Thursday, April 30, 2009

WHY THE SOUTH LOST

Thân ái gửi anh và quý anh chị trong Ban Điếu Hành Diễn Đàn QGHC VIDEO PHÒNG VẤN CỰU ĐẠI SỨ ĐOÀN BÁ CANG (final part). Hiện tại chúng ta đang ở trong thời điểm THÁNG TƯ ĐEN và cũng là một sự trùng hợp ngẩu nhiên trong phần phỏng vấn này ông cựu ĐS ĐBC đưa ra một trong những lý do TẠI SAO CHÚNG TA MẤT MIỀN NAM TỰ DO. Ông cũng bày tỏ quan điểm cá nhân về vai trò và ảnh hưởng của Giáo sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng đó.

Quan điểm của ông ĐBC khiến tôi nghĩ đến cuốn sách KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY của Tiến sĩ Nguyễn Tỉến Hưng.

Thân kính,

Hoàng Hoa

Tưởng niệm ngày 30 tháng Tư
ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ

Hồn thiêng sông núi

Click to play

At any cost

Click to enlarge

Bản nhạc tiền chiến khó quên

Mời quý anh chị thưởng thức
Nụ Cười Sơn Cước của nhạc sỹ Tô Hải

qua giọng truyền cảm của Hà Thanh

Thơ Ý Nga

Click to enlarge

30 tháng 4


Những chứng nhân
có thẩm quyền


Kỷ niệm 30 tháng 4, là dịp để bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng Sản khoe "chiến thắng ba đế quốc lớn" của họ. Nhưng đây cũng là dịp để chúng ta nghiễn ngẫm những lời do những cựu đảng viên cộng sản nói ra, những người khộng muốn ngậm miệng ăn tiền, những người không muốn "làm trạng sư bênh vực cho mặt trái của lịch sử".

Văn Cao, một con người mà tình tư dân tộc đã ấp ủ để ông sáng tác ra những ca khúc bất hủ, và trớ trêu thay, cũng chính tình tự dân tộc ấy đã nung nấu, khiến ông hy sinh tuổi thanh xuân đi theo kháng chiến chống ngoại xâm, nhưng cuối cùng đã nhận ra lý tưởng mình đeo đưổi chỉ là một ảo tưởng: “Bây giờ tôi không còn mơ mộng, đi theo những thứ mà cuộc đời không đạt được…”

Chỉ hơn một thập niên trước đây tại Việt Nam, một câu nói như thế, người muốn thốt ra đã phải uống trước vài ly rượu.

Bùi Tín, một con người cộng sản có gốc có rễ, quân hàm đã cao, tư tưởng đã nhuần nhuyễn, từng giữ những chức vụ thiết yếu trong bộ máy kiểm soát và uốn năn tư tưởng quần chúng, rút cuộc cũng đã gọi đảng Cộng Sản Việt Nam là một đảng cướp...

Và rồi mới đây hiện tượng Tô Hải mới thật là tiếng sét vì nhân vật này vẫn còn sống ở Việt Nam.

Tô Hải, người nhạc sỹ từng lăn lộn trong chế độ cộng sản gần như trọn đời, giờ chót đã thổ lộ trong cuốn hồi ký của ông về chủ nghĩa cộng sản: Chủ nghĩa cộng sản “chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào đó để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người!”

Về chiến tranh Việt Nam, ông viết: “Đây là một cuộc chiến của thế giới tiến bộ chống nạn cộng sản vô luân, vô đạo, vô lý, kẻ thù của loài người! Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho một chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người đang âm mưu làm VUA của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước người ta đã có từ nửa thế kỷ trước nay rồi vì người ta may mắn thay, đã không có Đảng Cộng Sản cầm quyền!”

Người ta tự hỏi: Không biết còn bao nhiêu Bùi Tín Tô Hải mà sử sách chưa biết đến?


Wednesday, April 29, 2009

Ý kiến về "Đôi Mắt Phượng"

"Đôi Mắt Phượng", truyện ngắn của Nguyễn Đạt Thịnh đã đăng trên Diễn Đàn cách đây không lâu. Nếu muốn đọc lại, xin mời click vô Label A-2 cột bên trái. (Diễn Đàn)

Chị Lan Phương thân,


Anh Nguyễn Đạt Thịnh nguyên là một cựu sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, và Anh viết rất nhiều dưới nhiều thể lọai như là một cách bày tỏ niềm trăn trở trong tâm hồn tha thiết của Anh đối với hòan cảnh lịch sử của đất nước chúng ta sau năm 1975. Trong truyện này, Anh ghép hai hòan cảnh đời thường có thể khó lòng trùng hợp vào cho nhân vật chính (bác sĩ Trần Quang) trên một hư cấu thiếu tính trãi nghiệm trong đời sống hiện thực xã hội.

* Chúng ta đều biết có ít nhất là hai điều không thật. Một là, trong những năm đầu của tù cải tạo (1975-1978) thì việc thăm nuôi và gặp mặt đâu có diễn ra dễ dàng như vậy cho dầu các Trại Tập Trung ở Miền Nam chứ không phải ở Miền Bắc; hai là, giới y dược được cho ra trại rất sớm (dưới ba năm), nhất là bác sĩ , và sau khi ra trại thì được tuyển dụng liền vì ngay cả cán bộ của CS cũng không tin tưởng khả năng chuyên môn của bác sĩ do họ đào tạo nên bác sĩ Trần Quang nằm nhà chờ vợ "đi làm" để nuôi mình là không đúng. (Đấy là chưa nói tại sao lấy con số ba năm (3 yeas) làm tiêu mốc để làm luật nhận những người tù lao động "cải tạo" vào định cư tại Hoa Kỳ).

* Trần Quang là một bác sĩ được đào tạo trong một môi trường nhân bản và lãng mạn thì không thể nào hèn hạ đến nổi chấp nhận để vợ "đi làm" một job bẩn thỉu như vậy để nuôi mình. Tôi không nói đến khía cạnh jealous mà chỉ nói đến tính lương thiện của một người trí thức thôi.

* Người phụ nữ có thể họ thật sự hy sinh cho chồng con nhưng hy sinh theo cách của Chị Phượng này mà khi người chồng biết được thì người phụ nữ sẽ không bao giờ chọn con đường chung đôi; họ sẳn sàng giúp chồng làm lại cuộc đời không có họ, và họ sẽ lập lại gia đình với một người xa lạ khác. Về tâm lý nhân vật dường như Anh Thịnh chưa xây dựng phù hợp với con người của đời thường chăng?

* Việc "ăn thịt người vừa chết" để survive là có thật, mặc dầu rất ít, trên các hoang đảo trong những cuộc vượt biển không may mắn. Tuy nhiên không phải ai cũng tham gia việc ăn thịt như thế, nhất là những người có văn hóa cao, vì đầu óc họ vẫn làm chủ được khát vọng sinh tồn cho đến khi chết hẳn.

Vài ý nho nhỏ thôi nhe Chị Lan Phương .......

Tình thân,
tranvietlong

Thương nhớ

Click to enlarge

Anh Lan Đàm,

Ừ mới đó mà nhanh thật - một tháng đã qua đi, rồi một năm và 5 năm, 10 năm
Bây giờ anh Hùng Vũ đã thật sự thảnh thơi, không còn chịu đựng những nỗi đau của thể xác, không còn những lo sợ vì căn bệnh dày vò mình...

Út cũng biết được rằng khi anh ấy Đi, anh ấy đã nắm tay từng người thân và nói "I Love You", thế có nghĩa là anh ấy còn tỉnh trí và sáng suốt lắm - nhưng biết mình Không Thể Nán Lại được nữa ....

Bài thơ anh viết cho anh Hùng Vũ thật buồn, sự mất mát một người bạn mình quý đôi khi sẽ làm mình bị hụt hẫng, sẽ rất trầm như một note đàn ở cuối bản nhạc- chỉ còn nghe được tiếng lặng của nó - Dẫu mình biết Đi có nghĩa là Về, nhưng vẫn xót xa và nhớ lắm...

Út Như Thương

Thư Chu Tất Tiến

TÌNH ĐỒNG MÔN THẬT ĐÁNG QUÝ.

