Thursday, January 31, 2008

SEN vs. SÚNG

>>> Xin cám ơn Hoạ sĩ. Tranh "Kinh Chiều" rất dep và tôi thích nhất Hoa Sen trong bức tranh ấy, vì một lý do giản dị: Đó là Tên của tôi.
>>> NNLiên, California

>>> Hoạ sĩ, Bần đạo thực có lỗi với hoạ sĩ. Đúng là một kẻ "phàm phu tục tử", không biết nghệ thuật là gì nên mới nhìn lầm hoa Súng (water lilly) thành ra Hoa Sen (Lotus). Cáo lỗi,
>>>
NNLiên, CA

>>> Giữa Súng và Sen có nhiều loại ở giữa, Quan anh ạ. Cụm hoa water flower trong Kinh Chiều là một. Súng và Sen là hình ảnh rất quen thuộc với người Việt và đã đi vào văn chương dân tộc. Không phải chỉ mình anh thích Sen và Súng, người Việt nào cũng chia sẻ hình ảnh thân thương này với anh. Rất quý mến,
>>> A.C.La, Canada

>>> Mặc dù có sự phân biệt rõ ràng trong Thực vật học, hoa Sen (lotus) và hoa Súng (water lily) thường được dùng lẫn lộn trong dân gian và truyền thuyết. World Book cũng phân biệt thành hai đề mục nhưng không đề cập đến sự tương quan.
>>> Theo từ nguyên Hy lạp, chữ nymph, gọi chung 2 loại hoa, dùng để chỉ nữ tính của Nước và Cây, cũng còn là tên của 'labia minora'...
>>> Tại Ấn độ, hoa Sen xuất hiện trong nghệ thuật và kinh Phật, hoa lớn màu đỏ & trắng (hồng) và lá mọc vươn khỏi mặt nước. Tại Ai cập, quê hương của hoa Súng, hoa có màu xanh và lá xòe ra trên mặt hồ.
>>> Một phân biệt khác của các nhà "chơi hoa": Sen có thể 'trưng' trong lọ và tươi lâu, trong khi Súng dễ héo ngã gục đầu...

>>> Xin xem thêm hình ảnh tại YouTube.com (LINK)
>>> MaoWeb, CO

SEN HỒNG

Sẽ yêu anh như sen hồng yêu Phật
Như hương nồng yêu kinh sách trầm tư
Như chuông ngân yêu tiếng vọng nhân từ
Như thiền tịnh yêu cõi đời rất thật

Như Thương cảm đề

Tin Buồn

Được tin buồn thân phụ đồng môn Nguyễn Bá Lộc (ĐS9)
Cụ Ông Nguyễn Văn Vĩ
đã từ trần ngày 30 tháng 1 năm 2008 tại Tiền Giang Việt Nam,
hưởng thọ 91 tuổi.

Thành kính chia buồn cùng anh Nguyễn Bá Lộc (locba9999@yahoo.com) và tang quyến.
Nguyện cầu linh hồn Cụ Ông sớm về hưởng nhan thánh Chúa.

Gia Đình Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ,
Gia đình Hành Chánh Boston,
Gia Đình Hành Chánh Florida

(Cám ơn anh Lê Xuân Sướng đã thông báo)

Hình Ảnh Tang Lễ

Kính mời qúy Anh Chị vào xem hình ảnh tang lễ của Cố Đại Tướng Cao Văn Viên và bài Thơ Tưởng Niệm cố Đại Tướng trong Website QGHC Úc châu:


Kính chúc quý anh chị nhiều sức khoẻ trong năm Mậu Tý.

Nguyễn Đồng Danh, Úc châu

>>> Anh Danh mến,

"Phải nói ông anh quá tuyệt vời
Trăm công nghìn việc dễ như chơi
Khi cần anh ghé vai gánh hộ
Việc lớn cỡ nào cũng nhẹ thôi"...

Lãng Tử (nguyên Chủ tịch) <<<

Cảm Đề

Đọc Sớ Táo Quân của Diễn Đàn kèm minh hoạ của hoạ sĩ A.C.La, Như Thương chợt "ngẫu hứng" đề thơ như sau:

Gió bay tà áo Táo Quân
Ngọc Hoàng vỡ lẽ... cái quần đờ-mi !
Thôi thì bắt tội mà chi
Hai bà một Táo như ri... may rồi!
Thân kính,
Út NThương

>>> NThương khéo lo! Trông mặt Táo còn trẻ trung và phong độ lắm. Khỏi cần than "Nếu anh còn trẻ"! phải không hoạ sĩ?! HV <<<

Wednesday, January 30, 2008

Táo Ông Xẻo Lồ


Hôm nay Ông Táo về Trời
Quần rin thủng đít cầm cục a-nô (1)
Bái bai trần thế lắm điều
Ông lên thượng giới với bầy tiên non

Túi ông một nắm Vai-Ra
Thêm chai Minh Mạng cho bền cho lâu
Các em tiên nữ vui mừng
Ô kìa anh Táo nhìn mà thấy thương

Em nào em nấy mừng vui
Năm nay lại có Bút Tre Xẻo Lồ
Một bầy tiên nữ nhởn nhơ
Táo Ông một nửa Xẻo Lố một bên

Ăn chơi thượng giới mấy ngày
Thân tàn ma dại vừa bò vừa lê
Bà mẹ xấp nhỏ la làng
Ông đi đâu lạc đến nay mới về

Hỏi rằng ông Bút Tre đâu
Thưa rằng ông ấy còn bận cãi nhau
Với thằng Việt cộng gian manh
Tuốt bên Hà Nội nơi quê hương mình

Cướp nhà cướp đất của dân
Người ta đòi lại nó chơi bài lì
Phen này ông quyết ăn thua
Ông mà vồ được là mày tiêu dên

Chuyện về mấy đứa lưu manh
Đến Tết Ma Rốc cũng không hết lời
Thôi đành xì tốp ở đây
Ở nhà tiên nữ đang chờ xơi cơm.

Bút Tre Xẻo Lồ

Nonpartisan Joke

While walking across a street one day a US senator is tragically hit by a truck and dies.
His soul arrives in heaven and is met by St. Peter at the entrance.

"Welcome to heaven," says St. Peter. "Before you settle in, it seems there is a problem. We seldom see a politician around these parts,you see, so we're not sure what to do with you."
"No problem, just let me in," says the man.
"Well, I'd like to, but I have orders from higher up. What we'll do is have you spend one day in hell and one in heaven. Then you can choose where to spend eternity."
"Really, I've made up my mind. I want to be in heaven," says the senator.
"I'm sorry, but we have our rules."

And with that, St. Peter escorts him to the elevator and he goes down, down, down to hell. The doors open and he finds himself in the middle of a green golf course. In the distance is a clubhouse and standing in front of it are all his friends and other politicians who had worked with him.

Everyone is very happy and in evening dress. They run to greet him, shake his hand, and reminisce about the good times they had while getting rich at the expense of the people. They play a friendly game of golf and then dine on lobster, caviar and champagne.

Also present is the devil, who really is a very friendly guy who has a good time dancing and telling jokes. They are having such a good time that before he realizes it, is time to go.
Everyone gives him a hearty farewell and waves while the elevator rises...

The elevator goes up, up, up and the door reopens on heaven where St. Peter is waiting for him.
"Now it's time to visit heaven."
So, 24 hours pass with the senator joining a group of contented souls moving from cloud to cloud, playing the harp and singing. They have a good time and, before he realizes it, the 24 hours have gone by and St. Peter returns.
"Well, then, you've spent a day in hell and another in heaven. Now choose your eternity."

The senator reflects for a minute, then he answers: "Well, I would never have said it before, I mean heaven has been delightful, but I think I would be better off in hell."
So St. Peter escorts him to the elevator and he goes down, down, down to hell.

