Wednesday, October 31, 2007

NỘI QUY

Kinh gởi Quý Anh Chị:
"Để Kính Tường"

Xin Click vào những LINKS trên

Kính
Trần Xuân Thời

TB. Chúng tôi đang thu thập ý kiến để trình HĐQT trong nhiệm kỳ tới.

Mặt Nạ 2

Maoweb nhậy cảm (sensitive), muốn gom cả 3 mặt cảm nhận giới tính, nhận thức chính trị và niềm tin tôn giáo, đề phân giải đúng sai thì khó thật. Nhưng vấn đề chính trị đề cập đây, cụ thể là thân phận người dân bị trị trước kẻ cầm quyền. Đó là v/đ nhân quyền và công lý. Phải đứng về phía nhân dân, thì phân dịnh lý phải trái thành giản-dị và rõ ràng. Không còn là cảm tính nữa.

Tin thêm về chuyện "Vàng Anh": nếu đổ lỗi cô gái HT Linh là hư hỏng thì có lẽ hơi oan cho cô ta. Trong khi chinh cô bé này là nạn nhân của Vũ Hoàng Việt, con trai tên CA đang điều tra vụ án này (!). Hãy xem tin trên website Vietland (link), xin trích:
"Những điều trên chúng ta nhận thấy Công An Vũ Hoàng Kiên đã lợi dụng chức quyền để uy hiếp gia đình Hoàng Thùy Linh. Lợi dụng chức quyền để vu tội cho nhiều sinh viên khác để nằm tù thay cho con trai mình ... Xin đừng lợi dụng chức quyền để quấy nhiễu Hoàng Thùy Linh nữa, hãy để cho cô bé được bình an tiếp tục con đường học vấn ..."
VC chóp bu ngày nay là tư bản đỏ, đi xe Limousine, Rolls Royce, hút cigar ... chứ không còn những tên bộ đội nghèo mạt rệp, đội nón cối như xưa... Không cần ai chụp nón cối lên đầu lũ vuốt đuôi VC. Tự chúng xuất đầu lộ diện, như bọn ăn theo dự tiệc đón NM Triết ở Dana Point Nam Cali...

Còn vụ "chửi thầy" xin có ý kiến như sau: Thầy dạy học hay ông thầy Patron? Kiểu như đàn em gọi NCKỳ. Khi Kỳ tuyên bố trong buổi đón NMTriết : "Tôi kêu gọi các anh em từng làm việc dưói quyền lãnh đạo của tôi: Kể từ hôm nay, không còn Quốc Cộng gì nữa. Tất cả chúng ta hãy hướng về tương lai !...." Có đáng chửi ông thầy này không nhỉ ?

Còn những tên học trò VC nằm vùng như SV Ng Hữu Thái, anh em HP Ngọc Tường, Ng Phan, Tr C Sơn,... có chửi thầy không? Họ còn cho thầy về chín suối là đằng khác!?

Thôi mấy người mang mặt nạ hiền khô ơi, có thi hành NQ-36 không thì bảo. Nếu có hệ lụy gia đình CM, muốn lập công,... thì cứ can đảm như Ph N Nam, viết thẳng thắn. như truyện " Em Tôi " ...kể ra bố là tập kết vô Saigon thăm, nhưng cha con 2 chiến tuyến không nhận nhau,....Việc gì úp mở,....

Người SG

NUDE GIA THÁI PHIÊN

Chỉ trong vòng một tháng, đã xảy ra chuyện sex scandal "Vàng Anh" (post của TPThứ hôm qua) và tin Nhiếp ảnh gia Thái Phiên (NSG giới thiệu July 25) được giấy phép mở Triển lãm ảnh Nude tại Hà nội (Nov 24 - 27), khiến vấn đề liên quan đến pornographic, erotic và artistic photos... được đặt ra.

Nhưng trước/trên hết phải nói đến đặc tính bảo thủ của một xã hội truyền thống và những mâu thuẫn xảy ra trong việc áp dụng luật lệ: - Khi nào thì vi phạm thuần phong mỹ tục? - Tại sao TP HCM cấm trong khi Hà nội thì lại cho? v.v... (xin xem những Bài viết trong Title Link và ý kiến của nhiều người trong web An Ninh Thủ đô)

Phải chăng, trong những vấn đề nhậy cảm (như sex, chính trị, tôn giáo...) trên sách báo, phim ảnh và internet..., biên giới để phân biệt/giải và phán đoán thực hư/đúng sai thường quá mong manh và tùy thuộc nhiều vào cảm tính (dấu sắc, chứ không phải cảm tình, dấu huyền) cá nhân và hoàn cảnh nhất định !?

Cũng có thể, đã có sự phân biệt đối xử (favoritism) giữa nữ nhiếp ảnh gia NKHoàng và Nude gia Thái Phiên chăng? Nhưng đó lại là một chuyện khác!

MaoTônWeb

>>> Maoweb nhậy cảm (sensitive), muốn gom cả 3 mặt cảm nhận giới tính, nhận thức chính trị và niềm tin tôn giáo, đề phân giải đúng sai thì khó thật. Nhưng vấn đề chính trị đề cập đây, cụ thể là thân phận người dân bị trị trước kẻ cầm quyền. Đó là v/đ nhân quyền và công lý. Phải đứng về phía nhân dân, thì phân dịnh lý phải trái thành giản-dị và rõ ràng. Không còn là cảm tính nữa.
>>> ... (Tiếp theo là một số 'nhận xét' khác, không liên quan đến MaoWeb. MaoTôn xin miễn post và sẽ giải thích ở phía dưới. Thành thật xin lỗi tác giả.)
>>> Người SG <<<

>>> Những 'nhận xét' khác nói trên, MaoTôn xin được phép, nếu có thể, NSG cho phép được sửa chữa/cắt xén... lại trước khi post (để có tính 'impersonal'). Mục đích tránh tình trạng "căng thẳng" không cần thiết giữa các đồng môn, nằm ngoài mục tiêu ái hữu của Diễn đàn.
>>> Thân kính, HV <<<

>>> Tùy Director MW cut & edit, không bịt miệng như Cha Lý là được rồi !
>>> NSG có lẽ bắt chước MW lập D/đ khác chuyên trị mấy ngài ngông nghênh ngạo mạn (?)
>>> NSG <<<

>>> Được lời, MaoTôn xin phép làm nhiệm vụ bất đắc dĩ. Riêng đoạn nói về MW vẫn giữ nguyên không thiếu một dấu phẩy! Và xin post tất cả lên phía trên cho thống nhất. HV <<<

Tuesday, October 30, 2007

Đố Có Thưởng

Xin được thay đổi không khí,
Tiểu đệ xin có câu đố, nếu huynh muội nào đáp trúng thì tiểu đệ sẽ có một phần thưởng văn nghệ gởi đến tận nhà. Nên những ai tham dự xin kèm theo địa chỉ gởi thư, (và điện thoại, e-mail càng tốt).

Câu hỏi: Ai là tác giả bài thơ sau đây?
Xin lưu ý: Đây là bài thơ Em, có Ngực, Có Đồi,... nhưng không thuộc phái "Thơ Đồi Ngực". Tựa đề tạm đặt là "Em Là Cô Gái Đồng Xanh"

Em là cô gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt cây đa

Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm trong tình em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một

Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh du, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ

Trai thôn thượng, gái thôn đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em trăm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em, còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn

Anh yêu em vô vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu

Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đọng màu quê hương.

>>> Anh Lượng ơi, chắc anh phải đặt hai (2) phần thưởng quá! Vì Maotôn tôi đã biết bài ấy của ai. Nhưng chả lẽ lại nói ra ngay thì mất hào hứng. Tôi sẽ email riêng cho anh vậy. Hùng Vũ <<<

Mặt Nạ

Ngày mai 31-Nov. là ngày Halloween tai HK. Trẻ con giả trang mang mặt nạ thi nhau làm ma quỷ... Nói đến người lớn đeo mặt nạ thì không chỉ còn trò đùa, đóng kịch như hát bộ, như trong "Le Fantôme de l'Opéra" nữa, mà dùng nhát người thiệt...

Ô. Hs Acla kể chuyện thoát xác, hay nhắc chuyện "vết phang còn bầm" là thuộc loại "Những Truyện Kỳ Bí" hay tưởng tượng, không nhằm nhát ai (vụ này bị ai "cắn" bầm (?) mà đổ thừa Người phang?) NSG có phang chăng chỉ nhằm các chính kiến chính cò mấy vị cao hứng ... (bỏ một đoạn) ... nên NSG chỉ chích nhẹ kim cho xẹp bớt, kẻo vị ấy bể theo bóng (!)...

