Thursday, July 31, 2008

Mở lại hồ sơ ba vụ án

Đoạn viết dưới đây trích từ một bài của ông Lâm Lễ Trinh nhan đề Mở lại Hồ sơ ba Vụ án: Trần Văn Văn, Nguyễn Văn Bông , Trần Văn Bá. Xin mời quý anh chị theo dõi nhân khi công việc thu thập tài liệu để thực hiện cuốn Di Cảo của cố GS Bông đang tiến hành. (Diễn Đàn)

Bí ẩn quanh vụ mưu sát Gs Nguyễn Văn Bông.

"Khác với Trần Văn Văn thuộc một gia đình khá giả, Nguyễn Văn Bông có một thời niên thiếu cơ cực. Cha của Bông làm nghề thợ bạc, ly dị với mẹ Bông là một thợ may, cả hai đều tái giá sau đó và có con riêng. Bông sống với ông, bà nội, khi mới lên ba, tại làng Kiến Phước, tỉnh Gò công, nơi Bông ra đời năm 1931. Lúc 14 tuổi, để có tiền vào trung học, Bông lên Saigon xin một chân quét dọn và đánh máy trong trường Huỳnh Cẩm Chương, lao công ban ngày, tối đi học, để dành tiền mua một vé tàu hạng ba qua Pháp.

Tại Paris, Bông phải làm bồi bàn (cùng với Nguyễn Ngọc Huy) tại tiêm ăn La Table du Madarins của « anh Mười » để sinh sống. Chàng học trò khó Nguyễn Văn Bông xuất sắc, lấy xong bằng Tú tài thì vào Đại học Sorbonne, theo ngành Luật và Chính trị học. Có một lúc, Bông làm phu khuân vác đêm tại Nhà Lồng Paris hay Les Halles, và bị bệnh lao, phải nằm nhà thương. Với tinh thần tự tin, tự lập, Bông thành công vẻ vang, Năm 1963, thay vì nhận chức phụ tá giáo sư tại Pháp, Thạc sĩ luật khoa Nguyễn Văn Bông quyết định trở về Việt Nam để đấu tranh và phục vụ. Trước khi hồi hương, Bông đã hứa hôn với nữ sinh viên Thu Vân tức là bà Nguyễn Văn Bông sau này, tác giả Mây Mùa Thu (MMT), vừa xuất bản tại Hoa Thịnh Đốn. Đây là dịch bản tiếng Việt của hồi ký tiếng Anh Autumn Cloud (Capitol Books, VA, 2001).

Tại trường Luật và Quốc gia hành chánh Saigon, Gs Bông dạy môn luật Hiến pháp và Khoa học chính trị. Sau ngày đảo chính 1.11.1963, Bông được bổ nhiệm Viện trưởng Học viện Quốc gia hành chánh và lao mình vào chính trường với sự hổ trợ của Nguyễn Ngọc Huy, tiến sĩ chính trị học, một đồng chí từ ngày ở Paris. Huy lãnh đạo đảng Tân Đại Việt (TĐV), Bông sáng lập Phong trào Quốc gia cấp tiến (PTQGCT) vào mùa xuân 1969, hai tổ chức hoạt động chặt chẽ với nhau và mang nhãn hiệu đối lập với chính phủ đương nhiệm. Trong hai năm 1970 và 1971, PTQGCT phát triển mạnh. Phần đông đảng viên và cảm tình viên là cựu sinh viên Quốc gia hành chánh nắm giữ những chức vụ cốt cán tại Miền Nam Việt Nam.

Cương lĩnh PTQGCT cổ võ cho một nước VN thống nhứt dưới một chế độ dân chủ, với quyền bình đẳng giữa các công dân, tôn trọng nhân quyền, triệt tiêu nạn tham nhũng và cải tổ hành chánh. Về kinh tế, Phong trào chủ trương đẩy mạnh phát triển, cải cách điền địa, canh tân thuế vụ và khuyến khích đầu tư. Về an sinh xã hội, Phong trào đòi hỏi một chế độ quân dịch công bằng, giáo dục miễn phí và cưởng bách và sự phục hồi uy tín của giáo giới.

Tháng 9.1971, PTQGCT và TDC đưa được vào Hạ viện 21 dân biểu, một lực lượng đáng kể. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cử Gs Huy tham gia, với tư cách cố vấn, vào phái đoàn đàm phán với Bắc việt tại Paris. Uy tín của Nguyễn Văn Bông lên như diều. Bất thần, vào cuối 1969, xảy ra một vụ mưu sát: một trái bom nổ cạnh bên phòng làm việc của Gs Bông tại tầng hai Học viện quốc gia hành chánh. Ông Bông không bị thương tích nặng nhờ được che chở bởi một cái bàn viết khi ngã xuống.

Nhưng lối một năm sau, ngày 10.11. 1971, Gs Bông không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần trong vụ mưu sát thứ hai, mặc dù ông được toán an ninh bảo vệ khá chặt chẽ. Vào giờ ăn trưa ngày vừa nói, kẻ ám sát thảy một trái bom dưới sườn xe hơi của Gs Bông, trên đường Cao Thắng, Saigon, nơi có đèn đỏ, làm xe nổ tung và gây thiệt mạng cho ông Bông, người tài xế và ba vệ sĩ.

Trong hồi ký MMT, trang 148 và tiếp theo, bà Nguyễn Văn Bông ghi: Ngày hôm trước, 9.11, Tổng thống Thiệu gởi người anh là ông Nguyễn Văn Kiểu, đại sứ tại Đài loan, đên tận nhà để thảo luận. Khi ông Kiểu ra về, Bông cho (vợ) biết ông đã « chấp thuận làm Thủ tướng cho TT Thiệu », thay thế tướng Trần Thiện Khiêm. Chỉ 15 phút sau, báo chí điện thoại xin xác nhận tin này, ký giả Pháp Francois Nivolon của France Soir cũng gọi phôn để chia vui. Bà Bông ghi nơi trang 148 và 152: « Đến mùa thu 1071, ông Thiệu thấy rằng để nâng cao sự ủng hộ bên trong và chống trả hữu hiệu CS Bắc Việt, ông phải liên minh với một chính phủ liên hiệp mạnh. Anh Bông cũng có ý kiến như vậy, sự thật anh đã đúc kết một chương trình đối lập rộng lớn cho PTQGCT mà anh hy vọng các lực lượng chống Cộng sẽ quy tụ xung quanh...Vài tháng sau, hai thanh niên Việt Cộng bị bắt. Một trong hai người, có tên Nguyễn Hữu Thái, là lãnh tụ nhóm sinh viên trường Kiến trúc Đại học Saigon. »

Sự việc đáng lưu ý là trong chương cuối cùng của hồi ký MMT, nhan đề « Những suy tư về cuôc chiến VN và thời kỳ hậu chiến », trang 270-276, bà Bông viết: "tháng 7.1971, Kissinger (K) qua Saigon vào lúc TT Thiệu lo tái tranh cử và trước khi K chuẩn bị viếng thăm Bắc kinh. Kissinger gặp vợ chồng Bông « lần đầu tiên » trong một buổi tiệc tại dinh của Đs Elsworth Bunker, sau khi K vừa viếng Thiệu và Khiêm trong ngày. Bữa sau, K gặp riêng Bông. Sau đó, - bà Bông viết - « báo chí Saigon suy đoán rằng anh Bông sẽ là vị Thủ tướng kế tiếp được Kissinger và chính phủ Mỹ hổ trợ. Mọi người VN lúc đó đồn rằng bất cứ vị lãnh tụ miền Nam nào mà không được Mỹ ủng hộ sẽ không thể tồn tại lâu được; ký ức về những gì đã xảy ra cho TT Diệm và người em vẫn chưa phai mờ. Cả hai ông đã bị giết chết trong một cuộc đảo chánh của các tướng lãnh miền Nam năm 1963 với sự chấp thuận của Mỹ. Vài tuần sau khi gặp ông Kissinger, vào khoảng 9 giờ tối, ngay lúc anh Bông đi dự tiệc, một người lạ điện thoại cho tôi biết tánh mạng anh Bông sẽ lâm nguy. Y nói anh Bông phải lập tức trở về nhà, xong y cúp điện thoại làm tôi quá run sợ. Đêm đó, ông Khương Hữu Điểu, giám đốc Ngân hàng Phát triển Kỹ nghệ, mời anh Bông để gặp tại nhà một nhóm ngưới quan trọng, tất cả đang nắm những địa vị then chốt và được xem như những người trẻ chủ trương cải cách.»

Như thế, tin đồn K và Hoa kỳ áp lực Thiệu thay thế Khiêm bằng Bông đã xảy ra lối hai tháng trước vụ hạ sát Bông ngày 10.11.1971. Trong hồi ký chót Ending the VN War, (Simon & Schuster. NY, 2001), chính K cũng đã xác nhận: Ngày 21.10.1972, tức là trước khi tiếp K qua hôm sau tại Dinh Độc lập Saigon để chấp nhận bản dự thảo Hiệp ước Paris, TT Thiệu đã điện thoại tố cáo - với một giọng hằng học - K và phụ tá Alexander Haig tổ chứùc, theo tin tình báo, đảo chánh Thiệu. Trước đó, ngày 6.2.1972, trong một bức thơ riêng cho TT Thiệu, Nixon cũng đã viết không úp mở như sau: “Chúng tôi không muốn thấy tái diễn tại VN biến cố ghê tởm năm 1963” (ám chỉ vụ thảm sát TT Diệm).