Now the doors of the elevator open and he's in the middle of a barren land covered with waste and garbage. He sees all his friends, dressed in rags, picking up the trash and putting it in black bags as more trash falls from above.

The devil comes over to him and puts his arm around his shoulder. "I don't understand," stammers the senator. "Yesterday I was here and there was a golf course and clubhouse, and we ate lobster and caviar, drank champagne, and danced and had a great time. Now there's just a wasteland full of garbage and my friends look miserable. What happened?"

The devil looks at him, smiles and says, "Yesterday we were campaigning. Today you voted."

Guy Trumeau, CO (searched for)

SỚ TÁO QUÂN

Xin bái kiến Ngọc Hoàng
Vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Thần táo quân Diễn Đàn
Miên man trong xó bếp
Thân phận tệ hơn rệp
Ngoài mặt vẫn như hoa

Chuyện riêng xin bỏ qua
Việc nhà, nước là trọng
Xin tóm lược mau chóng
Trình Ngọc Hoàng xét soi

Đinh Hợi thời tiết oi
Bởi vì kỵ năm tuổi
Hùng Vũ đi tắm suối
Tránh đụng chạm, làm thinh

Tháng Sáu Yêu Em tình
Yêu xong sụt năm ký
Như Thương cười hậu hỹ
Đỡ công tập workout

Độc giả vỗ tay chào
Hương Áo tình vời vợi
Chung thủy nào phơi phới
Muôn thuở mãi yêu em

Ngày tháng trôi ấm êm
Bạn già cùng hỷ hả
Thơ vẫn rơi lã tã
Đẹp hơn tuyết và mây

Lan Đàm quả bậc thầy
Lam Giang mơ tình cũ
Dương Quân ho sù sụ
Thương nhớ tình Cà Mau

Nô nức hội Úc Châu
Vai sánh vai bầu bán
Tuổi già lo chuyện vãn
Ba ngày vẫn chưa xong

Còn đâu tuổi lông bông
Đành hội nhau tán gẫu
Uống trà ngắm non bộ
Sóng vỗ bờ cát xinh

Thành Châu kể chuyên tình
Nhân vật luôn chung thủy
Tử Hà bàn chính trị
Lý luận có lớp lang

Người Sài Gòn dễ phang
Đục cả bạn chí cốt
Một số giận sùi bọt
Cỏ sân chơi bỗng vàng

Vài người giận bỏ ngang
Anh em lấy làm tiếc
Bầu trời vẫn xanh biếc
Trông đợi mây trở về

Nỗi buồn nào lê thê
Như thơ tình Lãm Thúy
Chuyện kể bà Nhật Ký
Hoa dược giữa rừng phong

Kỷ niệm có Tề Hồng
Quan Minh chuyên chuyện lạ
Thiên hạ cười ha hả
Khi Thành Hổ phát loa

Nỗi đau bên quê nhà
Văn Bình dư sức bật
Trần Anh mãi bất khuất
Tù tội coi như pha

Lịch sử văn chương ta
Phân tách có Trọng Đạt
Chịu chơi phải sát phạt
Quang Hải cạnh Long Hương

“Đêm về anh sẽ thương”
Ôi sao mà khéo nịnh!
Chồng ham chơi phát bịnh
“Kiếp sau bà chạy xa!”

Ngã Lãng làm thơ à?
Hoóc ky và bóng đá
Mới là sở trường ạ
Nhưng chỉ ở Santa

Xẻo lồ có Bút Tre
Có Thiên Lương sao phúc
Úc châu có cả chục
Tài hoa vang Diễn Đàn

Văn Sanh đã “từ quan”
Về bốc thuốc cứu độ
Hành chánh có cả rổ
Khóc quan ải kinh niên

Về vui thú điền viên
Còn nhiều tài hoa lắm
Chất một thuyền sợ khẳm
Kể bao giờ cho xong

Chuyện hải ngoại bòng bong
Đồng chí không đồng chiếu
Ai cũng muốn hiệu triệu
Xé rào lập đảng riêng

Tin vào bùa ngải thiêng
Quyết tiến lên chiến thắng
Hai ba ngoe cũng đảng
Năm ba trự phong trào

Chụp mũ sức hư hao
Không đủ mạnh chống giặc
Dân chủ ngay trước mặt
Chỉ nói không muốn nghe

Bên kia Đảng chìm ghe
Tìm mọi cách chèo chống
Bằng không chết cả đống
Cố kết để chờ ngày

Công an chỉ thổi còi
Cảnh cáo bọn tham nhũng
Còn dân oan ấp úng
Khiếu kiện dẹp thẳng tay

Chính trị bộ mưu bày
Đánh te tua tôn giáo
Trung cộng chiếm hải đảo
Nín khe giữ ngôi cao

Cầu đường dưới ánh sao
Chỉ lối thi công “tốt”
Nhưng cầu sập cái một
Đường nứt nẻ ổ gà

Hai cuộc chiến thêu hoa
Tốn biết bao xương máu
Rốt cuộc tạo ngôi báu
Cho bè lũ Thọ-Hồ

Dân đen đít tô hô
Kéo xe và cầy cuốc
Ngô khoai và muống luộc
Trên bờ đê, vỉa hè

Kiều bào về thăm quê
Phi trường nộp mãi lộ
Về phường tiền khai hộ
Sống giữa cảnh cướp ngày

Còn nhiều điều chướng tai
Càng nghĩ càng xấu hổ
Đất nước thần xấu số
Thổ phỉ cai trị dân

Chuyện riêng của Diễn Đàn
Thần một lòng tấu hết
Còn chuyện Đảng bê bết
Bút nào tả cho xong

Xin tạ ơn Ngọc Hoàng
Thần cáo lui về sớm
Tuyết lầy lội ghê gớm
Đường đi dễ lật xe

Thần đại diện Diễn Đàn
Cúc cung bái tạ Thánh Thượng!!!
Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Táo Quân Diễn Đàn
(23 Âm lịch)

Chúc Mừng Năm Mới

Trước thềm năm mới, xin cầu chúc tất cả anh em cựu sinh viên QGHC và thân hữu một năm mới tràn đầy hạnh phúc
và thắng lợi trên mọi phương diện.
Cầu mong mùa Xuân Dân tộc sẽ về với chúng ta trong năm Mậu Tý này.

Quốc Việt Phạm Trần Anh

T.B. Mình có gửi mail cho bạn nhưng viết là Hungwebmaster chắc là không nhận được. Hôm ghé Brussel Bỉ nói chuyện có Nguyễn Kim Chi và một anh bạn ĐS 15 Phó tỉnh Quảng Trị đến dự ủng hộ nhiệt tình gà nhà. Riêng người đẹp Lan Anh của ĐS 14 thì mới đi Pháp về nên không ghé được, tuy nhiên vợ chồng Kim Chi có mời PTA đến nhà ăn bữa cơm gia đình để hàn huyên tâm sự Đốc sự 14 một thời. Thế nhưng vì ngày hôm sau phải nói chuyện tại Paris nên PTA đành phải ngậm ngùi từ chối chứ biết tính sao, dù lòng còn luyến tiếc.? Thôi thì dành phải xin lỗi vợ chồng Lan Anh - Kim Chi và anh bạn vậy.

Với tuổi anh em mình thì mọi sự như nước chảy hoa trôi, cứ tùy duyên và thuận theo số phận dù PTA lúc nào cũng cưỡng chống lại điều đó với tất cả ý chí và nghị lực của mình.