Mặt nạ đáng ngại nói đây là thứ giống như mặt người hiền, thật thà chân quê, hòa đồng anh em như huynh đệ chi binh... Nhưng bên trong là mặt lạnh như tiền, có chủ kiến dứt khoát triệt để một đường, không khoan nhượng,... Mặt nạ dân tộc, ái quốc... nhưng kỳ thực là phi dân tộc, yêu nước là... .yêu cnxh (?) Mặt nạ công nông binh đoàn kết, thực chất là chia rẽ qua đấu tố, bán rẻ sức lao động công nhân cho tư bản nước ngoài, biến bộ đội thành công cụ bảo vệ nhóm đầu lĩnh đảng,... Mặt nạ trăm hoa đua nở trong văn hóa văn nghệ, thực chất là văn-hóa văn-nghệ chỉ đạo, nô dịch,... (bỏ một đoạn) ... Khoan D/đ ơi! chớ có coi thường lờì có vẻ cười cợt bông đùa này nhé....! Phải hiểu hành động có ý thức của y ... (bỏ một đoạn) ... Sau 30/4/75, có tên CB nằm vùng vào trại Tt Ctạo BH, nói rằng: tôi ngồi tại ban thanh tra BNV nè, đi địa phương, gặp các anh briefing tôi nghe hết đấy (!)

... (bỏ một đoạn) ... MaoWeb cứ để dư luận D/đ nhận xét, can chi mà phải kiểm duyệt trước? Nếu hắn kêu oan thì cứ tự nhiên biện bạch (?) Công khai D/đ. Sợ nổi sóng hả (?)
Tạm tới đấy. Còn về vụ lu loa chửi thầy, thì bình sau.

Người SG

>>> Vô cùng xin lỗi NSG. Maoweb buộc lòng phải "bỏ một vài đoạn" nhưng vẫn ráng giữ để bài post không đến nỗi thiếu mạch lạc. Một trong những lý do tạm nêu: DĐ chủ trương 'Xét việc chứ không xét người'..., nhất là khi 'người' ở đây là đồng môn. Thư bất tận ngôn! MaoTôn <<<

>>>
Maoweb chống chế thế thì chỉ là favor thôi! Bài kẻ kia thì để nguyên xi, ... (lại bỏ một đoạn) ... Ngôn hành do do y'-tinh` tu` than-tam người. Xét việc không chưa đủ. Đồng môn cũng có kẻ vô khu, sau 75 về làm quan CM, xét xử anh em đấy (!) NSG <<<

NẮNG THU Ở SEATTE

1-

Cuối tuần rồi, vài người bạn gọi đến hỏi tôi rằng “học tiếng Tầu với tiếng Mễ có vui không?” Thưa rằng: Vui lắm! Học lớp nào mình cũng đựơc ném vào hàng niên trưởng. Ngồi giữa một đám hơn chục tiên nữ mà uốn éo cái lưỡi phát âm tiếng Tầu hay rung rung cái môi đấu vài câu tiếng Mễ thì còn gì vui hơn.

Từ năm 1957 người Tầu dùng phương pháp Pin Yin mẫu tự La Tinh để dậy tiếng Tầu cho người ngọai quốc. Phương pháp này cũng có dấu như tiếng Việt mình nhưng khi phát âm ra thì một trời một vực. Thí dụ như viết chữ HÀ nhưng khi đọc lên thì là KHỪA. Nói chung là phải chiến đấu với cách phát âm trong một tháng đầu. Sau đó cũng quen đi và riêng đối với dân An Nam ta thì lại có phần thuận lợi hơn vì rất nhiều chữ Tầu đọc lên có cùng nghĩa với tiếng Việt. Thí dụ như chữ BÀO ZHI thì tiếng Việt mình là BÁO CHÍ. Còn viết tiếng Tầu thì không đến nỗi gian nan lắm. Cứ theo phương pháp mà “quẹt” nét trước nét sau thì cũng đâu ra đó.

Đối với lứa tuổi trên dưới sáu bó của chúng ta thì học tiếng Mễ lại còn vui hơn. Chắc hẳn là người nào cũng có một chút vốn liếng tiếng Phú Lãng Sa. Dùng cái vốn liếng này mà áp đảo văn phạm tiếng Mễ thì…ngon ăn lắm. Cách phát âm tiếng Mễ cũng rất rõ ràng. Phải “hô” lên từng vần một và không được bỏ qua một vần nào. Thí dụ: INTELIGENTE thì phải nói cho thật rõ IN-TÊ-LÊ-KHEN-TỀ.

Qưởn qưởn mà cắp sách đi học cũng vui và nhiều bất ngờ lắm. Những cái bất ngờ rất đáng yêu này thì Dieu seul le sait.

2-

Vài tuần qua chắc các cụ đã được xem đọan phim 16 phút rất tươi mát của cô bé 19 tuổi Hoàng Thùy Linh. Con nít Việt Nam thấm nhuần chủ nghĩa cộng sản nên hư hỏng như vậy đấy. Công an Hà Nội đã vồ được bốn cô cậu sinh viên chủ động đưa những hình ảnh này lên internet và sẽ khởi tố về tôi “phát tán hình ảnh đồi trụy”. Không nhiều thì ít cũng vất vả và có thể sẽ phải ngồi tù bóc lịch một thời gian.

Ở hải ngoại thì đòn phép chụp cái nón cối lên đầu người khác vẫn được thường xuyên xử dụng. Nạn nhân của những trò bỉ ổi này có thể trình báo với nhà chức trách hoặc nộp đơn kiện tại tòa án. Một người bị kết tội là cán bộ cộng sản hay tay sai của cộng sản sẽ trực tiếp nhận lãnh những hậu quả từ một cộng đồng là nạn nhân của chế độ và chủ nghĩa cộng sản. An toàn bản thân và gia đình bị đe dọa. Công việc làm ăn bị gián đoạn. Thanh danh bị xâm phạm và còn rất nhiều những tai hại khác.

Tự do là một lý tưởng nhưng lạm dụng một cách ngu ngốc sẽ mang lại những hậu quả xấu xa khó lường trước được.
Trương Phú Thứ

Happy Halloween


  • Thân xác không còn thần trí mà vẫn lái xe theo phản xạ?

  • Có trường hợp nào thần trí thoát khỏi thể xác để sống theo giấc mộng riêng của nó?

  • Thần trí có phải là sản phẩm của - và lệ thuộc vào - thể xác, hay đó là một thực tại độc lập?

A.C.La
Kinh nghiệm thoát xác

Ông Herbert Smith đã trải qua một kinh nghiệm lạ lùng khi lái xe một mình trên xa lộ từ sở làm về nhà. Ông đã từng phục vụ trong quân ngũ vào thế chiến thứ II. Khi truyện xẩy ra ông khoảng trên 60 tuổi và là một chuyên viên cơ khí của hãng STELCO. Truyện sau đây viết dựa theo một bức thư ông gửi cho một tờ báo vào năm 1897.

Truyện xẩy ra ngày 23 tháng ba năm 1980
Hôm đó tôi đã làm việc và trở về nhà theo xa lộ QEW (Queen Elizabeth Way), đi về hướng tây. Một mình tôi trên xe, và cảm thấy rất minh mẫn khỏe khoắn. Con đường khô ráo và sáng sủa mặc đầu hơi đông xe.

Tôi rời đường Lakeshore ở Toronto lúc 3 giờ chiều để vào QEW. Vào khoảng 3 giờ 15 tôi tới Highway 10.

Đúng lúc vừa đổi "lên" sang bên phải để chuẩn bị vào đường Mississauga Road cách đó khoảng non ba cây số, thì tôi thấy cảnh vật chung quanh biến đổi một cách nhanh chóng. Xe cộ bên ngoài tự nhiên quay lượn kỳ lạ. Chung quanh tôi là một cảnh hỗn độn.

Con đường trở nên rất đen và những lằn kẻ trắng trở nên rất trắng. Tôi lật đật ép xe vào lề, nhưng cánh phải của con đường dường như biến mất, rồi thì không còn gì nữa cả ngoại trừ một vực thẳm. Cánh trái của xa lộ uốn cong lên như một con sóng khổng lồ ngoài khơi.