Điểm chót nên ghi: Như mọi người đều biết, Đảng Đại Việt đóng vai trò quan yếu chẳng những trong vụ biến loạn 1.11.1963 mà còn trong các vụ chỉnh lý và đảo chính liên hồi về sau. PTQGCT của Bông và đảng Tân Đại Việt của Huy cũng xuất phát từ đó và có nhiều đảng viên và cảm tình viên chẳng những trong chính giới, Quân đội mà còn trong Quốc hội năm 1971.

Bs Nguyễn Lưu Viên kể với người viết: "Đầu năm 1975, quân đội rút vô trật tự khỏi miền Trung. Thiệu chấp nhận cho Trần Thiện Khiêm từ chức thủ tướng mà tướng Khiêm giữ từ ngày1.9.1969. Thiệu yêu cầu Khiêm đề nghị người thay thế. Trong danh sách nạp trình, Thiệu phê bình từng nhân vật. Đến tên Nguyễn Ngọc Huy, Thiệu gạch bỏ và cuối cùng, chọn...Nguyễn Bá Cẩn, không nguy hiểm."

Năm 1997, trong môt buổi gặp gỡ tại Houston, tác giả bài này có hỏi TT Thiệu: "Trong chính giới, phía dân sự, tổ chức nào xem như đã “phản bội” ông?" Một phút suy nghĩ, Thiệu trả lời: “Nhóm Huy – Bông”. Vì họ không giữ lời giao kết sẽ giúp xây dựng đảng Dân chủ (của Thiệu) nếu Thiệu giao cho họ nắm Học viện quốc gia hành chánh (là lò đào tạo các cán bộ trong guồng máy cai trị). Về sau, Bông và Huy hoạt động chống Thiệu. Mộng của cả hai chắc chắn không ngưng nơi cái ghế Thủ tướng mà còn nhắm cao hơn nữa. Thiệu và anh là Nguyễn Văn Kiểu đều gia nhập Đại Việt nhưng Đại Việt có nhiều phe phái. Ngoài ra, Thiệu cũng là một đảng viên Cần lao.

Sau 1980, tác giả bài này có dịp hỏi cựu Quốc trưởng Nguyễn Khánh tại Californie về tin Gs Bông là một trong số luật gia đã từng giúp thảo ra Hiến chương Vũng Tàu cho ông Khánh (văn kiện này, về sau, bị chính ông Khánh hô “đả đảo” khi sinh viên chống đối dữ dội). Tướng Khánh (cười) trả lời (vòng quanh): “ Ông Trần Chánh Thành không phải là người duy nhứt đã giúp tôi.”

Gs Bông qua đời khi vừa 41 tuổi, để lại hai trai và một gái. Sau 1975, bà quả phụ Nguyễn Văn Bông nhủ danh Thu Vân (30 tuổi khi chồng bị ám sát) tái giá với Lacy Wright, một nhà ngoại giao Mỹ, nay đã về hưu tại Virginia. Bà lấy tên mới Jackie Bông Wright và hiện hoạt động hăng hái về xã hội, nhân quyền. Trong một buổi phỏng vấn có thu hình ngày 11.12.2004 tại Hoa Thịnh Đốn, bà Bông cho người viết biết thêm: "Tháng 9.1995, K, chủ tịch công ty tư vấn Kissinger & Associates và một phái đoàn viễn thông Mỹ viếng Ba Tây. Trong một buổi tiếp tân do đại sứ Lacy Wright tổ chức, khi biết bà đại sứ gốc Việt Nam, Kissinger nói: “Tôi lấy làm buồn khi gặp người Việt. Nước Mỹ đã bỏ rơi VN.”

Để tưởng nhớ thầy cũ, sau 1975, Chi hội cựu sinh viên Quốc gia Hành chánh định cư tại Ontario, Gia Nã Đại, đã chung tiền đúc tượng của Gs Nguyễn Văn Bông. Với sự đồng ý của “Bà Năm”, thân mẫu Gs Bông hiện sống ở miền Nam Californie, tượng này được an vị tại Trung tâm Cư sĩ Phật giáo thành phố Westminster.
Ai giết Gs Nguyễn Văn Bông? Và vì sao? Jackie Bông Wright đưa ra một số giả thuyết và cho biết nhận định như sau:

1) Nhiều người nghi Quân đội là thủ phạm, vì Bông thường tố cáo Quân đội “tham nhũng và bất tài.” Phe quân nhân tại chức sợ bị thanh lọc và không dễ dàng rút lui.
2) Có dư luận cho rằng Trung ương tình báo Mỹ chủ mưu, vì Nixon lo ngại Bông sẽ cản trở kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh bằng cách kéo dài cuộc chiến.
3) Hồi ký MMT, trang 153 ghi: “Tôi còn nói với đại sứ Martin Herz (một bạn thân gặp ở Hoa Thịnh Đốn mùa hè 1972) rằng nhiều người khác nghi giáo sư Huy, người cộng sự chính trị với anh Bông vì Huy muốn anh Bông dang ra xa, bởi vì đảng của ảnh giờ đây rất mạnh và sẵn sàng đứng lên nắm quyền trong một dịp nào đó. Ông Huy không còn cần anh Bông nữa nên muốn thay thế ảnh. Ông (Huy) muốn thành lập một liên minh với quân đội, hoặc với các nhóm khác mà anh Bông chống, thành lập sau lưng ảnh. Một vài chính trị gia còn nói ông Huy có chương trình hành động được dấu kín: nắm lấy chính quyền bằng mọi giá. Ông Martin hỏi tôi có nghi ông Huy có dính líu gì trong cái chết của anh Bông không? Tôi trả lời: “Không. Tôi không tin rằng ông Huy có thể làm một việc khủng khiếp như thế.”

4) Sau hết, bà góa phụ Nguyễn Văn Bông nêu ra một số dữ kiện về chuyện Việt Cộng sắp xếp vụ ám sát ngày 10.11.1971: a) Năm 1976, báo Giải Phóng có đăng một bài của ký giả thiên tả Ý Tiziano Terziani phỏng vấn Nguyễn Hữu Thái và đồng bọn, chúng xác nhận chính chúng đã giết gs Bông. b) Một người chị ruột của bà Bông tên “chị Năm Lý”, theo kháng chiến từ lâu, cho biết CS giết Bông vì Bông được CIA ủng hộ. c) Một chị khác của bà Bông là bà bác sĩ Nguyễn Văn Tạo - hiện ở Paris - được anh chồng là tướng VC Nguyễn Văn Tây cho hay năm 1985 rằng các thủ phạm giết ông Bông đã được chính phủ Hà Nội tặng huân chương sau 1975. Đại sứ Bunker cũng xác nhận gíáo sư Bông là nạn nhân của Cộng sản.

Cái chết của Trần Văn Văn và Nguyễn Văn Bông chứng minh thêm một lần nữa kỳ thị Nam-Bắc là một yếu tố không thể coi thường trong chính trường VN, không chỉ riêng trong Nam mà còn bên kia vĩ tuyến 17. “Hội chứng” này khi ẩn, khi hiện, có lúc nổ tung như trong giai đoạn Nam kỳ quốc của Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, Măt trận giải phòng miền Nam (trước và sau 1975) và ngay cả trong cách dùng người của Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh... Các đảng phái chính trị có tiếng tại VN (Đại Việt, VN Quốc Dân đảng, Cần lao, Cộng sản..v..v..) cũng không tránh được tệ nạn đáng tiếc này. Thời hậu CS sắp đến, đây là một vấn đề thực tế, cần nghiên cứu để tìm giải pháp."

Lâm Lễ Trinh
(Xin cám ơn anh NTĐạt đã tiếp chuyển).
______

Ghi thêm về lúc chết của GS Nguyễn Văn Bông của một nhân chứng sống.

Bác Cường,
Ngay lúc xe của GS Bông từ HVQGHC chạy đến đường Cao Thắng về lối đường Phan Thanh Giản, gặp đèn đỏ dừng lại, xe zeep của 2 chúng tôi (ba’c THP và LN AT ) do bác THP cầm lái chạy sát nút sau xe GS Bông cũng dừng lại . Môt thanh niên trẻ gầy ốm, mặc áo sơmi cháo lòng bỏ ngoài quần chờ sẵn từ vỉa hè đường phía bên phải, chạy ra đường trước mặt xe chúng tôi , liệng một gói vào gầm xe GS Bông rồi bỏ chạy băng qua đường phía trái, lẻn vào ngõ hẻm bên đó, bác THP thấy thê’ vội dze xe được môt ti’ thì gầm xe GS Bông phát nổ, xe tung lên khoảng 1 mét, 2 cử­a xe GS Bông bị sức nổ bự­t tung ra, khói mờ mịt, 2 xác người trong xe bị nạn ngã tung ra 2 bên.

Sau 30/4/1975 CSVN vào Saigon được mươi tháng, chính mắt tôi lại nhìn thấy tên thanh niên gầy ốm ném bom giết GS Bông xuất hiện trên TV và đã nhậ­n là đã ám sát GS Bông.

Theo tôi, chính CS đã giết GS Bông chứ không phải là bị kỳ thị Nam Bắc như ông Lâm Lễ Trinh đã nói mò, bo’p me’o lịch s�»­ vì phe nho’m.

Ki'nh bác
LN ẤT
____

Một cán bộ CS cũng xác nhận ở trong nhóm giết GS Bông

Khoảng đầu năm 1972, nhân dịp về Sài Gòn, tôi có ghé thăm GS Nguyễn Ngọc Huy. Trong khi chuyện vãn với GS Huy, tôi có hỏi: "Thầy nghĩ là phe quân đội hay phe Cộng Sản đã giết thầy Bông?" GS Huy đáp: "Cộng Sản giết. Phe Quốc Gia mà làm thẳng tay được như thế, chắc là đã "khá" hơn rồi."