Gửi lại bạn hình ảnh sinh hoạt của PTA qua chuyến công tác Âu Châu, đặc biệt là buổi họp báo công bố Cáo trạng CSVN vi phạm Nhân quyền ngay tại Thủ đô Praha. Mặc dù Tiệp Khắc bây giờ đã chia tay với Chủ nghĩa CS nhưng ở đây cộng đồng Người Việt tị nạn hầu như không có mà chỉ gồm du học sinh và người Việt sang làm ăn buôn bán hoặc hợp tác lao động. Do đó họ còn bị Sứ quán CSVN khống chế nhiều mặt. Tên đệ nhị Bí thư Sứ quán VC đến tham dự mang theo 3 du học sinh và 1 tờ báo cò mồi, cánh tay nối dài của VC, tuy nhiên PTA đã hóa giải mọi câu hỏi..., xứng đáng với niềm tin yêu của anh chị em Đại gia đình QGHC mình.

LINKS


HỌP BÁO TẠI TIỆP KHẮC
(Suối Linh, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Jan 16, 2008)

Tuesday, January 29, 2008

Florida Vote

The sharing of marriage...

The old man placed order for one hamburger, French fries and a drink.

He unwrapped the plain hamburger and carefully cut it in half, placing one half in front of his wife.

He then carefully counted out the French fries, dividing them into two piles and neatly placed one pile in front of his wife.

He took a sip of the drink, his wife took a sip and then set the cup down between them. As he began to eat his few bites of hamburger, the people around them were looking over and whispering.

Obviously they were thinking, "That poor old couple - all they can afford is one meal for the two of them."

As the man began to eat his fries a young man came to the table and politely offered to buy another meal for the old couple. The old man said, they were just fine - they were used to sharing everything.

People closer to the table noticed the little old lady hadn't eaten a bite. She sat there watching her husband eat and occasionally taking turns sipping the drink.

Again, the young man came over and begged them to let him buy another meal for them. This time the old woman said "No, thank you, we are used to sharing everything."

Finally, as the old man finished and was wiping his face neatly with the napkin, the young man again came over to the little old lady who had yet to eat a single bite of food and asked "What is it you are waiting for?"

She answered (Continue below - This is great)

"THE TEETH."

Prof. Huệ & Guy Trumeau

Sì-căng-đan Cuối Năm !

Ông nào mà mơ làm Khổng Minh, nằm nhà suy diễn Thiên thời Địa lợi Nhân hòa... trong giả thuyết thế? ... Dù có tình huống Cách mạng thì cũng phải có... con người làm CM... nữa chứ... Sau cái ông đ/t dân chủ lộ đồ 9 điểm NĐQ (số 9 hên, hay qua năm 09 là thời ông tới?) tuyên bố với phái đoàn Bộ Ngoại giao Mẽo thăm ông rằng: Mẽo đi đúng đường rồi, cứ thế đi tiếp... Cứ từ từ... diễn biến... chuyển hóa chế độ độc tài ra... dân chủ. Không có dzụ đột biến CM gì đâu...

Mấy ông bà dân cử gốc Vietnammese Americans lại vừa thúc Bà Condi Rice... mau mau ngăn cản Hà nội đàn áp giáo dân cầu nguyện,... (TT vịt què - lame duck - chắc đâu còn thời gian suy xét mấy tên Mẽo da vàng bắng nhắng này có marketing được chiếc Boeing hay tàu chiến nào hông? Sale được mấy tỷ US hàng HK qua VN ?...). Chuyện trên trời dưới đất xa thì bàn vô biên...


Trở về Cộng đồng Nam Cali, tại Little SG, lại biểu tình vì scandale trên báo Xuân Người Việt (C)... Năm nào nó cũng có chuyện chướng... Năm nay vì... một "tác phẩm" nghệ thuật: Cái chậu rửa chân có hình lá cờ vàng 3 sọc đỏ.
Xem bài trên web Hồn Việt, "Lá Cờ VN" của Bùi Bảo Trúc (LINK).

Người SG

>>> Xin đọc thêm Lá thư Chủ bút Nhật báo Người Việt (LINK) của Vũ Ánh để rộng dường dư luận. MaoWeb <<<

KINH CHIỀU

Xin gửi tới quý huynh bức tranh mới vẽ,
như một lời chúc xuân tốt đẹp nhất.

Kinh Chiều
oil on canvas
22" x 28"

Kính mến,
A.C.La, Canada


>>> Cám ơn Bác Chánh. Tranh vẽ có hồn lắm...
>>> Thân, Vũ Minh Ngọc, ĐS16, Vancouver <<<


>>> Thật là tuyệt diệu: khi ngắm tranh trạng thái như đang phiêu diêu trong cảnh chiều tà êm đềm, vẳng lại từ xa tiếng chuông chùa ngân loang trong gió sau mỗi hồi kinh, gần là cảnh lắng đọng bên những đóa hoa nở ven sông, tâm hồn hạnh phúc buông thả giấc mơ chiều bên người bạn đời yêu dấu như đôi Bạch Hạc là chủ đề của tác giả trong họa phẩm "Kinh Chiều" ?. Bức tranh đẹp về hình thức lẫn nội dung.
>>> Thân kính, VLHương, FL <<<

Qua Giông Bão Sẽ Có Đẹp Trời

Thưa quí vị Diễn Đàn,
"Qua Giông Bão Sẽ Đẹp Trời" là bài viết mới nhất
của cựu Thiếu tướng Nguyển Duy Hinh.
Theo thiển ý, đây là một bài viết giá trị.
Xin kính mời quí vị click vào TITLE LINK để đọc qua Trang Web rời.
và nếu được xin phổ biến rộng rãi, nhất là về quốc nội.
Thành thật cám ơn quí vị,
VLHương, FL

Monday, January 28, 2008

State of the Union 2008

Một tấm hình đẹp của Toà nhà Quốc hội (US Congress) đêm nay (9:00 p.m. ET)
khi TT Bush đến đọc diễn văn về Tình trạng Liên bang,
một cơ hội cuối cùng của ông trong suốt 2 nhiệm kỳ (2000-2008).
Ông nói: "As we gather tonight, our nation is at war, our economy is in recession, and the civilized world faces unprecedented dangers. Yet the state of our Union has never been stronger..."

Nhổ Cỏ Dại !

Gần đây có hai sự "đối chọi" khá kỳ thú:
- Anh Trọng Đạt khoái "sờ". Anh viết trong post Chuyện Việt Nam: 'nghèo sơ nghèo sác' và 'rách như cái sơ mướp'. Thật ra, viết đúng phải là "xơ xác" và "xơ mướp".
- Anh Điền Thảo, ngược lại, khoái "xì". Anh viết trong post Nếu Anh Còn Trẻ: 'Mỹ mà xụt xùi...'. Thật ra, viết đúng phải là "sụt sùi".
Xin lưu ý, cả hai anh đều là người BẮC! Và, những lỗi chính tả trên do một anh người NAM, đã được phong danh hiệu là "Vua Nhổ Cỏ Dại" của Diễn đàn chúng ta, phát giác.

Thành thật cám ơn "người làm vườn" (tạm dấu tên) đã luôn luôn đọc rất kỹ những posts trên Diễn Đàn và đề nghị MaoWeb nhổ cỏ dại. Maoweb đã tự ý sửa lại những posts trên mà không kịp thông báo đến tác giả TĐạt & ĐThảo. Mong lượng thứ.

MaoTônWeb

>>> Chính tả của mỗ tôi rất lạng quạng. Bị nhiều người chỉnh lắm rồi mà vẫn chưa khá ra được. Nhất là các vần D và GI, X va S... Xin cám ơn người chỉ điểm và người nhổ cỏ dại rất nhiều.
>>> Điền Thảo <<<

>>> Nhưng đôi khi chính vì sai lỗi chính tả như thế mà độc giả phải xem đi xem lại cho chắc ăn... Từ đó, độc giả sẽ thấm ý nghĩa của bài viết hơn chăng ?!
>>> Như Thương, FL <<<

Don't you just feel this way sometimes?

