Thursday, April 28, 2011

Truyện dài con người xã hội chủ nghĩa

Giã từ Việt Nam

Ed. Oshiro, MPH Trần Trúc Lâm chuyển ngữ

Ba mươi phút sau khi chuyến bay của hãng Hàng Không Việt Nam chở chúng tôi rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất thuộc thành phố Hồ CHí Minh, chúng tôi nhìn xuống những đồng bằng màu đỏ trơ trụi của xứ Cambodia, tôi và vợ tôi bỗng dưng có một cảm giác kỳ lạ của sự thoải mái và tự do. Hú vía, chúng tôi thực sự đã thoát khỏi những sự cách nhiễu, hăm dọa và tham nhũng thường nhật của các giới chức Việt Nam, và cái gánh nặng đè trên vai trong ba tháng qua chợt trút mất.
Mọi chuyện như bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, khi tôi nhận làm quản lý hải ngoại vụ cho Cơ Sở Đông Gặp Tây (East Meets West Foundation) hiện đang trông coi một bệnh xá toàn khoa cho “kẻ nghèo nhất trong đám nghèo” và một cô nhi viện với 125 trẻ em ở ngoại ô thành phố Đà Nẳng, Việt Nam. Tôi đã quyết định chụp lấy cơ hội hưu trí sớm với đầy đủ cấp dưỡng do Group Health đề nghị và về hưu vào đầu tháng Giêng với ý định đi phục vụ tình nguyện khoảng một đến hai năm tại Việt Nam, bắt đầu vào giữa tháng Giêng.

Công tác của tôi là giúp bệnh xá hoạt động được hữu hiệu hơn và hướng dẫn những chương trình về giáo dục y tế công cộng cho bốn làng hẻo lánh. Vợ tôi thì được giao việc ở cô nhi viện như là giáo viên mỹ thuật và dạy Anh ngữ cho các nhân viên.

Một điều báo trước cho những việc sẽ gặp ở trong nước Việt Nam thực ra đã bắt đầu khi chúng tôi bay xuống San Francisco để nhận giấy hộ chiếu trên đường đi Việt Nam. Khi đến San Francisco thì chúng tôi được báo rằng viên chức Bộ Ngoại Giao (Việt Nam) muốn chúng tôi phải thuê căn phòng của y ở Đà Nẳng với giá 700 đô la mỗi tháng, với sáu tháng tiền nhà đưa trước. Chúng tôi phản đối và y không chịu cấp giấy nhập cảnh nữa, chúng tôi đành phải quay về lại Seattle để chờ Cơ sở tiếp tục thương lượng. Cuối cùng đến tháng Hai, sau khi đồng ý với vụ sắp xếp, trả cho y 4200 đô la, và dấu hộ chiếu cho ba tháng thay vì một năm, chúng tôi bay đi Việt Nam. Khi đến nơi thì căn phòng, hỡi ôi! còn đang sửa chữa và chúng tôi đành ở khách sạn với giá 15 đô la một ngày.

Vừa vào đến Việt Nam thì tất cả đĩa điện toán của chúng tôi đều bị tịch thâu ngay, và mãi đến ba tuần mới được trả sau khi đóng 40 đô la gọi là “lệ phí bảo quản” và có cả khối bản phụ được sao chép (để bán về sau).
Ngày đầu làm việc trong văn phòng, tôi nhắc máy điện thoại để gọi con gái tôi ở Seattle và đã có thể nghe rõ tiếng nhạc quân hành văng vẳng trong máy suốt cuộc điện đàm. Tôi nhắc lại chuyện đó với nhân viên người Việt thì được họ cho biết là công an và quân đội luôn theo dõi nghe trộm mọi cuộc điện đàm. Chúng tôi được khuyến cáo là ngay cả thư từ cũng được mở ra đọc ngang xương, cho nên phải cẩn thận khi viết. Có một lần công an gọi tôi phải đem tờ báo cáo tài chính cuối tháng cho họ xem để họ quyết định cho gởi hay không.
Sau khi ổn định công việc, tôi liền gặp viên Bộ trưởng Y Tế (Việt Cộng) để đề nghị xúc tiến dự án hướng dẫn y tế công cộng cho bốn làng, và ông ta cũng phấn khởi về ý kiến đó. Ông ta nhận bản dự án đó và bảo rằng ông ta sẽ thảo luận với Ủy Ban Nhân Dân rồi cho tôi biết sau, hai tuần sau, ông ta gửi cho chúng tôi một lá thư nói rằng bản dự án đó đã được chấp thuận và Bộ sẽ thi hành, nhưng họ lại muốn tôi tài trợ 25 ngàn đô la. Tôi trả lời rằng tôi không có tiền mà chỉ có sự hiểu biết, thời giờ và lòng nhiệt thành muốn huấn luyện và làm việc với các nhân viên y tế mà thôi, nhưng họ chẳng tha thiết mấy đến sự tham gia của tôi – mà chỉ nghĩa đến tiền của tôi thôi. Tôi không được mời trở lại Bộ Y Tế nữa.

Sunday, December 26, 2010


Ngày khai sinh: 24 tháng Hai, năm 2004
*
Người Sáng Lập: VŨ CÔNG HÙNG, ĐS14
*
Địa chỉ tạm thời liên lạc với Diễn Đàn: aclawave@hotmail.com

*
Làm sao để tìm lại được bài đã post?
Từ cột bên trái, rà xuống và click vô tên tác giả.
Nếu không nhớ tên tác giả, cũng từ cột bên trái nhưng ở dưới đáy, tìm theo tháng năm.
Bốn Labels đầu dành cho sáng/trước tác:
A-1: Thơ. A-2: Truyện và Tùy bút. A-3: Hội họa và Nhiếp ảnh. A-4: Tạp loại.

Monday, September 13, 2010

Gõ lên hình trên để sang Blog Mới Tiếng Thông Reo

Thursday, August 05, 2010

Thế hệ thứ hai

Phát biểu của một quân nhân Hoa Kỳ, Đại Tá Lương Xuân Việt, hâu duệ của một Cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.