Chiều thứ Bẩy 25 tháng 4 vừa qua, buổi giới thiệu cuốn sách “Bôn Sa có gì lạ không, em?” tại hội trường Nhật Báo Việt Báo ở Westminster, Nam California, để yểm trợ cho Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa, là một dịp chứng minh tình đồng môn thật đáng quý. Từ giai đoạn chuẩn bị, đến thực hiện, các đồng môn đã tích cực tiếp tay cho buổi sinh hoạt này thành công. Hầu như trong tuần lễ cuối, ngày nào cũng có nhiều lần điện thoại nhắc nhở và dặn dò. Trưa thứ Bẩy, theo dự định, chương trình bắt đầu lúc 1 giờ, nhưng các đồng môn Đinh Bá Tâm, Trần Quý Hùng, Nguyễn Chí Vy, Nguyễn Văn Sáu, và chị Cao Minh Tâm đã đến từ rất sớm để chuẩn bị hội trường, mặc dù hôm ấy, ai cũng phải gấp rút giải quyết vài công chuyện gia đình vào cuối tuần. Vừa đến hội trường, ao “vest” đã mặc sẵn phải cởi ra đề xắn tay áo xếp bàn, xếp ghế. Dáng bộ trịnh trọng lúc tham dự phải nhường chỗ cho công tác lao động xong rồi mới trở lại nghiêm trang. Những anh chị vì bận việc nhà, chỉ kịp đến đúng giờ như anh Chủ Tịch Hội Nam California Trần Ngọc Thiệu, anh Nguyễn Ngọc Liên, anh Phùng Minh Tiến, anh chị Chế Minh Châu, anh Cao Xuân Thức, chị Nguyễn thị Nguyệt, anh Lê Ngọc Diệp, và anh Tâm Triều đã khích lệ tác giả, lúc ấy đang bối rối vì cùng thời gian ấy, tại khu nghĩa trang Peek Family, một sinh hoạt chính trị rất quan trọng cũng diễn ra: Khánh thành tượng đài Thuyền Nhân, lôi cuốn cà chục ngàn đồng hương quan tâm đến chính trị cộng đồng, nên việc giới thiệu sách bị xếp vào hàng thứ yếu. Chính các anh chị cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Nam California đã bỏ hết những quyến rũ đó để đến đốt thêm một ngọn nến cho người đồng môn gần như “cô đơn” này. Hơn nữa, mặc dù người nào cũng có sẵn cuốn sách rồi, nhưng vẫn mua thêm để ủng hộ cho Thương Phế Binh và Quả Phụ. Không những các đồng môn, mà cả các phu nhân của đồng môn cũng mua hai, ba cuốn. Những tấm lòng từ ái của các anh chị cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh thật không có bút nào diễn tả hết được.

Một điều cũng vô cùng lạ lẫm và thích thú là cả ba diễn giả cho buổi sinh hoạt, Nhà Văn Huy Phương, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, và Bác Sĩ Bùi Xuân Dương, đều đã vượt qua mọi khuôn khổ của tất cả các lần thuyết trình khác, không theo thông lệ “mặc áo thụng, vái nhau”, mà đã phát biểu những điều rất mới lạ, trình bầy theo một hình thức rất mới và lôi cuốn. Các diễn giả , với trình độ chuyên môn rất cao, với giọng nói dí dỏm và hấp dẫn, đã phê bình tác giả nặng nề, cả về con người và tư tưởng trong cuốn sách, làm cho cử tọa cười vui không ngớt. Từng tràng vỗ tay vang rân, ngắt lời diễn giả. Nhà Văn Huy Phương cho rằng tác giả đã làm công việc giống như tác giả cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” và đã đụng chạm mọi người, mọi giới từ A đến Z, không chừa ai, trong khi lại không trung thực khi kể chuyện tình với cô Đại Úy Y Sĩ Công An. Ông cho rằng tác giả đã dấu bớt nhiều điều, lúc phải cầu đến Chúa để “cứu bồ” cho khỏi bị cô Công An cám dỗ. Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, sau khi kể lại mối quan hệ với tác giả, đã cho rằng vì tác giả sinh trưởng từ xóm du đãng, nên đôi khi cũng du đãng trong văn chương. Ông còn mạnh tiếng cho rằng tác giả “nói láo” khi không dám kể hết chuyện tình với cô Công An một trăm phần trăm, (chắc vì sợ bà xã!). Bác Sĩ Bùi Xuân Dương, Chủ Tịch Trung Tâm Y Tế Vì Dân, nguyên Chủ Tịch Hội Y Sĩ Nam California, với sự trình bầy rất linh động, dí dỏm cố hữu của ông, cho biết ông đã gửi thư mời hơn 50 y sĩ đến tham dự, nhưng mọi người đều nói: “Hắn chửi tao mà, mi!” Lời trình bầy của ông đã làm cữ tọa cười mệt... không nghỉ...

Sau khi các diễn giả chính đã phát biểu xong, Bà Hạnh Nhơn, Cựu Trung Tá, Chủ Tịch Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ, đã được mời lên để nói vài lời về buổi sinh hoạt này. Mặc dù cao tuổi và có vẻ mệt mỏi, với mái tóc bạc trắng quý phái, bà Hạnh Nhơn đã tâm sự về những khó khăn khi làm việc giúp anh chị em bất hạnh ở quê nhà, nhất là những chỉ trích không chính đáng đến từ ngay những người hải ngoại.

Để làm dịu đi nỗi buồn sâu lắng đến từ tâm sự của Bà Hạnh Nhơn, Bác Sĩ Trương Minh Cường, một thân hữu đến để giúp về phần văn nghệ, một ca sĩ có giọng Tenor rất cuốn hút, đã thổi bùng lên một ngọn lửa ấm, khi ông hát một bài hát do ông sáng tác từ nhiều năm trước, một bài hát về quê hương vô cùng xúc động. Cả hội trường đã đứng lên vỗ tay theo những câu hát và nhịp điệu mà ông trình bầy. Nhiều người đã chạy đến bắt tay và cám ơn ông, sau khi ông hát xong.

Trong buổi sinh hoạt này, một yếu tố không thể quên được, những tiết mục không thể thiếu được, vì nếu không có, nhất định tất cả các diễn tiến kể trên sẽ trở thành vô ích: phần văn nghệ phụ diễn, phải nói là “rất tuyệt” của Ban Lạc Hồng do đồng môn Họa Sĩ Đèo Chính Mung và phu nhân Lam Thủy – một họa sĩ và cũng là một ca sĩ - phụ trách. Đồng môn Đèo Chính Mung, trong vai trò một người điều khiển chương trình văn nghệ, đã cung hiến cho thành phần cử toạ chọn lọc này những bài hát, những giọng ca vô cùng phong phú, (nói theo ngôn ngữ thông thường: “hết sẩy!”). Tiếng hát của Bảo Nam và Ban Tam Ca Ô Mê Ly (phải xử dụng hai chữ “tuyệt vời”), đã đưa hồn người nghe bay vút theo từng nốt nhạc, trở về thế giới trẻ trung, thế giới của hoa mộng và bướm bay, thế giới của yêu thương và tình tự. Trên hết, ban văn nghệ đã nhắc cử tọa một điều không thể quên trong cuộc đời: “Nếu có yêu tôi, thì hãy yêu tôi bây giờ...”

Còn nữa, một tiết mục rất bất ngờ được tặng cho buổi sinh hoạt, đó là sự trình bầy song ca của cựu Đại Úy Quỳnh và phu nhân, trước cùng một đơn vị với tác giả. Cặp song ca này đã vội vã rời chương trình trịnh trọng của việc khánh thành đài tưởng niệm thuyền nhân, để chạy sang bên này, hát tặng cho tác giả một bài hát vui và, đặc biệt, tặng cho cử tọa một nụ cười rất tươi khi hai ca sĩ lớn tuổi này đã cho nhau một nụ hôn phu thê rất ý nghĩa trên sân khấu.

Và, điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là vai trò điều khiển toàn bộ chương trình do đồng môn Trần Quý Hùng đảm trách. “Nếu vắng anh”, nếu thiếu những lời giới thiệu duyên dáng và lịch thiệp và những câu nói nối kết tiết mục nọ đến tiết mục kia một cách nhịp nhàng và chuyên môn, trong một nhân dáng và tư cách cũng... “hết sẩy”, nếu không có anh, buổi sinh hoạt nhất định phải diễn ra trong sự tẻ nhạt và chấm dứt một cách đơn điệu và lạc lõng.

Với những hình thái mới mẻ này, buổi sinh hoạt giới thiệu sách do một nhóm Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh để yểm trợ cho Thương Phế Binh và Quả Phụ đã thành công một cách lạ lùng. Tuy tài chánh thu được không cao ($1,560.00), tuy số cử tọa tham dự chỉ có 52 người, nhưng đã là một kỷ niệm rất đẹp cho Tình Người, Tình Quê Hương, và Tình Đồng Môn cao quý.

Xin cám ơn tất cả. Xin cám ơn những tâm hồn cao quý.

Chu Tất Tiến.

Tuesday, April 28, 2009

Tầu chiến Hoa Cộng bắn thuyền VN

Nỗi lo sợ mới

Sáng hôm qua bạn Trần Việt Long chuyển tới một bài viết trích từ tuần san Time. Đọc thấy hay hay, buổi tối mỗ cặm cụi ngồi dịch. Dịch xong mới thấy anh Long cũng có gửi kèm một bản dịch khác. Mỗ tôi bật cười vì cái tính ba chớp ba nhoáng của mình; có chuyện làm thiếu, có chuyện lại làm thừa. Thiếu thì bị trách cứ, mà thừa thì lại hết xí quách làm việc khác. Rõ chán cho cái tuổi ... không còn trẻ.

Thôi thì đăng cả ba: nguyên bản của Martha Ann Overland, bản dịch nhận được không rõ tác giả, và bản dịch của mỗ. Anh chị nào bận rộn, đọc một là đủ. Anh chị nào hưởn, đọc cả ba chắc cũng giết được thì giờ một cách thú vị. (Điền Thảo)

In Vietnam, New Fears of a Chinese 'Invasion'
By Martha Ann Overland / Time / Hanoi

Thirty years ago, Vietnamese soldiers waged a final, furious battle in the hills of Lang Son near the country's northern border to push back enemy troops. Both sides suffered horrific losses, but Vietnam eventually proclaimed victory. Decades later, diplomatic relations have been restored and the two nations, at least in public, call each other friend. Vietnam's former foe is a major investor in the country, bilateral trade is at an all-time high, and tourists, not troops, are pouring in.