Guy Trumeau, CO sưu tầm

Đường Luật: Xướng Hoạ

Kính mời quý anh chị vào trang Web QGHC Úc châu xem bài thơ Đường luật của anh Phạm văn Tùng và bài thơ hoạ của tôi - Kính chúc sức khoẻ.

NĐDanh, Australia

>>> Anh Danh và anh Tùng mến,
Phải nói là cả hai nhà thơ 'xướng' và 'hoạ' Đường luật kiểu này thật là hết sẩy. Quảng cáo cho cái Tiệm thuốc bắc "Tùng Sanh Đường" kỳ này thiệt hết ý - mùa Xuân về mà bán thuốc Bắc này cho quý huynh thì chắc là mau giàu to... hihi.
Nhưng mà nhanh chân lên quý huynh ạ. Chớ cái món 'sơn dương với hải cẩu' bổ thận hoàn này sắp.... 'out of stock' rồi quý huynh ơi!!!
Cám ơn hai nhà thơ NĐDanh và PVTùng.
Thân quý,
Cuồng Đao, ĐS17, Úc <<<

>>> Theo điệu này thì thuốc Viagra chắc sẽ ế hàng ! Vậy mà tôi không biết! anh Tùng làm chủ tiệm thuốc Bắc hồi nào vậy? Cũng như tôi không biết anh Danh đã làm thầy thuốc bắt mạch cứu nhân độ thế !.
>>> Thân mến, NT Hà <<<

Nếu Anh Còn Trẻ (2)

Điền Thảo tiên sinh,
Đọc bài "Nếu Anh còn trẻ", tại hạ suy ra không cần phải còn trẻ cũng mua nhà "sống với Em" được như thường mà, nếu cứ đợi nữa thì còn gì là duyên kiếp ba sinh? Lúc trẻ đã lỡ hẹn lỗi thề rồi giống như bài Thơ và Họa của Á Nghi (link) đợi mãi đến già còn "Nếu" thì thôi đành hẹn lại kiếp sau mất thôi. Có đúng không Điền Thảo tiên sinh?

Tựa câu chuyện khiến nhớ đến bài thơ "Nếu Anh còn trẻ " của thi sĩ Hoàng Cầm, xin ghi lại để Diễn Đàn xem.

VLHương, FL
Nếu anh còn trẻ

Nếu anh còn trẻ như năm ấy
Quyết đón em về sống với anh
Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận
Anh lụy đời quên bến khói sương
Năm tháng...
năm cung
mà cách biệt
Bao giờ em hết nợ Tầm dương?

Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về lãng đãng bến sông xa
Thì em còn đấy
hay đâu mất?
Cuối xóm buồn teo một tiếng gà...
(1941)

>>> Bài thơ trên đã được Phạm Duy phổ nhạc và lấy tên là "TÌNH CẦM" (link). Kính mời quý vị và các bạn click vào link trên để nghe Đức Tuấn hát. MaoWeb <<<

>>> Xin cám ơn Vũ hiền huynh. Chắc sẽ bỏ bớt chữ "nếu" đi mới được. Nhưng người "em" ở đây cứ hư hư thực thực mới chết. Vì vậy mà có khi trót trễ cho trễ luôn, hiễn huynh ạ... Điền Thảo. <<<

Nếu anh còn trẻ

Khi xưa làm nông ở bên quê nhà, người ta phải trông vào mưa thuận gió hòa: Trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông gió trông ngày trông đêm... Nay buôn bán ở Canada nguời ta hay trông xuống phía nam xem anh chàng hàng xóm động tĩnh ra sao. Bởi vì hai nước ở vào cái thế môi hở răng lạnh. Thế cho nên chẳng lạ gì trên báo chí ở cái xứ tủ lạnh này người ta hay nói đến kinh tế Mỹ. Mỹ mà sụt sùi thi Gia Nã Đại cũng sớm muộn bị nóng đầu theo. Và đấy cũng là một trong những lý do mỗ này hay xía vào chuyện người khác.

Trong quý bốn 2007, tin tức "hơi lạ" rỉ ra từ các công ty địa ốc Mỹ, chắc chắn cũng ảnh hướng đến giá nhà đang lên cao tại Canada - nhất là tại tỉnh dầu lửa Canada - bị khựng lại và lao xuống, có thống kê nói là giá nhà ở Alberta giảm xuống tới 43% tính từ đỉnh.

Hiện nay khủng hoảng tín dụng liên hệ đến dịch vụ cho vay tiền mua nhà đã khiến cho kinh tế Mỹ bị phiền toái. Nhiều người cho rằng kinh tế Mỹ đang ở bên bờ một cuộc suy thoái mới.

Thực ra thì một cuộc suy thoái như kiểu hiện nay chỉ là kết quá của cái tâm lý "hăng tiết vịt" trong nền kinh tế thị trường như tại Mỹ hay tại bất cứ nơi đâu có cùng khuôn mẫu. Lý do khó khăn nhất cho việc ổn định thị trường nhà cửa là sức cung quá lố đã khiến cho các công ty xây cất kẹt tiền mặt. Bỏ thương vương tội, không thể giữ "hàng" tồn kho khi phí tổn bảo trì rất cao nên đành bán đổ bán tháo. Hệ quả là giá nhà đang tới gần cái đáy.

Những nhà phân tách kinh tế tài chánh hay những giới chức có thẩm quyền trong lãnh vực này cho rằng làm thế nào tìm được thế lực đột phá để ngốn hết 300 ngàn căn nhà đang xây cất trong cảnh chợ chiều này, thì mọi chuyện sẽ êm đẹp. Tuy nhiên Alan Greenspan, cựu thủ lãnh Hội Đồng Dự Trữ Liên Bang (Board of Governors of Federal Reserve), nói rằng kế hoạch $150 tỷ kích thích kinh tế của chính phủ liên bang không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng mua bán nhà, nhưng có thể sẽ gia tăng tiêu thụ nói chung.

Cuộc suy thoái này, theo ông, có nhiều phần trăm xẩy ra nhưng sẽ mau qua vì sức tiêu thụ và kinh tế toàn cầu khá mạnh. Nhiều người còn dựa vào quá khứ nói rằng từ sau cuộc đại khủng hoảng đầu thập niên 30, Mỹ chỉ trải qua 10 lần suy thoái và phục hồi lại khá nhanh.

Mặt khác sau 5 năm liên tục mất giá so với hầu hết tiền tệ chính yếu khác, đồng Mỹ kim hiện nay đang tạo cho sản phẩm Mỹ một sức hấp dẫn đặc biệt. Chẳng lẽ không có người Canada nào lăm le nhào xuống Mỹ đấu giá mua vài căn nhà xài chơi khi tiền Mỹ và Canada ngang ngửa?

Nghĩ như thế, mỗ này bèn nghêu ngao hát rống lên: "Nếu anh còn trẻ như năm cũ, quyết xuống mua nhà sống với em".

Điền Thảo

Sunday, January 27, 2008

Secret Catholic Stuff !

This information is for Catholics only.
It must not be divulged to non-Catholics.
The less they know about our rituals and code words, the better off they are.


