tế cần quan tâm hơn ở Biển Đông: (i) sự nhu nhược của lãnh đạo cộng sản VN, (ii) việc TC chiếm cứ HS-TS bằng võ lực, và (iii) triển vọng khai thác tài nguyên qua điều 121 của UNCLOS liên quan đến hải đảo.

Nhu nhược của lãnh đạo cộng sản

Tình trạng lệ thuộc và sự nhu nhược của các lãnh đạo cộng sản VN hiện nay trong quan hệ với TC đã được nhiều viên chức cao cấp cộng sản nêu lên, đặc biệt là nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ trong cuốn “Hồi Ức và Suy Nghĩ”, hoàn chỉnh năm 2005 ở trong nước, và nguyên Đại tá nhà báo Bùi Tín trong nhiều bài báo ở hải ngoại. Cả hai đã trình bày rõ ràng với tài liệu khả tín, từ sự sa lầy của VN ở Kampuchia 1979-88, qua “bài học” chín năm ở chiến trường biên giới Việt-Trung, qua tiến trình xin tái lập bang giao với TC 1988-91, đến nỗ lực hoảng hốt bám víu nương tựa vào TC sau sự sụp đổ nhanh chóng và toàn vẹn của chủ nghĩa cộng sản ở Nga sô và chư hầu Đông Âu hồi 1991, trong lúc Hoa kỳ vẫn còn duy trì cấm vận VN.

Ông Cơ đã khước từ chức ngoại trưởng vì bất bình với chính sách lệ thuộc đó.

* Lời phản kháng của Bộ Ngoại Giao CHXHVN đưa ra hồi 1979 nói trên đã xảy ra 6 tháng sau khi TC tung quân tràn qua biên giới VN. Nhưng rồi trong 30 năm qua không nghe thấy chính phủ VN nhắc lại, mặc dù đã có bao nhiêu uất hận tỏ bày trong và ngoài nước liên quan đến công hàm PVĐ.

Sự im lặng và thái độ thụ động đó của giới cầm quyền đã làm gia tăng sự phẫn nộ của người Việt khắp nơi, coi đó như là thêm một bằng chứng của sự lệ thuộc nhu nhược.

* Tất cả những ai lưu tâm đến tiền đồ VN ở Biển Đông đều phải quan tâm đến sự nhu nhược và tình trạng lệ thuộc của lãnh đạo cộng sản. Rốt cuộc lại thì cho dù luận cứ lịch sử có vững vàng tới đâu, cho dù vị thế pháp lý có thuận lợi tới mức nào, mọi thương thảo về chủ quyền và tài nguyên với TC đều lép vế và kết quả đều bất lợi nếu lãnh đạo lệ thuộc và nhu nhược.

TC chiếm đóng HS-TS bằng võ lực

Các luận điệu của TC liên quan đến vấn đề chủ quyền ở HS-TS cũng khó lòng che đậy thực tế là TC đã chiếm giữ hải đảo của VN bằng võ lực: một phần quần đảo HS từ năm 1956, tất cả quần đảo HS từ năm 1974 và một phần quần đảo TS từ năm 1988.

o Song song với việc chiếm đóng này ở HS-TS, TC trong 20 năm qua đã tung ra hàng loạt những hoạt động nhằm củng cố vị thế chiếm đóng đó của mình, khi thì dương oai thị võ, khi thì tương nhượng ngoại giao, khi thì qua thủ đoạn hành chánh : tập trận quân sự, bắn chết ngư dân VN, thương thảo riêng biệt với từng quốc gia Đông Nam Á, thỏa hiệp quy tắc ứng xử chung, phản đối không cho Exxon Mobil và BP đi tìm dầu cho PetroVietnam nhưng lại cấp giấy phép cho Crestone và Kantan…, và lập huyện Tam Sa để quản trị trên giấy tờ các quần đảo HS và TS.

o Luật quốc tế không công nhận việc chiếm đóng bằng võ lực này. Nhưng thời gian trôi qua mà sự chiếm đóng vẫn còn lưu diễn: một phẩn HS đã 53 năm, tất cả HS 35 năm, và một phần TS cũng gần 21 năm.

Sự chiếm đóng này là điều nhức nhối tột độ cho người Việt ở khắp nơi. Nhưng trong nội dung tương quan lực lượng, và trong bối cảnh quốc tế hiện nay, VN khó có thể làm gì hơn về phía quân sự, ngoại trừ chấp nhận thêm hy sinh chỉ để vặn lui lại mốc thời gian chiếm đóng.

* Trong nội dung đó, VN cần phải tích cực quảng bá sâu rộng hơn nữa lập trường chủ quyền của VN đối với HS-TS, trong truyền thống Trần Văn Hữu/San Francisco và Vương Văn Bắc/Caracas, căn cứ trên luận cứ lịch sử và bằng chứng thực tế, đồng thời nói lên sự chiếm cứ phi pháp này của TC.

Một số hội đoàn, ủy ban ở hải ngoại đã dấn thân vào nỗ lực rất cần thiết, rất đáng khích lệ và rất đáng tham gia này.

Triển vọng khai thác tài nguyên

Môt điều khoản ngắn của UNCLOS, đặt đúng vị thế pháp lý cho các hải đảo HS-TS, có thể là căn bản khách quan hợp lý để nếu không giải quyết được vấn đề chủ quyền, thì cũng có khả năng tạo cơ hội cho các quốc gia trong vùng tìm giải pháp đưa tới xúc tiến khai thác tài nguyên ở Biển Đông .