Mặc dầu tôi vẫn còn tiếp tục di chuyển, nhưng chính chiếc xe của tôi như biến mất. Tôi thấy mình lọt vào giữa một vùng đồng nội rất sáng sủa. Vào lúc này tôi thấy mình không còn di động nữa. Cảm giác hốt hoảng và sợ hãi biến mất mà thấy kỳ lạ và thích thú. Chung quanh tôi là thảm cỏ xanh tươi lộng lẫy nhất tôi chưa hề thấy đang trải dài ra mọi phía tắp tít tận chân trời.

Thế đất khá phẳng. Phía trước mặt là một cái cây trông rất lạ. Phía bên trái cũng có một cây như vậy nữa nhưng ở xa hơn. Khó lòng mà miêu tả đúng như những gì tôi đã nhìn thấy.

Tôi chỉ mường tượng được là chúng giống như những cây xương rồng. Tôi ước lượng chúng cao khoảng bốn, năm mét. Ở thân giữa lên chừng hai phần ba thì mọc ra hai nhánh cân xứng nhau ở hai bên. Trên đỉnh của thân và hai nhánh thì tòe ra thành một cái mũ tròn, giống như những con bọ dừa khổng lồ. Ngoài ra không còn lá và nhánh nào khác. Vỏ cây mầu nâu nâu và dường như làm bằng những lớp vẩy úp lên nhau như vẩy cá. Gốc cây nằm giữa bệ đất tròn mà mép cỏ chung quanh xén tỉa rất kỹ.

Bầu trời trong xanh điểm vài cụm mây trắng nhỏ. Tôi còn nhớ cái cảm giác ngạc nhiên thấy mình có thể nhìn được khoảng không gian xa đến tận chân trời mà lại rất rõ ràng vô cùng. Tôi cũng nghĩ không hiểu tại sao cảnh trí lại xinh đẹp và toàn bích đến như vậy.

Thình lình tất cả cảnh vật ấy biến đi rồi tôi nhận ra những ngọn cây bình thường ở hai bên đường và tôi cảm thấy từ trên cao rơi xuống. Những phần thấp hơn như cây cối, nhà cửa hàng giậu hiện ra.

Thế rồi cảnh tượng chung quanh lại hiện ra hỗn độn. Cái cảm giác rối loạn, hoảng hốt, lo sợ trở về hoàn toàn.

Ngay sau khi cảm giác rối loạn qua đi, tôi bắt đầu nhận ra khung cảnh quen thuộc, bên trong xe, con đường tôi đang đi. Tôi nhận ra tôi đang ngồi sau tay lái ở cái thế rất bình thường và rõ ràng là vẫn làm chủ tay lái. Tôi nhận ra tôi đang ở trên Mississauga Road phía nam cây cầu xe lửa và chỉ còn cách nhà khoảng 150 mét.

Thật khó lòng tìm ra được những danh từ để diễn tả cái cảm giác kỳ bí tôi đã trải qua và có được sự an tâm ra sao khi tâm thần trở lại với tay lái.

Quãng đường tôi đã qua lại 29 năm trời, nhưng chưa bao giờ tôi trải qua một kinh nghiệm lạ lùng như thế trước đó và sau này. Trong lúc kinh nghiệm kỳ lạ này xẩy ra thì chiếc xe của tôi đã chạy xuyên suốt quãng đường từ Highway 10 về tới cây cầu xe lửa trên Mississauga Road. Không có ai khác trên xe cả, mà rõ ràng là chiếc xe không được điều khiển, theo nghĩa bình thường, và cũng không bị một xui xẻo nào. Quãng đường chiếc xe chạy qua ước lượng khoảng gần 5 cây số và trong khoảng thời gian lối 4 phút rưỡi.

Tôi cũng xin nói là cho đến lúc đó tôi không biết gì về những chuyện thần thông kỳ bí mà cũng chẳng thích những chuyện này. Tôi biết chắc chắn một điều là mình chưa hề nghe nói đến một chuyện thoát xác nào. Tuy nhiên khi về tới nhà sau kinh nghiệm này, tôi thấy nghi nan và sợ hãi. Tôi đem chuyện bàn thảo với vợ. Chúng tôi quyết định gọi cho đứa con trai hiện là giáo sư xã hội học. Tức khắc nó kiếm gặp Ian Currie, tác giả cuốn sách "You Cannot Die". Người này tiếp xúc với Carole Davis, là người mà sau này chúng tôi mới biết là một nhà tâm linh nổi tiếng.

Chúng tôi có nói chuyện với Carole Davis và bà này cho hay là tôi bị một kinh nghiệm thoát xác nào đó, mặc dầu chính bà ta cũng chưa hề biết đến một kinh nghiệm hoàn toàn giống như thế.

Sau những lần chuyện vãn với bà, chúng tôi quyết định theo học khóa ba năm tại Viện Khoa Học Tâm Linh. Cả hai vợ chồng tôi sau đó là những người tốt nghiệp từ viện này.

A.C.La (SKZ)
Dịch từ cuốn "Những Truyện Kỳ Bí"

Love Via Email (continued)

Trích đoạn:

"Người nào cũng như một cây gỗ mục đang trôi nổi trong cơn hồng thủy. Những cây sậy yếu đuối đang bị xé ra từng mảnh, vùi dập giữa hư vô."

"Ông Lộc nhờ tôi đón ở phi trường trên chuyến bay về từ Việt Nam. Ngồi trên xe, ông Lộc kể lại từng chi tiết của những gì đã phải đối mặt và suy tư của riêng ông."

"Tôi tạm ngừng chuyện kể nơi đây vì hôm nay tôi phải giúp ông Lộc dọn vào một căn nhà ở khu chung cư rất đẹp bên cạnh một rừng thông quanh năm xanh mướt."

Kính mời quý vị và các bạn Click Title Link để đọc nốt phần 2


Trương Phú Thứ, Seattle

Thơ Như Thương

Như Thương "lượm" chữ "Orchids vườn nhà" trong post của anh Lan Đàm,
thêm chút mắm muối xào nấu thành bài thơ Duyên Hoa dưới đây
(cũng xin minh họa background bằng Hình chụp hoa lan tại hậu viên đại gia Lan Đàm)

Click to Enlarge

Monday, October 29, 2007

The Last Supper In Detail

Với kỹ thuật digital tân kỳ hiện nay người yêu chuộng nghệ thuật khỏi cần phải bay tới Milan, xếp hàng chờ đợi, mới có thể chiêm ngưỡng họa phẩm "Bữa Tiệc Ly" của Leonardo da Vinci (1452-1519).

Bất kỳ người nào, với Internet access cũng có thể vào Website Hal9000 (link) để quan sát tỉ mỉ, còn hơn nhìn với mắt thường, những đường nét độc đáo của bức tranh, rõ hơn trước đây 1,600 lần (16 tỉ pixels so với 10 triệu pixels thông thường).

Tuy nhiên, Maotôn xin lưu ý quý vị khi viếng website trên, chúng ta chỉ có thể phóng lớn đến 10% là cùng (để có thể còn phân biệt được) vì hạn chế resolution của màn hình (monitor). Đề nghị quý vị nên xem 8 bức tranh treo tường hoặc chân của các Thánh tông đồ, sẽ rõ.

Nếu hiếu kỳ, quý vị có thể xem thêm các tác phẩm khác (other works), cũng trong website trên.

MaotônWeb

Độc Thủ Đại Hiệp

Kính nhờ Bác Mao Tôn nhắn lại:


"Hai Queo tui đang bị xúc động đến ngộp thở vì cái tin sét đánh lên trời: Tui được thu nhận vô làm thành viên Thi Phái Thơ Đồi Ngực Hoàn Vũ. Thật không có đủ lời lẽ để cám ơn. Xin Đại Gia và sư huynh A.C.La cho phép tui nghỉ mệt vài hôm rồì sẽ hồi âm sau.

Riêng Mao Tôn, xin đừng chụp mũ tui là "Độc Thủ Đại Hiệp" như trong hình. Nếu tui bị "phang" thì ráng đỡ dùm nghen. Đa tạ"

Hai Quẹo, ĐS15

>>> Có câu "Huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục". Nếu "phang" mà trúng nhằm anh em thì cũng như chặt nhầm cánh tay mình ấy mà! HV <<<

"Time Change"

Thông thường, tối hôm qua Chúa nhựt Oct 29th vào lúc 2:00 AM, chúng ta ở Bắc Mỹ đã phải đổi giờ, theo cách nhớ Fall Back - Spring Forward (Thu lùi và Xuân tới một giờ). Thế nhưng Daylight Saving Time đã bắt đầu thay đổi, kể từ năm nay, 2007.
Kính mời quý vị xem tài liệu sau đây để rõ thêm chi tiết:

About Daylight Saving Time changes in 2007
In 2007, several countries and regions will change the dates on which they observe Daylight Saving Time (DST). In the United States, all states except Arizona and Hawaii will begin observing Daylight Saving Time on March 11. Many provinces in Canada will also adjust their DST observance, as will some states and provinces in other countries. Daylight Saving Time observances vary between countries and regions and are subject to change by national and provincial governments.