AMEN: The only part of a prayer that everyone knows.
BULLETIN: Your receipt for attending Mass.
CHOIR: A group of people whose singing allows the rest of the Parish to lip-sync.
HOLY WATER: A liquid whose chemical formula is H2OLY.
HYMN: A song of praise usually sung in a key three octaves higher than that of the congregation's range.
RECESSIONAL HYMN: The last song at Mass often sung a little more quietly, since most of the people have already left.
INCENSE: Holy Smoke!
JESUITS: An order of priests known for their ability to find colleges with good basketball teams.
JONAH: The original "Jaws" story.
JUSTICE: When kids have kids of their own.
KYRIE ELEISON: The only Greek words that most Catholics can recognize besides gyros and baklava. (For you non-Catholics it means Lord have mercy.)
MAGI: The most famous trio to attend a baby shower.
MANGER: Where Mary gave birth to Jesus because Joseph wasn't covered by an HMO. (The Bible's way of showing us that holiday travel has always been rough.)
PEW: A medieval torture device still found in Catholic churches.
PROCESSION: The ceremonial formation at the beginning of Mass consisting of altar servers, the celebrant, and late parishioners looking for seats.
RECESSIONAL: The ceremonial procession at the conclusion of Mass led by parishioners trying to beat the crowd to the parking lot.
RELICS: People who have been going to Mass for so long, they actually know when to sit, kneel, and stand.

*************** N O T I C E **************.
Do not share with any non-Catholics.
Penalty could mean future loss of your BINGO rights.

GS. NTHuệ & Guy Trumeau forwarded

>>> Dear Prof. Huệ & Guy: Welcome to our Alumni Forum. Looking forward to your full co-operation. Web HV <<<

Suharto

- Nhà độc tài Nam Dương vừa qua đời
Jakarta - Nam Dương (Chủ Nhật 27-1-08):

Suharto, cựu tổng thổng Nam Dương, đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, người đã tiến hành một chế độ độc tài tàn bạo nhất Thế Kỷ 20 trong vòng 32 năm, giết hại khoảng 1 triệu đối thủ chính trị, đã qua đời vào ngày Chủ Nhật hôm nay, hưởng thọ 86 tuổi.

Từ ngày 4, Tháng Giêng, sức khỏe Ô. Suharto suy yếu trầm trọng trong một bệnh viện tại Thủ Đô Jakarta khi thận, tim và phổi của ông không còn hoạt động. Suharto bị lật đổ trong cuộc xuống đường khổng lồ của quần chúng vào năm 1998. Sự ra đi của Suharto đã mở đường cho nền dân chủ tại một quốc gia 235 triệu dân, mà tuyệt đại đa số là Hồi Giáo. Từ đó Suharto không còn xuất hiện trước công chúng, ít khi ra khỏi ngôi biệt thự đầy bóng mát tại Thủ Đô Jakarta.

Thế nhưng Suharto trong nhiều thập niên đã đích thân giám sát sự phát triển kinh tế mà sự phát triển này đã làm nhiều quốc gia đang phát triển thèm muốn. Ngày hôm nay, gần 1/4 dân chúng Nam Dương vẫn sống trong nghèo khổ và nhiều người vẫn còn ước ao sự ổn định kinh tế của Nam Dương dưới thời Suharto khi mà gía xăng và giá gạo phải chăng.

Trong bài diễn văn truyền hình, Tổng Thống Susilo Bambang Yudhoyono kêu gọi “Toàn dân hãy tỏ lòng ngưỡng mộ đến một trong những đứa con ưu tú của Nam Dương… người đã đóng góp rất lớn cho tổ quốc thân yêu.” Văn phòng tổng thống cũng tuyên bố toàn quốc để tang một tuần lễ và TT. Yudhoyono cũng sẽ tham dự lễ quốc táng khi thi hài ông Suharto được một phi đội máy bay chuyển tới lăng mộ của gia đình ông. Theo truyền thống Hồi Giáo, thi hài Ô. Suharto sẽ được tắm rửa sạch sẽ, lễ cầu nguyện sẽ được tổ chức tại gia với sự hiện diện của sáu người con cùng TT. Yudhoyono và hằng chục viên chức cao cấp trong chính phủ.

Tutut – trưởng nữ của Ô. Suharto, giữa làn nước mắt, nói rằng “Xin Thượng Đế ban phước lành và tha thứ những lỗi lầm của cha tôi.”

Suharto đã tiến hành một cuộc cai trị độc tài, cho binh lính trấn đóng tại mỗi làng, khiến dân chúng sợ hãi chính quyền trên một quốc gia có 6000 hòn đảo trải rộng 3000 dặm Anh ở Đông Nam Á. Theo Jeffrey Winters, giáo sư kinh tế-chính trị tại Đại Học Northwesterner, Suharto phải chịu trách nhiệm về những tội ác ghê gớm nhất chống lại con người trong Thế Kỷ 20. Những người thừa hưởng những lợi lộc do chế độc tài của Suharto đem lại không bao giờ mô tả hình ảnh thực của ông ta tại quê nhà, mặc dù ông ta thực sự là một nhà độc tài tàn bạo, cai trị bằng bàn tay sắt và giết người không gớm tay.

Từ khi buộc phải từ bỏ quyền lực, Suharto đã ra vào bệnh viện vì nghẹt tim khiến ông không còn nói được nữa. Việc tiếp máu và giải phẫu tim đã kéo dài mạng sống, nhưng phổi, thận, gan suy và tim yếu đã khiến ông hôn mê vào ngày Chủ Nhật.

Các sử gia, các nhóm nhân quyền và những nhà phê bình đã kết tội Suharto là một trong những người cai trị tàn bạo nhất thế giới và dung dưỡng một hệ thống tham nhũng trong chính quyền. Thế nhưng sức khỏe suy yếu, và nhất là nạn tham nhũng vẫn lan tràn khiến Suharto vẫn không bị đưa ra tòa xét xử sau khi bị lật đổ giữa cơn khủng hoảng tài chánh của Á Châu năm 1998. Suharto được tay chân, bộ hạ trung thành đầy quyền thế trong chính quyền và quân đội che chở. Họ sợ rằng chính họ sẽ mang tội đồng lõa một khi Suharto bị đưa ra tòa xét xử.

Theo Liên Hiệp Quốc và các nhóm nhân quyền, phần lớn những thảm sát chính trị cáo buộc Suharto xảy ra vào thập niên 1960 sau khi Suharto nắm được quyền hành. Những năm sau đó, khoảng 300,000 người đã bị giết, mất tích họăc bị bỏ đói cho đến chết tại những vùng của Đông Timor có ý muốn đòi độc lập, tại Aceh và Papua.

Những nhà lãnh đạo tiếp theo Suharto như B.J Habilie, Aburrahman Wahid, Megawati Sukarnoputri và Yudhoyono đều cam kết diệt trừ nạn tham nhũng bắt rễ từ thời Suharto, tuy nhiên nạn tham nhũng vẫn là căn bệnh bất trị trên mọi sinh họat của xã hội Nam Dương. Với hệ thống pháp lý tê liệt vì tham nhũng, cả quốc gia Nam Dương đã không dám đương đầu với một quá khứ đẫm máu. Thay vì đưa ra xét xử những người kẻ đã giết người tập thể, ăn cắp công quỹ hằng tỉ đô-la, những kẻ thế lực đã liên tục kêu gọi miễn tố cho Suharto với lý do nhân đạo.

Vào ngày Chủ Nhật đã có cả ngàn người, trong đó có những người đã khóc nức nở khi họ kéo về căn biệt thự của Suharto. Mamiarti, một chị giúp việc nhà 43 tuổi nói “Tôi có cảm tưởng người tôi tan nát khi nghe tin tổng thống mất. Chúng ta đã mất đi một vĩ nhân. Ngày xưa tìm công ăn việc làm dễ. Ngày nay khó quá.” Thế nhưng những nhà bình luận hoặc chỉ trích lại cho rằng Suharto đã tàn phá tài nguyên thiên nhiên của Nam Dương như dầu hỏa, gỗ và vàng, bòn rút của cải của đất nước cho băng đảng của mình, cho các công ty ngọai quốc và cho gia đình vọng tộc của ông ta. Theo GS Jeffrey Winters tệ nạn tham nhũng đã cướp đi những thập niên, những cơ hội bằng vàng để đưa đất nước từ nghèo đói thành quốc gia có tầng lớp trung lưu.