No, not Americans. Chinese. As part of an aggressive effort to expand its commercial and political influence in Southeast Asia, China is investing heavily in Vietnam. Chinese companies are now involved in myriad road projects, mining operations and power plants. Yet, despite the fact that cooperation between the two communist countries is being encouraged by Vietnam's leaders, this friendly invasion does not sit well among a people who have been fighting off Chinese advances for more than a thousand years, most recently in 1979. Many in Vietnam worry that China is being handed the keys not just to their country's natural resources but also to sensitive strategic areas, threatening the nation's security. "The danger is that China has won most of the bids building electricity, cement and chemical plants," warns Nguyen Van Thu, the chairman of Vietnam's Association of Mechanical Industries. "They eat up everything and leave nothing." (See pictures of the border war between China and Vietnam.) (1)

Thu says he suspects some Chinese companies have won construction contracts by submitting lowball bids, which could mean they are cutting corners, threatening quality and safety. But Thu's biggest concern is the influx of large numbers of Chinese workers, including cooks and cleaning staff, that are taking jobs from Vietnamese and threatening the country's social stability. "Chinese contractors bring everything here, even the toilet seats!" declares Thu. "These are materials Vietnam can produce, and work that Vietnamese can do."

The latest lightning rod for anti-Chinese sentiment is Hanoi's plan to allow subsidiaries of the Aluminum Corporation of China (Chinalco) to mine bauxite ore in Vietnam's Central Highlands. Bauxite is a key ingredient in aluminum, which China needs to fuel its construction industry. Vietnam has an estimated eight billion tons of high-quality bauxite, the third-largest reserves in the world. The environmental cost of extracting the mineral, however, can be high. Strip mining is efficient, but scars the land and bauxite processing releases a toxic red sludge that can seep into water supplies if not adequately contained. Several senior Vietnamese scientists as well as Vietnam's burgeoning green movement have questioned the wisdom of giving mining rights to China, whose own mines were shut down because of the massive damage they caused to the environment.

But the real opposition appears to have less to do with the environment and more to do with Vietnam's fear of its neighbor on the country's northern border. Nationalist groups accuse Hanoi of caving in to pressure from commodities-hungry China by allowing the mining project to go forward. Bloggers are whipping up fears that the influx of Chinese workers is part of Beijing's long-term strategy to occupy their country. Banned pro-democracy groups, which are happy for any opportunity to criticize the authoritarian government, call the mining venture an "ill-begotten scheme." Earlier this month, a dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, said that strip mining will destroy the way of life of the region's ethnic minorities. He added that the project created "an illustration of Vietnam's dependence on China." There has been no such outcry against U.S. aluminum giant Alcoa's plans to mine two sites in Dak Nong province in the Central Highlands.

Perhaps the most unexpected criticism has come from General Vo Nguyen Giap, a revered Vietnamese military leader who helped defeat the French and later the Americans. In a letter to Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung, the 97-year-old war hero voiced concern over the presence of large numbers of Chinese in the Central Highlands, which is a strategic gateway to Vietnam, one where battles have been won and lost.

Other countries in the region are made uneasy by China's thirst for resources. Last month, the Australian government rejected a $1.8 billion bid by Chinese mining company Minmetals to acquire debt-ridden OZ Minerals, the world's second-biggest zinc miner, due to national security concerns. OZ Minerals has operations near Australia's Woomera weapons testing site.

The Hanoi government says it is listening to concerns but it appears to be unmoved. Dung recently declared bauxite mining a "major policy of the party and the state." Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai reaffirmed the government's support, and several local provincial officials were on hand at a recent mining conference to defend the project, arguing that despite the presence of the Chinese workers, development will benefit the impoverished ethnic minorities who live in the region.

The pressure on Vietnam to proceed as planned is enormous, says Carl A. Thayer, a Vietnam expert who teaches at the University of New South Wales' Australian Defense Force Academy. Vietnam needs to trade with China, the world's third-largest economy, to survive. Thayer acknowledges that no Chinese company operates independently of the government. "If you go up far enough you will find a military or a security connection," he says. "But Chinese occupation? I don't believe that."

Some of the problems are of Vietnam's own making, observes Thayer. The country has become increasingly dependent on foreign direct investment to buoy its economy. Last year, overseas investors sunk a record $11.5 billion into Vietnam. China last year had 73 investment projects worth $334 million in the country. But in the wake of the global recession, foreign direct investment plummeted 70% in the first quarter of 2009 compared to the same time period last year.

Hanoi has been calling for increased investment, and is even more desperate for external cash infusions now that its economy has flatlined. Vietnam has also racked up a massive trade deficit with China. As more Chinese companies venture across the border and sink millions into new investment projects, Hanoi can't dictate all the terms. Nor can they just close the spigot. "The Vietnamese have to be careful of what they wish for," says Thayer.

Martha Ann Overland


Bản dịch Việt ngữ
Việt Nam quan ngại về
một cuộc “xâm lược” mới của Trung Quốc
(không biết người dịch)

“... chính Việt Nam đã tự làm khó khăn cho mình. Quốc gia này càng ngày càng phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm vực dậy nền kinh tế của mình ...”

Ba mươi năm trước lính Việt Nam đã tham gia vào trận chiến khốc liệt cuối cùng trên những ngọn đồi Lạng Sơn gần vùng biên giới phía bắc, để đẩy lùi lực lượng địch quân. Cả hai phía đều phải chịu thiệt hại to lớn, nhưng cuối cùng thì Việt Nam tuyên bố là họ chiến thắng. Những thập niên sau đó, quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã được tái lập, cả hai phía đều gọi nhau là bạn, ít ra là ở bề ngoài. Kẻ thù của người Việt ngày nào nay là một nhà đầu tư lớn vào nước này với thương mại song phương đang ở mức cao nhất, và khách du lịch, không phải là binh lính nữa, đang tràn sang.

Không, không phải người Mỹ, mà là người Tàu. Như một phần trong nỗ lực bành trướng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trong vùng Đông Nam Á, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Các công ty Trung Quốc đang tham gia vào hàng loạt các dự án về đường sá, khai thác mỏ và nhà máy năng lượng. Nhưng mặc dù quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia cộng sản này được các người lãnh đạo Việt Nam ủng hộ, cuộc xâm lược hoà nhã này lại không được hưởng ứng mấy từ phía dân chúng, là những người từng phải chống trả sự xâm lược của Trung Quốc hơn nghìn năm qua, mà lần gần đây nhất là vào năm 1979. Nhiều người Việt lo ngại là Trung Quốc đang được trao những chìa khoá không những của các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn của cả những khu vực chiến lược nhạy cảm, đe doạ sự an ninh của quốc gia. Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí, lên tiếng cảnh báo rằng "Mối nguy nằm trong sự kiện người Tàu đã thắng hầu hết các gói thầu xây dựng các công trình điện, xi-măng và hoá chất. Họ vét sạch mọi thứ và chẳng để lại gì".

Ông Thụ nói rằng ông nghi ngờ một số công ty Trung Quốc đã trúng thầu bằng cách bỏ giá thấp, có nghĩa là họ sẽ rút ruột các công trình xây dựng, đe doạ chất lượng và an toàn công trình. Nhưng mối quan ngại lớn nhất của ông chính là việc một số lượng lớn nhân công Trung Quốc đang đổ vào, bao gồm cả những người nấu bếp và dọp dẹp, họ đang giành công việc của người Việt và đe doạ sự ổn định xã hội trong nước. Ông Thụ nói rằng "Các nhà thầu Trung Quốc đem mọi thứ vào, ngay cả chiếc bàn cầu! Những thứ vật liệu đó thì Việt Nam có thể làm ra được, và về công việc thì nhân công Việt Nam có thể làm được".

Đòn sấm sét gần đây nhất đánh động tâm lý chống Trung Quốc là dự định của nhà nước Hà Nội cho phép những công ty con thuộc Tập Đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco) được khai thác quặng bô xít ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Bô xít là nguyên liệu chính của nhôm mà Trung Quốc đang cần để cung cấp cho ngành công nghiệp xây dựng của mình. Việt Nam ước tính là có trữ lượng khoảng 8 tỉ tấn bô xít chất lượng cao, đứng hàng thứ ba trên thế giới. Nhưng hệ quả môi trường từ việc khai thác khoáng sản này có thể rất cao. Khai thác theo luồng thì có hiệu quả cao nhưng đất đai sẽ bị cày xới và việc xử lý bô xít sẽ thải ra chất bùn đỏ độc hại, có thể hoà vào trong nguồn nước dùng nếu không bảo quản đúng mức. Một số nhà khoa học có kinh nghiệm cũng như phong trào bảo vệ môi trường đang chớm dậy tại Việt Nam đã cật vấn rằng rằng cho người Tàu cái quyền khai thác mỏ là một quyết định thiếu sáng suốt trong khi chính Trung Quốc đã phải đóng cửa các khu mỏ của họ vì những tai hại ghê gớm đối với môi trường.

Là thù?...

… hay là bạn?