Điều 121 đó như sau (bản dịch của người viết):
Chế độ các hải đảo:

1. Một hải đảo là một vùng đất thành hình tự nhiên, xung quanh có nước bao bọc, và trồi trên mặt nước khi thủy triều cao;
2. Ngoại trừ như dự trù trong đoạn 3, hải phận, vùng tiếp cận, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một hải đảo đều được ấn định như các điều khoản của Công Ước áp dụng cho các vùng đất khác;
3. Các cồn đá không duy trì được dân cư sinh sống hay đời sống kinh tế của họ sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa
o Lịch sử và thực tế cho thấy hải đảo trong quần đảo HS-TS đều không duy trì được dân cư sinh sống hay đời sống kinh tế của họ trong lâu dài mà không cần tới sự tiếp liệu hay yểm trợ từ chính quốc. Như vậy, theo đoạn 3 điều 121 trên đây thì mỗi đảo trong HS-TS đích thực chỉ có hải phận 12 hải lý và vùng tiếp cận 24 hải lý. Các hải đảo này sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, nghĩa là sẽ không có tài nguyên bên ngoài giới hạn 12-24 hải lý ở mỗi đảo.

o VN và TC, vì là quốc gia lục địa, ngoài hải phận và vùng tiếp cận còn có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, dựa trên đường cơ sở dọc theo duyên hải lục địa, kể cả đảo Hải Nam cho TC. Hai quốc gia quần đảo Nam Dương và Phi Luật Tân, theo các điều khoản của UNCLOS, đều có tất cả hải phận, vùng tiếp cận, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên đường cơ sở của quốc gia quần đảo của họ.

o Thật ra, có nhận định cho rằng TC đã thấy được sự bất lợi ở điều 121 này, ngay cả trong trường hợp lý thuyết là có toàn chủ quyền ở HS-TS. Vì thế TC năm 1992 đã công bố lập trường coi hầu hết Biển Đông là nội hải hay biển lịch sử của TC, gọi là Lưỡi Rồng Trung Quốc, và coi tất cả tài nguyên trong đó là của TC. Lập trường này rõ ràng là đi ngược lại với các điều khoản về biển lịch sử và về nội hải của UNCLOS nên không được mấy ai đếm xỉa tới.

Vả chăng, chẳng lẽ Hạm đội thứ Bảy lại phải đi chỗ khác chơi, nên cũng ít thấy TC nhắc nhở tới lưỡi rồng này nữa.

Dù sao thì thực tế ngày nay là bất cứ một giải pháp nào ở Biển Đông, dài hạn hay tạm thời, cũng phải có sự đồng ý của TC.

o Hiện nay, UNCLOS là căn bản khách quan nhất để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp và đưa tới khai thác tài nguyên ở Biển Đông.

Nếu vấn đề chủ quyền HS-TS quá khúc mắt, không giải quyết được, thì trên cơ sở của điều 121 có thể tách rời, “đông lạnh” các hải đảo này trong những chu vi vòng đai 12-24 hải lý quanh mỗi hải đảo, để dành cho tranh biện và thương thuyết lâu dài.

Còn lại, để xúc tiến khai thác tài nguyên ở biển ngoài các chu vi này, thì các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa sẽ được phân định dựa trên nguyên tắc đường trung tuyến / đường cách đều, tính từ các đường cơ sở dọc theo lục địa cho TC và VN, và đường cơ sở của các quốc gia quần đảo Nam Dương và Phi Luật Tân.

Nếu không thì các tài nguyên ở biển này sẽ không bao giờ được khai thác. Thực tế là không công ty nào sẽ hoạt động khai thác trong một vùng đang có tranh chấp, bất kể giấy phép là do quốc gia nào cấp, và dù là công ty Exxon Mobil, Conoco-Phillips, BP hay Crestone hay Kantan hay bất cứ công ty nào, kể cả công ty quốc doanh.

Quan điểm của Hoa kỳ

Trong thập niên qua, Hoa kỳ đã quá bận rộn với các vấn đề khủng bố và hai cuộc chiến ở Iraq và A phú hãn. Dù vậy, Hoa kỳ vẫn là cường quốc hải quân, và vẫn lưu ý đến những diễn tiến ở phía tây Thái Bình Dương.

Vốn là thù nghịch, nay là đối tác quan trọng của cả TC lẫn VN, Hoa kỳ cũng có quyền lợi trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Nói chung quan điểm của Hoa kỳ tương đối rất giản dị:

Dựa trên hai lời tuyên bố năm ngoái, một của Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates ở Singapore và một của Thứ trưởng Ngoại giao John Negroponte ở Hà nội, thì quan điểm của Hoa kỳ là: TC không được dùng sức mạnh mà uy hiếp láng giềng, và các tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết hòa bình, theo Luật Biển của Liên hiệp quốc, theo những cách thức không đưa tới việc chiếm đoạt.

Dân tộc và trong sáng để đi tới

Do tình cờ của địa lý, các nhà cầm quyền Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã phải đương đầu với mưu đồ xâm lăng từng bước của Trung quốc. Sự tồn tại đến nay, với ngôn ngữ và văn hóa riêng, cho thấy sức bền bĩ và lòng cương quyết của dân tộc Việt.