Giống như những người Nam Dương khác, Suharto chỉ dùng một tên. Ông ta sinh ngày 8-6-1921 trong một gia đình nông dân trồng lúa tại làng Godean thuộc một tỉnh của miển trung Java. Khi Nam Dương giành được độc lập vào năm 1949 từ tay người Hòa Lan, Suharto ngoi lên trong quân đội và trở thành sĩ quan tham mưu. Binh nghiệp của ông hầu như bị suy xụp vào cuối thập niên 1950 khi Abdul Haris Nasution – chỉ huy trưởng quân đội lúc bấy giờ đã cáo buộc ông tham nhũng qua việc ân huệ cho các khế ước đấu thầu cho quân đội.

Quyền hành tuyệt đối đã đến với Suharto vào Tháng 9, 1965 khi sáu ông tướng trong quân đội bị giết một cách bí mật, xác của họ bị vất xuống một chiếc giếng bỏ hoang trong một âm mưu lật đổ TT. Sukarno - một vị cha già sáng lập nền độc lập của Nam Dương từ tay người Hòa Lan. Để đạt quyền chỉ huy, Suharto đã nắm chặt lấy quân đội và tự phong mình là đại tướng bốn sao. Sau đó Suharto đã tiến hành cuộc thanh trừng những người bị tình nghi là cộng sản và thành viên các công đoàn. Đây là một cuộc thanh trừng được coi là đẫm máu nhất trong khu vực từ sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến khi Khờ Me Đỏ thiết lập một chế độ cai trị gớm ghiếc tại Cambodia khoảng một thập niên sau. Các chuyên gia đã ước tính khoảng từ 500,000 đến một triệu người đã bị giết trong cuộc thanh trừng này.

Vào những năm sau, Suharto đã nới lỏng cho TT. Sukarno - người bị quản thúc tại gia và qua đời vào năm 1970. Quốc hội Nam Dương đã biếu không cho ông ta chức vụ tổng thống bằng cách cho phép Suharto tái ứng cử sáu lần độc diễn.

Trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Suharto được coi như đồng minh tin cậy của Hoa Thịnh Đốn và Hoa Kỳ không hề lên tiếng phản đối việc chiếm đóng Papua bằng bạo lực vào năm 1969 và cuộc xâm lăng Đông Timor năm 1974. Đông Timor - một cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha đã trở thành một quốc gia trẻ trung nhất sau cuộc trưng cầu dân ý do LHQ bảo trợ năm 1999.

Mặc dầu những nhà chỉ trích đồng ý là sự cai trị cứng rắn của Suharto đã ngăn chặn được nhóm quá khích Nam Dương và kết hợp được các chủng tộc trên một phạm vi địa lý quá rộng lớn. Thế nhưng Suharto đã giam giữ những nhóm vũ trang Hồi Giáo mà không đưa ra xét xử. Một số thành viên của nhóm vũ trang Hồi Giáo này đã tiến hành những cuộc đánh bom tự sát cùng với nhóm Jemaah Islamiyah có liên hệ với Al-Qaida sau cuộc tấn công vào Hoa Kỳ ngày 11-9.

Trong khi đó, nhóm người cầm quyền bao quanh Suharto - có hỗn danh là Băng Đảng Mafia Berkeley – tên trường Đại Học Berkeley ở California – đã chuyển hóa nền kinh tế Nam Dương và hấp dẫn hằng tỉ đô-la đầu tư của người ngoại quốc.

Vào những năm cuối thập niên 1980 Suharto tự coi mình như là “người cha phát triển kinh tế” do việc giảm thiểu được số người nghèo khó và canh tân một phần đất nước. Thế nhưng chính quyền Suharto đã nổi tiếng là độc tài gia đình trị và Nam Dương được mệnh danh là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, nơi mà những người thân cận của Suharto đã thu tóm được những tài sản kếch xù. Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) ước lượng khỏang 20% tới 30% quỹ phát triển đã bị biển thủ dưới triều đại Suharto.

Cho tới ngày nay, con cháu và những người hợp tác đã già nua của Suharto vẫn còn thống trị nền kinh tế, chính trị và tư pháp. Mọi nỗ lực để lấy lại số tiền bị biển thủ hoàn toàn vô hiệu quả. Người con trai út của Suharto là Hutomo “Tommy” Mandala Putra vừa ra tù năm 2006 sau khi đã thọ 1/3 án tù 15 năm vì đã ra lệnh ám sát vị chánh án của Tối Cao Pháp Viện. Một con trai nữa của Suharto là Bambang Trihamodjo nằm trong danh sách những người giàu có nhất Nam Dương theo thống kê của Forbes với 200 triệu hùn vốn trong tổ hợp Mediacom.

Chính sách kinh tế của Suharto là cho bè đảng của ông vay nợ không tiền bảo chứng. Điều này bị phanh phui ngay sau khi Suharto bị lật đổ vào năm 1998. Hiện nay Nam Dương vẫn còn phải đang phục hồi lại tình trạng mà các kinh tế gia gọi là kinh tế xuất huyết trong năm mươi năm dài.

Các công tố viên của Nam Dương đã kết tội Suharto biển thủ khoảng 600 triệu đô-la qua mạng lưới của hệ thống làm ăn rất phức tạp của ông. Thế nhưng Suharto không bao giờ bị đưa ra tòa. Vào Tháng 9, 2000 các thẩm phán tuyên bố sức khỏe Suharto quá suy yếu cho nên không thể ra hầu tòa. Quyết định này dường như bắt nguồn từ lý do người ta sợ ảnh hưởng còn rơi rớt lại từ bè đảng và gia đình của Suharto.

Vào năm 2007, Suharto đã thắng 106 triệu đô-la trong vụ kiện báo Time kết tội ông ta và gia đình đã ăn cắp 15 tỉ đô-la của công quỹ. Nhà độc tài Suharto, trong một cuộc phỏng vấn rất hiếm hoi đã nói rằng ông có thể tặng một số tiền lớn cho những người nghèo khó và coi những điều tố cáo ông là những lời nói “trống rỗng”.

Bà Siti Hartinah thuộc hoàng gia Nam Dương là bà vợ đã sống với ông 49 năm, mất năm 1996. Hai người có tất cả ba trai và ba gái.

Bài viết của Anthony Deutsch – Biên Tập Viên AP
Bản dịch của Đào Văn Bình

>>> Nếu quý vị muốn đọc nguyên tác, xin mời click link: Indonesia's ex-dictator Suharto dies . HV <<<

Chuyện Việt Nam !

Tôi có một ông bạn mới quá Mỹ đoàn tụ (ông ấy ở Saigon). Ông ấy nói qua đây mới nghe nói đến Lệ Thi Công Nhân, Cha Lý... còn ở VN thì không nghe thấy ai nói gì cả. Tôi nghĩ một phần vì CS họ bưng bít và một phần vì người mình cúng thờ ơ, họ chỉ chú ý tới việc làm ăn sinh sống. Người bạn có vẻ không tin tưởng ở Cộng đồng Hải Ngoại. Anh ta nói ở đây người mình cãi nhau chỉ chóe, chửi nhau ùm lên (mấy người mới qua hoặc đi du lịch đều nói thế, cộng đồng cũng kỳ thật, tại mình ở đây lâu nên không thấy kỳ chứ người mới qua họ thấy kỳ).