When does Daylight Saving Time/Standard Time begin?
Note: Daylight Saving Time rules have CHANGED beginning in the year 2007.
Starting in 2007, Daylight Saving Time (DST) begins each year at 2:00 a.m. (local time) on the second Sunday in March in most of the United States and its territories. Clocks must be moved ahead one hour when DST goes into effect. DST is not observed in Hawaii, American Samoa, Guam, Puerto Rico, the Virgin Islands and the state of Arizona (with the exception of the Navajo Indian Reservation, which does observe DST).
Standard Time begins each year at 2:00 a.m. (local time) on the first Sunday of November. Move your clocks back one hour at the resumption of Standard Time.
In 2007, DST begins at 2:00 a.m. (local time) on March 11, 2007.
In 2007, DST ends at 2:00 a.m. (local time) on November 4, 2007.
The current Daylight Saving Time rules represent a change from the past. On August 8, 2005, President Bush signed the Energy Policy Act of 2005, which included the changes in Daylight Saving Time described above, effective in 2007. Prior to 2007, DST began at 2:00 a.m. (local time) on the first Sunday in April, and ended at 2:00 a.m. (local time) on the last Sunday in October. The new rules for DST beginning in 2007 mean an extra four or five weeks of DST each year. There will now be a total of 238 days of DST, compared to a total of 210 days of DST in 2006 under the previous rules, and the U. S. will remain on DST for about 65% of the year.

TVThạnh, San Jose sưu tầm

Quy Chế Bầu Cử

Kính gởi:
Anh Chủ tịch Liên Bang úc Cháu
Quý Anh Chủ tịch các Hội CSVQGHC tại úc
Quý Diễn Đàn các Khóa

Kính quý Anh:

Xin quý Anh phổ biến trên Bản Tin và gởi cho Bản Tin các Khóa Quy Chế Bầu Cử Ban Chấp Hành NK 1/2008-12/2010 gồm có:
  1. Quy Chế Bầu Cử ( 10 Chương, 18 điều)
  2. Ban Tổ Chức Bầu Cử
  3. Đón ứng cử Liền Đánh vào Ban Chấp Hành
  4. Đón ứng Cử Đón Đánh vào Chức vụ TKS
  5. Phiếu Bầu
Lịch trình TC Bầu Cử Dự trù
30/10/2007: Bắt đầu nhận đón ứng cử của các Liền dành và đón dành
30/11/2007: Hạn chót nhận đón ứng cử
03/12/2007: Bắt đầu công bố danh sách ứng cử và các LD bắt đầu vận động tranh cử
13/12/3007: Bắt đầu nhận đón khiếu nại về tư cách UCV, nếu có
và bắt đầu giải quyết khiếu nại đến 23/12/2007
30/ 12/2007: Hạn chót nhận phiếu bầu từ các Hội gởi cho Bạn TCBC
10/01/2008: Tuyên bố kết quả
20/01/2008: Bàn giao
Xin xem LINK: Attachment: QCBCBCHTH

Kính,
Trần Xuân Thời
CT/HĐQT/TH

Male & Female Chicken Island

trống mái
truyện tình nổi tiếng của Khái Hưng

Trích Đoạn:

"Khuynh hướng lãng mạn giữ địa vị trọng yếu trong văn nghiệp của Khái Hưng. Óc tưởng tượng của tác giả rất phong phú, ông đã dựng được những đề tài tình yêu độc đáo khác thường, cho tới nay cũng vẫn còn mới lạ: Hồn Bướm Mơ Tiên, vừa thanh cao vừa trần tục. Hạnh: một thế giới bay bướm, thơ mộng, huyền ảo và Trống Mái, một truyện tình kỳ ảo, một mối tình không biên giới rộng rãi bao la có khuynh hướng ca ngợi vẻ đẹp và sự cường tráng cuả thân thể con người.

Trống Mái, viết năm 1936, hồi mới xuất bản bị chỉ trích là không hợp lý và xa thực tế, truyện tình giữa một chàng đánh cá đẹp giai (tên Vọi) có thân hình lực sĩ nhưng quê mùa, mù chữ và một tiểu thư (tên Hiền) giầu sang, trí thức, tân thời. Theo thời gian tác phẩm lại được nhiều người ưa thích, say mê và đã trở thành một trong những truyện nổi tiếng nhất của Khái Hưng cũng như của Tự Lực Văn Đoàn."

Kính mời quý vị Click Title Link để thưởng thức đầu tuần.
Trọng Đạt, TX
(hình trên: Hòn Trống Mái nhìn từ Hang Bồ Nâu, Sầm Sơn)

Sunday, October 28, 2007

Quen Biết

Mao tôn,
Tôi có biết PTAnh. Năm 1970 tôi học khóa 3/70 tại trường bộ binh Thủ Đức, anh Anh học khóa 4 hay gọi tôi là huynh trưởng. Năm 1973 tôi có tham gia một buổi học tập về xây dựng nông thôn tại Nha Trang có gặp Anh tại đây. Sau nghe nói Anh làm việc tại Lâm Đồng.
Tôi có liên lạc với Anh qua địa chỉ email của Tổng hội nhưng địa chỉ ấy sai, nó trả lại.

Trọng Đạt, TX

>>> Để tôi đưa anh e-address mới của PTAnh: quocvietanhpham@yahoo.com. MaoTôn <<<

Hình Cưới Tối Qua

Maoweb và quí D/đ:

Mới sáng Chủ nhật mà post ngay 3 ông già, không nể mặt các phu-nhân (Đàm, Liên & Đức) ngồi bên! Thi sỹ LĐàm quên là bài thơ nào cũng có "EM" kia mà?
NSG xin gởi photos có các quí phu nhân để MaoWeb thay vào 3 ông già một phút hồ-đồ muốn thoát-ly kia (?). Kèm thêm hình chị VVKhương và đôi Tân hôn.
(Sợ cô Út lại hỏi hình Cô dâu-Chú rể!)
Người SG
Còn dưới đây là hình ban bệ "website Làng Chài":
Mõ làng VMNgọc, Lý trưởng NĐPhúc & Thứ chỉ HMĐức
đang "đứng hầu" sau các quý phu nhân

Đời vẫn tiếp diễn

D/đ vẫn lưu video clip theo dõi Wild Fire Nam Cali. Có ý nghĩa đấy, những video do dân amateur quay, post trên Youtube... không phải do kênh TV hay trùm truyền thông thực hiện. Họ hầu như bỏ lơ từ weekend, chỉ thấy shows catoon hay tin thể thao, ca nhạc và diễu dở lảng xẹt. Chết ai nấy chịu... Đời vẫn vô tình tiếp diễn.

Mặc dầu D/đ có nêu cảnh tỵ nạn kiểu Mỹ phong lưu,... Nhưng than ôi bề ngoài ấy không che lấp nổi thực trạng bi đát dân vùng hỏa tai đang gánh chịu. Cứ nhìn ánh mắt, cái nhún vai hay nụ cười gượng miễn cưỡng của họ thì hiểu. Họ buộc phải nghe theo lệnh di-tản (mandatory evacuation) Khi quay trở về thì nhìn thấy nhà cửa đã ra tro! Vài người cưỡng lệnh ở lại thì cứu được nhà (?) Dư luận xầm xì.... Nhớ lại bão Katrina,... ai bi lùa khỏi khu gia cư thì,... trở về hơi,... khó đấy. Cái vụ gì đây? ... Có các ngài anh hùng cứu tinh xuất hiện đúng lúc đấy.... Chúng mày thành homeless vô sản rồi,... phải nghe ông (bà) phán đây, sẽ rót tiền cứu trợ cho bọn bay... Lại còn các nhà thầu, hội đoàn xã hội nhân đạo ăn theo,... Khôn hồn đừng có mà trót trét chỉ trích ông chuyên quyền độc đoán nữa nhe !