Vào tháng Năm, 1975, tôi đã đến trình diện chính quyền CS tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn vừa tiếp thu. Tôi đang ngồi trên chiếc ghế dài kê cạnh tường chờ đến phiên gặp nhân viên lấy khẩu cung, một anh thanh niên trạc 28-30 tuổi, dáng gầy, da không đen. chắc cũng làm việc tại đây, đi ngang qua, mặt tươi cười, đứng lại nói chuyện với tôi hai ba phút. Anh ta hỏi tôi học trường nào. Tôi trả lời "Học Viện QGHC". Anh ta nói tiếp: "Vụ ông Bông bọn này làm đấy!" Rồi anh ta vẫn giữ nụ cười trên môi, bỏ đi có lẽ là về phòng làm việc.

Nguyễn Thế Vĩnh

chia buồn

PHÂN ƯU
Được tin trễ thân mẫu của đồng môn NHAN TỬ HÀ,
Chủ Tịch Hội CSV/QGHC Liên Bang Úc Châu và Victoria là :

Cụ bà quả phụ LÝ BAN MAI

Đã từ trần vào sáng ngày 23/7/2008 tức ngày 21 tháng 6 năm Mậu Tý

Hưởng thọ 88 tuổi

Thành kính chia buồn cùng anh chị Nhan Tử Hà (HaTu.Nhan@anz.com) và tang quyến.

Nguyện cầu hương linh Cụ Bà quả phụ LÝ BAN MAI sớm siêu thoát tịnh độ.

Gia đình Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ,

Gia đình Hành Chánh Boston, và

Gia Đình Hành Chánh Florida.


Wednesday, July 30, 2008

Phái ấn tượng trong hội họa


Mến tặng Lan Đàm và Như Thương

Diễn Đàn trong thời gian gần đây được một số anh chị gửi cho nhiều PPS hội họa thuộc nhiều trường phái, đặc biệt có hai danh họa hiện còn sống mà những tác phẩm của họ đều có đặc điểm ấn tượng, rất đẹp.

Phái ấn tượng là một phong trào nghệ thuật ở thế kỷ 19, khởi đầu như một liên hệ lỏng lẻo với những họa sỹ gốc gác Paris triển lãm những họa phẩm của họ vào thập kỷ 1860. Tên gọi phong trào này (Impressionism) phát xuất từ tên gọi một họa phẩm của Claude Monet (link), đó là Impression, soleil levant - Ấn tượng, mặt trời mọc - 1872. (hình trên).

Một phong trào mới nào cũng đều bị chỉ trích cả. Đó gần như là một định luật không ngoại lệ. Phái ấn tượng đã bị những người phê bình đương thời chỉ trích, bởi vì nó muốn phá bỏ một số quy ước cũ của hội họa cổ điển. Trớ trêu thay, từ impressionist khởi thủy là do những người đả kích phái ấn tượng dùng chế diễu trường phái mới này thì nay lại được dùng một cách quý mến để chỉ trường phái ấy.

Những đặc điểm của phái ấn tượng là những ý niệm khá phổ quát trong giới mộ mến hội họa ngày nay. Họa sỹ ấn tượng không chú trọng vào chi tiết, không cần mượt mà. Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy được những nét cọ để lại trên bức tranh.

Họa sỹ ấn tượng nhấn mạnh đến những hình tượng do ánh sáng thay đổi tạo ra. Họ thường dùng sơn nguyên thủy trong chai lọ, không pha trộn trước trên khay màu, để chuyển tả những tác động của ánh sáng trên đối tượng. Một mức độ cường điệu nào đó của màu sắc sử dụng làm nổi bật những vùng sáng tối trong bức tranh, và khiến cho người thưởng ngoạn nhìn thấy như lung linh.

Phái ấn tượng còn chấp nhận những đề tài rất tầm thường không kiểu cách như trong trong quan niệm cổ điển, vì họ cho rằng đối tượng nào cũng có thể trở thành đối tượng của nghệ thuật được cả. Hai nông dân khiêng một băng-ca chất đầy rơm, người bảo thủ cho là một đề tài tầm phào nhưng với một họa sỹ ấn tượng, đó là một đề tài nghệ thuật. Ngay cả về cách bố cục phái ấn tượng cũng không muốn bị gò bó.

Nói chung, họa sỹ ấn tượng tìm cách chuyển đạt thẳng những cảm nhận thị giác của họ về sự vật mà không để ý đến việc mô tả cái hình thái vật chất của đối tượng đang có trước mặt họ. (link) (Impressionists learned how to transcribe directly their visual sensations of nature, unconcerned with the actual depiction of physical objects in front of them). Ảnh hưởng của phong trào hội họa ấn tượng chẳng bao lâu lan sang lãnh vực khác như âm nhạc ấn tượng, văn chương ấn tượng...

Từ những bức tranh ấn tượng nhiều khi nguệch ngoạc ở thời kỳ phôi thai cho đến những bức ấn tượng tráng lệ làm say mê giới mô điệu hiện nay, là cả một hành trình khám phá lâu dài.

Cho đến nay những họa sỹ bị trường phái ấn tượng chinh phục khá đông đảo. Bên cạnh đây là vài sáng tác của hai danh họa một là vợ chồng người Nga - Michael & Inessa Garmash - và Pino Daeni- gốc Ý sau này định cư tại Mỹ.

Michael ham thích vẽ từ lúc 5 tuổi. Tốt nghiệp rất sớm và sau đó giảng dậy tại nhiều trường nghệ thuật nổi tiếng tại Nga. Mối tình đẹp với một phụ nữ đồng nghiệp đã đưa đến một bút hiệu chung. Riêng Pino Daeni hiện là một hoạ sỹ đắt giá. Sau khi định cư tại Mỹ, ông đã minh họa bìa cho khoảng ba ngàn cuốn sách. Tuy nhiên ông vẫn chú tâm đến những sáng tác thuần túy nghệ thuật. Không hiểu vì sao, tên ông ta là Pino, nhưng khi nhớ đến tôi hay gọi sai là Poni. Thiệt buồn cười!

Điền Thảo
5/08

***********
Đọc bài viết PHÁI ẤN TƯỢNG TRONG HỘI HỌA của anh ĐIỀN THẢO, Út đã chợt nghĩ rằng: Một ngày nào đó, Út sẽ tập múa cọ như anh, nhưng rồi lại ngẩn tò te một điều rằng: Hình như Phái Ấn tượng họ vẽ những NÀNG ÁO MỎNG DỊU DÀNG ( 3 bức hoạ anh posted để làm thí dụ thì đã hết 2 bức như vậy rồi, thế thì Út sẽ vẽ .... gì đây ....)
Vẽ cảnh ư ? Thà rằng Út ngồi ngắm cảnh còn hơn !!! Nhà thơ tình Lan Đàm có nghĩ như Út nghĩ không nhỉ ? Ngắm cảnh từ Vọng Nguyệt Lầu để làm thơ hay là vẽ tranh phái Ấn tượng từ Vọng Nguyệt Lầu ....

Thân kính,
Út
********

Thì Út vẽ đàn ông ở trần luôn!
ĐT


Lan Đàm, Như Thương vs A.C.La

Diễn Đàn có nhận được một PPS trưng bày một số bức tranh của Garmash do thi sỹ Lan Đàm chuyển tới, kèm theo thi sĩ dặn dò:

Cô Út và Họa Sĩ ơi!
Ai thì sao chứ LĐ tôi thích nhất ba tấm phong cảnh-Heart Of The City,Old Town & Morning In Provence- và hai tấm vẽ giai nhân- Lost In Lilies & Sleeping Beauty.
Nhị Vị thấy sao?
Lan Đàm

PS: Mà Họa Sĩ có coi được pps này không chứ???
Như Thương, một nhà thơ khác lại tiếc giùm cho A.C.La tôi rằng thì là không coi được thì uổng lắm!!
Ông Họa Sĩ à !!!
Bức tranh sơn dầu này mà Ông Họa Sĩ hổng coi được thì UỔNG LẮM ...
Coi xong nhất định TỐI SẼ NẰM MƠ !!!
Anh Lan Đàm này ... chơii ác thiệt !
Kha` ... kha`....
Út

Thực ra thì mỗ tôi cũng may mắn có dịp chiêm ngưỡng những họa phẩm của Garmash trước đây. Tranh Garmash rất giống tranh của Pino. Hai hoạ sỹ này đều thuộc trường phái ấn tượng nên mỗ đã xúi Điền Thảo viết một bài ngắn về trường phái này. Xin mời quý anh chị và đặc biệt hai thi nhân đọc trước quên sau Lan Đàm và Như Thương clich vô label DThảo hay vô tháng May để xem lại. A.C.La

Một bản nhạc nổi tiếng khác


"O Sole mio' - Mặt Trời Của Tôi Ơi!
do Eduardo di Capua viết năm 1898.

**
Xin mời quý anh chị bấm vô hình trên
để thưởng ca khúc qua hai giọng ca nổi tiếng,
một thuộc nhạc pop, Bryan Adam và một thuộc opera, Luciano Pavarotti.

Post rất xưa, July 15, 2004

FRAMES WORK

Hôm qua, Web đã bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật dùng FRAMES để việc xem những bài lưu trữ (cũ) trên Web ĐS14 được nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Khi trang Frames đã mở, chỉ cần nhấn vào những links ở'khung' bên trái (nằm cố định) thì bài sẽ được mở ra ở khung bên phải (thay đổi tùy theo link nào vừa được nhấn bên tay trái).

Sau khi đã 'surfing' qua một số links, nếu muốn thoát ra (escape) khỏi Frames để trở lại browsing bình thường, chỉ cần nhấn vào nút HOME (ngay ở đầu trang) và chọn xem trang khác (thí dụ đang ở trang Editorial thì chuyển sang trang Photo... chẳng hạn) hoặc có thể dùng nút BACK (ở tuốt trên cùng)của Browser của các bạn (thí dụ Internet Explorer).