Nhưng sự chống đối xem ra không nghiêng nặng về việc bảo vệ sinh môi mà phần lớn là từ mối quan ngại của Việt Nam đối với đất nước láng giềng phương bắc. Các nhóm quốc gia chủ nghĩa lên án Hà Nội đã nhượng bộ trước áp lực của một Trung Quốc đang đói nguyên liệu khi cho phép các dự án khai thác mỏ. Những blogger đang ra sức cảnh giác về mối lo là nhân công Trung Quốc đang tràn vào chính là nằm trong chiến lược lâu dài của Bắc Kinh nhằm chiếm đóng đất nước họ. Những tổ chức dân chủ bị cấm đoán, luôn tìm cơ hội để phê phán nhà nước độc tài, thì gọi dự án khai thác mỏ này là một "kế hoạch bệnh hoạn". Đầu tháng này, vị tu sĩ Phật giáo bất đồng chính kiến với nhà nước là hoà thượng Thích Quảng Độ đã cho rằng khai thác các vựa mỏ sẽ huỷ hoại nếp sống của các dân tộc thiểu số. Ông nói thêm rằng dự án đã "minh chứng rằng Việt Nam quy phục Trung Quốc". Trong khi đó thì có hai công trình mỏ của công ty nhôm khổng lồ của Mỹ là Alcoa tại tỉnh Đak Nông tại Tây nguyên thì không bị chống đối tương tự.

Có lẽ sự chống đối bất ngờ nhất là từ Tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà lãnh đạo quân sự được kính trọng, người từng đánh bại người Pháp và người Mỹ. Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vị anh hùng thời chiến nay đã 97 tuổi lên tiếng bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của quá đông người Trung Quốc ở vùng cao Tây Nguyên, cửa ngõ chiến lược của Việt Nam, nơi từng quyết định thắng bại của các trận chiến.

Những quốc gia khác trong vùng đã cảm thấy khó chịu trước sự thèm khát tài nguyên của Trung Quốc. Mới tháng trước chính phủ Úc đã từ chối không cho công ty khai thác mỏ Minmetals của Trung Quốc mua lại công ty đang thiếu nợ trầm trọng là OZ Minerals, công ty khai thác kẽm lớn nhì thế giới với giá 1.8 tỉ đô-la, dựa trên những quan ngại về an ninh quốc phòng. OZ Minerals có những hoạt động gần vùng thử nghiệm vũ khí Woomera của Úc.

Nhà cầm quyền Hà Nội nói rằng họ lắng nghe những quan ngại này nhưng có vẻ là họ vẫn không thay đổi quyết định. Vừa qua Thủ tướng Dũng đã tuyên bố việc khai thác bô xít là "chủ trương lớn của đảng và nhà nước". Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tái xác nhận quyết định của chính phủ và một số quan chức cấp tỉnh đã có mặt tại hội nghị khai thác khoáng sản vừa qua để bảo vệ dự án này với lập luận là mặc dù có sự hiện diện của công nhân Trung Quốc, việc khai thác khu vực này sẽ có lợi cho các sắc dân thiểu số tại địa phương đang còn nhiều cơ cực.

Carl A. Thayer, chuyên viên về Việt Nam đang giảng dạy tại Học viện Quốc phòng Úc thuộc Đại học New South Wale cho hay là Việt Nam đang chịu sức ép khá gay gắt phải tiến hành các dự án khai thác mỏ này. Để tồn tại, Việt Nam cần trao đổi mậu dịch với Trung Quốc, một quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về mặt kinh tế. Ông Thayer công nhận rằng không có công ty nào ở Trung Quốc hoạt động độc lập với chính quyền họ. Ông cho rằng "Nếu nhìn sâu hơn, ta sẽ thấy có mối liên quan về quân sự hoặc an ninh nào đấy. Nhưng một cuộc xâm lăng của Trung Quốc? Tôi không tin".

Ông Thayer nhận định là chính Việt Nam tự đẩy mình vào cái thế khó. Quốc gia này càng ngày càng phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm vực dậy nền kinh tế của mình. Năm ngoái, đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giảm mất 11.5 tỉ, một con số kỷ lục. Cũng trong năm qua, Trung Quốc đã đầu tư 73 dự án vào đất nước này với tổng trị giá 334 triệu đô la. Nhưng trong hiện tình kinh tế suy sụp toàn cầu, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã giảm đến 70% trong quý I năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái.

Hà Nội đang kêu gọi tăng cường đầu tư và ngóng cổ chờ tiền từ bên ngoài rót vào trong hoàn cảnh kinh tế đang suy thoái. Việt Nam lại còn tích luỹ một tỉ lệ thâm hụt khổng lồ trong việc giao thương với Trung Quốc. Khi ngày càng nhiều các công ty Trung Quốc từ bên kia biên giới đang đổ hàng triệu đô-la vào những dự án đầu tư thì Hà Nội không thể tự đặt ra điều kiện. Ngăn cấm người ta thì càng không thể. Ông Thayer cho biết thêm là "Người Việt cần phải thận trọng khi tính chuyện với người ta".

***


Người Việt Nam lại sợ bị nước Tàu xâm lăng

Điền Thảo dịch

Cách đây ba mươi năm, binh sĩ Việt Nam đã tham dự một trận chiến ác liệt sau chót trên những quả đồi ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để đẩy lùi quân thù. Cả hai bên bị thiệt hại nặng nề nhưng cuối cùng Việt Nam tuyên bố chiến thắng. Những thập niên sau quan hệ ngoại giao được tái lập và hai nước ít ra thanh thiên bạch nhật gọi nhau là bạn. Kẻ thù cũ của Việt Nam là một nước bỏ vốn đầu tư chính tại nước Việt, mậu dịch song phương cao nhất từ xưa tới nay, và khách du lịch chứ không phải quân lính đang kéo vô.


Không, không phải người Mỹ mà là người Hoa là những người hăm hở muốn mở rộng ảnh hưởng thương mại chính trị ở Đông Nam Á, đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Những công ty người Tàu đang can dự vào hằng hà sa số các dự án đường lộ, khai mỏ, và nhà máy năng lượng. Thế nhưng ngược lại với chuyện hợp tác giữa hai nước cộng sản được giới lãnh đạo Viện Nam cổ súy, sự xậm lăng hòa bình này tỏ ra không ổn nơi một dân tộc đã từng chiến đấu đẩy lùi bước tiến của người Tàu trong hơn một ngàn năm, mà mới nhất là vào năm 1979. Nhiều người Việt cho rằng người Tàu không phải chỉ nắm giữ chìa khóa mở cửa vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước Việt mà còn tiến vào những địa hạt chiến lược nhậy cảm, đe dọa an ninh quốc gia của nước này. "Người Tàu trúng đa số các khoản thầu xây dựng các nhà máy điện khí, xi-măng và hóa chất đó là điều nguy hiểm". "Họ nuốt dần mọi thứ và chẳng chừa lại thứ gì".

Ông Thu nói ông ta nghi ngại các công ty người Tàu đưa giá hời để chiếm các giao kèo, rồi đấp điếm cho xong khiến phương hại đến phẩm chất và sự an toàn của các công trình. Nhưng điều mà ông Thu lo ngại nhất là có quá đông công nhân người Tàu từ đầu bếp đến những người dọn dẹp, họ đang chiếm hết việc làm của người Việt, và làm nguy hại cho ổn định xã hội. Ông Thu tuyên bố: "Nhà thầu người Tàu mang theo mọi thứ vào đây kẻ cả bàn cầu!" ..."Có những thứ Việt Nam có thể sản xuất, có những công việc người Việt có thể làm".

Cú sét chót làm bùng dậy tâm lý bài Hoa là dự án nhượng cho chi nhánh cộng ty Aluminum Corporation of China (Chinalco) quyền khai thác quặng bô-xít ở cao nguyên Trung Phần Việt Nam. Bô-xít là thành phần chính yếu của nhôm mà người Tàu cần để đẩy mạnh kỹ nghệ xây cất của họ. Việt Nam đã ước lượng có khoảng tám tỷ tấn quặng bô-xít loại tốt, nước có trữ lượng lớn hàng thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên giá môi sinh để khai quật quặng có thể cao. Việc khai quật hiệu nghiệm nhưng đất sẽ chai đi và quá trình biến chế sẽ để lại chất bùn đỏ nhiễm độc thẩm thấu vào ngưồn nước nếu không có biện pháp thích ứng.

Nhiều nhà khoa học kỳ cựu cũng như phong trào xanh đang lớn mạnh ở Việt Nam cho rằng có thể đã thiếu khôn ngoan khi trao quyền khai thác mỏ cho người Tàu là những người đã đóng các mỏ của chính họ lại để tránh gây tác hại lớn lao cho môi sinh.

Nhưng dường như lo cho môi sinh mà chống đối thì ít mà vì sợ người láng giềng phương bắc thì nhiều. Những nhóm không cộng sản cáo buộc Hà Nội nhường nhịn người Tàu đang đói khát nguyên liệu khi chấp thuận để các dự án tiếp tục tiến hành. Những người (Việt) điều hành mạng lưói điện đang dấy lên nỗi lo sợ rằng khối công nhân người Tàu là một bộ phận trong chiến lược dài hạn của Bắc Kinh nhằm chiếm giữ đất nước họ. Những nhóm họat động vì dân chủ vui mừng tóm lấy cơ hội để đả kích chính phủ cường quyền, gọi cuộc phiêu lưu quặng mỏ là một "mưu định lệch lạc". Đầu tháng vừa rồi, nhà sư đối kháng Thích Quảng Độ nói rằng việc đào bới mỏ sẽ phá hoại môi sinh của các sắc tộc trong vùng. Ông còn nói dự án "đã tạo ra một hình ảnh một Việt Nam lệ thuộc nước Tàu". Không có chuyện chống đối ồn ào như vậy đối với những dự án của hãng nhôm kếch sù Mỹ Alcoa tại Cao Nguyên Trung Phần.