Sunday, July 25, 2010

Cái nhà ở Mỹ

Cái Nhà Ở Xứ Mỹ

Người Việt mình thường nói "Sống cái nhà, thác cái mồ" Ý nói khi sống, cái nhà là căn bản, khi chết cái mồ, cũng là căn bản. Nhưng ở Mỹ thì có hơi khác. Sống ở Mỹ, phải cày muốn tắt thở vì cái nhà, mà chưa chắc cái nhà đó là "căn bản" của mình. Trả tiền nhà trễ là bị tống ra khỏi nhà. Và khi chết, nếu lúc sống không lo sẵn cho mình một chỗ để chôn, thì cũng có hi vọng con cái đem mình đi "thui" ra tro cho đỡ tốn. Nóng chịu sao thấu! Nhiều người kể, đã thấy xác người chết bỏ vô lò thiêu, khi nổi lửa lên, đương sự (người chết) ngồi bật dậy! Xem thế đủ biết, cái nóng đáng sợ đến bực nào, đến người chết cũng hoảng kinh! Tôi xin kể một chuyện thật về vợ của người bạn tôi. Khoảng năm 1989, ông bạn tôi, nhà ở gần chợ Bà Chiểu, có bà vợ bị bịnh chết, đem thiêu ở lò thiêu Tân Phú. Khi đưa quan tài đến lò thiêu thì phải xếp hàng chờ đến lượt, giống như ở Mỹ người ta chờ xét an toàn (inspection) xe vậy. Thế nên mấy cha con ra về, định ngày mai lên lấy tro. Trưa hôm đó, ông bạn tôi nằm thiu thiu ngủ với thằng con ba tuổi. Đột nhiên, thằng bé kêu thét lên "Nóng quá! Nóng quá trời ơi!" Ông bạn tôi giật mình, lay thằng bé dậy hỏi, nó bảo thấy mẹ nó về kéo chân nó. Hôm sau mới rõ, khi thằng bé kêu lên là lúc người ta đang thiêu mẹ nó. Ông bạn tôi người Công giáo, đâu có phịa chuyện người thân của mình thành ma quỉ được. Kể nghe cho vui chứ tôi không có ý dọa mấy ông bà trong hội cao niên, xúi đi mua đất trong các nghĩa trang làm chỗ sinh phần cho mình. Tôi cũng chẳng trẻ trung gì, nhưng không bao giờ nghĩ đến chuyện chết. Tôi ngán chuyện đó lắm. Phải nằm mãi trong sáu tấm ván, còn bị lấp đất lên, tối thui. Tưởng tượng đến đã thấy tù túng, bực bội muốn ngạt thở!
Bây giờ nói chuyện cái nhà ở Mỹ. Người Mỹ vừa mua nhà là nghĩ đến chuyện bán nhà, nên họ chỉ sơn sửa khi sắp bán nhà, còn người Việt mình, đa số, khi đã mua nhà rồi, thì cả chục năm sau, gửi thư đến, vẫn người đó nhận thư. Thế nên, người Việt mua xong nhà lại tốn thêm mớ tiền sửa sang, o bế cái nhà cho đúng ý mình.
Tôi xin kể chuyện tôi mua nhà ở Mỹ để quí vị nghe cho vui. Dĩ nhiên cũng giống như quí vị mua nhà chứ chẳng có gì khác.
Năm 1991, tôi qua Mỹ theo diện HO. Người bạn đồng môn vừa là bạn tù, vượt biên qua trước, bảo lãnh gia đình tôi về ở tạm nhà anh ta. Ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, đa số các nhà đều có tầng hầm, thường gọi là basement. Người Mỹ làm cái basement nầy để chứa máy giặt, máy sấy, máy nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ (AC). Họ không nghĩ rằng sẽ có những người Việt Nam tị nạn như gia đình chúng tôi sẽ vào ở trong đó. Thế nên họ bắt ống nước, ống hơi dẫn nhiệt, ống nước thải, dây điện... chạy lung tung trên trần basement, chẳng khác gì mấy cái xưởng máy trong phim trinh thám mà James Bond thường mò vô để rình bọn tội phạm quốc tế hoặc phe Cộng Sản (Thời còn chiến tranh lạnh) sản xuất ba thứ hóa chất, bom nguyên tử, hỏa tiễn để "chơi" nước Mỹ vậy.
Khi chúng tôi đến Mỹ thì ông bạn tôi kêu thợ đến ngăn ra một phòng cho gia đình tôi trú ngụ. Anh thợ nầy cũng người Việt, loại tay ngang, làm rất nhanh nhưng cũng rất ẩu tả. Anh ta chỉ làm bốn bức vách cách nhiệt với cửa ra vào là thành một cái phòng! Đến mùa đông, (thường lạnh dưới 0 độ C) hơi lạnh từ các kẻ hở của vách cách nhiệt, bốc ra như sương khói, thấy rõ như hơi lạnh trong ngăn đá của tủ lạnh khi máy làm việc vậy. Lạnh đến độ đắp mấy cái mền cũng lạnh, đắp không kỹ, hơi lạnh từ chỗ hở luồn vào như cái lưỡi của con ma le, liếm cái lưng, cái bụng, nên người cứ run lên, vợ con cũng run cầm cập, ngủ không được. Vợ chồng tôi phải ôm thằng út hai tuổi vào lòng để truyền hơi ấm cho nó. Bấy giờ tôi mới hiểu, vì sao trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, Đoàn Dự và Vương Ngọc Yến luyện chưởng trong phòng lạnh mà lại "ngồi yên". Lạnh thế đó mà lại phải cởi áo quần ra thì dù có uống cả kí lô Viagra cũng vẫn cứ "teo" như thường. Lúc mới qua Mỹ, chưa quen giờ giấc nên cứ đến một, hai giờ trưa (ở Việt Nam là khuya) là tôi buồn ngủ ríu mắt, nhưng tối lại, hai mắt cứ mở thao láo, nằm để hát câu "Trời lập đông chưa em?...Ôi mùa đông của anh!"
Bạn sẽ hỏi "Sao không mua một cái máy sưởi điện về mà sưởi?" Có máy sưởi đấy chứ! Chủ nhà cũng có để sẵn một cái heater nhưng nhỏ chút xíu, mỗi cạnh chưa đến gang tay, để sát tay vào thì thấy ấm, nhưng dùng cho cả cái phòng thì chẳng hiệu quả gì. Tôi lại nghĩ trên lầu, chắc ai cũng lạnh như mình, nhưng họ "quen rồi" mình than lạnh thì lòi cái quê ra. Bấy giờ tôi chưa biết cái máy điều hòa nhiệt độ (AC) là gì cả! Mà cái máy nầy cứ chạy ầm ầm dưới basement, bên cạnh phòng chúng tôi, chỉ thổi hơi nóng lên tầng trên, nên cái basement vẫn là cái tủ đá lạnh ngắt.
Ở basement có thêm cái khổ nữa là nghe tiếng nước chảy trong các ống thoát nước. Tầng trên làm gì, dưới nầy biết hết. Nghe nước chảy ro ro mãi thì cầu cho trên đó tắm mau xong. Nước chảy cái ào rồi róc rách qua các ống bự trên trần basement lại tưởng tượng đến chất thải của con người đang vui vẻ jogging (chạy thể thao) vòng vèo trên đầu mình.
Chắc bạn lại hỏi "Sao không "mu" (move) chỗ khác? Ăn eo phe (welfare) thì có tiền chính phủ cho, tìm cái apartment mà thuê?" Thì tôi cũng nghĩ như bạn vậy. Nhưng hết mùa đông, ở basement lại mát vì nó nằm dưới đất. Hơn nữa, mình từ xứ cộng sản, đã từng ở tù cải tạo, ra tù thì bị ghè sát ván, nên sinh ra tâm lý đề phòng bất trắc. Tạm trú nhà bạn thì tiền trả ít hơn, dành giụm, "rủi có gì!", nơi xứ người còn xoay xở được. Có lẽ bạn không đồng ý? Tôi đọc chuyện, thấy có anh chàng bị lạc trong rừng tuyết, đói quá đi không nổi phải bò ra bờ biển, chiếc tàu vớt được, cho anh ta ăn bánh mì, anh ta lén dấu trong áo một lô bánh, đến độ người anh ta trông to phình ra. Đó là lo xa. Ngay chính tôi, khi còn ở Việt Nam, đi tù về mà lúc nào cũng chuẩn bị sẵn một cái xách nhỏ, đựng áo quần, mùng mền, thuốc men. Hễ nghe công an gõ cửa là cầm luôn cái xách trong tay ra mở cửa. Ông cải tạo nào không làm như thế thì đáng phục vì họ lạc quan tếu. Thế nên, ông HO nào qua Mỹ, tìm được đồng nào, lận lưng đồng đó, xin đừng cười là keo kiệt.
Trong lúc ăn eo phe, tôi đã có một job (việc làm). Lúc đầu đi làm vệ sinh các cao ốc, nhưng bị người chủ thầu đồng hương bóc lột dữ quá, tôi nghĩ việc. Tên chủ nầy, miệng dẻo quẹo, lúc nào cũng nói nhân đạo "Tội nghiệp đồng hương! Để tôi cho mấy anh lãnh tiền mặt, chính phủ không biết. Nếu biết, họ cắt eo phe mấy anh còn bỏ tù nữa" Sau nầy tụi tôi mới biết là hắn bắt tụi tôi làm gấp đôi người khác. Hắn bảo tôi phải làm thay cho người chịu đứng tên trong paycheck của tôi.