Web chờ phản ứng của các bạn xem các bạn có gặp khó khăn gì không trước khi xúc tiến 'archive' các trang khác, theo cùng một hình thức frames như vậy. Trước mắt là những bài trong Publication.

Hôm Chúa nhật vừa qua, anh DVVàng phê bình là một số bài trong Publication 'download' rất chậm (như bài của PTChâu và NNCường). Web hứa sẽ "cắt" những bài dài ra thành 2 hay 3 trang để việc xem được nhanh hơn (tuy nhiên, cũng còn tùy connections của các bạn với servers: Dial-Up 28Kb - 56Kb..., DSL hay Cable).
Mong nhận thêm ý kiến của các bạn.

WebHV
___

July 30, 2008

Khởi thủy Web Đốc Sự 14 gồm có hai phần: Phần Diễn Đàn và phần Blog, mà chúng ta thường gọi là Web14. Hùng Vũ thường nói "Phần Forum (Diễn Đàn) mới là phần chính quan trọng". Sau khoảng một năm, vì nhiều CSV khác hơn khóa 14 và thân hũu xuất hiện càng ngày càng đông nên Diễn Đàn đổi thành "Diễn Đàn CSV-QGHC và Thân Hữu".

Mới đây - Trước khi bị bệnh - Trang chủ Hùng Vũ tỏ ý muốn dẹp phần Blog, lý do:

- Ngày nay FORUM đã có nhiều features hơn. Phần quan trọng nhất của Web là Publication, nơi chứa những bài viết dài, thì nay FORUM cũng có phần LABELS cũng trữ được những bài như thế. Chỉ cần nhớ ai viết là tìm ra được một cách nhanh chóng như bên Web vậy.

- FORUM hiện cũng có thể edit được những thứ căn bản như về font (type faces, colour và sizes), và post được nhiều hình ảnh - dĩ nhiên cũng cần kết hợp với một vài graphic softwares như Adobe Photoshop chẳng hạn, hoặc những applications đơn giản hơn.

A.C.La

Tuesday, July 29, 2008

NHÂN DÂN TỰ CỞI TRÓI

Diễn Đàn: Bỏ qua vấn đề chấp nhận hay khộng chấp nhận một quan điểm chính trị, thì việc phân tách bối cảnh chính trị luôn luôn là điều cần thiết cho những nhà hoạt động cách mạng, cho chính khách, cho những nhà nghiên cứu chính trị. Nghiên cứu thực tại sinh hoạt chính trị của một nước, một vùng hay của các đối lực trên hoàn cầu còn là việc làm trí thức khá hấp dẫn. Bài phân tách dưới đây nghiên cứu các khuynh hường chính trị đang có mặt hiện nay tại VN và/hoặc ở hải ngoại về vấn đề VN. Bài có những đặc điểm khá hấp dẫn hoặc giả cũng cần lưu ý.

Courtesy from...

Tân Dân

***

Trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản, lịch sử đã chứng tỏ các chế độ lợi dụng hai thế lực ấy, mà không đặt nền tảng trên chính sự hậu thuẫn của nhân dân, sẽ lần lượt sụp đổ vì vai trò bài hề của họ không còn có lợi cho ai, ngay cả đối với thế lực đã từng sai khiến họ.

Hiện tượng bỏ chủ cũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam phải kể là một thành tích trở mặt không có tập đoàn chính trị nào tài bộ hơn họ. Đánh đu giữa Liên Xô và Trung Cộng trong thời kỳ nứt rạn Nga Hoa để hoàn thành nghĩa vụ vô ản quốc tế, Cộng sản Việt Nam cuối thập niên 70 đã vỗ ơn của Trung Cộng (trong giai đoạn chót của cuộc kháng chiến chống Pháp) và quay hẳn về phía

Nga Sô. Khi Nga Sô sụp đổ, Việt Cộng lại xé bản Hiến Pháp có lời lẽ đả kích bá quyền Trung Cộng, cầu hòa và ráo riết đi đêm để tìm chủ mới. Chính phủ Clinton vừa mới nới lỏng kinh tế ban cho ân khoản chước miễn về giao thương để thương mại Mỹ được đầu tư dễ dàng vào Việt Nam. Cộng Sản Việt Nam ra sức tắm rửa, đánh răng súc miệng để trình bày nhân dạng mới hầu mua chuộc dư luận Hoa Kỳ.

Khả năng bỏ chủ cũ đi tìm chủ mới che chở thật ra không có gì mới lạ ở những dân tộc có đầu óc thực tiển khôn ngoan ví dụ như Vương quốc Thái Lan với đường lối ngoại giao mềm dẻo, hoặc Hoa Kỳ với khả năng làm bạn... và bỏ bạn rất thực tiển khi đất nước này không còn thấy có lợi cho họ nữa.

Cũng như Cộng Sản Việt Nam biết coi bạn cũ là kẻ thù và biết ôm kẻ thù cũ làm bạn, Hoa Kỳ cũng ngang tay tài bộ xích lại gần Cộng Sản Việt Nam vì quyền lợi thực tiễn. Song có một điều vô cùng phi lý là Cộng Sản Việt Nam còn có khả năng chối bỏ đối tượng thành trì của họ, biến dịch đi từ coi vô sản nông dân và công nhân là thành phần cốt lõi của cuộc đấu tranh đến chỗ bội phản hai thành phần này để trở thành chủ nhân ông của giai cấp công nhân và cường hào bóc lột nông dân. Không cần che đậy dưới bình phong

Đảng và Nhà Nước xã hội chủ nghĩa, cán bộ cộng sản đã tư hữu hóa các của cải lấy được và biến họ trở thành một giai cấp bóc lột mới.

QUAN ĐIỂM NGỜ VỰC.
Người Quốc Gia trong cuối thập niên 90 vẫn còn quá hãi sợ các đòn độc của Cộng Sản tự đạo diễn các chửi bới sỉ vả để cho quốc tế hiểu lầm là đã có tự do dân chủ ở Việt Nam, mà thật ra trong nước các quan điểm bất đồng đã bị kiểm soát gắt gao. Thái độ dè dặt này không mấy khích lệ cho các quan điểm bất đồng ở nội bộ Cộng Sản được lan rộng vì:

A/ Các đòi hỏi gắt gao từ bên phía Quốc Gia rằng người Cộng Sản phản tỉnh phải tuyên bố từ bỏ hẳn đảng Cộng Sản chứ không giới hạn chỉ đòi hỏi sửa sai. Đòi hỏi này rất khó đạt yêu cầu.

B/ Nhóm chống đối trong nước không muốn quá đồng dạng với các đòi hỏi do các đoàn thể đấu tranh ở ngoại quốc đặt ra vì e ngại sẽ bị Cộng Sản có cớ để chụp mũ.

C/ Đòi hỏi sửa sai, chứ không đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam cút xéo, dễ được diễn tả và thẩm thấu lan rộng hơn là đòi hỏi quyết liệt. Chống đối cán bộ Cộng Sản ở địa phương sai lầm... dễ biện luận hơn là chỉ vào đích danh chính sách lạc hậu của Trung Ương Đảng.

D/ Người Quốc Gia có khuynh hướng chiến lược thẩm thấu incrementally neutralizing.. làm tê liệt từng phần hệ thống Cộng Sản cũng bị dễ dàng chụp mũ của các tay thời cơ chính trị.

QUAN ĐIỂM DĨ CỘNG TRỊ CỘNG
Một quan điểm khác về xử dụng các tiếng nói bất đồng quan điểm trong nước, là tiếp vận phóng thanh khai thác triệt để các mâu thuẫn. Miễn sao Cộng Sản cắn nhau là có lợi cho phe không Cộng Sản. Chỉ Cộng Sản mới hiểu đòn độc của nhau và thục nhau chí mạng vào các nhược điểm nội bộ mà người không Cộng Sản không biết đến dễ dàng. Quan điểm này nhằm đào sâu hố chia rẽ của Cộng Sản, nhưng không đưa ra được chiếc phao nào để những người đối kháng trong nước có thể xử dụng một cách hửu hiệu để chống lại chế độ. Họ vẫn phải âm thầm chống trả bằng các phương tiện cơ hữu mà không được yểm trợ từ phía Dân Chủ Tự Do.

QUAN ĐIỂM GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG BẤT HỢP TÁC.
Nhóm chủ trương quan điểm này cho rằng vào thời kỳ chao đảo, người Quốc gia cần giữ vững lập trường Quốc Gia hơn nữa. Cộng Sản muốn tồn tại, chúng phải cải cách, càng cải cách càng phải chấp nhận các giá trị tự do dân chủ. Đến lúc lý tưởng tự do dân chủ sắp được thành tựu, tại sao lại phải thay đổi để hòa giải?

QUAN ĐIỂM THỰC TIỂN CHÍNH TRỊ ĐƯỢC COI LÀ "LĂNG BA VI BỘ".
Quan điểm lăng ba vi bộ cho rằng người Quốc Gia không thể đứng mãi chờ cho tình hình ngã ngũ mà phải đưa ra những thông điệp tiếp tay để sớm làm cho diễn tiến dân chủ hoá được thực hiện. Các đoàn thể chống cộng vững vàng thì chưa kịp chuyển nhuyễn để đưa ra chiêu bài mềm dẻo chiến thuật. Trong khung cảnh thực lực cũng bị giới hạn, không đoàn thể kỳ cựu nào dám chìa tay đưa cành olive hứa hẹn. Đoàn thể mới chưa có thành tích đưa cành olive thì lập tức bị coi là phản phé và nội bộ cơ sở bị mâu thuẩn và cấu xé.