Ở đâu cũng thế thôi, trò mị dân của chính khách xứ gọi là dân chủ hay đảng độc tôn toàn trị như Bắc Hàn, TC, VNCS, Cuba hay Miến-điện,..cũng same same.
(... tạm bỏ một đoạn...)

Người SG

Góp ý thêm...

... về chuyện Quân Đội cướp quyền

Trong cuốn Công Và Tội hồi ký chính trị của ông Nguyễn Trân (dài gần 900 trang, VN từ 45-75) cựu tỉnh trưởng Định Tường và Khánh Hoà, ông Trân có đề cập tới phiên họp tại Phủ thủ tướng tối 11-5-1965 (thực ra là tối 11-6 như trong cuốn Việc từng ngày 1965 của Đoàn Thêm). Theo ông Trân tối hôm đó các Tướng trẻ trong Hội Đồng Quân Lực như Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Vĩnh Lộc… đã ép buộc Quốc trưởng Phan khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát trao quyền lại cho quân đội…

Ông Đoàn Thêm trong cuốn Việc từng ngày 1965 có ghi nhiều điểm liên hệ, tôi xin tóm lược như sau: Ông Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng từ 16-2-1965, mấy tháng sau chính phủ của ông gặp nhiều trở ngại, ông Quát ra Dự thảo qui chế tôn giáo bị Công giáo và các đạo khác chống đối: ngày 27-5-65 Linh mục Hoàng Quỳnh hướng dẫn phái đoàn đại diện lực lượng Công giáo Đại đoàn kết yết kiến Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu đưa kiến nghị không tín nhiệm Thủ tướng Quát vì gây chia rẽ, không chống Cộng hữu hiệu, thân Pháp… Ngày 2-6 một phái đoàn thuộc Khối QG chống Cộng (Nguyễn Thế Truyền, Hoàng Quỳnh, Nghiêm xuân Thiện...) yết kiến Quốc Trưởng đưa kiến nghị buộc ông Quát phải thành lập chính phủ QG chống Cộng, ngoài ra giữa Thủ Tướng và Quốc trưởng cũng có “ỳ xèo” bất đồng ý kiến về cải tổ nội các, bất đồng ý kiến giữa hai nhà lãnh đạo đã đưa tới khủng hoảng chính trị phải nhờ HĐ Quân Lực trung gian giải quyết. Và Ngày 11-6 Quốc Trưởng, Thủ tướng tuyên bố thể chế QG hiện tại không còn phù hợp nên hai nhà lãnh đạo đã trao trả quyền lãnh đạo QG cho HĐQL (HĐQĐ vào ngày 27-10-1964 do Nguyễn Khánh làm Chủ tịch đã mời ông Phan Khắc Sửu và Trần Văn Hương làm Quốc Trưởng, Thủ Tướng).

Theo Tướng Hoàng Lạc (trong Những Sự Thật Chưa Được Nhắc Đến) thì Nguyễn Văn Thiệu (Trung tướng) thấy chính quyền dân sự lủng củng nội bộ nên đã khéo đề nghị trước với Cụ Phan khắc Sửu trao quyền lại cho Quân đội.

Theo ý kiến của tôi, việc Quân đội lên nắm chính quyền miền Nam năm 1965 là do tại người dân. Cuối năm 1964 Phật giáo biểu tình lật đổ chính phủ của Thủ Tướng Trần văn Hương, kế đó Công Giáo lại lật đổ chính phủ Phan Huy Quát, (ông Phan Huy Quát bị nhiều đoàn thể chống đối nhưng mạnh nhất Công giáo do linh muc Hoàng Quỳnh lãnh đạo). Hồi đó người ta than ông Hương bị mấy ông áo nâu hạ bệ rồi ông Quát lại bị mấy ông áo đen lật đổ. Nếu năm 1964 Phật giáo không lật đổ ông Hương thì không có việc quân đội nắm chính quyền. Nếu Công giáo không lật đổ ông Quát thì Quân đội không nắm chính quyền. Theo tôi nhớ, năm 1965 khi ông Quát bị chống đối dữ dội, ông vẫn được quân đội ủng hộ (Nguyễn cao Kỳ tuyên bố ủng hộ chính phủ) ông Quát không chịu từ chức mà trao quyền lại cho quân đội.

Năm 1965 miền Nam y như trứng đứng đầu gậy, CS Bắc Việt ồ ạt đưa quân vào Nam, Năm 1969 Tướng Wesmoreland tuyên bố nếu Mỹ không đổ quân vào miền Nam tháng 5 năm 1965 thỉ chỉ trong 6 tháng là mất về tay CS. Trong tình thế nguy kịch như thế mà chính phủ dân sự không thực sự chống Cộng chỉ tranh cãi nhau vấn đề nội các nên không còn phù hợp với tình thế. Vả lại Quốc trưởng, Thủ tướng bất đồng ý kiến tranh cãi đưa đến khủng hoảng khiến người dân cũng chán nản thất vọng.

Trong phim Vietnam History by Television, sau khi Thủ tướng Quát trao quyền lại cho Quân đội, trong HĐQL không ai chịu nhận làm Thủ tướng, người ta đề nghị Nguyễn chánh Thi nhưng ông này từ chối (tự cho là không đủ khả năng), sau người ta đề nghị Nguyễn cao Kỳ, ông này trả lời để tôi về hỏi lại vợ tôi đã, về sau không ai nhận làm nên Kỳ đã nhận.

Chính quyền quân đội mới đầu đã có một số việc làm tốt đẹp như dẹp yên nạn biểu tình tuyệt thực, nhất là dẹp được biến cố miền Trung 1966, tích cực chống Cộng sản xâm lăng... nhưng từ khi chính quyền được chuyển sang tay ông Nguyễn Văn Thiệu thì đã xuất hiện nhiều biểu hiện xấu, dần dần đi tới chỗ bè phái tham nhũng thối nát. Tệ nạn mua quan bán tước đã lan tràn khắp guồng máy, đến giai đoạn mua quan bán tước thì hết thuốc chữa rồi y như một người mắc bệnh ung thư thời kỳ thứ 5… Theo ông Bùi Diễm, cựu đại sứ: “Năm 1975 quốc hội Mỹ đã quá mệt mỏi vì phải ủng hộ một đồng minh có nhiều khuyết điểm và thối nát.” Ông Nguyễn văn Thiệu đã đi theo vết xe đổ của Thống chế Tưởng giới Thạch.

Riêng về cuốn Công và Tội của ông Nguyễn Trân thì tôi có nhận xét như sau: Ông Trân viết về lịch sử không được khách quan cho lắm, ngoài ra có nhiều điểm không đúng như trang 127 nói Quân của Trịnh minh Thế đối phó với lực lượng của Trung tướng Nguyễn văn Vỹ tại góc đường Hùng Vương và Trần Hoàng Quân… sau đó Trịnh Minh Thế kéo quân qua cầu Lăng Tô (Tân Thuận) nói để đi gặp ông Diệm nhưng vì không có trọng pháo yểm trợ và bị phục kích bắn chết (cuối tháng 4-1955).. Sự thực ai cũng đều biết là Tướng Trịnh Minh Thế chỉ huy quân đội Cao Đài ly khai của ông để đánh Bình Xuyên tại cầu Tân Thuận và bị tử trận tại đây.

Tôi xin có đôi lời đóng góp với Diễn đàn,
Trọng Đạt, TX

Tản Mạn Chuyện

Những năm đầu trung học, nhà tôi cách trường không xa trên dưới một dặm nên tan trường về đi bộ với các bạn, cả trai lẫn gái. Chúng tôi thường e ấp ngượng ngịu, cười nói bông đùa, cặp đôi cho nhau..., thật vô tư lự. Tôi cho đó là tuổi "thiên thần".

Trong số những bạn người miền Nam của tôi có anh dám nói thẳng:
- "Hương à mày là dân Bắc Kỳ mất gia phả"
- " Mày nói cái gì mất gia phả? Tao là Nam kỳ mà"
- "Mày họ Vũ sao Nam kỳ được. Người Nam phải họ Võ"
- "Tao sanh tại Chợ Rảy Sàigòn"
- "Tại zdậy mới "mất gia phả"
- " Mày nói chuyện "dô diên" kỳ thị Nam Bắc tao giận mày rồi đó nha!"
Thế là bạn tôi im lặng không đùa nữa.