Chỉ trích có thể bất ngờ ngờ nhất là của tướng Võ Nguyên Giáp, một người lãnh đạo quân sự được quý trọng, người đã giúp phần chiến thắng Pháp và rồi Mỹ. Trong bức thư gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người anh hùng 97 tuổi lên tiếng lo ngại về sự hiện diện đông đảo số người Tàu ở Cao Nguyen Trung Phần một cửa ngõ chiến lược tiến vào Việt Nam, một cửa ngõ đã đem đến thắng bại.

Một nước Tàu đói khát tài nguyên đã khiến nhiều nước trong vùng cảm thấy không yên. Tháng vừa rồi chính phủ Úc đã bác công ty mỏ Minmetals của Tàu bỏ giá 1.8 tỷ để thủ đắc công ty OZ Minerals ngập nợ, một công ty mỏ thiếc lớn hàng thứ hai trên thế giới, vì những lo ngại cho an ninh quốc gia. OZ Minerals hoạt động gần khu thữ nghiện vũ khí Woomera của Úc.

Chính quyền Hà Nội nói đang lắng nghe các mối quan tâm nhưng dường như không có gì thay đổi. Mới đây Dũng tuyên bố khai thác bô-xít là một chính sách lớn của đảng và nhà nước. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tái xác nhận sự ủng hộ của chính phủ, và nhiều quan chức cấp tỉnh tham dự cuộc họp quặng mỏ mới đây để bênh vực dự án, lập luận rằng bất chấp sự có mặt của công nhân Tàu, cộng cuộc phát triển này sẽ giúp ích cho những sắc dân nghèo sinh sống trong vùng.

Một chuyên viên về Việt Nam, ông Carl A. Thayer, hiện giảng dậy tại Cao Đẳng Lực Lượng Quốc Phòng Úc thuộc đại học New South Wales nói rằng áp lức buộc Việt Nam phải tiến hành như đã hoạch định hiện rất lớn. Việt Nam cần giao thương với nước Tàu, nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, để sống còn. Thayer thừa nhận rằng không có công ty của người Tàu nào hoạt động độc lậi với chính phủ cả. Ông nói: "Nếu bạn đi lên cấp cao tất sẽ gặp mạng lưới quân sự hay an ninh". "Nhưng sự chiếm đóng của người Tàu? Tôi không tin điều này">

Thayer nhận thấy :"Một số những khó khăn là do chính người Việt tư tạo ra". Nước này càng ngày càng lệ thuộc vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để nền kinh tế khỏi bị chìm. Năm qua đầu tư từ hải ngoại vô Viêt Nam sụt 11.5 tỷ, con số chưa từng thấy. Người Tàu năm rồi có 73 dự án đầu tư ở Việt Nam trị giá $334 triệu.Vì kinh tế thế giới suy thoái, đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc sụt 70% trong quý đầu 2009 so với cùng thời kỳ naỳ năm ngoái

Hà Nội đang kêu gọi gia tăng đầu tư, và mỏi mòn ngóng đợi tiền từ bên ngoài châm vô giữa lúc kinh tế trong nước đã xẹp xuống. Chênh lệch cân mậu dịch với nước Tàu lại mỗi lúc một toác hoác bất lợi cho phía Việt Nam. Càng nhiều công ty người Tàu vượt biên giới thẩy hàng triệu đô-la vào các dự án mới thì Hà Nội lại càng khó mà áp đặt mọi điều kiện. Ngay cả chuyện tự kềm chế chi tiêu cũng không làm được. Thayer nói "Người Việt cần thận trọng về những gì mình mong ước".

(Điền Thảo dịch)

RAVEL'S BOLERO

Khiêu vũ là một bộ môn nghệ thuật ở phương tây, ở Á đông nghệ thuật này ít phổ cập hơn. Bản nhạc làm nền cho cặp khiêu vũ rất nổi tiếng. Chúng ta sẽ trở lại thưởng thức riêng bản nhạc RAVEL'S BOLERO vào một dịp khác thuận tiên. Cám ơn anh Hoàng Hoa đã giới thiệu.

Monday, April 27, 2009

Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa,

Một Bảo Vật Lịch Sử

Một cơ hội đặc biệt vì đây là lần đầu tiên, hai bảo vật của Việt Nam Cộng Hòa xuất hiện cùng lúc trong ngày Liên Hiệp Quốc kiểm điểm tình trang nhân quyền của cộng sản Việt Nam tại Genève. Đó là lá Quốc Kỳ lớn treo trên chiến hạm của Hải Quân Việt Nam trước năm 1975 và Đại Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, bảo vật của Tòa Đại Sứ VNCH tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn (Mỹ) đã xử dụng đến ngày cuối cùng 30.4.1975. Bảo vật Đại Quốc Kỳ chiều ngang 15 Ft (5 mét), chiều dài 25 Ft (8 mét), cân nặng khoảng gần 7 Kg và được dệt bằng một loại lụa đặc biệt. Đại Quốc Kỳ nầy được một nhân viên tòa Đại Sứ cất giữ từ 33 năm qua kể từ ngày cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam. Mãi đến ngày 07.3.2008, Đại Kỳ đã được trao lại cho Bảo Tàng Viện Fresno Discovery Museum ở California, USA.

Đại Kỳ VNCH lịch sử đại diện cho Chính Phủ và Nhân Dân Việt Nam tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ trước ngày 30.4.1975, đã được xử dụng trong đại lễ, tiếp đón nhiều vị quốc khách, nhiều chính khách tên tuổi trên thế giới. Đại Kỳ đã một thời biểu trưng cho sức mạnh hào hùng, ý chí bất khuất và tinh thần yêu chuộng Tự Do Dân Chủ của nhân dân miền Nam trước 1975.

Đây là một báu vật của dân tộc Việt Nam, của cộng đồng người Việt xuất hiện lần đầu tại Âu-Châu, chúng tôi kêu gọi các đoàn thể, tổ chức cũng như cộng đồng dành ngày 08.5.2009, đến biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc để :

1. Cùng đứng chung dưới Đại Kỳ lịch sử để chứng minh cho thế giới biết rằng nước Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại trên hành tinh nầy và người Việt hải ngoại ngày đêm đang tranh đấu để mai kia sẽ cùng Đại Kỳ trở về kiến thiết quê hương.

2. Cùng đứng chung dưới Đại Kỳ lịch sử để đặt vấn đề Nhân Quyền với đảng cộng sản cũng như đỏi hỏi LHQ phải có biện pháp với nhà nước Việt Nam hiện nay là một tập đoàn đang chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của 80 triệu dân trong nước.

Đáp lời mời của Hội Văn Hóa Người Việt Tự Do, một phái đoàn thanh niên từ Hoa Kỳ sẽ rước Đại Kỳ qua Genève cùng tham dự ngày kiểm điểm nhân quyền trước trụ sở Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ các bạn trẻ, bảo tàng viện Fresno Discovery Museum California đã chấp thuận yêu cầu của chúng tôi.

Cầu xin hồn thiêng sông núi và vong linh những anh hùng đã xã thân dưới màu cờ, hãy phù hộ cho cuộc tranh đấu của chúng ta chóng đến ngày thành công.

Đinh Lâm Thanh

Một khúc đàn tranh

Mời quý anh chị thưởng thức nhạc truyền thống qua tiếng đàn tranh.

Sunday, April 26, 2009

Dư luận

Thưa các bạn,
Tôi đã dọc những bài, điện thư (e-amils)của Giáo Sư Tạ văn tài và các điện thư bình luận của các anh trong tập thể cựu học sinh Chu văn An.và Quốc Gia Hánh Chánh. Tôi có những nhận xét sau đây:

1/ Trong mục (1) biện hộ cho hành động "Tòa Án chỉ yêu cầu tôi trình bày một điểm là liệu có triển vọng (probability or not?) có sự tra tấn (torture) những người bị gửi về Việt Nam hay không, theo định nghĩa của UN Convention on Torture (Hiệp Định Liên Hiệp Quốc về Tra Tấn) (tra tấn là gây đau đớn cực kỳ —severe pains) ....", Tiếp đó G/S Tài đã viện dẫn các khoàn (a) và (b) , cà (c). Riêng điểm (c) ( xin xem bài bên dứơi). G/s Tài đã nói "nếu có luật sư giỏi biện hộ mạnh mẽ (như đã có thấy trong các vụ luật sư can đảm ở Việt Nam) thì có thể viện dẫn hiến pháp, luật pháp, nhất là tố tụng hình sự, hiệp định quốc tế về quyền của bị can được suy đoán vô tội và do đó cấm không được tra tấn..."

Tôi thấy, g/s Tài đã cả quyết (confirmation) là cấm không được tra tấn...và Vậy thì sẽ không có sự tra tấn anh Vinh. Điều gì làm G/s tin tưởng như vậy? Ai cũng biết là Việt Cộng đã dùng đủ mọi mánh khóe lưu manh để ăn gian, nói dối, hành hạ người dân, v.v...

2/ Về điểm số #4 khoản (ii) trong là thư, g/s Tài cũng cả quyết là "đã có án ở Phi Luật Tân thì không có xử lại việc đó ở Việt Nam), vã lại nguyên tắc hình sự là thẩm quyền diện địa (territorial jurisdiction) về luật hình cho nên việc anh Vinh lắp ráp chất nổ ở Phi Luật Tân thì bên Việt Nam không có quyền xét tội. Điều gì làm G/s Tài tin tưởng như vậy?