Trong bối cảnh không thuận lợi cho sự di động lập trường, cuộc chiến đấu tự cởi trói của những thành phần đòi hỏi cải cách trong nội bộ xã hội Cộng Sản phải kéo dài thời gian. Hoa Kỳ một mặt đưa ra bản lộ đồ với cam kết nếu Cộng Sản Việt Nam thực hiện đúng các điều khoản ấy, Mỹ sẽ xáp gần. Bản lộ đồ ấy của Mỹ mặc nhiên cho phép Cộng Sản Việt Nam cải cách từ từ để tạo thế an toàn, xác nhận một lần nữa Mỹ không muốn có sự xụp đổ đột ngột của địch thủ cũ vì không muốn có các lỗ hổng chính trị trong vùng Đông Nam Á.

Trong khi Mỹ còn phải đương đầu với các biến cố ở Trung Đông. Bang giao Mỹ-Việt Nam được hình thành, báo hiệu một sự an toàn cho Cộng Sản Việt Nam từ từ biến dạng, bắt đầu từ nhiệm kỳ hai của chính phủ Clinton. Trong các diễn biến chính trị từ từ, Hoa Kỳ đã tạo một đường lột xác cho Đảng Cộng Sản Việt nam, giúp tiếp nhận các thành phần quốc gia có mầm mống nguy hiểm cho chế độ được sang định cư tại Hoa Kỳ, để rồi đòi hỏi phải có sự dân chủ hóa, trước nhất là trong nội bộ hệ thống Đảng Cộng Sản, để họ an tâm lột xác và không sợ đột kích từ trong nội tại. Thái Bình nổi dậy do đó là một thí điểm, nổi dậy an toàn cho phép Đảng Cộng Sản ở Trung Ương được ra tay... cải tổ Cộng Sản ở địa phương...mà vốn dĩ trước đây vì kiệt quệ ngân sách ngoại viện, Cộng Sản đã thả nổi cho đàn em nhũng nhiễu dân chúng kiếm ăn dưới chiêu bài tự bồi dưỡng.

Những chỉ trích vào nhược điểm nội tại của chế độ do Trần Độ, Hoàng Hữu Nhân ,Phan Đình Diệu , Vỏ Văn Kiệt là đợt trắc nghiệm thứ hai...Đảng Cộng Sản Việt Nam vững tâm cho phép công khai tấn công vào chế độ để làm động lực cải cách:
· Chứng tỏ cho thế giới rõ là Việt Cộng đã bị buộc phải chấp nhận cởi trói chính trị và đã bị buộc phải cho phép đối lập (trong nội bộ với nhau).

· Chứng tỏ cho thế giới rõ... là các cải cách kinh tế sẽ được thực hiện đúng đắn để việc điều hành các xí nghiệp được theo phương pháp quản trị trong một hệ thống luật lệ có thể được Tây phương, ít nhất là Hoa Kỳ, tin tưởng để các công ty của họ được đầu tư an toàn.
Sau những dọ dẫm, các thành phần nhân dân sẽ bạo dạn hơn lên và các đòi hỏi sẽ bức thiết hơn và Đảng Cộng Sản Việt nam không có con đường thụt lùi là phải chấp nhận các giá trị tự do dân chủ, các luật tắc cơ bản của một nền kinh tế thị trường. Cộng Sản Việt Nam tìm thấy giải pháp thà cho các khuynh hướng khác nhau trong Đảng của họ được phát tiết ra để làm vững mạnh và an toàn cho chế độ. Lúc nào đại đa số nhân dân mới mạnh dạn đứng ên tự cởi trói ở khắp các tỉnh miền Nam, ở khắp các ngành nghề? Cộng Sản Việt Nam lúc này tự thấy an toàn để rơi mặt nạ...đã lợi dụng xương máu của ông dân, công nhân...để từ từ hạ cánh an toàn.

Diển tiến ấy mau hay chậm tùy theo rất nhiều yếu tố và động lực xã hội. Nếu Cộng Đảng cảm thấy đã an toàn không phải dùng đến võ lực thô bạo để bảo vệ chế độ, thì lúc đó nhân dân mới hết sợ hãi bóng dáng tử thần của Công An Đảng trước đây, cùng đứng lên tự cỡi trói? Công việc của các tác nhân thay đổi xã hội, dầu là một đoàn viên các phong trào và tổ chức chính trị, hay là một công nhân viên nhà nước, hoặc một Việt kiều hồi hương.... khi nào thì họ mới vứt bỏ cái sợ sệt quá khứ...mạnh dạn từ chối cho tiền hối lộ ở phi cảng, mạïnh miệng đòi các điều kiện làm việc an toàn ở cơ xưởng, mạnh dạn đòi tự do giáo dục, dạy học theo quan điểm sự thật và kiến thức, đòi hỏi chấm dứt tham nhũng cửa quyền.... Các phong trào chính trị phải thử nghiệm tiến mạnh các đấu tranh và đưa ra các đòi hỏi hợp lý....để toàn dân cùng gột bỏ các sợ sệt về con chó sói Cộng Sản Việt Nam...để cùng nổi dậy.

Phải thử thách để chứng minh ngày nay tập đoàn Cộng Sản Việt Nam chỉ còn là con chó sói giấy, đã bị tước bỏ nanh vuốt!

Hãy vùng lên tự cởi trói chính mình. Toàn dân cần tập họp sức mạnh thực hiện cho kỳ được cuộc cách mạng Dân Sinh Dân Quyền.

Tân-Dân

Tản mạn của NSG

La Paloma blanca - Bồ câu trắng.

Tối Thứ bảy mát mẻ nghe bản nhạc La Paloma du-dương, nhất là lại do Julio Iglesias ca thì tuyệt vời....Bản này hình như cũng được nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương trình bày bằng guitar hawaiien nghe thật mê ly.

Paloma blanca là Bồ câu trắng...cũng có video Youtube về bài này, ghi hình chim bồ câu trắng ngây ngô hiền hòa.....Lại nhớ....những ngày đầu sau 30/4/75 tại Saigon, đài PT Giải phóng thường cho nghe bài.....Nếu là chim....tôi sẽ là loài bồ câu trắng (!)...Nếu là hoa...tôi sẽ là một đóa hướng dương.....Nếu là mây...rôi sẽ là ...một vừng mây trắng. Nếu là người..tôi nguyện chết....cho quê hương....

Chừng hơn tháng sau.....thì dân Saigon.....(được khuyến khích lúc đầu, sau là tổ trưởng dân phố chỉ định ) ôm gói lên vùng Kinh tế Mới.....Còn mấy ông sĩ quan, công cán chính VNCH...khăn gói lên đường.....nhập trại...Cải tạo (!)

Thế mới là.....dân tình lên cơn Cuồng nộ xanh.....mặt.....Chứ hỏng phải thơ..... hay họa Cuồng Thu như trên D/d .
Hs Acla lúc sau này.... chuyển hướng qua phái....trừu tượng.....có vẻ cảm hứng và cọ pháp tới khá lắm....
Từ im lặng thâm trầm...như Lệ đá....Thạch hãn....vách đá ù lì....chảy mồ hôi.....Đến Cuồng Thu....xoáy động như..vũ trụ...trời đất quay cuồng.

Hs Acla cũng là nhà phân tích kinh tế Điền Thảo....Ngoài cảm hứng cuống quít về biến động......vô hình tướng.....Cuồng thu gió loạn ý thiền....Nhung dường như linh cảm trước....Động lực nào sắp nổi lên như cơn vũ bão....thế giới toàn cầu ?
Tin tức về diễn biến chính trị, tài chính tại HK và thế giới hình như đã hé mở ra thực chất những bí ẩn về âm mưu thống trị thế giới của nhóm chủ trương NWO. Các kênh truyền thông chính dòng đã ém nhẹm bây lâu nay....

Chỉ mẩu tin trao đổi nhỏ này thôi " Codex Alimentarius & The French Revolution "....
nói lên âm mưu nô lệ hóa quần chúng, đã tién hành sâu xa, triệt để thế nào....Nào là các tổ chức quốc tế WTO, FAO, WHO....cả cái trò LHQ nữa.....đã bị khống chế....không phải để phục vụ đa số nhân dân......Đại bộ phân quần chúng chỉ còn nước, một là tuân hành luật gài đặt sẵn, trở thành lũ nô lệ....Hoặc là nổi lên làm cách mạng đẫm máu như CM Pháp !

http://educate-yourself.org/lte/codexandfrenchrevolution25jul08.shtml

Đề tài Codex Alimentarius....Bộ luật thống-nhất tiêu-chuẩn toàn-cầu về sản xuất, chế biến, trao đổi thưc phẩm nông ngư hải sản ....
Vào WTO thì phải tuân hành tiêu chuẩn này.....Không đúng tiêu chuẩn là trái luật....Bất hợp pháp...Ngay cả trồng rau nuôi gà trong nhà tự cung cấp...cũng thành ra bất hợp pháp.

Vấn đề quái đản này đã bị phê phán 3 năm trước rồi - 2005 - Đến nay lại nổi lên. Nhân chuyến du hành của ngài B. O ba má sang Đức...tuyên bố vung vít....Y như ngài là T thống HK rồi vậy. Nay thì rõ là ngài O ba má hay ngài Mặc kệ nó cũng là cá mè một lứa thôi.

Kẻ tố cáo trò Codex đã nêu ra chính người bày ra Codex Alimentarius là tên cựu Quốc xã ! Xin hãy kiên nhẫn xem hết 5 video clip Codex and Nutricide của bà bác sĩ Rima Laibo :

http://www.codex-alimentarius.net/

Chuyện đáng cuồng nộ chưa ? Tranh Cuồng Thu có thêm tên Cồng nộ Công luận ?
Nế dân chúng thế giới ý thức được rằng hàng tỷ nhân loại sẽ chết vì đói, ngu độn, suy dinh dưỡng ...hậu quả của chính sách giảm dân số thâm độc, sản xuất dùng hormon, kỹ nghệ đổi gen ( genetic engineering GE )....