Sau khi chia tay với tên chủ đồng hương ác ôn, tôi tìm được job khác là rửa chén dĩa, nồi niêu, làm vệ sinh cầu tiêu, phụ việc vặt cho mụ làm bếp của một nhà hàng người Á Châu (nhưng không phải người Việt). Nhiệm vụ tôi là buổi chiều đến sớm hút bụi nhà hàng, chùi cầu tiêu. Mụ nhà bếp cũng đến sớm để chuẩn bị thức ăn, đồ nhậu. Khoảng bảy giờ là khách bắt đầu đến lai rai. Mụ bếp nầy, trình độ tiếng Anh cũng chẳng hơn gì tôi nên đôi khi mụ ra dấu để sai tôi. Mụ thích bắt tôi đấm lưng, bóp chưn, bóp tay cho mụ. Lúc đó chỉ có tôi với mụ ta thôi. Mụ khoảng gần năm mươi, mập nu, mắt một mí, híp lại như mắt heo luộc, trên ngón tay không thấy đeo nhẫn cưới, chắc còn la ø"nàng trinh nữ...tên Thi". Đấm bóp cho mụ ta xong tôi mới được làm việc khác.
Một lần tôi đến, cửa mở nhưng không thấy mụ ta, dù tôi biết chỉ có mụ ta có chìa khóa mà thôi. Tôi đi hút bụi xong thì lấy đồ nghề đi chùi cầu tiêu. Khi vô phòng vệ sinh nữ, tôi vô tình mở cửa một ngăn, thấy mụ ta ngồi chóc ngóc trong đó (mà không gài cửa!) Tôi dội ngược, vội qua phòng vệ sinh nam làm việc. Sau đó thật lâu, tôi mới qua phòng vệ sinh nữ, thì mụ ta đã vào bếp. Vậy mà tối hôm đó, mặt mụ ta hầm hầm. Tôi thấy thế nói với bà chủ nhà hàng xin nghỉ việc.
Đó là những việc làm thêm, kiếm tí tiền còm mua cái xe cũ làm phương tiện đi lại. Sau khi hết eo phe, tôi làm thu ngân cho một cây xăng. Cây xăng nầy có hai chủ. Một ông Mỹ và một mụ Á Châu. Mụ ta không phải vợ ông Mỹ, có lẽ hùn hạp bằng "vốn tự có". Mụ cũng không phải người Việt.
Tôi nghe một anh chàng thợ người Việt làm ở đó kể rằng "Có lần tôi vô tình đẩy cửa văn phòng bà ta, thấy thằng thợ máy (người Trung Đông) đang bóp chưn cho bà ta. Tôi để ý, mỗi khi người chủ Mỹ kia đi vắng thì anh chàng thợ máy được gọi vào văn phòng để "bóp chưn bóp tay", nhưng sau nầy, tôi biết ý không vào, vả lại cửa đã khóa rồi. Mấy lần bà ta dụ tôi đi ciné, tôi lắc đầu thì bà ta bảo rằng " Cứ nói với vợ mầy là tao sai đi mua đồ phụ tùng xe" Tôi cũng lắc đầu"
Lại bóp chưn, bóp tay! Mụ nầy đi chân vòng kiềng. Sách tướng có nói "Đàn bà đi chân vòng kiềng, mỗi ngày không có đàn ông, sẽ phát điên!"
Bấy giờ coi như tôi có việc làm, tuy lương rất thấp. Vợ tôi thì đi may ăn công. Nghĩa là làm nhiêu ăn nhiêu. Ví dụ may cái túi áo giá mấy xu đó, ngày may được bao nhiêu túi áo cứ tính thành tiền mà lãnh, cố lắm, ngày được vài chục đô là tối đa. Thấy khó sống, vợ tôi đi bán "hotdog" (bán thức ăn và nước ngọt) trên một xe nhỏ (trailer) đặt dọc lề đường, thủ đôâ Hoa Thịnh Đốn (Washington DC). Cứ bán được trăm đô, chủ trả hai mươi đô. Cũng đỡ khổ, nhưng mùa đông, đã lạnh mà tuyết bay mù trời, chẳng có du khách nào ra đường cả, vậy là vừa bị lạnh mà bán tối đa được trăm đô, chủ chia cho hai mươi đô, bằng một giờ làm việc của một công nhân Mỹ hạng bét. Tóm lại gia đình tôi đủ sống qua ngày, với tiền eo- phe (trợ cấp trong 8 tháng đầu mới đến Mỹ cộng với food stamp, là phiếu thực phẩm), nhưng chả lẽ ở mãi dưới cái basement của người bạn?
Một người quen xúi mua nhà "Mầy mướn nhà cũng trả chừng đó, mua nhà cũng trả chừng đó hoặc hơn chút đỉnh, nhưng sau đó mầy sẽ có nhà, nếu mướn nhà, mầy hết mướn là ra tay không" Tôi nghe cũng có lý, nên có ý tìm nhà. Tôi xem báo hoặc xách xe lội xóm. Thấy giá nhà, tôi tính nhẩm. Với số lương lúc đó của cả hai vợ chồng (sau khi hết trợ cấp), thì dù có dán băng keo bốn cái miệng lại, nghĩa là không ăn uống, không tiêu xài gì hết, chúng tôi cũng không đủ trả góp tiền nhà hàng tháng. Tôi bàn với vợ tôi, tôi sẽ tìm thêm vài jobs nữa, vợ tôi nghỉ làm, đi học nghề hớt tóc. Thế là tôi làm ba jobs cả thảy, cũng chỉ một nghề thu tiền cho cây xăng. Buổi sáng, tôi dậy thật sớm, đến cây xăng thứ nhất làm việc, chiều, xong shift (buổi làm), tôi chạy thẳng qua cây xăng thứ hai, khuya mới về. Thứ Bảy, Chủ Nhật, tôi "chơi" luôn cây xăng thứ ba. Tính ra tôi làm trên tám chục tiếng mỗi tuần. Tôi chịu đựng gần hai năm, khi vợ tôi học xong, ra nghề hớt tóc, uốn tóc, tôi nghỉ bớt, chỉ làm ở một cây xăng, nhưng làm thêm luôn ngày thứ bảy và chủ nhật, được tính overtime (tiền phụ trội vì làm trên bốn mươi giờ) cho đến bây giờ. Sau hơn ba năm, chúng tôi để dành được một ít tiền. Tôi lại tìm nhà để mua. Có người bạn chỉ cho tôi một ngôi nhà trong xóm, gần chỗ chúng tôi đang ở. Anh ta bảo "Nhà nầy lúc đầu đòi hai trăm nghìn đô, hai năm rồi, nghe nói bớt còn trăm sáu cũng không ai mua. Bây giờ có lẽ chủ tụt giá nữa. Anh đến xem" Tôi đến, thấy cái nhà đó giống cái chuồng gà công nghiệp bên Việt Nam, thấp tè, cũng không đến nổi. Nhưng sao giá thấp như thế mà không có ai mua? Tôi nghĩ nhà có ma, người ta sợ. Tôi gọi một ông bạn làm realtor (môi giới mua bán nhà). Ông bạn nầy đưa tôi vô nhà và bắt đầu chê nhà cũ, chỗ nầy phải sửa, cái kia phải thay, mục đích cho chủ nhà nghe. Realtor mà chê là phải đúng. Theo luật, người môi giới (realtor) bên mua không được tiếp xúc thẳng với chủ nhà mà phải liên lạc với môi giới bên bán. Anh ta xúi tôi vô gặp chủ nhà đòi bớt giá. Có lẽ mấy năm mà không bán được nhà, chủ nhà phát nản, nên sau một lúc kỳ kèo, chủ nhà chịu bán. Tính ra hơn ba năm chúng tôi mới ra khỏi cái basement của ông bạn.
Khi dọn vào, tôi mới biết lý do người ta chê. Nhà quá cũ, tuổi cũng trên nửa thế kỷ. Thiết kế hết sức kỳ cục! Cái máy điều hòa không khí (AC) đặt ngay giữa nhà, ba căn phòng nhỏ chút xíu vây quanh. Khi cái máy (AC) đó chạy thì giống như xe lửa qua cầu. Nghe ầm ầm, nhà rung rinh như động đất. Mà nó chạy cho còn quí. Mùa đông mở máy, con quái vật đó chỉ kêu lên chứ không "chạy" Nghĩa là hơi cũng có xịt ra nhưng lạnh ngắt. Không thấy hơi nóng đâu cả! Tôi gọi cho một người thợ quen. Anh ta đến "Có sửa cũng xài tạm, phải thay cái mới" Sửa xong, nó có nóng chút đỉnh, nhưng anh thợ vừa đi khỏi thì hơi nóng cũng theo anh ta đi đâu mất! Đành mua mỗi phòng một cái hít (heater) nhỏ xài tạm.
Đến mùa hè, mở máy lạnh, cũng có hơi chứ không mát được chút nào. Tôi lại kêu anh thợ "Ông đến coi giùm, mở máy nó chạy nhưng không xịt hơi lạnh gì cả!" Anh ta đến, bảo "Bôm ga!". Bôm ga xong, nó cũng chỉ thổi hơi nóng chứ chẳng lạnh chút nào! Anh thợ bảo "Cái máy AC nầy có lẽ là sản phẩm đầu tiên từ ngày phát minh ra máy lạnh, nên nó không lạnh" Chúng ta đều biết, cây cối trong vườn, vật dụng trong nhà đều có sự sống của nó. Vì mình không nghe được chúng tâm sự, chứ nghe được thì cái máy lạnh nhà tôi ắt phải chửi thề dữ lắm "Tao già sáu bảy chục tuổi rồi mà còn bắt xịt hơi nóng rồi xịt hơi lạnh. Mầy hỏi ông già mầy có xịt nổi không mà bắt tao xịt?" Sau cái máy AC thì đến mấy cái vòi nước. Tắt nước rồi mà nước vẫn chảy, giống như mấy bà đi cắt mắt, nhắm mắt mà mắt vẫn mở vậy. Kêu thợ đến thay xong thì nước lại nghẹt, chỗ nào cũng nghẹt, nước không chịu thoát đi, nhất là cái phòng vệ sinh! Kêu thợ, anh ta đến "Nhà nầy cũ quá rồi. Mấy cái ống thoát nước bằng gang, bị rỉ sét nghẹt cứng rồi" "Bây giờ phải làm sao?" "Thì đục tường mà thay ống mới" Lại tốn thêm mớ tiền nữa! Nếu kể ra cho đủ các phiền toái, bực mình khi mua nhà cũ thì chẳng bao giờ hết. Mái nhà dột, thay mái xong thì đến mấy cánh cửa. Cửa nào cũng hở, mùa đông hơi lạnh theo các khe hở vào nhà, lại kêu thợ! Lại móc túi! Tiền trong ngân hàng chỉ đủ trả mấy cái bills (giấy đòi tiền) điện, nước, rác, điện thoại, bảo hiểm xe.