Được như vậy là nhờ ở mỗi thời điểm và đối diện với mỗi thử thách, nhà cầm quyền đã luôn luôn đặt nặng tinh thần dân tộc và sự ủng hộ của toàn dân.

Trong hiện tình Biển Đông, tinh thần dân tộc cũng vẫn là yếu tố quyết định; nhu nhược lệ thuộc rồi chỉ đưa tới thiệt thòi và mất mát lâu dài.

Nhưng tinh thần dân tộc không mà thôi cũng chưa đủ. Các vấn đề, các thử thách, các đối tác cho Biển Đông đều quá nhiều và quá phức tạp. TC vẫn là chướng ngại khổng lồ. UNCLOS cũng có thể được giải thích và áp dụng theo nhiều cách khác nhau.

Để đi tới, Việt Nam cần được sự góp ý, góp sức, góp lực của mọi người có dòng máu Việt - ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Để đạt được tối đa sự ủng hộ này trong nghĩa vụ bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên, đặc biệt là đối với thế hệ sau-75 đang vươn lên, Việt Nam còn cần phải biết thực thi tinh thần trong sáng, bắt đầu bằng việc giải mật hồ sơ công hàm PVĐ./.

_____________________________________________________________________

Trần Văn Khởi là thành viên của phái đoàn VNCH đã tham dự phần đầu của Hội nghị Liên hiệp quốc kỳ III về Luật Biển (1974-75).

Khảo luận


TOÀN DÂN NGHE CHĂNG ???

PHẠM TRẦN ANH

Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm nổi trôi của vận nước từ khi lập quốc đến ngày nay. Dân tộc Việt đã trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch văn hóa ngoại lai của chủ nghĩa CS. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc luôn luôn chủ trương xâm lược tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá, ngay cả sau khi Việt tộc đã giành lại độc lập tự chủ. Các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều đem quân xâm lược Việt Nam nhưng đều bị quân dân ta đánh cho tan tành không còn manh giáp. Thế nhưng Hán tộc vẩn luôn tìm cách xâm lấn nước ta mỗi khi nội tình chúng ta chia rẽ khiến tiềm năng đất nước suy yếu. Bản chất xâm lược của Hán tộc trước sau như một … Từ các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh năm xưa và Trung Cộng bành trướng ngày nay vẫn tìm cách xâm lấn đất đai, biển cả của chúng ta.


Sau khi giành lại được nền độc lập năm 938, trải qua hơn một ngàn năm độc lập với các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý , Trần, Lê, Nguyễn thì thực dân Pháp lại vào xâm chiếm nước ta. Vận mệnh dân tộc Việt trải qua nhiều thăng trầm dâu bể, hết gần một ngàn năm chịu nô lệ của giặc Tàu lại đến trăm năm đô hộ của giặc Tây.

Trong khi toàn dân đang đấu tranh giành độc lập thì đảng CSVN đã lợi dụng công cuộc đấu tranh giành độc lập, núp dưới danh nghĩa Việt Minh đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh ý thức hệ đối đầu giữa tư bản và Cộng sản.

Ngày 14 tháng 1 năm 1950, Trung Cộng công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ngày 21 tháng 1 năm 1930 Liên Xô công nhận VNDCCH nên ngày 7 tháng 2 năm 1950, Hoa Kỳ, Anh công nhận chính phủ Quốc gia Bảo Đại. Chính CSVN đã đưa dân tộc trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh ý hệ, hàng triệu người dân vô tội đã phải hy sinh và Việt Nam trở thành một nước nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới… Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước được ký kết do sự thỏa hiệp giữa CS và Tư bản. Năm 1960, VNDCCH thành lập mặt trận Giải phóng miền Nam theo chỉ thị của Bắc Kinh. Năm 1972, Hoa Kỳ và Trung Cộng lại cấu kết một lần nữa để Hoa Kỳ rút chân ra khỏi VN. Năm 1974, Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Cộng sản Việt Nam vi phạm Hiệp định Paris đem quân xâm chiếm miền Nam 30 tháng 4 năm 1975.

Hơn ¾ thế kỷ tính từ ngày thành lập, đảng CS Việt gian đã đưa dân tộc Việt vào thế khốn cùng, hàng triệu đồng bào Việt Nam đã hy sinh, hàng triệu đồng bào đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do, một đất nước Việt Nam độc tài toàn trị, nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới đang từng bước trở thành một Tây Tạng thứ hai trong lịch sử. Sau hơn 34 năm thống trị, CS Việt gian đã đem lại hậu quả nặng nề cho dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện. Bộ mặt thật “Hại dân bán nước” của tập đoàn “Xác Việt hồn Tàu” đã phơi bầy khi dâng đất nhường biển cho quan thầy Trung Cộng.Trong lịch sử Việt, gian hùng Hồ Chí Minh, một Lê Chiêu Thống của thời đại và đảng cộng sản việt Nam là kẻ mãi quốc cầu vinh, cam tâm bán nước phản bội công lao của tiền nhân bao đời dựng nước và giữ nước đáng khinh miệt nhất.
Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm của suy vong, nguy cơ mất nước cận kề. Đây là thời kỳ đau thương ô nhục nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Thật bất hạnh cho cả một dân tộc khi một tập đoàn Việt gian “Xác Việt hồn Tàu”, bọn Thái thú thời đại đã cam tâm bán nước để duy trì địa vị thống trị tha hồ bóc lột vơ vét tài sản của nhân dân. Chưa bao giờ hiểm họa mất nước lại đè nặng lên con tim khối óc của những người Việt Nam yêu nước như bây giờ.
Đế quốc Trung Cộng ngày nay tiếp tục theo đuổi chủ trương trước sau như một của “Đại Hán” bành trướng là quyết tâm xâm lược Việt Nam và các nước khác. Ngay sau khi chiếm được Trung Hoa lục địa, Mao Trạch Đông đã công khai tuyên bố:

"Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị phe Đế Quốc chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Cách Mạng 1911, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam(1) Hồng Kông, Macao cùng những đảo tại Thái Bình Dương như Sakhalin, Đài Loan, Bành Hồ sẽ phải được giao hoàn cho Trung Quốc".

Cuốn Sơ Lược Lịch Sử Trung Quốc hiện đại nhắc lại những lời tuyên bố ngang ngược của Mao Trạch Đông:

“sẽ vĩnh viễn thuộc về Trung Quốc bằng sự chinh phục và khai hóa của văn minh chống man di”(2).

Mao Trạch Đông đã không giấu diếm ý đồ thôn tính Việt Nam:

“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore.Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”(2).

Chúng còn ngang nhiên vẽ bản đồ Trung Quốc bao gồm nhiều nước chung quanh kể cả Đông Nam Á và biển Đông.

Để thực hiện ý đồ xâm chiếm toàn vùng Đông Nam Á, đế quốc Trung Cộng đã:

- Công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 14-1-1950. Viện trợ ồ ạt vũ khí hạng nặng cho CSVN và gửi các phái đoàn cố vấn chính trị và quân sự sang điều khiển CSVN.

- Mao Trạch Đông đã đề ra “Chiến lược Trường Sơn” năm 1953 và giao cho tướng hồng quân Vi Quốc Thanh, cố vấn trưởng quân sự TQ tại VN thi hành.

- Chiếm Tây Tạng năm 1959.

- Chỉ thị cho CSVN thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam ngày 26 tháng 12 năm 1960.

- Đem quân đánh chiếm nốt khu Nguyệt Thiềm phía Tây quần đảo Hòang Sa do quân lực VNCH trấn giữ Ngày 19 tháng 1 năm 1974, TC đánh.

- Hải quân TC đánh chiếm 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988.

- Chiếm thêm 4 đảo và dựng cột mốc trên đảo Đa Lạc của VN năm 1992. Tháng 2 năm 1992, Quốc hội TC ban hành đạo luật tuyên bố chủ quyền. Tất cả tàu bè kể cả tàu chiến và tàu nghiên cứu khoa học đi qua phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm. Tháng 5-1992, TC ký khế ước với công ty khai thác dầu Crestone trên 1 diện tích 25.000 cây số vuông.

- Tháng 6 năm 2007, Trung Cộng phổ biến một bản đồ vẽ biển Đông của Việt Nam bao gồm cả Hoàng Sa Trường Sa là lãnh hải mới của TC. Tháng 11 năm 2007, Trung Cộng chính thức công bố quyết định thành lập Huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý 2 quần đảo này.

Ý đồ xâm chiếm Việt Nam của Trung Cộng được tập đoàn Việt gian bán nước thực hiện từng bước một. Ngày 26 tháng 12 năm 1960, Cộng sản Việt Nam chính thức thành lập cái gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” theo chỉ thị của Trung Cộng. Đây là chứng cớ rõ ràng nhất vạch trần chiêu bài “Giải phóng dân tộc” của tập đoàn Việt gian Cộng sản bán nước. Hồ Chí Minh, cán bộ của đệ tam quốc tế cộng sản lãnh nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống phương Nam, đánh chiếm miền Nam Việt Nam mở đường thông thương ra biển Nam cho đế quốc Trung Cộng. Tập đoàn Việt gian bán nước đã từng bước thực hiện ý đồ dâng đất nhường biển cho quan thầy Trung Cộng như sau:

Ngày 14 tháng 1 năm 1950, Trung Cộng công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thành trì công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày 21 tháng 1 năm 1950, Liên Xô công nhận VNDCCH.(3)

Năm 1954, Trung Cộng chỉ thị cho VNDCCH ký hiệp định Genève chia đôi đất nước ngày 20-7-1954.

Năm 1956, Trung Cộng đánh chiếm đảo Tuyên Đức phía Đông của quần đảo Hòang Sa.

Ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng ngoại giao VNDCCH, Ung văn Khiêm nói với Đại lý sự vụ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) là Li Zhimin rằng: “Về phương diện lịch sử, Hoàng Sa và Trường Sa là một phần đất của Trung Hoa”.

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố Trung Cộng là chủ biển Đông.

- Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng VNDCCH Phạm văn Đồng gửi công hàm cho Chu Ân Lai, Tổng lý Sự vụ CHNDTH công nhận Hoàng sa Trường sa thuộc lãnh thổ Trung Hoa.

- Sau khi Trung Cộng đánh chiếm Tây Tạng năm 1959. CSVN thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1960 theo chỉ thị của Trung Cộng.