NSG

Biểu ngữ đòi đa đảng ngay giữa Hà Nội


Đúng giờ hẹn, chúng tôi thấy 2 xe máy gồm 4 người dừng lại trên cầu vượt ngay chân cầu Vượt Nam Thăng Long - Nội Bài vào đúng 7h30 sáng ngày hôm nay Thứ Hai 28/7/2008.

Họ bình tĩnh mở túi ra , lấy khẩu hiệu cỡ 5m x 2m nền đỏ chữ vàng và phân công nhau mỗi người buộc một đầu rồi thả xuống mẽ bên cầu , nơi mà hàng chục ngàn cư dân Hà nội đang giờ đi làm. Sau khi thả xong khẩu hiệu, họ còn đứng lại giơ tay vẫy chào những người dân đang dồn lại để xem. Bên dưới chúng tôi cũng nhận thấy tại 4 góc ngã tư này cũng có các ánh đền Flash loé lên, đó là các bạn bè và các nhà dân chủ đến để mục sở thị việc làm này

Tấm khẩu hiệu với những hàng chữ:
Tham nhũng là hút máu nhân dân
Lạm phát, giá cả tăng cao là giết dân
Mất đất , biển , đảo là có tội với Tổ Tiên
Yêu cầu Đảng cộng sản thực hiện ngay
DÂN CHỦ HOÁ ĐẤT NƯỚC
ĐA NGUYÊN - ĐA ĐẢNG

Monday, July 28, 2008

Thơ Như Thương


"Chị Hiền" trình bày.
**
Click to enlarge

Về Với Trường Xưa
Người Trầngian

Tôi lại trở về Việt Nam không phải để du hí và cũng không phải để hợp tác với Cộng Sản làm ăn buôn bán ... mà với một mục đích duy nhất là thăm gia đình và nhất là để được gần gũi bà mẹ già đang bị bán thân bất toại khổ đau trong những ngày tàn tháng lụn.

Nhiều lần đi ngang qua trường xưa để ngắm, để nhìn, để nhớ lại thuở vàng son năm ấy nhưng không dám vào vì sợ bị Cộng Sản chụp mũ thì sẽ làm ân hận cho gia đình vợ con. Tuy không dám vào nhưng mắt vẫn dán kỹ vào những nơi kỷ niệm xưa: nào đại giảng đường, nơi đã gặp người bạn trăm năm, nào ký túc xá, nơi tôi đã ở trong những năm còn mài đũng quần dưới ghế nhà trường. Sân trường và cột cờ xưa vẫn còn đó, cổng trường vẫn mở rộng như để tự do đón nhận bất cứ một người dân nào, nhưng thật sự nó như một thâm cung bí sử dẫy đầy cạm bẫy. Nhìn ngôi sao vàng ngạo nghễ tung bay, tôi muốn vào kéo xuống để vùi dập nó, đổi lại lá cờ thân thương năm cũ nhưng vì màu máu bao phủ xung quanh làm tôi chùn bước cho dù có thừa can đảm.

Tên học viện thoạt nhìn nó vẫn như cũ đối với dân chúng ở đây nhưng đối với tôi thì không thể nào lầm lẫn được một sự đổi thay kỳ lạ. Hãy tưởng tượng một em bé mới học sắp chữ. Lấy sáu chữ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (HVQGHC) xáo trộn rồi bắt em sắp lại như cũ, em đã không nhớ hết nên đã đảo lộn thứ vị của bốn chữ cuối cùng : HVHCQG thay vì HVQGHC.

Đây là một kế hoạch sửa lưng chế độ cũ chứ không phải là một sự nhầm lẫn. Hẳn quý vị còn nhớ sau tháng tư đen, bọn vô thần tự xưng là cách mạng đã đem một số mỹ từ của họ để thay thế từ cũ của ta mà nó thể hiện cho một chế độ bạo tàn: nào Nam Kỳ khởi nghĩa để không còn Công Lý, nào Đồng Khởi để dẹp bỏ Tự Do, hơn nữa họ máy móc hóa nhà thương Từ Dũ thành nhà máy đẻ, biến cả thành phố Saigon, Gia Định thành thành phố HCM: (nói nhại, nói lại là Chiếu Manh) nơi đã chứa đựng gần nửa triệu dân nghèo, dân kinh tế mới dùng nó để sống hai bên vỉa hè xó chợ, trong ngõ hẻm, dưới gầm cầu v.v.. Học viện ta cũng không ngoài biệt lệ, chúng xuống cấp để trở thành "Trường Hành Chánh Trung Ương".

Nói là trường nhưng không thâu nhận học sinh như ngày xưa chính quyền quốc gia đã làm. Chúng dành riêng trường cho cán bộ, đảng viên của chúng về đây tu nghiệp hay nói đúng hơn là về đây nghỉ mát để lấy mảnh bằng luôn luôn trung thành với Bác và Đảng.

Hơn mười năm trôi qua, tôi không biết tên trường đã bao lần thay đổi! Nhưng ngày về năm 1997 tôi đã nhận diện ra tên trường bị đảo lộn bốn chữ cuối cùng, phải chăng đây là một kế hoạch xoa dịu hay một sự vô tình.
Nếu nói là vô tình thì không thể nào xảy ra được, những chữ đó đã nằm yên vị, chỉ cần sơn sửa lại làm gì phải lấy xuống rồi gắn lên để rồi lầm lẫn. Như vậy họ cố tình thay đổi. Chữ Cộng Sản nó khác nghĩa với chữ Quốc Gia mà chúng ta dùng nó để phân biệt giữa quốc cộng. HVQGHC là nơi đào tạo những công chức hành chánh để ra phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa còn HVHCQG của họ là nơi nghỉ mát của loài thú dữ đã từng tắm máu đồng loại cùng một tổ quốc, cùng một giống nòi.

Đảo lộn từ ngữ là một hình thức nói ngược của những kẻ bạo ngược. Nói ngược, nói lái là một thực thể đã xảy ra dưới chế độ độc tài Cộng Sản, nó đã được nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ dùng nó làm những danh từ châm biếm cho đến ngàn thu: Đại Học, học đại (chỉ các cấp bằng của cán bộ Cộng Sản) bảng đỏ, bỏ đảng; lộng kiếng, liệng cống (chỉ hình Bác Hồ); chính phủ, chú phỉnh, đặc công, đông c...; đặc vụ, đ.. vặt và nhất là giản đơn, đơn giản như tôi đang giỡn vậy.

Trường xưa đã đổi lại tên xưa, cho dù gọi là đổi thay nhưng thật sự không có gì thay đổi nhiều trong sáu chữ ấy. Đổi thay, thay đổi là một định luật của tạo hóa, lịch sử cũng xoay vần theo con tạo. Tên trường đã về lại như xưa, phải chăng là một điềm lành cho ngày mai tươi sáng. Sau cơn mưa trời lại sáng, ngày về không xa, chúng ta hãy chuẩn bị đi là vừa, tôi có niềm tin như vậy.

Đem chủ nghĩa Cộng Sản thống trị đã làm thống khổ nhân dân Việt Nam gần nửa thế kỷ. Tiếng oán than ngút ngàn của dân tộc qua hàng vạn thơ văn mà tráo phúng nhất là bài thơ châm biếm nói lái trong thời kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh và đồng bọn đã tráo trở lật lọng với các đảng phái cách mạng, với người cùng chiến tuyến và với cả dân chúng nữa...

Thơ Châm biếm nói lái Xưa và Nay
Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi!
Chiến khu tiền của chú khiêng rồi.
Thi đua sao cứ thua đi mãi.
Kháng chiến lâu dài khiến chán thôi.

Họa:
Phỏng dái rồi! Anh giải phóng ơi.
Chí Minh gây hận, chính mi rồi
Đặc công đốt phá nơi Đông Các (1)
Đặc vụ nằm vùng, đu vặt thôi ( 2 )

(1) Địa danh của một xã thuộc quận Hiếu Xương, Phú Yên, gần biển, gần Trường Sơn bị Việt Cộng phá hoại nhiều lần.
(2) 1962 khi tôi còn sống ở QN chị họ tôi không chồng mà chửa... Thì ra chị có chồng tập kết trở về nên gia đình bác tôi vẫn "bình chân như vại" không sợ lối xóm cười chê.

Thư của anh Trần Văn Phan, CT/hội NSW

Kính gửi:

Cô Jackie Bông Wright

Qúy Niên Trưởng, Huynh Trưởng và anh chị đồng môn

Thưa Cô Jackie Bông Wright và qúy anh chị,

Tôi rất cảm kích được Cô Jackie Bông và qúy anh chị ưu ái dành cho nhiều cảm tình và lòng tín nhiệm đặc biệt. Là một cựu sinh viên xuất thân từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (HVQGHC) tôi tự thấy mình có bổn phận đóng góp vào việc hình thành hai Công trình cao qúy Cô Jackie Bông đang nổ lực thực hiện: Di Cảo và DVD Về Cuộc Đời và Sự Nghiệp Của cố Giáo Sư Nguyễn Văn Bông. Theo tôi cả hai công trình này đều là những việc mà Tập Thể Cựu SinhViên Quốc Gia Hành Chánh chúng ta nên đồng tâm hiệp lực giúp Cô Jackie Bông thực hiện thành công. Công trình này không những để vinh danh cố Giáo sư Viện Trưỏng Nguyễn Văn Bông, tri ân những đóng góp cao quý của Giáo sư đối với thế hệ chúng ta, mà quan trọng hơn là ghi lại hậu thế một tấm gương sáng , Phương cách Xử Thế Tuyệt Vời của Một Kẻ Sĩ trót sinh ra trong thời buổi đất nước loạn ly. Hơn nữa công trình này còn là một đóng góp quan trọng đối với những nhà nghiên cứu sử học, những ngưòi muốn tìm hiểu về một giai đoạn quan trọng trong dòng lịch sử nước nhà.