Bạn học của tôi có cả Nam lẫn Bắc
(di cư 54 từ miền Bắc). Trong số bạn người Bắc, có nhiều người học giỏi đỗ đạt làm "Quan văn" phó quận và phó tỉnh... Những bạn người miền Nam thì đa số làm "Quan võ", Tiểu Đoàn trưởng, Hạm trưởng hay Chỉ Huy Trưởng Trường Huấn Luyện quân sự nên một số đã hy sinh trước khi miền Nam rơi vào tay quân thù.

Thuở ấy, khi mới biết đọc tiểu thuyết, tôi hay đọc sách của các nhà văn miền Bắc trong Tự Lực Văn Đoàn, và các nhà văn miền Nam như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, bà Tùng Long, Lê văn Trương, Thẩm Thệ Hà (Thầy của minh tinh Thẩm Thúy Hằng), v.v . . .

Tôi thích văn chương miền Nam, bình dị thật thà, nghĩ sao viết zdậy không hay nói xỏ-xiêng bóng gió. Khi giận ai về chuyện gì thì nói ngay, nếu người kia vô tình thì cười xuề xòa rồi thôi không cần xin lổi xin phải hay tranh cãi gì. Thí dụ: một diển viên nổi tiếng trong vai thôn nữ miền Nam quê mùa là kịch sĩ Kim Cương trong vở tuồng "Lá Sầu Riêng", sau 1975 nghe nói cô có "cảm tình" với quân chiếm đóng nhưng không ai muốn nhắc chuyện này có lẽ "hiểu" được nổi khổ tâm của cô. Khán giả cười rộ lên khi nghe cô nói chuyện giọng Nam ngây thơ vô tội... Tôi cho là "dô diên" nhưng không đáng trách vì họ bỏ tiền mua vé để xem đóng kịch. Chỉ tội cho "cô gái miền Nam" bị chiến tranh, cường hào ác bá và nghèo khổ không có dịp cắp sách đến trường nên phải sống nghèo và "ăn nói" quê mùa như thế. Tôi không nỡ lòng nào nhại giọng của kẻ kém may mắn này để vui đùa...

Viết đến đây tôi nhớ lại một chuyện, xin kể hầu quí Vị chuyện cũ về chiến tranh VN:
Khi chúng tôi đi hành quân vào một thôn xóm nọ thì du kích bắn nhử chúng tôi đi sâu vào ổ phục kích của chúng. Đếu đâu cũng thấy toàn đàn bà con gái và trẻ em, có lẽ thanh niên đã đi lính hoặc đi theo du kích hết! Hỏi han dân chúng thì một cô xinh xắn nhất kể rằng cô đi may ở tỉnh về thăm quê và bắt gặp chuyện hành quân... Những người khác cũng kể những chuyện đại khái tương tự. Trong đơn vị, có rất nhiều người đau xót vì bạn bè chết hoặc bị thương nên dọa/tính đem họ bắn hết vì nghi là thân nhân du kích... Tôi thấy không ổn nên dàn xếp cho đám lính
này đi lục soát xa hơn để "giải vây" cho các bà và các cô gái ngây thơ trước khi có chuyện không hay cho họ ...

Cuối tuần kể chuyện tản mạn mua vui,.

Vũ Long Hương, FL .

TIỆC CƯỚI TỐI QUA


Trong hai tấm hình này, chắc họa sĩ A.C.La
sẽ nhận ra một NGƯỜI



NNLiên-LDĐàm-HMĐức



Đám cưới con anh VVKhuông


>>> Rất vui mừng cảm kích thấy ba đại gia vui vẻ ngồi chung bàn. Tại hạ nhận ra Người chứ! Vết "phang" vẫn còn bầm mà! A.C.La <<<

CẢM NGHĨ VỀ ĐOẠN TRƯỜNG BẤT KHUẤT

Biết nói gì đây sau khi Như Thương đọc Đoạn Trường Bất Khuất của anh Phạm Trần Anh Lần Thứ Nhất? Chữ lần thứ nhất cho NT được viết hoa vì NT biết rằng NT sẽ đọc lại lần thứ hai, lần thứ ba dẫu rằng đây không phải là một tác phẩm văn chương tuyệt tác hay là một tập thơ tình lãng mạn dù rằng quyển sách đã thấp thoáng những áng thơ tình ngọt ngào đâu đó.

Hai chữ Đoạn Trường là tất cả những gì còn lại trong NT sau khi đọc những gì anh viết và nó cũng là cốt lõi của Đoạn Trường Bất Khuất, NT xin mạo muội nghĩ vậy. Tác giả đã đặt hai chữ ấy trước hai chữ Bất Khuất. Tại sao vậy? Vẫn là lời người xưa để lại: “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay” (Đại thi hào Nguyễn Du)

Điều gì đã khiến một đấng tu mi nam tử đã phải thốt lên lời đoạn trường đến thế? Nỗi đoạn trường ấy là tiếng khóc đoạn trường của một dân tộc, của cả 3 thế hệ - đời của ba mẹ anh, đời anh và đời của các con anh như là hình tượng của mọi gia đình đã sống vào thời điểm ấy, của những thân phận đoạ đày nơi trần gian trong ấy có bạn bè, gia đình của anh và ngay cả chính anh, tác giả Phạm Trần Anh..

Những góp nhặt trên “quãng đời” hơn 20 năm tù tội của anh trong Đoạn Trường Bất Khuất vẫn chưa đủ? NT xin mạn phép được viết lên điều ấy bởi vì làm sao anh có thể nhớ hết được những nhọc nhằn khổ ải của phận người trong bóng tối lao lý, thù hận, làm sao anh đong được hết những giọt nước mắt khi đứng trước những gục ngã của bạn bè đồng đội, làm sao anh đếm được bao nhiêu lần đi qua cửa tử và nhất là làm sao anh lại bằng lòng chết đứng như Từ Hải.

Những người đã đối mặt với anh và bạn bè anh trong ngục tù tăm tối ngày ấy có bao giờ tự nhìn lại những gì mình đã làm không? Và những người mẹ già mòn mỏi đợi con về, những người vợ trông ngóng bóng chồng để rồi chắt chiu hạt gạo mắm muối lặn lội đi “thăm nuôi” chồng trong rừng sâu núi thẳm, những người con được nhìn mặt ba vài lần trong thời gian ba vắng nhà dài đăng đẳng - như NT và có thể là những đứa bé chưa bao giờ nhìn thấy mặt ba - những người em, người chị, người anh trong họ hàng thân tộc và ngay cả chính những bà con xóm giềng trong buổi tiễn đưa người “đi học tập cải tạo 10 ngày” đang nghĩ gì về họ? Tất cả như là một cuốn phim đầy nước mắt. Thời gian sẽ lấp dần đi quá khứ, nhưng vĩnh viễn những năm tháng ấy sẽ là nỗi đau oằn oại trong trí nhớ mọi người.

Tự điển và trang sử Việt Nam bỗng dưng có thêm những từ ngữ mới: Trình diện đi học tập cải tạo - Tù học tập cải tạo - Đi thăm nuôi - Lon gô - Lán trại - Luồng... Xin hãy định nghĩa những danh từ ấy cho con cháu đời sau bằng chính lời nói, câu viết của những chứng nhân của một quãng đời mà các anh đã đi qua.

Cảm tạ anh đã để lại cho đời danh sách Vị Quốc Vong Thân trong tác phẩm của anh. Xin nghiêng mình thắp nến hương tưởng nhớ đến các vị ấy với tất cả tấm lòng kính cẩn.

Riêng đối với anh, NT xin đứng ở vị trí là con của một người tù học tập cải tạo 13 năm nghiêng mình bái phục anh - người tù học tập cải tạo hơn 20 năm đã đi qua một đoạn đời trần gian bất ưng, người tù bất khuất Phạm Trần Anh. Bố mẹ sinh thành anh và quý thầy cô đã dạy dỗ, đào tạo anh hẳn đã vui lòng mãn nguyện và tự hào khi có một đứa con và một người học trò như anh.

Xin gởi lời chúc sức khoẻ đến anh để anh mài mực viết tiếp những gì anh chưa nói hết, những gì anh đang viết dang dở trong Đoạn Trường Bất Khuất, viết để lại cho những thế hệ sau hiểu tường tận một trang sử đau thương chưa khép lại bao giờ và viết dùm cho những người đã chết oan khuất không còn cơ hội để viết (oan khuất: xin mượn từ ngữ của anh Kim Văn).
Vẫn còn đọng lại trong lòng NT hai câu thơ khi xếp lại trang sách cuối cùng:
Bảy năm mơ giấc ngủ nghiêng
Hết đêm lại sáng xích xiềng chân tay ...!
Như Thương, FL

Saturday, October 27, 2007

Làm Họa Sĩ... Giàu To

Đọc báo thấy "người ta" làm họa sĩ thì... GIÀU TO. Như Thương giật mình vì chợt nhớ "nhà" mình cũng có hoạ sĩ A.C.La...