- Ngày 19 tháng 1 năm 1974, TC đánh chiếm nốt khu Nguyệt Thiềm phía Tây quần đảo Hoàng Sa do quân lực VNCH trấn giữ.

- Năm 1988, Hải quân TC đánh chiếm 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

- Năm 1992, chiếm thêm 4 đảo và dựng cột mốc trên đảo Đa Lạc của VN. Tháng 2 năm 1992, Quốc hội TC ban hành đạo luật tuyên bố chủ quyền. Tất cả tàu bè kể cả tàu chiến và tàu nghiên cứu khoa học đi qua phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm.

- Tháng 5-1992, TC ký khế ước với công ty khai thác dầu Crestone trên 1 diện tích 25.000 cây số vuông.

- Ngày 25 tháng 12 năm 1999, Lê Khả Phiêu TBT đảng CSVN và Nguyễn Đức Lương, chủ tịch nước CHXHCNVN đi Bắc Kinh ký kết Hiệp ước phân định biên giới. Hiệp ước này chính thức nhượng một phần lãnh thổ thuộc Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc và nhiều dãy núi thuộc Hà Giang, Lạng Sơn.

. Ngày 30 tháng 12 năm 2000, nhà nước CSVN ký kết 2 hiệp ước phân định vùng vịnh Bắc Việt và Hợp tác nghề đánh bắt cá. Với 2 hiệp ước này, tập đoàn CS Việt gian đã nhượng hơn 11 ngàn cây số vuông trong vùng vịnh cho Tầu Cộng và cho Tầu Cộng vào khai thác tài nguyên trong vịnh Bắc Việt.

- Tháng 6 năm 2007, Trung Cộng phổ biến một bản đồ vẽ biển Đông của Việt Nam bao gồm cả Hoàng Sa Trường Sa là lãnh hải mới của TC. Tháng 11 năm 2007, Trung Cộng chính thức công bố quyết định thành lập Huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý 2 quần đảo này thì Nguyễn tấn Dũng ký giấy phép chính thức cho Trung Cộng khai thác bauxite và sản xuất nhôm tại Lâm Đồng và Đắc Nông ở Cao nguyên. Vùng đất này dành riêng cho TC, người Việt không được lai vãng vì lý do an ninh !!! Đây là một hình thức “nhượng địa”, một “Tô Giới Trung Hoa” trên đất nước Việt Nam !!!

Ngày 12 tháng 12 năm 2007 sau khi Bắc Kinh phàn nàn về việc thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình chống TC xâm lược, Nông Đức Mạnh lại khúm núm bầy tỏ tấm lòng khuyển mã của tập đoàn Việt gian Cộng sản: “Vì tình hữu nghị đời đời bền vững với trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hiến dâng tất cả …”

Khi Trung Cộng công khai thành lập huyện Tam Sa để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa thì Việt gian CS cũng phản đối lấy lệ để che mắt nhân dân. Trước hành động ngang nhiên xâm lược của Trung Cộng, bất chấp căm hờn sục sôi của toàn dân trong và ngoài nước, tập đoàn cộng sản Việt gian bán nước lại trâng tráo tổ chức lễ mừng “Bán nước thành công tốt đẹp !!!”. Tập đoàn Việt gian cộng sản lại cho xuất bản hồi ký của một tên tướng Tầu Cộng trong cuộc chiến 1979 rồi cử phái đoàn đến đặt vòng hoa “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ Trung Cộng”… là những kẻ đã thẳng tay giết hại dân lành từ trẻ em đến cụ gìa trăm tuổi. Lê Chiêu Thống, Mạc Đăng Dung có sống lại cũng phải cúi đầu bái phục trước thái độ trâng tráo, vô liêm sỉ, đốn mạt và hèn hạ của tập đoàn Việt gian bán nước: đảng Cộng sản Việt Nam.

Mới đây tên Thứ sử ”Đại Hán” với danh nghĩa Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Trung Quốc lên Biện Biên Phủ để truy điệu các “Liệt sĩ Trung Cộng” và xây dựng nghĩa trang Liệt sĩ Trung Cộng trên đất nước Việt Nam. Sau đó, tập đoàn Việt gian bán nước ký quyết định thành lập Viện Khổng Tử để tuyên truyền rao giảng văn hóa Hán nhằm nô dịch Hán hóa Việt Nam.

1. Đế quốc đỏ Trung Cộng còn láo xược gọi chúng ta là An Nam, là Man di như “Thiên triều” Đại Hán xa xưa của chúng.

2. Cách Mạng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc” xuất bản ở Bắc Kinh năm 1954.

3. Sau khi Trung Cộng và Liên Xô công nhận nhà nước VNDCCH là thành trì công nông đầu tiên ở Đông Nam á có nghĩa là chủ nghĩa CS đã bành trướng đến Bắc Việt Nam nên ngày 7 tháng 2 năm 1950, Hoa Kỳ, Anh và các nước thế giới tự do công nhận chính phủ Quốc gia Bảo Đại. Đến thời điểm lịch sử này thì cuộc chiến Việt Nam đã chính thức chuyển sang cuộc chiến tranh ý thức hệ đối đầu giữa CS và Tư bản chứ không còn là chiến tranh giải phóng dân tộc nữa như CS vẫn lợi dụng để tuyên truyền kêu gọi người VN yêu nước đứng lên “Chống Mỹ cứu nước”.