Kể ra tụi tôi cũng liều mạng mua nhà, chứ lương hướng chẳng bao nhiêu. Nhưng tụi tôi cũng gặp may. Thứ nhất là vợ tôi làm nghề hớt tóc ngày càng đông khách rì quếch (request: khách đến chỉ yêu cầu một người thợ mà họ thích) nên tiền "típ" cũng khá, đủ đi chợ thỉnh thoảng còn cho tôi đi uống cà phê với bạn bè. Thứ hai là chúng tôi không quen biết nhiều, nên không bị mời đi ăn cưới, đi dự tất niên, tân niên các hội đoàn, các hội đồng hương, các buổi ra mắt sách, ra mắt thơ, các buổi nhạc thính phòng, nhạc hội tình yêu, thi nhạc giao duyên...nên đỡ tốn. Phiền nhất là đám cưới. Đi đâu lớ ngớ gặp ông bạn mới quen, bị hỏi một câu "Tháng sau đám cưới cháu, mời anh chị. Có đi được không?" Nếu lỡ miệng trả lời "Đi chớ! Đi cho cháu nó vui mà mình cũng được gặp bạn bè trò chuyện" Vậy là tốn trăm đô phong bì lại thêm cái nạn phải ăn lại những món mà đám cưới nào, nhà hàng nào cũng giống nhau.
Ở xứ Mỹ nầy, mỗi khi đi dự đám cưới, bà nào cũng ước mình được như bà Âu Cơ. Đẻ trăm trứng, nở trăm con, nuôi chúng lớn lên, dựng vợ gả chồng cho chúng. Ngày cưới, cứ nhắm người bạn nào mà mình không có cảm tình mà gửi cho một cái thiệp mời thì coi như kẻ thù gục ngã. Tiếp theo ngồi nặn óc, cố nhớ lại mấy năm nay, những ai đã mời mình đi ăn cưới con họ, thì gửi thiệp đến, nhất là những con mẹ nào đặt điều đã mời mình đi dự "Kỷ niệm lễ thành hôn, năm năm, mười năm" Coi như cưới lại lần nữa. Cũng khăn voan choàng đầu, cũng áo cưới lượt bà lượt bượt, quay vô một bộ, chạy ra một bộ, rồi năm bảy kiểu tóc trong một đêm, rồi cắt bánh, rồi mời rượu nhau, hai cái tay tròng tréo nhau, vừa cười vừa uống rượu, rồi anh chị kéo nhau ra khai mạc đêm dạ vũ. "Thấy mà gai con mắt! Già ngắt mà làm bộ ngây thơ!" Trăm bà đều gầm gừ trong đầu như thế, nhưng miệng vẫn tươi cười khen anh chị đẹp đôi "Trông trẻ măng mà tình tứ hết sức!"
Nói cho vui thôi chứ trước giờ có ai được như bà Âu Cơ đâu. Nhưng tôi biết (trước bảy lăm) có một gia đình có đến ba mươi sáu người con. Ở một thành phố nhỏ miền Trung, có một ông nhà buôn nọ có hai bà vợ. Hễ bà lớn sinh đôi thì bà nhỏ cũng sinh đôi. Ông ta lập thêm một tiệm buôn cho bà nhỏ. Thành phố tôi, hai tiệm buôn đó cũng vào hạng lớn, buôn bán tấp nập. Hai tiệm buôn cách nhau chưa tới cây số. Thỉnh thoảng, buổi tối ông chạy xe Mobilette (xe gắn máy của Pháp) đến thăm bà nhỏ, khi ra về, không hiểu sao chiếc xe gắn máy đó thường không chịu nổ máy. Loại xe nầy, muốn máy nổ phải đạp như đạp xe đạp rồi vô ga là nó chạy tiếp, không cần đạp thêm. Ông chủ tiệm buôn lần nào ra về, đạp nó không chịu nổ máy, cứ khẹt khẹt, khè khè rồi im. Ông ta lại tiếp tục đạp. Khi máy vừa nổ thì ông cũng vừa đến nhà! Ai bảo đồ vật không có tư tưởng, tình cảm? Nó theo phe bà vợ lớn, hành ông ta cho bỏ ghét.
Thời đó khoảng cuối năm năm mươi, giá như năm hai nghìn mà ông ta ở quận Cam, có lẽ ra đường, ai thấy ông bà từ xa đã lo phú lĩnh. Sợ ông ta mời ăn cưới. Mà dù có bà con hay bạn bè quen thân cũng không ai dám mời vợ chồng ông ăn cưới con mình. Rủi bị mời lại ba mươi sáu lần, e chết giấc chứ không cách nào chịu nỗi.
Trở lại ba mươi sáu người con của ông chủ tiệm buôn. Chúng đông lúc nhúc đến độ ngày Tết chúng chúc Tết cha mẹ, khi lì xì mừng tuổi các con, ông bố không nhớ rõ tên con, cứ hỏi "Mi tên chi?" Một lần tôi lên lầu nhà ông ta, thấy giường ngủ của các cô cậu đặt hai dãy như trong bệnh viện. Nếu theo tiêu chuẩn ở Mỹ, mỗi đứa một phòng riêng, phải cần một cái hotel mới đủ. Ba mươi sáu người con của ông chủ tiệm buôn hay ăn chóng lớn, học hành lại thông minh, năm nào cũng lên lớp, thi đâu đậu đó. Thời tiểu học, trung học chúng học gần nhà, chẳng tốn kém gì. Xong tú tài hai chúng phải ra Huế, lên Đa Lạt, vô Sài Gòn học đại học. Tiền học, tiền trọ, tiền ăn, tiền tiêu vặt, sách vở... phải lo đủ cho các con. Vậy là chỉ mấy năm thôi. Ông ta từ tư bản bóc lột, bỗng quá độ, tiến thẳng lên vô sản chuyên chính. Bán được bao nhiêu, cứ lên bưu điện mà nộp vô mấy cái bưu (ngân) phiếu, chuyển cho các con, bảo sao không sạt nghiệp! Thế nên khi miền Nam sập tiệm, năm 75, nghe nói ông được biểu dương "vô sản tiên tiến" khỏi cần "cải tạo công thương nghiệp" vì ông đã vô sản rồi. Nhưng các con ông lại có vấn đề. Chúng học giỏi, ra trường tất nhiên làm quan to, có chức có quyền trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Vậy là lịch sử tái diễn. Giống như chuyện Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, đám con ông, một nửa lên núi, vô rừng học tập cải tạo, một nửa nhanh chân xuống biển làm thuyền nhân đi tìm tự do.
Đọc đến đây, làm gì bạn cũng kêu lên "Lạc đề rồi ông ơi! Nói chuyện cái nhà ở Mỹ đi!"
Vâng! Chuyện mua nhà ở Mỹ của vợ chồng tôi cách đây hơn mười năm, thuộc thế hệ thứ nhất của dân HO. Tiếng tây tiếng u không rành, sau gần chục năm trong tù cải tạo, tuổi cao, sức khỏe suy nhược, tâm trí khật khùng, đương nhiên phải làm những việc nặng nhọc, vất vả và bẩn thỉu mà lương hướng chẳng bao nhiêu.
Nhưng mình không có cái nhà để cho con cái đi, về, cũng tủi thân chúng.
Đến thế hệ thứ hai. Con của mấy ông HO học hành nên người thì chuyện chúng mua nhà (phải nhà mới xây, trên nửa triệu) coi như chuyện lẻ tẻ. Vì lương của chúng có thể gấp ba lương của cha mẹ chúng góp lại. Nếu người phối ngẫu (vợ hay chồng) của chúng cùng tốt nghiệp đại học thì khỏi nói, chúng xài còn sang hơn người Mỹ bản xứ.
Nhưng dù sao, mỗi khi vợ chồng chúng bồng cháu về thăm ông bà nội, ông bà ngoại, chắc chắn chúng vẫn cảm nhận được mùi mồ hôi vì lao động chân tay vất vả của cha mẹ còn phảng phất trong nhà. Chúng cũng như nghe được tiếng lịch kịch của cha mẹ dậy rất sớm đi làm. Rồi đến khuya, đang ngủ, chúng nghe tiếng mở cửa, tiếng đóng cửa của cha mẹ đi làm về. Công việc của cha mẹ chúng đâu có ngồi trước cái computer như chúng mà phải chịu đựng tuyết lạnh hay cái nóng nung người ngoài trời, kiếm mấy đồng một giờ về nuôi chúng ăn học, trả tiền nhà, tiền điện nước.
Chắc bạn sẽ hỏi "Vậy cái nhà chuồng gà của anh bây giờ ra sao? Sửa lại chưa? Bán, mua nhà khác chưa?" Xin thưa, vợ chồng tôi vẫn ở nhà đó. Có điều lạ, sau đó, nhà vùng tôi ở đột nhiên lên giá. Ông bạn realtor hỏi tôi "Nhà ông bây giờ bán ba trăm nghìn, có người mua ngay" Nghĩa là giá hơn gấp đôi. Nhưng tôi trả lời "Để sau nầy con tôi bán"
Bụi hoa ngoài sân tôi cũng thương, những vết bẩn trên tường các con tôi làm bẩn, tôi cũng thương (và cứ để nguyên cho đến bây giờ). Vả lại, vợ chồng tôi đã lớn tuổi, chẳng muốn ganh đua, hơn thua ai. Ngu gì mua cái nhà nhiều phòng, chỉ ngủ một phòng, để rồi cày mà nuôi mấy tên tư bản, cho vay cắt cổ.
Ai đến tuổi tôi cũng thế thôi: "Sống qua ngày, chờ qua đời!"