Người bạn cho rằng Hải Ngoại không đánh đổ được chế độ CSVN... Tôi cho rằng nay VC nó chiếm hết cả 4 Quân Khu của mình, nay chỉ còn cái Quân Khu 5 này thôi (QK Hải ngoại), mình giữ được cái QK 5 này không bị nó chiếm là giỏi rồi, còn chuyện tái chiếm lục địa thì ... còn lâu lắm.

Mấy người về thăm VN nói đường đi đặc nghẹt những người không thể đi được, thế mà họ vẫn đi làm, sinh sống được, người giàu thì giàu nứt đố đổ vách, người nghèo thì nghèo xơ nghèo xác rách như cái xơ mướp. Thử xem bọn Mỹ Ngụy và bọn VC ai bóc lột hơn ai?

Trọng Đạt, CH3, TX

CỘI MAI

CLICK TO ENLARGE

Bài thơ trên được trích ra từ bài "Một Năm" của Như Thương, nói về Năm hết Tết đến.
NThương hân hạnh được một nhóm cô giáo của Trường Trung học Banmêthuột designed và "lên khuôn" một cách "classic" như trên.
Như Thương đã liên lạc với designer Phượng Các để xin phép post lên Diễn đàn và đã được chấp thuận. Nhân tiện NThương cũng được biết thêm: Phượng Các là một ông chừng 65 tuổi, chứ không phải là tên của một... chị nào đó !

Như Thương , FL

Saturday, January 26, 2008

Tất Niên Bỏ Túi

Sau mấy ngày mưa gió tuyết lạnh đầu tuần, hôm nay trời Denver trở nên đẹp lạ. Chúng tôi mời Ô.B. Giáo sư Nguyễn thị Huệ đến dự bữa cơm trưa tất niên tại một nhà hàng ở khu phố Việt Nam, gần Downtown.

Nói là "tiệc tất niên" cho oai, chứ thật ra chúng tôi chỉ gồm 3 cặp: vợ chồng GS Huệ và vợ chồng hai đứa học trò chúng tôi, ĐXHùng (ĐS17) và VCHùng (ĐS14). Cũng may, tháp tùng chúng tôi còn có 4 người con và cháu của anh ĐXH, ngồi cho đủ một "thồi".

GS Huệ ở tuổi 79 nhưng trông còn tráng kiện và đọc tên vanh-vách các cựu sinh viên... Hai ông bà sẽ về thăm VN vào tháng Ba tới và sẽ đi một vòng Nha trang, Đà lạt,... trong 3 tuần lễ.

Một chuyện vui đáng ghi nhớ: anh hầu bàn (khá quen mặt chúng tôi!) hỏi GS Huệ "Xin lỗi bà bác, bà có lai không?" Phải mất mấy giây đồng hồ và trao đổi qua lại mấy câu, chúng tôi mới vỡ lẽ ra là anh ta muốn hỏi GS Huệ có lai Tàu hay Mỹ gì không? Điều đó chứng tỏ GS của chúng tôi/ta trông vẫn còn "phong độ" của một Ph. D đã từng đi Mỹ về, dạy Đại học và ra ứng cử Thượng nghị viện thời Đệ nhị Cộng hòa!

Có Trời mới biết chúng tôi đã ăn uống và nói chuyện những gì mà buổi ăn trưa nói trên đã kéo dài tới ba tiếng đồng hồ, từ 11:30 am đến 2:30 pm !?

Nhị Hùng, Colorado

Thủ Bút Lan Đàm

THÁNG GIÊNG, NHỚ LONG ÂN

Tạp Bút

Tháng này năm năm về trước, Bạn Ta bỏ bạn bè để trở lại dòng sông cũ mênh mông của Bạn Ta. Sáng nay, trời Cali mưa bụi bay, ta ngồi nơi quán cũ với những người bạn cũ. Duy Lam. Cao Bá Minh. Nguyễn Mạnh Trinh. Phạm Quốc Bảo. Xuân Đỗ, Phùng Minh Tiến. Vũ Xuân Hoài.Và Bạn Ta, trong hồi tưởng của mọi người.

Ly cà phê sữa đá, điếu thuốc lá và một chiếc ghế trống vẫn dành cho Bạn Ta, hôm nay, ngày nhớ Bạn Ta, như bốn năm vừa qua. Cây sầu đông bên hè trụi lá khẳng khiu. Mây mù và gió lạnh. Hình như, năm ngoái, tháng giêng, ta có một bài thơ cho Bạn Ta trên Người Việt. Năm nay…

Mấy cơn bão từ đâu bất ngờ thổi qua đây. Cơn đằng đông cơn đằng nam, kéo trên từng lớp từng hàng mưa bay. Ta chẳng có gì cho Bạn Ta năm nay. Người lạ như người không bằng hữu, ta lạ như ta đang ở đây. Ừ, tự dưng sáng nay sao ta thấy ta là một người lạ nơi cái quán vỉa hè đông đúc và ồn ào quen thuộc của Bạn Ta, của ta từ bao nhiêu năm về trước này.

Ly cà phê sữa nóng thường lệ của ta đã nguội lạnh. Ta chợt thấy thiếu và rất thèm được nghe giọng cười hào sảng của Bạn Ta như trong những buổi sáng thứ bẩy, chủ nhật gặp nhau, ngày xưa. Bạn bè dăm đứa ngồi ngất ngưởng, úp chén rượu không cần thước đo, trí như nhật nguyệt tâm vô lượng, thẳng một đường trong đời quanh co…

Có ai đó gọi đồ ăn sáng. Chung. Bốn đĩa assiette à Anglais. Ta nhìn Duy Lam và Cao Bá Minh ngồi bên cạnh chiếc ghế trống. Và ta chợt nhớ Bạn Ta vô cùng. Thì giống như bẩy năm về trước, một buổi sáng thứ bẩy hay chủ nhật nào đó, ăn trưa với Duy Lam và Cao Bá Minh mà không có ta, Bạn Ta nhớ đến ta. Chỉ khác là hồi đó, mấy ngày sau ta mới biết về nỗi nhớ đó qua một bài thơ của Bạn Ta. Bài thơ, lục bát, thật ngắn trên Phụ Nữ Việt, mà ta đã nằm lòng, từ ngày đó,

Ăn Trưa Với Duy Lam, Cao Bá Minh Nhớ Lê Danh Đàm

Ngày pha nắng một trời đầy

Trưa nơi quán nhỏ tôi bầy tranh tôi

Chỗ vàng có Chúa ba ngôi

Chỗ xanh có Phật vẫn ngồi kiến tâm


Chỗ vui bằng hữu ân cần

Chỗ thế nhân những dấu chân vội vàng

Con trâu già chậm bước ngang

Chỗ tôi, chỗ bạn có bàn ghế quen.

Thế đó, buổi trưa nay, nơi quán thân quen và bên bạn bè cũ, ta nhớ đến bài thơ Bạn Ta viết cho ta khi nhìn chiếc ghế trống. Nhưng rồi ta sẽ chẳng có gì cho Bạn Ta. Đã chẳng có một câu thơ nào hình thành trong đầu óc. Mưa nặng hạt vừa giăng ngang thành phố. Bãi đậu xe mênh mông loáng nước. Ngồi đây nơi bãi cát này, một sân kỷ niệm đã đầy cỏ hoang. Bởi rồi chỉ thấy nhau trong trí tưởng, trong một nỗi nhớ khôn nguôi. Và khi về, hình như chỉ có một lời nhắc nhở Vũ Xuân Hoài, lát nữa đi thăm mộ Thầy, nhớ ghé đốt cho Long Ân một nén huơng nghe em.