Sau hơn 30 năm, chúng ta mới biết cả Liên Xô Trung Cộng lẫn Bắc Triều Tiên đều tham chiến ở Việt Nam. Sự thật lịch sử này được một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ phát biểu như sau: “Những vòng hoa nơi này là của người Việt Nam mang đến, người dân nơi đây rất kính trọng các liệt sỹ của chúng ta. Trong giai đoạn giúp Việt chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc đã vì Việt Nam mà đóng góp không biết bao nhiêu tài lực, nhân lực, vật lực, pháo binh, công binh, nhân viên đường sắt, nhân viên thư tín, hải quân, không quân, hậu cần vận tải ... 16 chi đội (trong quân sự TRUNG QUỐC tương đương với trung đoàn, hoặc sư đoàn), hơn 30 vạn người ở Việt Nam trong hơn 3 năm 9 tháng đấu tranh. Tác chiến đối không 2153 lần, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ, bắt sống 42 phi công Mỹ, viện trợ Việt Nam xây dựng Hải Phòng, Hòn Gai, các thành phố duyên hải và xây dựng hệ thống phòng ngự ở tam giác châu thổ sông Hồng, tu sửa và xây dựng các tuyến đường huyết mạch, sân bay, tuyến đường sắt đông tây, mở đường trên biển và chi viện cho đường mòn Hồ Chí Minh. Từ năm 1950 đến năm 1978, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam hơn 200 tỷ mỹ kim, và trong đó đến 93% là viện trợ không hoàn lại, đó là chưa kể xương máu mà 1446 chiến sỹ đã hy sinh, 4200 người trọng thương... những hy sinh đó tuyệt đối không thể tính được bằng tiền". Đó là lý do tại sao CS Việt gian phải dâng đất nhường biển cho quan thầy TC.

SƠN HÀ NGUY BIẾN !!!

Bài học lịch sử cay đắng đầy máu và nước mắt của cái gọi là “Di tản chiến thuật” năm 1975 đã cho chúng ta thấy rõ vai trò Địa lý chiến lược và địa lý chính trị của vùng cao nguyên này. Bán đảo Đông Dương với cao nguyên Boloven nằm giữa 3 quốc gia Việt Miên Lào, trải dài xuống cao nguyên Trung phần Việt Nam. Chính vì vậy, cao nguyên được xem như “yết hầu của Việt Nam”, nắm được cao nguyên sẽ khống chế Việt Nam nói riêng và 3 nước Việt Miên Lào nói chung một cách dễ dàng. Tất cả những thế lực ngoại lai đều quan tâm đặc biệt đến cao nguyên không chỉ ở vai trò chiến lược của nó, mà còn lợi dụng yếu tố sắc tộc cư trú trên vùng đất này là đồng bào Chàm và đồng bào Thượng bản địa, để phân hóa và khống chế chủ quyền dân tộc của Việt Nam(3).

Gần đây, tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận dưới qui chế “Deparment of Economic and Social Affaires” viết tắt là DESA kể từ năm 2009. Tổ chức The Overseas Cham Unity Organisation thành lập chính phủ lưu vong Chăm (Cham’s Government in Exile). Chính phủ Chăm lưu vong định ra mắt tại Hải Nam TQ nhưng thấy bất lợi nên ra mắt tại Thụy Điển. Điều này cho thấy đế quốc mới Trung Cộng đã tạo dựng ra tổ chức này để phục vụ cho ý đồ khống chế Việt Nam trong lãnh vực kinh tế, quân sự và chính trị qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần(4).

Trung Cộng sẽ lợi dụng ưu thế của một cường quốc có chân trong Hội đồng Bảo An LHQ để vận động một qui chế tự trị cho 2 sắc dân này, biến vùng nầy thành một vùng "ảnh hưởng" lệ thuộc Trung Quốc. Một khi đã làm chủ cao nguyên, đế quốc mới của thời đại sẽ từng bước biến Việt, Miên, Lào thành một tỉnh của Trung Quốc theo thời gian.

Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Nguyễn Tấn Dũng đặt bút ký cho phép Trung Quốc khai thác bauxite thì cao nguyên Lâm Đồng đã chính thức trở thành một “Tô giới” của Trung Cộng. Vùng tô giới này giao cho một tên tướng CS trong bộ chính trị đảng CSVN, người của TC phụ trách để TC có thể dùng đường hàng không tuồn vũ khí vào cất giấu sẵn. Hàng ngàn công nhân TQ sẽ trở thành hàng ngàn tay súng cùng với hàng chục ngàn du khách Trung Quốc có mặt ở Việt Nam bất cứ lúc nào thì đến một thời điểm nào đó, Trung Cộng sẽ có cả chục sư đoàn Hồng quân chiếm giữ cao nguyên, khống chế chia cắt Việt nam ra từng mảnh.

Để thực hiện ý đồ này, Trung Cộng đã lần lượt thực hiện lộ trình chín bước chiến lược tiến chiếm Việt Nam, Đông Dương và cả vùng Đông Nam Á như sau:

1. Lập kế hoạch và viện trợ cho tập đoàn Việt gian CS thực hiện công trình xây dựng xa lộ Trường Sơn trong “Chiến lược Trường Sơn” của Mao Trạch Đông đề ra năm 1953.