Saturday, July 24, 2010

Thursday, July 22, 2010

Mẹo vặt

Bí quyết mua xăng

Cali Today News – Không ai học được chữ ngờ. Có những sự thật mà không ai nghĩ tới. 1. Nên đổ xăng vào sáng sớm Xăng giản nở hay teo, co lại tùy nhiệt độ. Suốt một đêm lạnh lẽo xăng co lại, teo lại, giảm thể tích. Lúc nhiệt độ ở mức bình thường đối với dầu xăng, một gallon mới thật sự là một gallon. Lúc nóng nhất trong ngày, khi ta trả tiền 10 gallons nhưng thực sự ta chỉ nhận được từ 10 x 0.91 = 9.1 gallons đến 10 x 9.3 = 9.3 gallons mà thôi, phần còn lại chỉ là hơi xăng chứ không phải là xăng. Muốn kiểm chứng điều này, khi trà dư tửu hậu, xin quý vị xáp lại gần quý cựu quân nhân, trước Tháng Tư Đen, phục vụ ngành quân nhu, chuyên trông coi mấy bồn xăng, ngoại bổng - fringe benefits - về xăng dầu giản nở như thế nào thì hết thắc mắc ngay: tiếp nhận xăng thường mà lại cấp phát ra bằng xăng giản nở, sự sai biệt là một con số đáng kể đã phải làm cho nhiều người cấp bậc và chức vụ lớn hơn phải o bế kỹ để có xăng mà chở vợ con (xăng cho công vụ thì đã được cấp phát theo giấy tờ rồi.) Thí dụ thùng xăng trong chiếc xe của bạn chứa tối đa 20 gallons. Buổi sáng khi trời lạnh, lúc vòi đổ xăng tự động ngừng, báo cho bạn biết là đầy rồi, thì trong thùng xăng của bạn có đúng 20 gallons. Nhưng đến trưa trời nóng thì lại khác. Lúc vòi đổ xăng tự động ngừng thì trong thùng xăng của bạn chỉ có từ 20 x 9.91 = 18.2 gallons đến 18.6 gallons mà thôi vì buổi sáng 20 gallons xăng chiếm đúng một thể tích 20 gallons, nhưng đến trưa nóng thì 18.6 gallons xăng giản nở lớn ra và chiếm, choán một thể tích bằng 20 gallons. Để rõ hơn, ta nên phân biệt hai loại xăng: Xăng thường là xăng ở trạng thái không giản nở và Xăng nở tức tăng thể tích vì nhiệt độ và/hoặc áp xuất tăng cao. Giống nhử ổ bánh mì tây - French bread - khi còn ở trạng thái cục bột chỉ nhỏ bằng ngón chân cái, nhưng khi nướng (nóng) lên thì nó giản nở to bằng bắp tay, lượng bột không tăng, chỉ có thể tích của bột tăng mà thôi. Buối sáng ta trả tiền một gallon xăng thì ta nhận được một gallon xăng, nhưng buổi trưa nóng ta cũng trả đủ tiền cho một gallon xăng nhưng tình thật ta chỉ nhận được một gallon xăng nở chứ không phải một gallon thường của xăng. Một gallon nở = gallon thường x 91/100 = 0.91 gallon thường hoặc = gallon thường x 93/100 = 0.93 gallon ta phải tra tiền mà thôi. 2. Không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng Lúc xe bồn, thường là loại 18 bánh, đổ xăng vào bồn chứa ào ào, gia tăng áp xuất trong bồn chứa xăng cùa trạn xăng làm xăng giản nở ra. Chỉ cần từ 0.91 gallon thường hoặc 0.93 gallon xăng thường là có thể giản nở để trở thành một gallon nở. Trả tiền theo gallon thường mà chỉ nhận được gallon nở, chỉ bằng từ 0.91 đến 0.93 gallon phải trả tiền thì đau thật. Nếu bơm vào lúc này tức là bơm đầy bụi rác (xăng dơ) vào thùng xăng xe của mình luôn. 3. Bấm cho xăng chảy thật chậm Vòi xăng co ba tốc độ khác nhau. Sau khi cho cái vòi xăng chui vào lỗ đổ xăng, ta thường kéo cần xăng lên sát trên cao, rồi khoá nó lại bằng cái chốt sắt. Ở vị thế này, xăng chảy vào thùng xăng trong xe nhanh nhất và đã làm cho ta bị thiệt hại nhất: xăng chảy càng nhanh vào thùng xăng trong xe càng làm cho xăng giản nở nhiều hơn, và xăng chui vào được trong thùng xăng xe của bạn là xăng đã nở nhiều ra chứ không phải là xăng thường, loại xăng ta phaỉ trả tiền. Vòi xăng nào cũng có ba nấc. Chỉ kéo nhẹ cần của vòi xăng lên nấc thứ nhất rồi ấn ngay chốt chặn vào, cho xăng chảy từ từ vào. Nếu kéo mạnh tí nữa thì nó nhảy lên nấc thứ hai, nhạy lắm. Kéo mạnh quá thì lên nấc thứ ba là cái chắc. 4. Chịu khó ghé đổ xăng khi còn 1/2 bình Nếu để cho thùng xăng trong xe thật cạn rồi mới đi đổ xăng thì cũng đã tạo cơ hội cho xăng mới đổ vào giản nở vì phải rơi từ trên cao xuống và bị nhiều áp xuất – áp xuất của khoảng trống trong thùng xăng cạn láng và áp xuất cao làm cho xăng giản nở thể tích. Khi xăng còn 1/2 thì khoảng các từ vòi xăng xuống chỗ xăng mới rơi vào giảm đi và áp xuất trong thùng xăng không nhiều bằng khi xăng đã cạn bình. Vũ Hà, Theo tài liệu Kỹ nghệ dầu hỏa

Friday, July 16, 2010

Mẹo vặt có ích

Chống kiếng xe bị mờ khi trời mưa.

Khi lái xe mà trời mưa lớn, khi buổi sáng trời lạnh kiếng xe mịt mờ, phải vặn hơi nóng và chờ cho tan mù, và vặn "quạt hơi phá mù" tối đa, nhưng lâu mới hiệu quả.

Không cần như vậy. Cách đây hơn 20 năm, tôi ở San Francisco, xứ sương mù. một hôm tôi thả bộ đi chơi buổi sáng, thấy có một ông Mỹ bôi cái gì đó vào kiếng xe. Tôi hỏi ông bôi chi vậy? Ông nói là để "phá mù" và "đi mưa". Thứ đó có bán trong các tiệm phụ tùng xe hơi. Có tên là "RAIN-X" trong chai màu vàng, chai nhỏ bằng 3 ngón tay, chỉ có ba bốn đồng chi đó, chai lớn thì bằng bàn tay, giá đắt hơn ( Một chai 4 đồng, tôi dùng trong nhiều năm chưa hết)

Cách dùng : bôi lên kiếng như sau:

Chùi kiếng xe cho sạch, để khô
Nhỏ vài giọt RAIN-X lên kiếng và lấy khăn giấy thoa vòng tròn, thật mỏng. Thế là khi đi mưa, khỏi dùng quạt nước, mưa viên lại thành từng hạt tròn, lăn ngược lên trên trần xe. Kiếng trong veo, thấy đường dễ dàng.

Khi mù bám vào kiếng xe buổi sáng, chỉ cần quay gạt nước 1 cái thôi, là trong veo, và mù không bám thêm trong khi xe di chuyển. Cứ một năm bôi chừng 3 lần chứ không cần bôi nhiều. Hơn 20 năm nay, tôi đã dùng, và thấy hiệu quả lắm.

Chúc các anh chị may mắn.
(Ý Nga giới thiệu)


Saturday, July 10, 2010


Chuyện tình cô lái đò bến Hạ

Kỳ thú hiện tượng "Biển chia đôi"

Hai lần một năm khi nước thủy triều xuống thấp, một dải dất dài 2,8 km và rộng 40 mét lộ ra, biến thành con đường kết nối đảo Jindo và Modo của Hàn Quốc trong một vài giờ.

Trong sử thi "10 điều răn của Chúa" có tình tiết Moses chia đôi biển Đỏ bằng chiếc gậy của mình. Nhờ đó mà người dân có thể băng qua biển thoát khỏi cuộc truy đuổi của Pharaoh, gọi tắt là hiện tượng Moses Miracle. Liệu "Moses Miracle" có thể xảy ra trong thời kỳ hiện đại? Câu trả lời là có.

Hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu này diễn ra tại Hàn Quốc, đất nước của nhân sâm. Hai lần một năm khi nước thủy triều xuống thấp, một dải dất dài 2,8 km và rộng 40 mét lộ ra, biến thành con đường kết nối đảo Jindo và Modo trong một vài giờ. Điều kì diệu là nó chia biển thành hai phần và người dân có thể đi bộ dọc theo con đường này, tương tự như trong câu chuyện “Moses Miracle”.

Hàng năm, người dân Hàn Quốc tổ chức một lễ hội để đón chào sự xuất hiện của “Moses Miracle” với sự tham dự của rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Tuy là một hiện tượng thiên nhiên độc nhất vô nhị, “Moses Miracle” chỉ được biết đến rộng rãi mãi cho tới năm 1975, khi một Đại sứ Pháp đến Hàn Quốc và viết bài trên một tờ báo Pháp.

Người Hàn Quốc có một truyền thuyết để giải thích cho hiện tượng này: Ngôi làng Jindo bị tấn công bởi hổ dữ và người dân trong làng phải chạy đến đảo Modo để ẩn náu. Tất cả đều ra đi, ngoại trừ một bà cụ già còn sót lại. Trong tuyệt vọng, bà chắp tay cầu nguyện, Chúa đã nghe thấy lời cầu nguyện và chia đôi biển, tạo con đường nối liền hai đảo để giúp bà thoát khỏi con thú dữ.

Photo lạ mắt

Chỉ là một cái gốc cây có nhiều rễ. Thế thôi!
Người có "tà tâm" có thể tưởng tượng ra chuyện khác... thì rán mà chịu!


Monday, May 31, 2010

Cười tí tỉnh

Bốn thời kỳ lịch sử

Giáo sư sử học đầu bạc thao thao với sinh viên Khoa Học Xã Hội Nhân Văn tại một trường Đại Học HÀ NỘI đào tạo bảo đảm chỉ tiêu: 100% tốt nghiệp là Tiến Sĩ

Đất nước ta từ thủa hồng hoang, bên Động Đình Hồ, Lạc Long đã kết duyên cùng Âu Cơ, rồi phòi ra trăm con,…các vua Hùng truyền theo từ đó,…' bốn ngàn năm văn hiến, bốn ngàn năm nức tiếng nho phong…, nhưng thủa ấy khoa học còn lạc hậu, con người sợ những hiện tượng thiên nhiên mà không ai khắc chế được, nên thờ những thiên tiên thần thánh, thần sét, thần mưa, thời đại ấy ta gọi là thời đại TIÊN.

Đến đời nhà Lý, Phật giáo du nhập và nước ta, phát triển mạnh mẽ, nhiều người xuất gia đi tu, làm sư sãi theo giáo lý nhà Phật, ta gọi đó là thời kỳ SƯ.

Đến những năm cuối cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Ánh đón các cố Tây Dương, cố Bồ đào nha, cùng đem theo đạo Thiên Chúa du nhập vào nước ta,Phật giáo vẫn còn hưng thịnh, nhưng bên cạnh, Thiên Chúa Giáo phát triển, những nhà tu của Thiên Chúa giáo còn gọi là linh mục hay cha xứ, thời kỳ này quân Pháp núp bóng ùa theo vào xâm lược nước ta…. ta gọi là thời kỳ này là thời kỳ CHA.

Khi đảng CS Đông Dương ra đời, cuộc kháng chiến chống Pháp ra đời, dưới sự lãnh đạo anh minh sáng suốt của Bác Hồ, đã làm nên chiến thắng Điện Biên vang dội địa cầu, sau đó tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, đi đến thắng lợi vẻ vang…thời đại này ta gọi là thời đại BÁC HỒ.

Tóm lại, trải qua bốn ngàn năm lich sử vẻ vang rất đáng tự hào, đất nước ta cũng trãi qua
bốn thời kỳ lịch sử mà ngày nay ta gọi tóm tắt lại cho dễ nhớ, đó là các thời đại:


Thursday, April 29, 2010

30 tháng Tư dưới nhãn quan Bùi Tín

Hãy tách mình ra khỏi trò lừa bịp

33 năm đã qua, theo tôi, với khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật lịch sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một nhận thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo cộng sản áp đặt theo kiểu cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận rằng việc họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến 1975 là chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là ngày Toàn thắng Vĩ đại.