Như tất cả chúng ta đều biết đây là một công trình nghiêm túc, đòi hỏi nhiều điều kiện để có thể đạt đến thành qủa mong ước. Hơn lúc nào hết đây là thời điểm để tất cả chúng ta, những cựu sinh viên QGHC, hết sức giúp đỡ Cô Jackie Bông hoàn thành tốt đẹp tâm nguyện của mình. Với niềm tin và hoài bảo trên tôi tha thiết mong mõi Cô Jackie Bông Wright sẽ nhận được sự khuyến khích và hổ trợ của tất cả quý vị cựu giáo sư và sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh để công trình đạt được thành quả tốt đẹp nhất

Trân trọng kính chào và cảm ơn tất cả quý vị.

Trần Văn Phan

Chủ Tịch Hội Cựu Sinh Viên QGHC/ New South Wales / Úc Châu

Sydney, ngày 28 Tháng 7 năm 2008

Tin vui

Long-awaited news
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng !!!


Sunday, July 27, 2008
Thưa Các Bạn,

Tin từ Nam California cho biết, các bạn ta của hai bên bất đồng ý kiến trong những tháng vừa qua đã gặp nhau rất thân mật để trình bày quan điểm của mỗi phía và thảo luận trong tinh thần đồng môn, đồng nghiệp. Hai bên đã đi đến thỏa thuận giải pháp củng cố Chi Hội Cựu SV/QGHC Nam California. Chi tiết thỏa thuận xin các anh chị đón xem trong Bản Tin của Chi Hội tháng tới.

Đây là một tin rất mừng không những cho Anh Chị Em Cựu SV/QGHC Nam California mà cũng là tin vui cho toàn thể Cựu SV/QGHC toàn Thế Giới.

Chúng tôi thay mặt cho Anh Chị Em mang tiếng là THẦM LẶNG, nhưng luôn luôn hướng về Tổng Hội Cựu SV/QGHC, chúc mừng Quý Anh Đỗ Tiến Đức, Châu Văn Để, Phạm Đức Thạnh... và một số Quý Anh khác đã gạt hết những hiểu lầm, vượt qua những áp lực ngoại lai để ngồi cùng nhau như xưa mà thảo luận. Điều này chứng tỏ tập thể Cựu SV/QGHC đã được đào tạo từ một Học Viện lừng danh Đông Nam Á luôn luôn đoàn kết và không một thế lực nào làm thay đội ý chí chúng ta.

Bình tâm mà xét, cuộc khủng khoảng vừa qua một phần do chúng ta thờ ơ trong sinh hoạt, nhưng phần lớn là do Nội Quy của Tổng Hội chưa được hoàn hảo và Hội Đồng Quản Trị do cá nhân thao túng tạo ảnh hưởng đến các Chi Hội. Do đó sau khi có một Chi Hội Nam California đoàn kết vững mạnh, chúng tôi đề nghị các Chi Hội và Tổng Hội nên xem xét lại những thiếu sót cuả Nội Quy.

Để Quý Anh Chị trong Chi Hội Nam California tự giải quyết những bất đồng, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Hội Đồng Quản Trị (TH) về đúng vị trí của mình và đừng gây ảnh hưởng tới các cá nhân Chi Hội Nam Califonia. Chúng tôi đã chứng kiến thiện chí của Quý Anh Đỗ Tiến Đức, Châu Văn Để, Phạm Đức Thạnh...và mong các anh giữ được tinh thần độc lập, hòa nhã trong những cuộc gặp mặt tới. Đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu Quý Anh, Chị nào trước đây vì vị kỷ đứng về phe này hay phe kia hảy ngưng những email gây chia rẽ, nói xấu nhau.

Một Tổng Hội Cựu SV/QGHC đoàn kết, vững mạnh và các Chi Hội sinh hoạt đều trong tinh thần tương thân, tương ái là ý muốn của tất cả chúng ta. Việc này đã có trước đây 3,4 năm trước. Và chúng ta cùng nhau sẽ làm được.

Chúc Quý Anh Chi sức khỏe, Thâm Tâm An Lạc.

Nguyễn Đình Đức, AZ
Labels: TIN VUI

Sunday, July 27, 2008

Truyện ngắn


Cây bông giấy ghép hai màu trắng tím, như hết lá, dầy đặc những chùm hoa tim vỡ, um tùm phủ kín tấm rào ấp chiến lược trước cửa nhà. Những cánh hoa tim rời cành, lả tả theo từng cơn gió, lăn lông lốc trên mặt đường của con hẻm mà hai chiếc xe hơi ngược chiều có thể tránh nhau được. Vậy mà ngày xưa, hàng xóm không hề than phiền gì về cây bông giấy do chính tay tôi mua ở hàng hoa chợ Bà Chiểu, khi nó còn trong chậu, cao hơn thước. Nhờ chiếc áo bà ba và cái nón lá, tôi đứng khuất trong góc hẻm, đối diện căn nhà xưa, đã hơn mười phút rồi mà chẳng ai nhận ra tôi (và chính tôi cũng chẳng nhận ra ai). Có lẽ quanh đây, nhà đã đổi chủ, như người chủ xa lạ nào đó đang đóng cửa im ỉm trong nhà tôi.

Nuốt ực từng nỗi nghẹn ngào, tôi hình dung lại hình ảnh quen thuộc của anh trên chiếc Honda còn nổ máy mỗi khi anh tan sở về và tôi hớn hở tra chìa mở khóa đón anh. Hình như đâu đây tôi còn nghe tiếng Thiên Kim mới vừa nói sõi “A lô, ba đó hả ba? Ba về ăn cơm nghe ba.” Đâu đây tôi còn cảm nhận được cái nồng ấm của hạnh phúc gia đình, vòng tay êm ái dỗ dành của anh mỗi khi tôi nũng nịu dỗi hờn. Nơi căn nhà quen thuộc nầy hay tận hải ngoại xa xôi, ở góc xó tối tăm hay trên trời cao lồng lộng…đã hai mươi năm rồi, bất cứ nơi nào tôi đi, tôi ở, tôi đều mang theo nỗi khát khao được gặp lại anh một lần, dù chỉ là bóng uế, dù chỉ là hình câm. Tôi về đây, tìm về tổ ấm ngày xưa như để được sống cùng anh nhưng nào đâu được nữa?!.

Những chùm hoa tim vỡ hùa nhau tan tác đổ xuống đường rồi vùn vụt cuộn theo gió lốc, như nhắc tôi một định mệnh phũ phàng đã phủ chụp lên cuộc đời tôi, cuốn trôi đi hết mọi ước mơ từ cuộc đời son trẻ. Buồn nhìn căn nhà xưa một lần nữa, tôi quẹt nhanh nước mắt, trở ra xe. Người tài xế vẫn kiên nhẫn ngồi chờ…

Hôm kia, đi qua cầu Phan Thanh Giản, cầu gợi nhớ chiều nào của năm 70, sau giờ dạy, tôi cỡi chiếc Honda Dame qua cầu, trên lối về nhà. Gió chiều từ hướng xa lộ đùa giỡn trên tóc tôi, nhảy múa với đôi tà áo tôi, như hòa vui với tâm hồn tôi đầy an bình hạnh phúc. Tôi đang cho xe chầm chậm, bỗng mỉm cười khi bất chợt nhận ra anh vừa vọt qua mặt tôi trên chiếc Honda đen, chở theo một người bạn. Nhưng rồi thình lình anh giảm hẳn tốc độ, cho xe cập phải. Tôi lẹ làng lên tay ga, qua mặt anh. Lúc tôi đẩy xe vào nhà, chưa kịp đóng cửa rào thì anh cũng vừa về tới, vui hẳn ra:

-“Em à, anh mới biết có Dũng, bạn Hành Chánh của anh, cũng ở trong hẻm nhà mình. Hồi nãy anh đâu thấy em, tự nhiên Dũng biểu anh:- Ê ông, ông chậm lại, con nhỏ nầy coi được lắm, hình như nó cũng ở trong xóm mình.- Vợ tui đó ông. Nó xin lỗi anh, anh cười quá trời “.

Trong cuộc sống hôm nay, nhiều lần tôi tự hỏi đó chỉ là một tình cờ hay là một định mệnh cho ba người cùng có chung kỷ niệm.

Xe vào ngã ba Hàng Xanh. Tôi ngơ ngác kiếm tìm. Tôi tìm kiếm hình ảnh anh của hai mươi năm trước mà chừng như của hôm qua. Đó cũng là hình ảnh anh sinh viên Sư Phạm mặc áo màu green, vào thập niên 60, tuy khó khăn đi vào tâm hồn đa cảm của tôi, nhưng đã miên viễn ở lại. Chiều nào của hai mươi năm trước, trong bụi khói mịt mờ của tháng tư đen, hai tay gầy guộc, tôi ghì cái ghi đông của chiếc xe đạp cũ kỹ, đứng bên nầy đường Bạch Đằng, gọi vói qua bên kia đường trong nghẹn ngào:

- Anh, anh Huy, em đi đón anh đây, sao về trễ quá vậy anh?

- Ừ, xe đò Vũng Tàu – Sài Gòn bị chận xét quá xá em ơi!