2. Thiết lập xa lộ nối liền thành phố Nam Ninh (Nanning), Lạng Sơn và Hà Nội, thiết lập thiết lộ và xa lộ nối liền Côn Minh (Kunming), Hà Nội, Hải Phòng.

3. Thực hiện “Chiến lược Trường Sơn”: Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho các quốc gia lân cận để xây dựng những con đường chiến lược xuyên suốt Đông Dương:

- Mở rộng đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông qua thị xã Quảng Trị. Con đường nầy đã được nối qua sông Cửu Long và kéo dài đến hải cảng phiá Tây của Thái Lan là Mawlamyine.

- Cuối năm 2008, Trung Quốc đã hoàn tất công trình tu sửa và mở rộng quốc lộ 13 nối liền Bắc Nam của Lào.

- TQ cũng đang tu sửa và mở rộng quốc lộ 7 xuyên Cambodia từ Nam Lào đến hải cảng Sihanoukville ở vịnh Thái Lan.

Như vậy, từ nay, những tỉnh phía Tây TQ đặc biệt là Vân Nam, trung tâm công nghệ hoá chất hàng đầu, được nối liền ra ba cửa ngõ Thái Bình Dương và vịnh Thái Lan. Hàng hóa Trung Quốc đã chuyên chở qua những con đường này để trao đổi xuất nhập cảng với thế giới bên ngoài và những con đường xuyên suốt Đông Dương này sẽ trở thành những con đường chiến lược quân sự khi Trung Cộng phát động chiến tranh xâm lược các nước ĐôNg Dương và Đông Nam Á.

4. Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất để cung cấp cho Trung Quốc.

5. Dự án quốc tế giữa Trung Quốc, Lào và Thái Lan trong việc khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ nầy.

6. Miễn chiếu khán cho du khách Trung Quốc vào tận mũi Cà Mâu để khi cần thiết sẽ có sẵn đội quân gỉa dạng du lịch ngay trong lòng đất nước Việt Nam.

7. Dự án khai thác quặng bauxite ở vùng Cao nguyên miền Nam Việt Nam. Trung Quốc bắt đầu xây dựng hai nhà máy khai thác ở Đắk Nông, nhân công, kỹ sư và thiết bị hoàn toàn do phía Trung Quốc cung cấp. Vùng này được đặt dưới sự quản lý về an ninh của Trung Quốc để lập cầu không vận chuyên chở vũ khí đạn dược đến cất giấu ở cao nguyên. Mở đường sắt từ cao nguyên xuống Bình Thuận để chuyên chở bauxite bằng đường biển về Trung Quốc.

8. Xây dựng căn cứ quân sự qui mô trên đảo Hải Nam, Hoàng Sa và Trường Sa để sẵn sàng xuất kích đổ bộ phối hợp với chiến lược chia cắt từ cao nguyên để chiếm toàn bộ Việt Nam.

9. Từ cao nguyên chạy xuống duyên hải Trung Việt khống chế biển Đông và từ Vân Nam chạy thẳng xuống Sihanoukville (Cambodia), Mawlamyine (Miến Điện) vịnh Thái Lan khống chế eo biển Mallacca bảo vệ hải lộ huyết mạch từ Châu Phi qua Mallacca vào biển Đông khi xảy ra chiến tranh.

Tất cả người Việt Nam yêu nước chúng ta đều nhìn thấy ý đồ thâm độc của Tầu Cộng qua những bước chiến lược núp dưới vỏ bọc hợp tác phát triển kinh tế của chúng. Ngay cả một viên tướng cộng sản Nguyễn Trọng Vĩnh đã từng làm đại sứ ở Bắc Kinh, trước nguy cơ mất nước cũng đã lên tiếng cảnh báo: “Điều đáng lo hơn cả là an ninh quốc gia. Chúng ta đều biết Trung Quốc đã xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam… không phải để chống kẻ thù xâm lược nào, mà là để đe dọa Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã nhanh tay chiếm Hoàng Sa từ tay Chính quyền Sài Gòn. Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển, (TQ) có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta (TQ) có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ, thì độc lập chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?! Đảng cộng sản sẽ phải chịu hòan tòan trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân”.

Để xoa dịu dư luận bất mãn của nhân dân, tập đoàn Việt gian bán nước đã nộp hồ sơ về thềm lục địa ra trước Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, hồ sơ này không phải để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam mà thực chất là hồ sơ bán nước nhường biển cho Trung Cộng. Đây là một tội ác tày trời của tập đoàn Việt gian bán nước…

Chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm của nguy cơ mất nước… Nếu đồng bào trong nước, nhất là tầng lớp thanh niên sinh viên, các quân nhân yêu nước không dũng cảm lên tiếng, đồng bào hải ngọai thờ ơ thì sự sống còn của dân tộc như sợi chỉ treo chuông. Đây là một hiểm họa không lường được ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc.

Chúng ta sẽ trở lại thời “ngàn năm đô hộ giặc Tàu”?