Bức tranh sơn dầu trên lụa "Mẹ & Con" của họa sĩ Lê Phổ ở hình bên ước tính sẽ bán được với giá từ 102,000 - 128,000 USD!?

Như Thương không biết nhin tận mắt thì sao chứ cứ như vầy thì... xin họa sĩ A.C.La và/hoặc NSG cho vài lời "công đạo" chứ NT không dám lộng ngôn!.

Kính mời Click TITLE LINK,
Như Thương, FL

>>> Không dám đâu! Bị người ngoài phang thì còn khổ nữa! A.C.La <<<

The Rebel & Christmas Songs

Xin nói thật nhỏ (vì hơi "bị" illegal !):
Maotôn vừa nhận được món quà Giáng Sinh sớm nhất năm nay, gồm:
- "Christmas Around The World" của Andre Rieu, và

- "The Rebel" phim VN 'Dòng Máu Anh Hùng'
Thành thật cám ơn Đại Gia Lan Đàm.

Và, không thể không muốn chia sẻ cùng các bạn. Vậy, bạn nào muốn, xin email ngay về cho HV...

MaoTônHùng, CO

You Got "Male!"

A little boy goes to his father and asks
"Daddy, how was I born?"

The father answers,
"Well, son, I guess one day you will need to find out anyway! Your Mom and I first got together in a chat room on Yahoo. Then I set up a date via e-mail with your Mom and we met at a cyber-cafe. We sneaked into a secluded room, where your mother agreed to a download from my hard drive. As soon as I was ready to upload, we discovered that neither one of us had used a firewall, and since it was too late to hit the delete button, nine months later a little Pop-Up appeared that said:

Scroll down... You'll love this...
"You Got "Male"!"
(trong hình nguyên thủy, đứa bé nháy một mắt một cách hóm hỉnh)
VLHương sưu tầm

Trả Lời Down Under

Mến thăm Chú Hai Quẹo,

Qua được thư chú trên diễn đàn Đốc Sự thì lấy làm vui mừng và cảm động lắm. Kỳ rày chú thím hai nó với xấp nhỏ vẫn phẻ chứ. Qua nghe nói đời sống bên Úc nhàn nhã và lè phè lắm. Thế là nhứt chú Hai nó rồi.

Đọc thư chú hai thì mặc dù qua tuổi hạc đã cao và đầu óc cũng đã lạng quạng rồi nhưng qua hiểu và biết chú Hai nó muốn nói gì. Ôi, ba cái chuyện hà rầm đó mà kể làm gì. Qua không bao giờ để ý đến mấy cái rác rưởi đó.

Cấp này chú Hai nó ôm được nàng thơ nào mà lại có những vần thơ tuyệt cú mèo đến vậy. Làng trên xóm dưới đọc thơ chú Hai mà… bắt thèm.

Nhớ chú Hai nó lắm.
Trương Phú Thứ, Seattle

Phúc đáp Lan Đàm đại gia

Xin cám ơn Đại gia đã như chớp cho biết tôn ý. Bút phê của Đại gia vẽ vời khiến tại hạ được sáng con mắt mà ngộ ra cách giải quyết vấn đề gai góc.

Tại hạ đã hành tẩu tới nhà Nguyễn tiên sinh. Tiên sinh nhoẻn nụ cười hồn nhiên, một trong những hậu quả tốt đẹp của chuyến đi tái trăng mật vừa qua. Tiên sinh lấy làm tiếc không thỏa mãn được yêu cầu của Đại gia, bảo rằng áo thụng đã thả trôi theo sóng biển cùng hoa phượng vĩ rồi, lại còn nói chỉ mang theo toàn đồ ngắn, rất ngắn, về lại đất liền... cho nó tiện!!

Nói cho ngay thì dưới Down Under bắt đầu mùa nóng, vái nhau mặc đồ cụt đỡ phiền phức hơn. Một người sống bình dị như hiền nhân Hai Quẹo chắc cũng không bắt lỗi Đại gia đâu.

Nghe đâu Kangaroo đánh hơi người lạ thường đá ngược, rất nguy hiểm. Trong số đồng môn dưới đó, có Nhan Tử Hà, người được tiếng là viết ngay sổ thẳng, kangaroo nhìn thấy là y một phép. Khi du hành xuống đó xin Đại gia tìm cho được đồng môn này để mời cùng lên xe, xuống ngựa hẳn là chắc ăn.

Xin Đại gia bảo trọng
A.C.La

Đặc Cách Gia Nhập

Khỏi phải trình triếc gì lôi thôi A.C.La hiền đệ ơi. Hiền đệ liên lạc ngay với Nguyễn Ngọc Liên Tiên Sinh, thuê cho ta một áo thụng để ta vái hàm thụ Hai Quẹo Hiền Nhân ba vái và mời Hiền Nhân làm Đại Cố Vấn cho Thi Phái Đồi Ngực của chúng ta kể từ Tháng 10 Năm 2007 này.

Hai Quẹo Hiền Nhân... không còn trẻ mà tài còn cao như vậy thì làm sao mà Thi Phái của Đồi Ngực của chúng ta không mời Hiền Nhân gia nhập Thi Phái được chứ !

Sang năm 2008, thế nào ta cũng phải "tư du" Xứ Down Under và lúc đó ta sẽ xin phép Hai Quẹo Hiền Nhân cho ta được đến thăm Người tại "Cõi Quê" để vái thiệt và cũng để xin Hiền Nhân và Phu Nhân cho ta môt bữa cơm tương cà, cá kho tộ mà ta đã thèm từ lâu rồi.

Nhận được "tư Văn" này mong hiền đệ thi hành gấp.
Lan Đàm

>>> Khoan khoan! Cho "chúng em" theo với. H&P <<<

Trình Lan Đàm đại gia


Trình Đại Gia,
Một đồng môn đã xuất thần làm những câu thơ như thế này quả thực đã đạt đỉnh cao tinh thần đồi ngực.
Xin đại gia cho thỉnh mời hiền nhân này tham gia thi phái. Thản hoặc đại gia còn chần chừ đắn đo nghi ngờ ái ngại phân vân ...(xin bắt chước đôi chút lối viết của thi sỹ Luân Tâm) thì xin chém đầu tại hạ trước khi từ chối!
Đồng môn tên Hai Quẹo. Sau những ngày đêm vui duyên mới, hiền nhân này vẫn còn cong queo chưa thẳng ra được.

Một lòng kính phục và trung thành với Đại Gia... hết mình!

A.C.La


Thư gởi Bút Tre Xẽo Lồ

(hồi âm bài thơ bút tre vừa post "ĐS15 Mí Nhau")

Hai tui hết sức cảm động được bác Xẽo Lồ đã hỏi thăm. Cảm ơn bác. Tui vẫn phẻ re như Cọp ấy mà. Từ xứ Oâx-trây-Li-A biển dưới này hướng về vùng trên Oa-sinh-Tơn của đế quốc Mỹ tui thấy tụi nghiệp bác quá. Sao hổng chịu xuống Nam Ka-Li nhập bọn với Băng Cua-Đinh cho ấm. Hiện giờ ấm như lửa đó bác. Càng nóng thì máu trong tim càng chảy mạnh, hổng cần đi khai thông gì ráo.

Ừa, nghe nói bác đi học tiếng Trung và tiếng Mễ. Tốt quá. Bởi vì rằng là đảng ta đang cần người tinh thông tiếng đại háng, chữ thánh hiền để giữ chức năng thắt chặt thêm tình chủ-tớ. Còn chiệng học tiếng Mê-hi-cô cũng tốt luôn.