Vất vả từ lò than Long Thành, anh chuyển về bốn bao bố than hầm cho tôi bán lẻ, kiếm đồng lời đắp đổi với hai đầu lương chết đói của chúng tôi.

Mặt dính đầy than, tay chân lem luốc, vừa trả lời tôi, anh vừa cười, vừa cố sức đẩy tiếp anh phu xe ba gác đang gồng lưng đạp xe lên dốc. Từ ấy cho đến bây giờ và mãi mãi về sau, cho đến khi tôi ngừng thở, không thể nào tôi quên hình ảnh lọ lem của anh cựu sinh viên QGHC đã leo lách qua từng giờ phút mạt vận của cuộc đời để bảo bọc mẹ con tôi. Chiếc áo green của anh như một định mệnh của cuộc đời tôi, gương mặt lọ lem của anh như một dấu ấn hằn sâu trong tâm thức của tôi, để một đời tôi chỉ yêu thương anh, một đời tôi vẹn đạo nghĩa vợ chồng.

Tôi nhớ mình đang ngồi đàng sau anh tài xế, nhưng vì không dằn được nổi cảm xúc, tôi bỗng thành đứa trẻ dại, bật khóc hu hu.

Người tài xế lặng lẽ cho xe vào ngã sáu Lê Lợi, vào đường Trần Quốc Toản, ngang qua Học Viện QGHC. “Một thời anh lui tới nơi nầy, trên kia có Ký Túc Xá anh ở, có bàn đánh banh bông mà anh thường đấu với bạn bè”, tôi thầm nghĩ. Đèn xanh góc ngã tư Trần Quốc Toản - Nguyễn Tri Phương bật đỏ. Xe dừng. Lần cuối cùng tôi chia tay anh ở đây. Sao tôi không thể nào quên được thoáng lo âu bất thường trong đôi mắt anh, khi anh bối rối đặt tay lên tay tôi trên tay ga, trước khi chuyển qua một xe Honda khác của tổ chức vượt biên. “Em đừng quá lo cho anh, bình tĩnh ở nhà lo cho con, em ốm lắm, phải ráng dưỡng sức, chờ tin anh…” Một lần đi, có thể lại một lần trở về như những lần trước, tôi buồn bã tự trấn an rồi ngập ngừng chia tay chồng. Chờ tin anh, chờ tin anh….chờ mãi, chờ mãi…chờ một cái tin không chờ “Tàu bị chìm, có năm người được cứu sống, trong đó không có anh".

Bất hạnh tàn nhẫn phủ ập lên cả một đất nước, nào chỉ riêng tôi, tôi hiểu, nhưng không chống chọi nổi cơn khủng hoảng, tôi ngã bịnh. Vét hết số tiền còn lại trong cảnh túng thiếu, tôi nhờ đám nữ sinh, học trò tôi, chạy thuốc cho tôi từ những sạp thuốc ở chợ trời Nguyễn Thông. Rồi nhìn con, nhớ lời anh dặn, tôi phải gượng dậy mà đi, đi như đi trong giông bão, như thân lá lìa cành, bầm dập, xác xơ.

Đến Xa Cảng Miền Tây, xe dừng lại lấy xăng. “Đậu phộng rang đây, bánh mì nóng dòn đây, trà đá đây….” Tôi thừ người nhớ lại, vì vé xe đò về miền tây đã gần hết, vợ chồng tôi phải ngồi hai ghế chót (trước dãy ghế dính liền ở cuối xe). Tôi khóc không phải vì ghế ngồi mà vì giận anh từ lúc rời nhà. Anh biết, nên khi nghe “Đậu phộng rang đây, đậu phộng rang đây…” anh chụp ngay cơ hội, thò đầu ra khỏi xe, gọi to “Đậu phộng rang, đậu phộng rang” trong khi hai tay anh móc lia móc lịa hai túi quần tìm tiền lẻ. “Đậu phộng rang nè em, anh biết em ưa đậu phộng rang mà.” Anh lật đật xé gói đậu phộng (hình khối nón, gói bằng giấy nhựt trình) rồi tay thì lốp bốp bóp vỏ, miệng thì phù phù thổi. “Nè em, nè em, ngon quá, ăn đi.” Tôi lặng thinh. Anh loay quay, rồi lật tay tôi lên, bỏ vào đó những hạt đậu đã bóc vỏ, nhưng những ngón tay tôi thờ ơ không nắm giữ, nên theo đà chuyển bánh của chiếc xe đò, đậu phộng rơi lộp độp xuống sàn xe. Anh nghĩ cách khác, bẻ quặp mấy ngón tay tôi lại cho đậu đừng rơi, nhưng khi anh buông tay thì những ngón tay tôi tự nhiên duỗi ra và đậu lại rơi đi hết. Anh móc mùi xoa lau mặt tôi, và buồn cười hơn, anh nhét đậu phộng vào miệng tôi, nhưng vì răng tôi đã cắn chặt nên hạt đậu dính thười lười giữa đôi môi. Tôi bỗng nhìn ngang, mấy bà bạn hàng ở hàng ghế bên kia tủm tỉm cười, nhìn cặp vợ chồng trẻ. Tôi mắc cở, lừa hạt đậu vào miệng mà lòng không nguôi giận hờn. Cả một đời, anh chẳng hiểu rằng lần ấy tôi chỉ muốn một lời biết lỗi của anh.

Xe rời thành phố đã xa, đã mất hút tiếng rao hàng gợi nhớ, mà tôi vẫn còn chìm đắm trong kỷ niệm. Hôm qua tôi đi ngang Rex, vào Pôle Nord, ghé qua Givral để ngậm ngùi tưởng nhớ người xưa. Ngước nhìn Continental vòi vọi, nơi từng cao chót vót, đêm xưa bước chân tôi vụng về, nhưng hạnh phúc, theo bước nhảy của anh, giờ là những bước độc hành vấp váp. Ngày nào tôi theo anh, những đêm anh đi kiểm duyệt phòng trà, giờ một mình bơ vơ đơn lẻ. Từ Arc En Ciel đến phòng trà Saigon, phòng trà Ritz, Đêm Màu Hồng v…v …giờ đã mất dấu theo anh.

Xe qua phà rồi vào thị xã Bến Tre, mang tôi về khung trời hoa mộng của tuổi học trò, của Hạnh Đen, của Công Chúa Ấn Độ. Về lại căn nhà thân yêu, thăm lại từng khu phố kỷ niệm, và cuối cùng, tôi về đây, về trong vòng tay từ ái của mẹ, về bên dòng sông xưa, nơi tôi được sinh ra và khôn lớn. Cuộc hành trình gần bốn mươi năm, từ lúc rời mẹ để theo anh, cuộc hành trình vào con đường ít hoa thơm cỏ lạ mà đầy hầm hố chông gai. Mẹ nhìn tôi, chẳng nói gì. Tôi vẫn trầm ngâm như đã trầm ngâm từ thuở lọt lòng, nhưng không có nghĩa là tôi không thấy ánh mắt xót thương của mẹ. “Anh Dũng bận đi làm nên không về được mẹ à!" . Tôi nói dối. Tôi về một mình vì muốn riêng sống với hình ảnh của Huy, muốn mãi mãi là của anh, nhưng sợ mẹ xót xa thấy tôi mang nặng hình bóng cũ. Dù không mặn nồng, nhưng tôi không thiếu bổn phận với Dũng, người đã chở che đùm bọc mẹ con tôi trong cơn bão dữ. Xưa, cũng vì lời khuyên của mẹ, vì tình cảm thiết tha của Dũng đối với mẹ con tôi (Dũng bị vợ bỏ rơi từ khi ở tù Cộng Sản), tôi đã chấp nhận lời cầu hôn của Dũng sau hai lần anh từ hải ngoại về thăm. Được về bên cạnh mẹ, nhiều lần tôi muốn nhào vào lòng mẹ để khóc, để được mẹ vỗ về như ngày nào mẹ đã ôm tôi, xô đuổi thằng em nghịch ngợm của tôi đã ăn hết phần bánh của chị mình. Nhưng bàn tay mẹ đã khô cằn gân guốc, vầng trán mẹ đã nhăn nheo và đôi mắt mẹ đã mờ vì đàn con bảy đứa, tôi vẫn phải can đảm như từ lúc lìa mẹ theo Huy: Đừng bao giờ thở than gì, chỉ tội thêm cho mẹ.

Tôi ra ngồi trên băng ghế đá ngoài bờ sông, nơi đã có lần anh cùng tôi ngắm hoàng hôn và tâm tình với tôi về những ưu tư của anh đối với đất nước. Mặt trời đã khuất sau rặng dừa cao. Tội nghiệp mẹ lại lẽo đẽo theo tôi: “Ngồi đây làm chi con?”. Tôi đỡ mẹ ngồi xuống, cười trấn an mẹ: “Mẹ à, sau cuộc hành trình gần bốn mươi năm mệt mỏi, lần nầy con về bên mẹ thì tóc đã nhuốm sương. Có phải con vừa qua một giấc chiêm bao không mẹ?". Mẹ tôi vẫn giữ trên tay tràng chuổi đen huyền, nhẹ vuốt tóc tôi: “Mẹ mừng thấy con nhận được chân lý của cuộc sống vô thường. Tiếp tục chiêm nghiệm và quán tưởng đi con…”

Chiếc đồng hồ báo thức ở đầu giường ré vang. Tôi bàng hoàng tỉnh giấc. “Mình vừa qua cơn mộng dài”. Tôi sực nhớ lại, và nghe lòng mình còn thổn thức lâng lâng. Trên giường bên cạnh, Dũng cũng vừa trở mình: “Dậy chuẩn bị đi làm đi anh.”./-

NGUYÊN-HẠNH

(NSW, Mùa Đông 2007)