Lịch sử của ngàn năm Hán thuộc với những đau thương tủi nhục, những u uất căm hờn lại tái diễn trên đất Việt, không phải là “Bắt dân ta lên rừng tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai” nữa mà tinh vi hơn, thâm độc qủi quái hơn ngàn lần. Đế quốc Trung Cộng chỉ mới xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1959 đến nay mới có một nửa thế kỷ mà Đức Đạt lai Lạt Ma của Tây Tạng đã ngậm ngùi cay đắng thốt lên: “Tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và nhân cách của các thế hệ Tây Tạng, vốn qúi gía hơn mạng sống của họ, nay đã gần như bị tiêu diệt ! Đảng cộng sản và nhà nước Trung Cộng đã biến Tây Tạng thành một “Địa ngục trần gian”!!!

Tất cả đồng bào Việt Nam chúng ta, trong và ngoài nước phải làm gì trước khi đã qúa muộn ???

Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai trong thế kỷ 21 này…???

Tổ quốc lâm nguy !!!

Chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm của nguy cơ mất nước không xa !!!

TOÀN DÂN NGHE CHĂNG ???

SƠN HÀ NGUY BIẾN !!!
________
CHÚ THÍCH:

4. Ý đồ đen tối của các thế lực ngoại xâm thể hiện rõ khi thực dân Pháp ban hành qui chế “Hoàng triều Cương thổ” cho vùng đất này, song hành với việc kích động thành lập cái gọi là Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức (viết tắt là FULRO) chống lại Việt Nam Cộng Hòa. Khi Hoa Kỳ có mặt ở Việt Nam với vai trò đồng minh ngăn chặn làn sóng đỏ, họ cũng tổ chức các đơn vị biệt kích Thượng, lực lượng dân sự chiến đấu, đồng thời ngấm ngầm hỗ trợ cho Fulro để uy hiếp chính phủ VNCH phải tuân theo sách lược của Hoa Kỳ. Sau khi CS xâm chiếm miền Nam thì các tổ chức thiện nguyện Hoa Kỳ lại yểm trợ cho đồng bào thượng thành lập phong trào DEGA.

Ra mắt sách Sơn Hà Nguy Biến


SƠN HÀ NGUY BIẾN !!!
*
Trân trọng kính mời Quí Anh chị đồng môn và Thân hữu
Vui lòng bớt chút thì giờ qúi báu tới tham dự buổi giới thiệu Tác phẩm
“SƠN HÀ NGUY BIẾN” của nhà nghiên cứu Lịch sử Phạm Trần Anh.


Buổi giới thiệu tác phẩm “Sơn hà Nguy biến” sẽ được tổ chức vào lúc:
11 giờ ngày Chủ nhật 12 tháng 7 năm 2009
tại
Hội trường Nhật báo Viễn Đông,
14891 Moran Street, Westminster CA 92683

Với sự tham dự của các diễn gỉa:
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Cao Dương, Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, BS Nguyễn Hy Vọng, Nhà văn Đỗ Tiến Đức, nhà văn Huy Phương, nhà văn Tâm Triều, Thi sĩ Huy Trâm, Nữ sĩ Mắt Nâu, Nữ sĩ Nhất Phương, Nhà văn Ninh Thuận …

Buổi giới thiệu tác phẩm được sự bảo trợ của Báo Thời Luận, TH CSV/QGHC, Hội Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh Nam Cali, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, Ủy ban Xây dựng Sức mạnh Cộng đồng, MT Dân tộc Việt, Ủy Ban Bảo toàn Đất Tổ, Hội Đền Hùng Hải ngoại, , Hội Ái hữu Cựu HS Nguyễn Trãi, Hội Ái hữu Cựu HS Chu Văn An, Hội Đồng hương Thái Bình, Hội Đồng hương Biên Hòa, Hội Đồng hương Bạc Liêu, Hội Đồng hương Nha Trang, Hội Đồng hương Gia Định, Hội Tả quân Lê văn Duyệt, Văn Bút Nam Cali, Liên minh Quang phục Việt Nam, Liên minh Châu Á TBD, Cộng đồng Việt Nam Nam Cali và nhiều hội đoàn, đoàn thể Việt Nam tại Hải ngoại.

Hợp ca “HÔI NGHỊ DIÊN HỒNG”:
Biệt đội Văn nghệ LLCCB/QLVNCH. .

Nhân dịp này, Nữ sĩ Bích Ty sẽ giới thiệu CD thơ nhạc ‘‘CHAN CHỨA BAO TÌNH” của “Người tù Bất Khuất Phạm Trần Anh” do các nghệ sĩ Thúy Vinh, Hồng Vân, Ngô Đình Long trong nước diễn ngâm.

Đặc biệt, Phần thơ sẽ do Bích Ty cùng nhiều nghệ sĩ diễn ngâm, Nhạc do cố Nhạc sĩ Châu Kỳ, Lê Thụ, Quốc An và Phạm Lê Hoàng phổ thơ sẽ do các ca sĩ Hải ngoại trình bày…

Sự hiện diện của qúi vị nói lên tấm lòng yêu nước của đồng bào Việt Nam Hải ngoại, thể hiện quyết tâm“ Hải Ngoại Đoàn Kết, Yểm Trợ Quốc Nội, Đấu tranh Dân chủ” để “Bảo Toàn Đất Tổ”.

Ban Tổ Chức

Đỗ Tiến Đức (323) 225-4561
NS Bích Ty (714) 726-4002
Nguyên Duy (714) 767-2955
Trần Sơn Hà (714) 623-9023
Nguyễn Tấn Lạc (714) 261-6490