Nhưng mà. Nè, nè. Coi chừng bị lây cái loại văn-hóa dựa hơi đó nghen. Mình từng dựa hơi kẻ thống trị, tự đồng hóa mình với kẻ mạnh rồi đẻ ra loại văn hóa dựa hơi hổng giống con giáp nào. Đại để như vầy: Háng tộc thường gọi các dân tộc khác là mọi rợ. Mình bèn dựa hơi cũng bắt chước kêu: - bạch quỷ, bọn rợ, bọn thổ, bọn ngụy, ông Trung quốc, ông Liên Sô, thằng Mỹ, bọn đế quốc Mỹ, v.v... Rồi ở Nam Ka-Li cũng vậy. Mình trước đây cũng cùng là con nai vàng ngơ ngác đi tìm cỏ đất xa. Giờ này hổng biết dựa hơi ai mà kiu dân Mexico là THẰNG MỄ. Ui cha. Cứ so sánh về đủ mọi mặt thử coi, ai hơn ai, nước nào mạnh nước nào yếu, chính phủ nào ngon lành hơn chính phủ nào,…? Rồi tưởng tượng nhân dân ta đang bị bọn Nam Triều Tiên ông Hàn Quốc, chú Đài Loan kiu là thằng gì đối với những người bị bán đi xa? Đánh chó mà hổng kiêng chủ nhà.

Chưa hết đâu bác, còn có thứ dựa hơi sách, dựa hơi báo thì càng phổ biến hơn. Nói trước nghe, nếu bác mà dựa hơi cái thằng cha nhà báo nào đó, bài viết đâu đó rồi bỗng lấy đó làm thước đo người khác, so đo với bạn bè, chỉ trích người kia, mắng cả thầy mình... thì tui thôi chơi với bác đó nghen. Nhứt là cái nghề bán nón thì tiệt đối dứt phác đừng chơi. Và Và Đừng nghĩ là minh sống ở xứ dân chủ rồi đương nhiên mình có chất dân chủ trong máu, rồi sanh chuyện nói sàm khinh dễ bất cứ các quốc gia nào kém hơn Mỹ, theo kiểu dậu sập bìm bìm leo.

Á, mà quên. Tui đang hỏi thăm sức khỏe bác Xẻo Lồ mà. Xin lổi bác, tui bị chệch hướng một chút xíu. Nghe qua rồi bỏ nghen. Khi nào bác có vìa thăm xứ Trèm Trẹm, bác cho tui nhắn mấy lời thăm bà con Kinh Năm và dùm mua cho tui 2 kí bột sắn dây cùng 3 chục ba-khía muối nhá. Và sau hết nhắn với nhà văn Trương Phú Thứ nói tui đang chờ đọc hồi 2 “Chuyên Tình I-MEO” nghe, hay lắm đó.

Hêt sức là thương mến.
Hai Quẹo, OZ

Friday, October 26, 2007

Gửi Súng Cho Tao

Hùng thân,
Bài thơ "Gửi Súng Cho Tao" hình như đã được anh chị nào đó giới thiệu trên Diễn đàn vài tháng qua. Tôi đọc được hai (2) bài ĐÁP hay quá nên chia sẻ cùng bạn.
Nếu có thể thì xin bạn đưa lên DĐàn để mọi người cùng thưởng thức.
Lam Giang, ĐS14
>>> Anh LGiang ơi,
  • Anh VLHương, FL đã posted bài này của Nguyễn Cung Thương hôm Aug 24th, 2007
  • Một PPs 6.8 MB phổ nhạc bài thơ này có thể click vào để xem tại website Thăng Tiến VN (link)
  • Bài của NCThương và Bài Đáp 1 của Lê Khắc Anh Đào có thể tìm đọc tại Đàn Chim Việt (link)
  • Bài Đáp 2 của Trạch Gầm, đăng trên Saigon Nhỏ Orange ngày 14/9/2007, vì không tìm thấy link, nên post lại như sau:
Đến cùng Nguyễn Cung Thương,
Một người thét, trăm hồn sông núi thức

Đọc thơ mầy...
Tao buồn tao khóc
Tao chẳng còn là tao, tao chẳng nên người
Mấy chục năm rồi tao lạc lõng chơi vơi
Dù trước đó...
Tao có triệu Anh Em chung màu áo trận
Tàn cuộc chiến
Hình hài tao nguyên vẹn
Mười năm tù xem tựa giấc chiêm bao
Tao còn tay còn chân. Còn nỗi tự hào
Chỉ tội cái... mang ước mơ lần lựa
Cứ chờ Ai cho tao nhúm lửa
Nơi tha phương tao hốt toàn tro tàn
Tro bụi từ quá khứ vinh quang
Đến nỗi đầu óc ung què, tao chẳng hề hay biết

Đọc thơ mầy...
Tao buồn tao muốn chết
Nơi Quê Hương mầy hào khí ngút trời
Nơi tha phương...
Tao cũng thấy lắm người
Yêu nước thật thà, thật thà yêu nước
Rắn không đầu, mạnh thằng nào nấy thét
Ngày cứ tàn, đất nước cứ tang thương
Hai chữ tự do, xấp ngửa đoạn trường...
Tao ôm chặt lội qua ngày khốn đốn
Mầy cần súng mà tao không có súng
Nỗi nghẹn ngào nầy... mới chết mẹ thân tao
Cám ơn mầy
... Ừ thì cũng dù sao
Nhờ mầy thét... Trăm hồn sông núi thức

>>> Ghi Chú: Nhà thơ Trạch Gầm là con trai của bà Tùng Long, tên thật là Nguyễn Đức Trạch, ngụ tại Anaheim, Orange County. HV <<<

Đọc Talawas

Như Thương chắc quý vị cũng thường theo dõi website Talawas. Website này có những bài hay và viết về nhiều đế tài như Văn hóa, Xã hội, Giáo dục, Chính trị, v.v... Tuần này, Như Thương xin chọn hai bài đáng chú ý.

Mời Quý vị hãy click vào TITLE LINK rồi tìm đề mục, ngày posted và tựa đề:
- Đề mục Xã Hội, posted ngày 22/10, tựa đề "Những Di Vật Gây Họa"
Nguyên tác của Simon Parry, Hazel Parry (link). Người dịch: Trần Hán Thương
- Đề mục Xã Hội, posted ngày 26/10, tựa đề "Bài Giảng Nhập Môn" của Lê Hoài Nam
Kính chúc quý vị một cuối tuần an vui,
Như Thương, FL

thơ Lam Giang




How Life Imitates Chess

Ít người để ý việc Garry Kasparov, cựu vô địch Cờ Quốc tế (còn gọi là Cờ Vua) người Nga, ra tranh cử Tổng thống với Vladimir Putin năm 2008. Maotôn thì không, nhờ post mới đây của anh VLHương về Cờ Tướng. (Chính ra là 'Cờ Tượng' (Elephant Chess) mới đúng nếu dịch chữ 'Tượng Kỳ' của Trung hoa).

Phải chăng có một mối liên hệ nào đó giữa CỜ và ĐỜI SỐNG? Cái trước là biểu hiện sinh động của cái sau, hay nói khác, đời sống chỉ là sự mô phỏng những bước đi của quân cờ?!

Nếu chúng ta khuyên con em phải ngưng kiếm tiền, tiếp tục học lên để mưu cầu thăng tiến trong xã hội, cũng ví như trên bàn cờ, nhiều khi phải hy sinh một con cờ để củng cố thế chiến lược của toàn cuộc. Nếu chúng ta phải kiên nhẫn, cẩn thận, đoán trước nước đi của đối phương trên bàn cờ, cũng ví như trong đời sống, phải rèn luyện óc phân tích, phán đoán để lấy cho mình những quyết định đúng.


Người ta thường nói 'xem cách đánh cờ biết rõ tính người': kẻ háo thắng tấn công dũng mãnh, người cơ trí biết dàn thế trận lên công về thủ. Vậy thì, liệu những cao thủ về Cờ có ắt hẳn phải là những người thành công trong cuộc sống? Liệu Kasparov, cờ vương của những năm 1985-2000, có tìm cho mình được những bước đi đúng/sáng tạo/bất ngờ trên bàn cờ chính trị nước Nga không? (Hay là "chưa đánh đã thua", theo như người viết tiên đoán!)

Còn nhớ, trận Garry Kasparov đấu với Bobby Fischer của Mỹ ròng rã cả năm trời bằng cách gửi điện tín qua lại... Nay, nhờ Internet, chúng ta có thể đấu cờ với nhau như thực sự đối mặt. Rất tiếc, lời kêu gọi của anh VLHương vào website Xianggi đến nay chỉ mới có anh NCLượng và Maotôn là email qua lại. Có lẽ các quan Đốc nhà mình thích lý thuyết nhiều hơn thực hành hay sao?!

Tin thêm: Vô địch thế giới Cờ Vua hiện nay là người Ấn độ, tên Viswanathan Anand (hình trên), trong giải mới đây, World Chess Championship tại Mexico City, Sep 29th, 2007.

Hùng Vũ, CO