Giống như xưa kia Giáo hội La mã cưỡng bức mọi người phải thừa nhận trái đất là một mặt phẳng, ai nói khác là phạm trọng tội, là nói sai chân lý. Có người đã chịu hỏa thiêu để khẳng định rằng ' Không! trái đất không phẳng! Nó hình cầu và nó quay!''. Nay ai cũng nhận ra Chân lý ấy. Có điên mới nói khác.

Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rõ: đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng cộng sản thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bới độc quyền đảng trị.

Đảng cộng sản đã thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, tước đoạt của cải của dân qua đổi tiền và cải tạo, thải loại ngay Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như thế mà là giải phóng, là thống nhất ư?

Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư? là tự do ư?

Còn nay thì đảng giàu, giàu sụ, dân nghèo, nghèo rớt. Thống nhất kiểu gì vậy? Phát triển kiểu gì vậy?

Một nước ''độc lập'' mà buộc phải ký những hiệp ước bất bình đẳng, để bị mất đất, mất biển hàng trăm, hàng nghìn kilômét vuông, mất đảo, mất vô vàn tài nguyên hải sản; rồi người nước ngoài muốn đuốc của họ đến nước ta, vào lúc nào, ở đâu là do họ quyết định; bộ trưởng ngoại giao của họ lại còn sang thủ đô ta để giao nhiệm vụ cho bộ trưởng ngoại giao, cho thủ tướng và cho chủ tịch quốc hội phải bảo vệ đuốc của họ cho triệt để, và còn cho an ninh vũ trang của họ vào tham gia đàn áp nhân dân nếu có biểu tình ôn hòa...thì thử hỏi nước ấy độc lập ở chỗ nào? có chủ quyền ở chỗ nào ? những người lãnh đạo của ta có còn chút thực quyền, có còn chút tự hào dân tộc gì nữa đâu! Người Việt chân chính tự trọng không xử sự như thế.

Đây là điều mỗi người Việt ta ở trong hay ngoài nước hãy suy nghĩ cho kỹ nhân ngày 30-4 năm nay.

Tôi mong tuổi trẻ trong nước trau dồi tư duy độc lập, tập suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, và đọc bài luận văn ngắn của nhà triết học Pháp trứ danh Jean - François REVEL :''Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước''. Bài luận văn sắc sảo chỉ thẳng ra sự thật phũ phàng, là ông Hồ và đảng CS đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt nam để phục vụ cho mưu đồ phe đảng của ông ta, để thỏa mãn mục tiêu thống trị thế giới của Quốc tế Cộng Sản III. Chữ ''détournement'' theo tiếng Pháp có ý nghĩa khá rộng là ''tước đoạt'', ''lấy trộm, lấy cắp'', ''của người khác xoáy làm của mình'' , ''chuyển thành, biến thành của mình''.

Đọc xong, tôi ngấm sâu ý nghĩa của từ ''tước đoạt'', và cảm thấy mình như bị mất cắp, mà mất cắp cái gì quý lắm, vô giá. Cả tuổi trẻ đầy lý tưởng và nghị lực, cả mấy chục năm bị đánh lừa, bị móc túi, bị gạ gẫm, để đến gần cuối đời mới tỉnh ra, mà thương hại, mà tiếc thay cho bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh! Giả thử trong cuộc đời thường, một người bị mất cắp chiếc xe máy, chiếc đồng hồ đắt tiền, chiếc nhẫn vàng kỷ niệm ngày cưới ... hẳn là tiếc, tiếc nuối vô cùng, xót xa hàng tháng. Thế mà biết bao người bị lừa cả cuộc đời, có khi mất cả mạng sống, và hàng triệu triệu anh chị em, dòng họ, đồng bào mình cùng bị lừa hàng nửa thế kỷ ! một cuộc ăn cắp, lường gạt khổng lồ. Hãy chỉ cho nhau kịp thấy đi, để mà tiếc, mà xót xa, mà đòi lại quyền sống tự do cho mỗi người, mở ra cuộc đấu tranh mới dành lại độc lập thật sự và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

30-4 năm nay, tôi vui vẻ nhẹ nhàng lắm. Tôi có thêm biết bao bạn quý, từ khi là nhà báo tự do 18 năm nay. Bạn trong nước, ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.

Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết.

Để làm gì cơ chứ? để đất nước ra nông nỗi này ư? độc lập, không ! tự do, không ! chủ quyền, không ! về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!

30 tháng 4 năm nay, tự thâm tâm, tôi chỉ có một lời kêu gọi với các bè bạn và đông chí cũ của tôi: hãy quý trọng lòng yêu nước thương dân của chính mình, nếu bạn thấy lòng yêu nước ấy đã bị ai đó ''xoáy'' mất để dùng vào mục đích đáng nghi ngờ và đen tối, thì hãy lên tiếng tố cáo và tự tách mình khỏi trò lừa bịp và đánh cắp trắng trợn ấy!

Bạn hãy tự phục hồi lòng yêu nước thương dân trọn vẹn của mình để cùng mọi người Việt nam tỉnh táo và tử tế đấu tranh cho một Tổ quốc Việt nam thật sự độc lập, thật sự tự do, dựa vững vào Lịch sử Dân tộc và Thời Đại.

Kính chào các bạn.

Bùi Tín.
Paris 28-4-2008.

Sunday, April 25, 2010

Saturday, April 24, 2010

Tìm được mộ một số Người Tù Trại Tập Trung CS

Tổng Hội H.O. Công bố
danh sách 313 mộ tù cải tạo


Một số khu vực sắp bị chính quyền địa phương giải tỏa

Ðông Bàn

TEXAS - Thông báo gần đây của Tổng Hội H.O. cho biết, sau ba năm làm việc, hội đã tìm được 313 ngôi mộ của cựu tù cải tạo tại Việt Nam. Trong số này, 59 gia đình đã được, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn bốc mộ. Phần lớn còn lại vẫn chưa liên lạc được thân nhân, hoặc mộ không có bia để nhận diện.

Bên cạnh đó, thông báo của Tổng Hội cũng cho biết, một số khu vực “sắp bị giải tỏa,” mộ tại các khu vực này cần được bốc đi, và Tổng Hội sẵn sàng giúp thân nhân biết thủ tục. Chẳng hạn, khu mộ Làng Ðá, thị trấn Thác Bà còn 22 ngôi mộ, sắp bị giải tỏa. Trong số 22 ngôi mộ này, chỉ còn một số mộ có bia.

Tổng Hội cũng nói rằng “đang hoàn tất thủ tục để được phép của chính phủ Việt Nam đến các trại tại Vĩnh Phú - Tân Lập Nghệ Tĩnh - Nam Hà - Trại Thanh Chương” tìm mộ. Ðồng hương có thân nhân qua đời tại các địa điểm vừa nêu, có thể liên lạc Tổng Hội H.O. để được giúp đỡ.

Riêng những gia đình đã gởi thư yêu cầu Tổng Hội H.O. giúp tìm mộ người thân tại Làng Ðá, nay cần liên lạc lại để được hướng dẫn thủ tục và giúp đỡ thử DNA, nếu cần. Trong thông báo, Tổng Hội cũng viết, rằng những ai “bốc lầm hài cốt ngươi khác, xin hoàn trả lại cho thân nhân người quá cố, đồng thời, sẽ nhận lại đúng hài cốt người thân của mình.”

Trong tài liệu được công bố, Tổng Hội đã tổng kết danh sách mộ tù cải tạo được tìm thấy từ ngày 1 Tháng Mười, 2007 đến 1 Tháng Mười, 2008.

Cụ thể, khu vực xã Tân Thịnh, Hoàng Liên Sơn có 28 mộ; khu vực đồi Cây Khế, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, Hoàng Liên Sơn có 57 mộ; khu vực Mường Côi, huyện Phù Yên, Sơn La có 13 mộ; Bản Bò, huyện Văn Bàn, Hoàng Liên Sơn có 15 mộ; khe nước Village, huyện Văn Chấn, Hoàng Liên Sơn có 6 mộ; Bản Nã, Hoàng Liên Sơn có 2 mộ; khe Cốc, Hoàng Liên Sơn có 2 mộ; xã Kiên Thành, Hoàng Liên Sơn có 15 mộ; đồi con trăn có 1 mộ; trại cải tạo Nam Hà, Hà Nam Ninh có 120 mộ; làng Ðá, xã Cẩm Nhân, thị trấn Thác Bà, Yên Bái có 31 mộ; xã Việt Hồng, Hoàng Liên Sơn có 1 mộ; trại Bù Gia Mập, Phước Long có 22 mộ.

Riêng khu vực Làng Ðá, xã Cẩm Nhân, Thác Bà, Yên Bái, thông báo của Tổng Hội cho biết, “chính quyền địa phương đã có kế hoạch phóng một con đường ngang qua khu mộ. Cọc tim đường đá cắm ngay giữa khu mộ. Dự trù, khu mộ sẽ bị dời đi vào năm 2010.”

Thông báo kể thêm, rằng “Ngày 9 Tháng Chín, 2009, phái đoàn của Tổng Hội H.O do ông Nguyễn Ðạc Thành, Chủ Tịch, cùng Luật Sư Cố Vấn Wesley Coddou được đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Matthew Palmer (Duputy Director Office of Mainland Southeast Asia) và ông Marc Forino (Vietnam Deask) tiếp. Ông Chủ Tịch Tổng Hội đưa đề nghị, xin chính phủ Hoa Kỳ chánh thức lãnh trách nhiệm, thảo luận với chánh quyền Việt Nam, giúp người Mỹ gốc Việt tìm hài cốt thân nhân đã chết trong trại tù cải tạo...”