3/ Về mục chót TÓM LẠI. G/S Tài đã bỏ một câu rất quan trọng trong bài viết không bỏ dâu đã phổ biến trước đây. Dó là câu, tôi xin copy nguyên văn (ma nay che do do cung da doi nhieu roi). Điều này cho thấy G/S Tài đã thiếu lương thiện trong việc cắt xén câu nói bất lợi của mình trước đây Chế độ CSVN chưa hề có thay đổ gì về các vấn đề nhân quyền của người dân VN. vẫn còn đàn áp, bắt bò tù nhiều nhà dân chủ như Phan Thanh Ngiên, Nguyển Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Linh mục Nguyễn Văn Lý, v.v...

4/ Ngoài ra trong các điện thư trước đây G/s Tài cũng có nói là đã liên lạc với Tôn Nữ Thi Ninh, đã nhắn nhủ đối với các lãnh đạo của CSVN.vv... dù là nhắn nhủ tốt. Điều hiển nhiên là G/S Tài đã từng liên hệ với CSVN

Liên N Nguyễn

(Chu văn An, Quốc Gia Hành Chánh)

***

Dù ông Tạ Văn Tài có biện minh cách nào đi nữa, chúng tôi vẫn thấy ông không có trái tim của một Người Việt Quốc Gia chân chính.

Cảm ơn bạn đã có những nhận xét thẳng thắn về ông Tạ Văn Tài.

Thân ái,
Phạm Đình San CVA-59

Thư phản bác của GS Tạ Văn Tài

Kính gửi quý diễn Đàn,

Tôi được sự chấp thuận của Giáo Sư Tạ Văn Tài để post lại bức thư sơ khởi của Giáo sư. Tôi hy vọng quý diễn đàn dễ đọc bức thư tiếng Việt có bỏ dấu hơn là không có bỏ dấu. Tôi sẽ có thư phúc đáp với Dan Nguyen và những người trong e-mail list này.

Trân trọng.
Cước Lê
Phó Thường Dân Nam Bộ
**

Thư sơ khởi
By
Giáo Sư Tạ Văn Tài

Ghi chú: Sau thư này sẽ có bài báo khác để giải tỏa việc nói bịa đặt láo khoét trong bài báo của RFVN (do nhóm Nguyễn Hữu Chánh chủ trương) về vụ Nguyễn Tấn Vinh trong Tòa Án Di Dân ở Lancaster, California. Bài báo này bịa đặt về những lời nói với tư cách nhân chứng của Tạ Văn Tài trước Tòa Án tại Lancaster.
Thưa tất cả quý vị và các bạn,

Mong rằng tất cả quý vị và các bạn đã đọc bài báo nói trên được đăng trong website của nhóm Nguyễn Hữu Chánh (Chính Phủ Việt Nam Tự Do), sẽ nhận rõ là họ nói sai lạc rất nhiều và bịa đặt những lời rất động trời về việc tôi làm nhân chứng, expert witness, cho Department of Homeland Security. Quý vị và các bạn hãy HOÃN LẠI NHỮNG Ý KIẾN XÉT ĐOÁN SAU CÙNG CHO ĐẾN KHI TÔI SẼ CÓ DỊP TRÌNH BÀY SỰ THỰC QUA MỘT BÀI viết do MỘT TỜ BÁO SẼ PHỎNG VẤN TÔI VỀ SỰ DIỄN TIẾN VÀ NỘI DUNG TRONG PHIÊN TÒA ở Lancaster, California, đã được ghi âm (có thể ai muốn có một bản “transcript” cũng xin được, kể cả luật sư của anh Nguyễn Tấn Vinh). Tuy nhiên nội dung của phiên tòa này ĐÃ BỊ BÀI BÁO của nhóm Nguyễn Hữu Chánh XUYÊN TẠC RẤT LÀ LÁO KHOÉT. Do đó xin quý vị có phổ biến bài viết của nhóm Nguyễn Hữu Chánh đi thì cũng nên phổ biến thư sơ khởi này của tôi.

Trước khi phổ biến bài báo sẽ có nói trên, tôi phải chờ đợi “clearance” của Department of Homeland Security rồi mới phổ biến công khai hết sự thực về nội dung của phiên tòa được.

Quý vị hoãn lại các ý kiến cho đến khi nghe kể hết các sự kiện thì cũng giống đúng như các hội viên bồi thẩm đoàn được ông chánh án ở Mỹ thường yêu cầu là "withhhold your judgment until hearing the whole story at the end of the trial." Tức là quý vị sẽ hành sử như là một jury chân chính của công luận.

Trong tương lai, tôi sẽ trình bày cho quý vị thấy qua tóm lược buổi xét xử (hearing) và có thể gửi cho quý vị cái “memorandum” của tôi luôn, nếu Department of Homeland Security và FBI cho phép. để chứng minh rõ hơn nữa cho quý vị thấy bài báo của nhóm Nguyễn Hữu Chánh là bịa đặt nhiều chuyện rất là bất lương.

Ngay bây giờ tôi chỉ xin nói sơ qua vài điểm chính để tránh tình trạng một bài báo xuyên tạc sự thực cứ phổ biến trên Internet. Sự phổ biến lập đi lập lại nhiều lần để rồi nếu mọi người tin vào bài báo đó thì trở thành dư luận sai lầm. Sau đây là những điểm tôi xin quý vị lưu tâm.

1/ Tòa Án chỉ yêu cầu tôi trình bày một điểm là liệu có triển vọng (probability or not?) có sự tra tấn (torture) những người bị gửi về Việt Nam hay không, theo định nghĩa của UN Convention on Torture (Hiệp Định Liên Hiệp Quốc về Tra Tấn) (tra tấn là gây đau đớn cực kỳ —severe pains) ; và tra tấn (torture) này khác với các vi phạm nhân quyền nhẹ hơn. Thí dụ như cảnh sát bạo hành (police brutality) gồm những hành vi tát tai, đá đít, “gọi lên ty cảnh sát làm việc” hoài hoài, bắt đi cải tạo, xét xữ trong tòa án theo thủ tục hình sự mà thiếu thốn quyền biện hộ. Thông thường, “expert witness” thì chỉ ước đoán khuynh hướng tổng quát, không xác quyết chắc chắn 100% được, mà chỉ là ước đoán sự có thể xãy ra (probability) hiện tượng tra tấn hay là không. Tôi ước đoán là có một triển vọng khá cao là sẽ không có sự tra tấn anh Vinh vì những lý do sau đây:

(a) dư luận báo Việt Nam ở hải ngoại đã nói về vụ này, khiến chế độ không ngu dại gì mà tra tấn một người cấp dưới, trong một tổ chức đã tuyên bố từ bỏ bạo động, và người chủ tịch mới là Cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh ra tuyên bố tranh đấu hòa bình, cố gắng đoàn kết người Việt trong và ngoài nước, vã lại Mỹ hàng năm có đối thoại với Việt Nam về nhân quyền.

(b) không có nhu cầu phải có tin tức tình báo cấp thời trong một tình huống khẩn cấp-- thường gọi là “quả bom sắp nổ” (ticking bomb)--nó thường khiến cho cảnh sát các nước tra tấn nghi can—vì anh Vinh đã nhận tội ở Phi Luật Tân, và tổ chức mới của anh ta cũng không chủ trương dùng khủng bố nữa.

(c) nếu có luật sư giỏi biện hộ mạnh mẽ (như đã có thấy trong các vụ luật sư can đảm ở Việt Nam) thì có thể viện dẫn hiến pháp, luật pháp, nhất là tố tụng hình sự, hiệp định quốc tế về quyền của bị can được suy đoán vô tội và do đó cấm không được tra tấn. Tôi ước tính là những nhà tranh đấu cho Dân Chủ còn có thể nguy hiểm cho chế độ hơn những người có hành vi bạo động vì những nhà tranh đấu cho Dân Chủ làm giảm bớt chính danh (legitimacy) của chế độ. Nhiều người từ hải ngoại về tranh đấu Dân Chủ bị Công an bắt giữ, rốt cuôc được Mỹ can thiệp, họ được thả ra, đi về Mỹ, gặp Tổng Thống Mỹ. Vậy thì sẽ không có sự tra tấn anh Vinh.

2/ Nhưng tôi không có phủ nhận là có thể có sự vi phạm nhân quyền. Khi luật sư của anh Vinh đọc các điểm Việt Nam vi phạm nhân quyền nêu ra trong Tờ Trình Thường Niên của Bộ Ngoại Giao Mỹ—tờ trình này không hề nói có sự tra tấn—thì tôi đồng ý có các việc vi phạm nhân quyền đó. VẬY BÀI BÁO CỦA NHÓM NGUYỄN HỮU CHÁNH NÓI XUYÊN TẠC NỘI DUNG VỀ LỜI KHAI CỦA TÔI. Họ đã bịa đặt là tôi nói không có sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

3/ Khuynh hướng nói láo khoét để cố ý bôi lọ danh dự của tôi mà người viết bài cho nhóm Nguyễn Hữu Chánh để lộ quá rõ ràng trong việc bia đặt sau đây. Đó là sự bịa đặt từ lời tôi trả lời cho luật sư của anh Vinh, tôi nói, “Bộ Nội An Mỹ trả tiền cho tôi để nhờ tôi viết bài “memorandum” và đi ra tòa án cho ý kiến về điểm trên”—họ biến thành ra lời bịa đặt láo khoét của họ là tôi “nhận tiền của chế độ Cộng Sản.” Họ còn nói tôi đi cửa sau ra vào tòa án. Trong khi đó sự thực là xe của an ninh thuộc Bộ Nội An (Department of Homeland Security) đưa tôi đi vào và đi ra trước đám đông ước tính khoảng 60 người biểu tình (có một vị sư Phật Giáo mặc áo vàng) mà họ không nhìn thấy tôi hay là nhìn thấy rồi mà bài báo vẫn bịa đặt là tôi lủi trốn. Tôi không lủi tránh. Ngay trước tòa án tôi nói là tôi như một cuốn sách mở ra cho mọi người đọc. Họ còn bịa ra tôi đi xuống khỏi cái bục nhân chứng là tay chân tôi run lẫy bẫy vì sợ. Tôi có sợ gì đâu bởi vì cá tính của tôi cũng có, và hơn nữa, còn lý do là FBI đi gần tôi để bảo vệ cho nhân chứng theo thủ tục “witness protection program.” Cũng vì tôi đi xe của cơ quan an ninh thuộc quyền của Bộ Nội An qua đám đông người biểu tình, qua cổng sắt mở ra để đi ra và vào tòa án mà họ không nhìn thấy tôi (hay là có nhìn thấy mà bài báo đã bịa đặt là tôi lủi trốn) chứ tôi đâu có đi cửa hậu(back door) gì đâu.