“Buổi chiều cùng ngày, Chủ Tịch Tổng Hội H.O được Thượng Nghị Sĩ Jim Webb tiếp và thảo luận trong vòng 25 phút về Chương Trình Tìm Hài Cốt Tù Cải Tạo. Bộ Ngoại Giao và Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, yêu cầu Tổng Hội H.O gởi cho bản đề xuất Kế Hoạch va Nhu Cầu cho Chương Trình Tìm Mộ. Ngày 15 Tháng Mười Hai, Tổng Hội H.O đã văn bản này lên Bộ Ngoại Giao và văn phòng Thượng Nghị Sĩ Jim Webb.”

“Do nhu cầu của Bộ Ngoại Giao, ngày hôm sau, phái đoàn Tổng Hội đã đến Tòa Ðại Sứ Việt Nam để tham khảo; được tiếp và nhanh chóng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Những thông tin nầy, đã được Tổng Hội gởi đến Bộ Ngoại Giao cùng ngày.”

Tòa Ðại Sứ Việt Nam, vẫn theo thông báo của Tổng Hội, “chính thức xác nhận, hơn hai năm trước, Tổng Hội H.O. đã được Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phú Bình cho phép đại diện thân nhân đi tìm một tù cải tạo.” Và việc này, đến nay “vẫn giữ nguyên như trước, không thay đổi.”

Tổng Hội H.O. là tổ chức bất vụ lợi, có hai chức năng: tìm mộ tù cải tạo và những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, và đưa hài cốt tử sĩ trở về với gia đình.

Ðể liên lạc Tổng Hội H.O., đồng hương có thể gọi điện thoại (832) 725-3231; email thanhdnguyen41@ yahoo.com hoặc vào website www.vietremains. org - www.tinhdongdoi. net.

Ðịa chỉ Tổng Hội: VIETNAMESE MIA & POW FOUNDATION, 1117 Herkimer, Houston, TX 77008.

Nhật báo Người Việt và Người Việt Online xin đăng toàn bộ danh sách các ngôi mộ, có tên lẫn không có tên, do Tổng Hội H.O. cung cấp.

VIETNAMESE MIA & POW FOUNDATION

1117 Herkimer, Houston, TX 77008
www.tinhdongdoi. net
www.vietremains. org

January 15, 2010

Danh sách mộ tù cải tạo đã tìm được từ ngày 1 Tháng Mười, năm 2007 đến 1 Tháng Mười, 2008

I - Dõng Hóc - Xã Tân Thịnh - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 28 Mộ

1. Nguyễn Văn An 15. Nguyễn Văn Trọng
2. Tạ Văn Ân 16. Lê Văn Ngôn (*)
3. Phạm Văn (Công) Bằng 17. Trần Xuân Phú (*)
4. Nguyễn Văn Bia 18. Lê Ðức Thắng
5. Lê Văn Chinh 19. Nguyễn Ng. Thanh
6. Ðỗ công Huệ 20. Dương Văn Tư
7. Trần Ðại Vĩnh 21. Ðặng Hồng Sơn (*)
8. Ngô Văn Nhật (Nhựt) 22. Lê Kỳ Sơn
9. Phù Văn Vũ (*) 23. Bùi Quang Kính (or Tính)
10. Trần Văn Sách 24. Hoàng Thế Tựu
11. Nguyễn Thanh Quang 25. Trần Văn Hiếu
12. Vũ Văn Tình 26. Nguyễn Văn Tuyết
13. Nguyễn Văn Hom 27. Trần Liệu
14. Trần Văn Quang 28. Nguyễn Văn Minh (*)

II - Ðồi Cây Khế - Xã Việt Cường - Huyện Trấn Yên - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 57 Mộ

1. Lương Ðình Bảy
2. Ðỗ Văn Ưng 30. Trần Văn Cung
3. Trần Hữu Công (*) 31. Huỳnh Hữu Ba (Ban)
4. Hồ Nghạch 32. Bùi Văn Phước
5. Y Nam 33. Phạm Phước Hồng (*)
6. Phạm Văn Ðoàn 34. Nguyễn Văn Bảy
7. Trần Văn Thạch 35. Nguyễn Văn Nô (*)
8. Nguyễn Thanh Vân 36. Lý Văn Phinh
9. Nguyễn Quang Tôn 37. Phạm Phú Mạnh
10. Lại Thế Cường 38. Nguyễn Thanh Chương
11. Nguyễn Phước Khiêm (Kiêm) 39. Lưu Thinh Văn
12. Nguyễn Tấn Công 40. Dương Tấn Hưng
13. Võ Tín 41. Nguyễn Duy Tăng (1)
14. Nguyễn Bá Thìn 42. Ngô Thiện Thắng
15. Lê Văn Chuyên (Tuyên) 43. Lê Minh Luân (*)
16. Nguyễn Hữu Chí 44. Dương Phúc Sáng
17. Ðặng Phương Chi 45. Ðỗ Xuân Sinh
18. Vương Ðăng Ðỡm (Don) 46. Trần Tuấn Trung (3)
19. Phạm Văn Chí 47. Lê Văn Ðông
20. Lương Sinh Ðiền 48. Nguyễn Năng Sính
21. Lê Hữu Ðức (Dực) 49. Nguyễn Chí Hòa
22. Cao Triệu Ðạt 50. Nguyễn Văn Vân
23. Dương Hữu Chí 51. Khẩu Phụ Mạng
24. Nguyễn Văn Sanh 52. Dương Tấn Mông
25. Trần Duy Ðắc 53. Lê Văn Ðông
26. Nguyễn Văn Nghĩa (*) 54. Trương Văn Vinh
27. Nguyễn Văn Hai 55. Nguyễn Văn Vân
28. Nguyễn Văn Linh (Sinh) 56. Lê Văn Luận
29. Dương Văn Sáu (*) 57. Nguyễn Văn Năng

III - Mường Côi - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La: 13 Mộ

1. Huỳnh Tự Trọng và 12 ngôi mộ không có mộ bia.

IV- Bản Bò, Huyện Văn Bàn, Hoàng Tỉnh Liên Sơn: 15 Mộ

1. Phạm Văn Nghym (*) 2. Ông Tấn Ngọc (*)
3. Nguyễn Hữu Nghiệp 4. Ngô Huỳnh Cảnh (3)

*11 ngôi mộ không còn mộ bia

Vố Làng Khe Nước - Huyện Văn Chấn -Hoàng Liên Sơn: 6 Mộ

1. Tôn Thất Hiệp 2. Nguyễn Văn Vàng
3. Huỳnh Nguyên 4. Phan Ngọc Ðại (*)
5. Ngôi mộ còn chữ Thủ Dầu Một. 6. Ngôi mộ còn chữ Thừa Thiên.
* Hai ngôi mộ còn bia nhưng mất hết tên, còn địa chỉ: Thủ Dầu Một và Thừa Thiên.

VI- Bản Nã - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 Mộ

1. Nguyễn Trung Khiêm 2. Nguyễn Hữu Vui

VII- Khe Cốc - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 Mộ

1.- Phạm Minh Xuân 2.- Một mộ không bia

IX- Xã Kiên Thành - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 15 Mộ

1. Dương Văn Nữ (*) 9. Nguyễn Quang Thái (*)
2. Trần Thanh Ðức (*) 10. Nguyễn Văn Ðông
3. Trần Sĩ 11. Phan Huỳnh Luông (*)
4. Nguyễn (or Trương) Quang Ân 12. Một người tên Xuân, bia mất họ
5. Ðào Văn Sinh 13. Nguyễn Ngọc Cang
6. Nguyễn Văn Sang 14. Phạm Gia Lai
7. Nguyễn Văn Mân 15. Một người họ Võ, bia mất tên
8. Nguyễn Văn Ðồng

X- Ðồi Con Trăn: 01 Mộ

1. Lê Bá Tường

XI- Trại Cải Tạo Nam Hà - Tỉnh Hà Nam Ninh: 120 Mộ

Dãy I: 21 Mộ

1. Hà Văn Chung 9. Hoàng Văn Khuê
2. Nguyễn Văn Chi 10. Nguyễn Ðức Ðịnh
3. Lục Văn Chung 11. Phan Văn Cảnh
4. Lương Ðình Thơm 12. Bùi Văn Vụ
5. Mộ 13 không tên 13. Nguyễn Văn Quý
6. Nguyễn Văn Trị 14. Hoàng Văn Quang
7. Giáp Văn Hùng 15. Nguyễn thanh Phong
8. Ðỗ Văn Thông 16. Nguyễn Văn Dũng
17. Trần Văn Hiếu

Mộ số 18, 19, 20, 21 không có tên, họ

Dãy II: 14 Mộ

1. Ðỗ Ðình Thế 8. Mộ bia số 25 không có tên
2. Nguyễn Lê Tính 9. Mộ bia số 26 không có tên
3. Võ Thanh Tâm 10. Mộ bia số 27 không có tên
4. Mộ bia số 21 không có tên 11. Mộ bia số 28 không có tên
5. Mộ số bia 22 không có tên 12. Mộ bia số 29 không có tên
6. Mộ bia số 23 không có tên 13. Mộ bia số 30 không có tên
7. Mộ bia số 24 không có tên 14. Hậu Văn Nghĩa

Dãy III: 20 Mộ

1. Nguyễn Văn Lưu 12. Lang Văn Chữ
2. Nguyễn Văn Nông 13. Mộ bia số 45 không có tên
3. Mộ bia số 35 không có tên 14. Mộ bia số 46 không có tên
4. Mộ bia số 36 không có tên 15. Mộ bia số 47 không có tên
5. Mộ bia số 37 không có tên 16. Mộ bia số 48 không có tên
6. Mộ bia số 38 không có tên 17. Cao Kim Chẩn (*)
7. Mộ bia số 39 không có tên 18. Mộ bia số 50 không có tên
8. Mộ bia số 40 không có tên 19. Mộ bia số 51 không có tên
9. Mộ bia số 41 không có tên 20. Mộ bia số 52 không có tên
10. Trang Văn Bốn
11. Nguyễn Xuân Minh

Dãy IV: 25 Mộ

1. Mộ bia số 53 không có tên. 13. Mộ bia số 65 không có tên
2. Mộ bia số 54 không có tên 14. Mộ bia số 66 không có tên
3. Mộ bia số 55 không có tên 15. Mộ bia số 67 không có tên
4. Mộ bia số 56 không có tên 16. Mộ bia số 68 không có tên
5. Mộ bia số 57 không có tên 17. Mộ bia số 69 không có tên
6. Nguyễn Văn Minh 18. Mộ bia số 69 không có tên
7. Hoàng Văn Toản 19. Mộ bia số 70 không có tên
8. Nguyễn Văn Nhân 20. Mộ bia số 71 không có tên
9. Mộ bia số 61 không có tên 21. Mộ bia số 72 không có tên
10. Mộ bia số 62 không có tên 22. Mộ bia số 73 không có tên
11. Mộ bia số 63 không có tên 23. Mộ bia sô 74 không có tên
12. Mộ bia số 64 không có tên 24. Mộ bia số 75 không có tên
25. Mộ bia số 76 không có tên

Dãy V: 21 Mộ

1.- Nguyễn Yến Lương 12. Mộ bia số 89 không có tên
2.- Phùng Tân Phương 13. Mộ bia số 90 không có tên
3. Mộ bia số 78 không có tên 14. Ðào Văn Ðạo
4. Mộ bia số 79 không có tên 15. Mộ bia số 93 không có tên
5. Phạm Cảnh 16. Mộ bia số 94 không có tên
6. Mộ bia số 82 không có tên 17. Nguyễn Quang Quyền
7. Mộ bia số 83 không có tên 18. Mộ bia số 96 không có tên
8. Vũ Sinh 19. Nguyễn Hà Ðăng
9. Trần Tư 20.- Nguyễn Văn Lê
10. Mộ bia số 86 không có tên 21.- Nguyễn Văn Ðào
11. Nguyễn Quang

Dãy VI: 19 Mộ

1. Nguyễn Văn Thắng 11. Mộ bia số 119 không có tên
2. Lương Văn Giáo 12. Vương Huấn
3. Mộ bia số 108 không có tên 13. Trương Chính
4. Nguyễn Hà Dư 14. Nguyễn Văn Hùng
5. Mộ bia số 106 không có tên 15. Mộ bia số 123 không có tên
6. Phạm Văn Ðê 16. Mộ bia số 124 không có tên
7. Ðinh Quang 17. Mộ bia số 125 không có tên
8. Trần Quang 18. Mộ bia số 126 không có tên
9. Mộ bia số 111 không có tên 19. Hoàng Văn Thảo
10. Mộ bia số 112 không có tên

VII- Làng Ðá - Xã Cẩm Nhân - Thị Trấn Thác Bà - Tỉnh Yên Bái: 31 Mộ

1. Bia Mộ Lương Văn Hòa 17. Mộ không biết tên
2. Bia Mộ Chung Hữu Hạnh 18. Mộ không biết tên
3. Bia Mộ Ðỗ Hữu Tước 19. Mộ không biết tên
4. Bia Mộ Nguyễn Minh Kiệt 20. Mộ không biết tên
5. Bia Mộ Ngô Văn Sáng 21. Mộ không biết tên
6. Bia Mộ Nguyễn Văn Bảy 22. Mộ không biết tên
7. Bia Mộ Trần Xuất 23. Mộ không biết tên
8. Mộ Thiếu Tá Hứa Minh Ðức (*) 24. Mộ không biết tên
9. Bia Mộ Chung Hữu Nam 25. Mộ không biết tên
10. Bia Mộ Lương Ðình Bảy 26. Mộ không biết tên
11. Trung Tá Ðinh Văn Tân (*) 27. Mộ không biết tên
12. Mộ cố Th/tá Trần Ðình Năm 28. Mộ không biết tên
13. Mộ không biết tên 29. Mô không biết tên
14. Mộ không biết tên 30. Mộ không biết tên
15. Mộ không biết tên 31. Mộ không biết tên
16. Mộ không biết tên

Ghi chú quan trọng

-Chúng tôi có bản đồ khu mộ, có đánh số thứ tự, nhưng không có tên người quá cố.
-30 mộ không còn bia, không còn nấm mộ. Chỉ còn một mộ còn bia, tên là Chung Hữu Hạnh
-Một số bia mộ bị bể, vài bia còn nguyên, nằm rải tác trong khu mộ, không biết của mộ nào.
-Chánh quyền địa phương đã có kế hoạch phóng một con đường ngang qua khu mộ.

*Cọc Tim

Ðường đá cắm ngay giữa khu mộ. Dự trù, khu mộ sẽ bị dời đi vào năm 2010.
- Tại Làng Ðá, ngôi mộ số 10, 11, 13, 17, 18, 19, 20, 30, 31 đã được bốc.

VIII- Xã Việt Hồng - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 01 Mộ

1. Lê Xuân Ðèo (*)

VIII- Trại Cải Tạo Bùi Gia Mập - Bùi Gia Phúc - Phước Long: 22 Mộ

1. Nguyễn Thanh Nhàn
2. Lê Ngọc Bích
3. Ngô Ngọc Khánh
* 10 grave without tombstone
* Làng Phú Nghĩa 09 mộ không có mộ bia

Tổng Cộng: 313 Mộ

-Những ngôi mộ này chúng tôi đã tìm thấy vào cuối năm 2007, sau lần họp với Thứ Trưởng Nguyễn Phú Bình. Vì vậy, đã có một số mộ đã được thân nhân bốc và cải táng.
- (*) dấu hiệu chỉ hài cốt đã được thân nhân bốc và cải táng.
- (1) Mộ trước đây đã tìm thấy, nhưng nay đã mất, chưa tìm được.
- (2) Ðã có thân nhân nhưng còn chờ giúp đỡ vì quá nghèo.

- (3) Sau khi tù cải tạo qua đời, trại cho chôn một dãy hàng ngang gồm 6 ngôi mộ, không có mộ bia. Một thời gian sau, trại cho làm mộ bia. Một Tù Cải Tạo được lệnh đem mộ bia ra cấm trên đầu mỗi ngôi mộ. Người đi cắm bia mộ đã vô ý, ca sai. Thí dụ: Nếu đứng trên đầu mộ (ngay trước đầu người quá cố), mặt hướng về mộ từ đầu đến chân). Ngôi Mộ đầu tiên bên trái là ông A, mộ cuối cùng là ông F. Người cắm mộ bia sơ ý, cắm mộ bia của ông F cho ông A mộ bia ông A lại cắm cho ông F. Rất may, người cắm mộ bia đã cho thân nhân biết sự sai sót đó. May mắn thứ nhì, anh em tù đi chôn xác bạn đã dùng sơn màu đỏ, vẽ trên cục đá to, chôn theo dưới mộ. Do đó, chúng tôi đã thông báo cho chánh quyền địa phương sự sai sót và tìm đúng mộ của cố Trung Tá Phạm Văn Nghym va ông Ông Tấn Ngọc. Cả hai đều có cục đá có vẽ tên chôn dưới mộ.

* Chúng tôi chân thành cảm tạ:
-Thân Nhân của Tử Sĩ Cao Kim Chẩn, đã gởi cho chúng tôi danh sách Mộ Tù Cải Tạo Nam Hà.
Sau đó, chúng tôi đã đến Trại Tù Nam Hà và kiểm lại trước khi loan tin.
-Cháu Hiệp ở New Mexico đã cho chúng tôi tin tức khu mộ Làng Ðá. Nhờ đó, chúng tôi đã tìm được khu mộ nói trên và giúp cho cháu Hứa Minh Ðộ tìm được mộ cha là cố Thiếu Tá Hứa Minh Ðức.
-Chúng tôi cám ơn các bạn Tù Cải Tạo sau đây đã cho chúng tôi tên, họ một số bạn tù đã qua đời:
1- Anh Phạm Ðức Dư ở Úc Châu.
2- Ðại Úy Nguyễn Văn Ðại.
3- Thiếu Tá Nguyễn Văn Ngọc TMP/HQ/TV Tiểu khu Hậu Nghĩa.
4- Anh Phạm Duy Nhân, Houston, Texas.
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ sự đóng góp của một số đồng đội, đồng bào trong thời gian qua. tấm lòng của quý vị, gia đình người quá cố sẽ không quên Anh Linh người chiến sĩ được an ủi, ngậm cười nơi chín suối.

Houston ngày 15 Tháng Giêng, năm 2010
Chủ Tịch Tổng Hội H.O
Nguyễn Ðạc Thành

VIETNAMESE MIA & POW FOUNDATION
1117 Herkimer, Houston, TX 77008

****************
Tìm Mộ Cha

Có một cháu, con của một sĩ quan đã chết trong trại tù Sơn La.
Xin quí chiến hữu nào đã ở tù Sơn La khoảng 1976 có thể biết bất cứ tin tức nào của vị Đại Úy này không.
Thành thật cám ơn.

Đây là tin tức của người chết:
Huỳnh Tự Trọng ,
cấp bực Đại úy , người Quảng Nam,
chết vào ngày Mùng một Tết năm 1976 ,
tại Trại 2 ,Mường Côi , huyện Phú Yên, tỉnh Sơn La.

Hồ Ngọc Hiệp
***
(Anh Nguyễn Văn Sáu chuyển)