4/ Bài báo thiên lệch và cố ý xuyên tạc nên không nói đến những điểm sau đây mà tôi đã nói trước Tòa Án về tình thương đồng bào di cư tỵ nạn của tôi như sau.

(a) Tôi thông cảm với tất cả đồng bào di cư. Họ đã bị đau khổ dưới chế độ Cộng Sản. Vì tất cả anh em của tôi mặc dù chỉ là bác sĩ và dược sĩ chuyên làm việc nhân đạo mà cũng bị đi tù cải tạo qua nhiều năm. Tôi có một người anh chết trong trại tù cải tạo..

(b) Hơn nữa bà vợ tôi có nhắc nhở tôi nên có lòng từ bi với anh Vinh. Trong phiên tòa tôi đã nói là không có tra tấn để anh Vinh đừng lo quá xa.

(c) Tôi thấy NẾU luật sư của anh Vinh cứ muốn bắt mọi người phải theo lập trường CỨNG RẮN của ông ta là có tra tấn ở Việt Nam là LÝ DO DUY NHẤT để xin cho anh Vinh ở lại Mỹ thì tòa án sẽ xét và có thể bác bỏ đơn xin ở lại Mỹ của anh Vinh. Như vậy luật sư của anh Vinh yếu kém trong cách biện hộ, trừ khi luật sư biết cách dùng những lý luận khác hay hơn hoặc giỏi hơn mà tôi đã NHẮC NHỞ SƠ QUA trong buổi “paltalk.” Những người trong nhóm Nguyễn Hữu Chánh ủng hộ anh Vinh gọi điện thoại đến tận nhà tôi trong tháng 2 năm 2009 [chắc có ý gây áp lực nhân chứng (witness intimidation)], TÔI ĐÃ NHẮC TRONG BUỔI “PALTALK” (nhưng không thể chỉ dẫn quá rõ ràng y như là luật sư của anh Vinh) là những người bạn của anh Vinh cần phải thuê luật sư giỏi cho anh Vinh. Vì tôi không có vai trò làm luật sư cho anh Vinh nên tôi chỉ nhắc khéo ngay trong buổi “paltalk” và ám chỉ ngay trong phiên tòa là luật sư của anh Vinh nên

(i) viện dẫn đến thỏa ước mới đây của Mỹ và Việt Nam là không trục xuất những người đã qua Mỹ trước năm 1995, là năm bình thường hóa bang giao giữa hai nước, để xin được miễn trục xuất, dù là theo luật Patriot Act sau ngày 9/11 năm 2001, nếu người nào có hành vi bạo động cũng có thể bị trục xuất (ngay cả người Đúc Quốc Xã đã già đến 80 tuổi mà còn bị trục xuất).

(ii) Hơn nữa trong tòa án, ông chánh án hỏi tôi là liệu có thể có việc nhà cầm quyền Việt Nam đem anh Vinh ra xử lại về tội anh đã nhận ở Phi Luật Tân hay không và tôi cũng trả lời là ở Việt Nam có nguyên tắc uy lực của việc đã xữ (đã có án ở Phi Luật Tân thì không có xữ lại việc đó ở Việt Nam), vã lại nguyên tắc hình sự là thẩm quyền diện địa (territorial jurisdiction) về luật hình cho nên việc anh Vinh lấp ráp chất nổ ở Phi Luật Tân thì bên Việt Nam không có quyền xét tội. Tôi có nói oang oang trong phiên tòa khi ông chánh án hỏi tôi là nếu có luật sư giỏi ở Việt Nam thì anh Vinh có thể cải lại được sự toan tính v truy tố lại tại Việt Nam về chuyện cũ ở Phi Luật Tân.

(iii) Nếu luật sư của anh Vinh mà giỏi thì cũng phải cố gắng dùng đến thủ tục “withholding of deportation” (hoản vô hạn định việc trục xuất) hay xin “asylum” (tỵ nạn) trở lại (vì có ý kiến khác biệt về chính trị, về chế độ ở Việt Nam)_Sau cùng thì chắc anh Vinh cũng không bị trở về Việt Nam đâu. BÀI BÁO của nhóm Nguyễn Hữu Chánh không hề nói đến những điểm khai trình trước tòa này của tôi. Tôi có đặt câu hỏi với Department of Homeland Security là có những thủ tục như vậy, anh Vinh sẽ thoát nạn, mà tại sao quý vị cứ tiến hành thủ tục trục xuất anh Vinh làm gì? Thì họ nói là phải theo đúng nguyên tắc của Luật (chắc ám chỉ luật Patriot Act). Theo luật này người có hành vi bạo động phải bị khởi tố trục xuất; còn thực tế có bị trục xuất hay không thì là chuyện luật sư của đương sự biết vận động các biện pháp biện hộ hay không (tức là tòa án muốn răn đe những người sắp có hành vi bạo động?)

TÓM LẠI, với tư cách là “expert witness,” tôi phải nói khách quan là có một triển vọng cao (high probability) là không có tra tấn trong vụ anh Nguyễn Tấn Vinh ở Việt Nam. Nhưng tôi vẫn nói những lời cho tòa án thấy là tôi và cả bà vợ tôi đều có lòng nhân đạo với anh Vinh vì anh chỉ là người trẻ tuổi ở dưới quyền một nhóm chủ trương bạo động mà nay nhóm đó cũng đã tuyên bố từ bỏ bạo động rồi.

Tôi chúc lành tất cả đồng bào hải ngoại đã đau khổ dưới chế độ Cộng Sản như chính anh em ruột của tôi cũng đã từng bị đau khổ vì chế độ Cộng Sản.

Xin cám ơn quý vị và các bạn.

Kính chào.
Tạ Văn Tài

Mới đây mà đã là chuyện xưa

Hùng Phước và vợ chồng bé Vi

30 tháng 4

QUỐC HẬN 30-4 (link)

Kính mời quý vị và các bạn xem Presentation trên, đã được biến thể thành Slide Show trên Flickr, gồm 44 hình.
Riêng nhạc phẩm "Saigon Vĩnh Biệt" làm nền cho Presentation và Slide Show trên, chắc quý vị đều đã biết.

Người Đưa Tin. USA

File: Hai Quẹo nói về Hương Áo

Lâu nay tui vẫn đứng dựa cột mà nghe thơ của quí vị thi sỹ Luân Tâm, Lan Đàm, Như Thương, Nguyên Trần, Kiêu Bạc, Dương Quân… và ngắm tranh của NTVĩnh, đọc bài của thầy Trọng Đạt cùng những chuyện thể thao xã hội tình cảm nhẹ nhàng khác. Hoan hô ông Trưởng Lưới Mao Tôn vẫn dẻo dai gồng mình cầm cương qua đèo qua núi qua suối qua rừng. Thú thiệt tui ngán mấy món chánh trị còn hơn ngán thịt quay xá xíu hay gà chiên Kentucky. Ai nói nhiều thì tui chạy trốn. (Thầy TĐạt thông cảm cho). Trước đây NThương ra tập thơ, ít nhiều làm cho DĐàn ấm mát, tui đinh phóng gậy tầm vong múa một đường võ Bình Định học lóm để tặng “cô út”, nhưng thấy nhiều bậc cao tăng tụng chú linh quá, tui đành đứng dựa cột mà học hành học lóm cho chăm chỉ, tiếp tục núp sau hậu am tu tỉnh con tim khờ dại. Nay bỗng có tin nhà thơ “Hậu Bùi Giáng”, chứ hông phải hậu “Siêu Thực”, có đứa con đầu đích tôn vừa chào đời, do Đại Sư Huynh Lan Đàm và Mao Tôn post, ôi chu choa, nghe phát đã. Trong hậu Liêu của DĐ có tới 2 bồ thơ của Luân Tâm. Bây giờ gom lại cho chảy theo dòng... Cái dòng cường lưu thơ Luân Tâm mà tràn tới đâu thì bà con chuẩn bị đỡ nghe, hông khéo sẽ bị cuốn vô mê hồn trận đó. Thơ của Luân Tâm là thơ thầy cho nên phải cần có thầy thơ bình phán. Thơ ông ấy như thơ say vì ổng say thơ. Thơ bất tận ngôn hay Thi bất tận ngôn cũng là do cái say mà phát tiết. Thơ ổng không siêu thực mà là thực siêu. Đố có ai mà hiểu cho tận ý. Ngôn bất tận ý mà. Rừng-thơ của ổng muôn màu vì ảnh làm thơ-rừng, không theo môn phái nào hết trơn hết trọi. Vườn thơ ấy là rừng thiên nhiên mà. Và còn nhiều điều kỳ thú nữa trong bát quái đồ trận của thơ Luân Tâm, mà thú thiệt, sau khi đọc hàng chục bài trên Net, tui chịu thua, xin đứng dựa cột chờ quý thầy quý cô quý thi sỹ văn nhân giảng hộ dùm cho. Rồi tui sẽ ngồi thiền cho đủ 100 ngày để suy nghĩ coi có cách nào nhận biết chút mùi vị của Hương Áo hay không, dịp khác sẽ trả bài với quí vị sau. Nay thì trong cái cảm kích ban đầu, tui xin có mấy câu văn vần, bắt chước kiểu thơ Bà Huyện Thanh Quan đó mà, xin gởi tặng Nhà thơ Luân Tâm cùng để góp vui với quí bạn thơ cho thêm tươi thêm ướt. Thơ rằng:


Mừng Hương Áo

“Hương Áo” hay là anh Áo hương??
Làm sao anh Áo hết yêu thương.
Áo cha, Áo mẹ còn in dạ,
Hương núi, hương sông mãi tạc lòng
Muôn kiếp, ba – sinh hương há trọn!
Một đời, chín - chữ áo sao xong?
Cũng đành anh viết nên... Hương Áo
Thi bất tận ngôn ... những đoạn trường!

Hai Quẹo, Australia 10/2007
0 comments

File: MaoTôn bình văn

Đây chỉ là phần đầu của một Truyện ngắn (nhưng dài) của anh Trương Phú Thứ, ĐS15, Washington. Xin click TITLE LINK.

Truyện dài của anh phải kể
"Đất Mới", đăng 9 kỳ (mà chưa xong), từ May 2005 đến Aug 2006. Còn Truyện ngắn thực sự thì có: Giáng Sinh Ngày Xưa, Nếu Con Không Về... Đó là chưa kể những Truyện ngắn khác, được ký dưới bút hiệu Vũ Lục Bình, như: Những Mảnh Tình Xuân, Ông Thạch Chó, Sống Trên Đời, v.v...

Nhưng người ta nhắc nhiều đến anh và hai bài viết gây sóng gió trên văn đàn hải ngoại có lẽ phải kể:
"Chuyện Trò Với Bà Ngô Đình Nhu" "Đọc Sách 'Xóm Đạo' của Nguyễn Ngọc Ngạn". Nếu rảnh rỗi cuối tuần, kính mời quý vị click vào links để đọc lại.

Lại cũng sẽ có bạn 'cắc cớ' hỏi: "Vậy chớ Maotôn thích nhất Truyện ngắn nào của TPThứ-VLBình?"? Xin thưa ngay:
"Giữa Trời Mù Sương".
- Tại sao?
- Này nhé, cái tựa đề nghe đã thơ mộng, câu kết luận lại 'chốt' lại như sau: "Đã gần nửa đêm, Hoàng Yến tiễn tôi ra về.... Lúc nhìn vào gương chiếu hậu để lùi xe ra, tôi đã thấy đôi mắt lạc lõng với theo, bơ vơ giữa trời mù sương."
- Tại sao lại 'lạc lõng', 'bơ vơ'?
- Chỉ còn cách đọc lại từ đầu, một lần nữa, kỹ từng câu đối thoại, mới hiểu được ý tác giả.


Đọc đến đây mà anh Trương Thúy Hậu, bạn tri kỷ của anh Trương Phú Thứ, mà không lên tiếng thì kể cũng lạ !?


MaoTônHùng

Saturday, April 25, 2009

30 tháng 4



Mời quý anh chị click hình trên để theo dõi một đoạn phim ngắn
về thuyền nhân Việt Nam trốn bỏ chế độ Cộng Sản năm 1979
do CBS phát hành


30 năm về truớc với cảnh phóng viên Ed Bradley áo quần chững chạc nhào xuống biển để tiếp cứu thuyền nhân. Hình ảnh này của phóng viên Ed Bradley thời còn trai trẻ đó đã huy động biết bao phản ứng quốc tế phối hợp hành động để trợ giúp thuyền nhân.(Như Thương)

Friday, April 24, 2009

LỜI QUÊ CHẮP NHẶT

BÀI THƠ ĐỌC TRONG THÁNG TƯ ĐEN

LAN ĐÀM

Người Thi Sĩ Già một ngày ra biển, chắc là một ngày Mùa Xuân Tháng Tư nơi đất trích, khi mà “nỗi nhớ bắc cầu vồng đến tận chân trời, từ bên này góc biển”, đã bâng khuâng tự hỏi, “nơi xa đó, diện đối diện nửa vòng xích đao, , có phải quê hương ta? ”. Người nhìn “ biển đa tình nằm hôn bờ cát trắng”. Người nhìn “bạc đầu sóng vỗ”. Và rồi Người thầm thì cầu xin “sóng hãy vỗ về, mấy hồn người lạc lõng, mấy ván thuyền đau buốt, trôi dạt về bến xưa…”. Bởi vì, khác với biển nơi đây, dù “vẫn biển một khối liền” với biển quê hương bên kia trời, Người đã nhìn thấy ở nơi đó, nơi vùng biển quê hương, một vùng biển chứa đầy oan khiên, nghiệt ngã…
BIỂN OAN KHIÊN

biển vẫn biển quê hương
nối dài muôn trùng sóng
hồ khoan vẫn bắc cầu vồng nhớ nhung
lửa tiếp sức vẫn từ lòng đất mẹ…
nhưng dưới sâu
sâu nữa
vạn hồn thuyền nhân
sớm tối đi về
vẫn oan khiên
ngập tràn biển đông!
nước biển có giải oan
trắng tinh hồn nhược tiểu?
nước biển có mặn chát
vạn niềm đau?
nước biển có rửa sạch
ý thức hệ đen
đồ thán
chất ngất trời xanh?
sóng vật vờ
sóng thành đỉnh Hy mã
sóng thành vực A tỳ
thuyền lá tre vút lên lời nguyện cầu
đỏ thương đau
một hạt cát trong vô cùng sa mạc
một giọt nước trong vô cùng đại dương
đoàn hải khấu
ác điểu đen
bỗng đổ sập xuống một trời bóng tối
nữ tu, thôi hết đồng trinh
nghĩa phu thê, thôi lời vĩnh biệt
em gái nhỏ, thôi nhé
dẫm nát một búp hồng non!
mắt loạn thị
đầu hoang tưởng
nhân ngư, ngư nhân
điệu hồ khoan, ơ hờ
ta đã đi đến tận cùng của chịu đựng
đi ! cho ta nắm bàn tay tuyệt diệu
cho ta vào lòng biển sâu
vào giấc ngủ vô thường…
dưới sâu vẫn vô vàn cánh tay
dằng dặc
dây xích oan khiên
về lòng đất
ai đây tiếp dẫn
chúng sinh hồn trầm lạc?
nghĩa địa lớn
thủy cung đen
nghĩa địa lớn
nghiêng nghiêng rốn biển sầu
trầm tích, hồn oan và thủy quái
cùng đong đưa giấc ngủ ngàn đời
người thiếu nữ trên đảo san hô
một mình với biển đêm
nối liền ý sống
bằng nghêu sò và rong biển
đè lên biển
đè lên thời gian và nỗi sợ
để tồn tại
bằng sắt đá niềm tin…
người thiếu nữ trên đảo san hô
ta sẽ dựng tượng em
giữa muôn trùng sóng
hãy nói lên niềm đau dân tộc
hãy vẽ lên dáng đứng quê hương!

TRẦN HỒNG CHÂU

Lời người Chắp Nhặt : Những lời dẫn ngắn dạng italic trong ngoặc kép được trích từ bài thơ XUÂN VÀ BIỂN THIẾU QUÊ HƯƠNG cũng như toàn bài thơ BIỂN OAN KHIÊN đều được lấy ra từ tác phẩn NHỚ ĐẤT THƯƠNG TRỜI của Thi Sĩ TRẦN HỒNG CHÂU, bút hiệu của Giáo Sư NGUYỄN KHẮC HOẠCH, do Thế Kỷ xuất bản năm 1995 tại Hoa Kỳ. Ở nơi chin suối, Thi Sĩ Trần Hồng Châu, không Giáo Sư Nguyễn Khắc Hoạch, chắc cũng không trách một học trò của Thầy tự động trích đăng thơ của Thầy nhân kỷ niệm Ngày 30 Tháng Tư Đau Thương năm nay.

Biển cả mênh mông!

Nhân 30 tháng Tư ai trong chúng ta cũng cảm thấy ngậm ngùi xót xa cho những đồng bào mình trong cuộc hành trình tìm tư do gian khổ đã vĩnh viễn rời bỏ kiếp người trên biển cả mênh mông. Hoàng Hoa có gửi tới Diễn Đàn một PPS chứa nhiều hình ảnh phim Titanic, cuốn phim mô tả cảnh một chiếc tàu bị đắm, với bản nhạc do Céline Dion hát "My Heart Will Go On". Vì lý do kỹ thuật, Diễn Đàn xin giới thiệu dưới đây hai phiên bản khác của bản nhạc này. Xin mời quý anh chị thưởng thức.