LAN ĐÀM

1/08

>>> Một nhà thơ, viết về một nhà thơ khác, dưới hình thức một tùy bút, nhưng lại "mượt mà" như một bài thơ. Thật đúng là "Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu" (Chu mạnh Trinh). MaoHùng <<<

Ly Cà Phê Buổi Sáng

Quý vị DĐ thân kính mến,


Sáng sớm Út điểm tâm bằng một đoạn văn tiếng Anh thật tuyệt vời. Mời quý vị thử đọc xem:

Enjoy Your Coffee!

A group of alumni, highly established in their careers, were talking at a reunion and decided to go visit their old university professor, now retired. During their visit, the conversation soon turned into complaints about stress in their work and lives.

Offering his guests coffee, the professor went to the kitchen and returned with a large pot of coffee and an assortment of cups -- porcelain, plastic, glass, crystal, some plain-looking, some expensive, some exquisite -- telling them to help themselves to the coffee.

When all the alumni had a cup of coffee in hand, the professor said,

'Notice that all the nice-looking, expensive cups were taken up, leaving behind the plain and cheap ones. While it is normal for you to want only the best for yourselves, that is the source of your problems and stress. Be assured that the cup itself ads no quality to the coffee. In most cases, it is just more expensive, and, in some cases, even hides what we drink.
What all of you really wanted was coffee, not the cup, but you consciously went for the best cups, and then you began eyeing each other's cups.
Now consider this: Life is the coffee; your job, money, and position in society are the cups. They are just tools to hold and contain life. The type of cup one has does not define, nor change, the quality of life a person lives. Sometimes, by concentrating only on the cup, we fail to enjoy the coffee God has provided us."

God makes the coffee, man chooses the cups. The happiest people don't have the best of everything. They just make the best of everything.

Live simply. Love generously. Care deeply. Speak kindly.
Enjoy your coffee!
(Author Unknown)

Thân kính,
Út Như Thương

Friday, January 25, 2008

Mon General

Kính mời quý vị Click vào TITLE LINK trên để đọc một bài viết rất hay của Đại tá Vũ Văn Lộc, tức nhà văn Giao Chỉ, San Jose, California, nói về Cố Đại tướng Cao Văn Viên (1921-2008).
Bài viết gồm 3 phân đoạn:
Mon General: (Tháng 10-2003)
Chuyến đi thăm: (Tháng 4-2005)
Lần cuối. (Tháng Giêng 2008)
Từ ngày 22 tháng 1, 2008 đến nay đã có rất nhiều tin tức và tùy bút viết về vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của Quân lực VNCH, nhưng đến nay mới tìm được một bài viết có giá trị để hầu quý vị độc giả Diễn Đàn.

Thân kính,
Vũ Long Hương, FL

>>>
Rất cám ơn anh Vũ Long Hương đã giới thiệu một bài viết giá trị. Út thích nhất là câu: "Hai mươi năm chinh chiến điêu linh và ba mươi năm lưu lạc tù đầy của cả đạo quân nay bỏ qua một bên để ngồi bàn về đường đi của Phật." Như Thương, FL <<<

Chuyện pha chè

Lảm nhảm trước Tết

Nhìn thấy hình Đặc San Dược Khoa xôm tụ quá, mỗ thầm thán phục những người nhanh chân nhanh tay và nhanh cả mồm mép lúc còn trẻ nên đã kết duyên được với trường Dược. Nhiều khi mỗ cũng lấy làm buồn đã không được trời ban cho một chút cái nhanh như vậy để mà léng phéng vòng vòng quanh ngôi trường đó may ra có được xơ múi gì chăng, nghĩa là hạng hai cũng được miễn là ngoan hiền chứ tuyệt nhiên không dám ước mơ đến những giai nhân trên đầu đội vương miện

Nhưng vận mình nhiều xui xẻo nên lắm lúc cũng hay nghĩ bậy. Cơm lành canh ngọt thì còn gì bằng. Nếu không, cơm chẳng lành canh chăng ngọt, gặp ngay chằng tinh thì khổ, bởi vì khi giai nhân biết về dược khi pha thuốc ngủ chắc sẽ pha chế mạnh tay hơn.

Viết xong mấy câu này, chắc mỗ phải kiếm cách cải trang để tránh nhận diện bằng không rất dễ ăn dùi cui, có khi bị bề hội đồng nữa là khác. Nói cho ngay thì cuối năm cuối tháng, nói để xả xui, sang năm mới mỗ này hứa rán giữ mồm giữ miệng, không ăn nói bậy bạ nữa đâu, nhất định sẽ ngồi thiền tịnh.

Nói đến thiền, khi Như Thương coi tranh Tàn Đông, cô Út thấy chất thiền trong đó. Nhìn tranh mà thấy "Trong ta... ngộ Thiền thì ta đã đắc Đạo rồi". Riêng NSG thì lại thấy là: "Trông như (xem tranh mà thấy như) lẽ sắc không của Thiền hiện ra trong sương tuyết".

NSG thấy nữ thi nhân đã vượt được Bến Mê, còn mình thì vẫn luẩn quẩn chưa tìm được Bờ Giác, nên bèn theo ngẫu hứng mà làm ra bốn câu thơ như sau:

Bồng Lai xưa ở bến nào?
Dù trong dù đục lạc vào cõi Tiên
Giải huyền Tiên hỏi tìm gì?
Nào đâu mây trắng non Tần hư vô!

Mỗ được cả hai vị hỏi ý kiến về Thiền về Tiên. Thú thực chuyện tục lụy nơi trần thế còn loay hoay chưa đối phó xong, thì làm sao mỗ biết đến chuyện Thiền Tiên cho được.

Câu chuyện đã được giải mật 100% nên mạo muội đem ra lạm bàn cho vui ngày trước Tết.

A.C.La

Ẩn Lan Sương - DƯỢC !

Hình trên là trang bìa Đặc San Xuân Mậu Tý 2008 của mấy ông bà Dược khoa. Bức tranh "Ẩn Lan Sương" của hoạ sĩ A.C.La (link, Mar 18th, 2007) đã được "cắt xén" lại cho vừa với khuôn khổ của tập san. Những đóng góp khác của anh em Hành chánh gồm có:
- Truyện ngắn (cũ!) Xuân Muộn (link) của Phạm Thành Châu, ĐS14
- Hai bài thơ (cũ!) của... Lan Đàm, ĐS8, dĩ nhiên phải có. Thiện tai, thiện tai!

Lan Đàm, CA

>>> Anh LĐàm và Chị "Nhật Ký" ơi, đây có thể gọi là "Giao duyên Dược khoa - Đốc sự" được chăng? Hùng Vũ <<<

>>> Xin Chúc Mừng ba nhà Thơ/Văn/Hoạ sĩ nhà mình trong mối giao duyên văn nghệ QGHC và Dược khoa. "Cũ ta, Mới người" - Lành thay! Thân kính, Như Thương. <<<

Pay Now Or Pay Later

Không biết quý vị nghĩ sao khi thấy quảng cáo nói Dell laptop computer bán chỉ có $374 USD một cái? Riêng Maotôn, phản ứng nhất thời là chép miệng thở dài vì mới mua vài tháng trước, cả ngàn đô, thế là nay đã mất toi hơn một nửa!

Rồi vì "tiếc của giời" nên đã xem xét/so sánh kỹ lại để hy vọng mình cũng không đến nỗi "hớ" lắm. Và quả thật, đúng như lời ông bà mình thường nói, "tiền nào của nấy!"

Điểm "an ủi" đầu tiên là: máy rẻ tiền hoàn toàn "trơn lu", nghĩa là không đi kèm với những softwares căn bản để có thể sử dụng ngay. Nếu muốn, có thể mua thêm những "stand alone" softwares hoặc download phiền phức một số những "add-ons" khác... Rồi kế đến, nếu máy có gì trục trặc, gọi online services thì sẽ phải "dài cổ" ra vì chờ đợi. Và khi "vớ" được một 'available representative' nào đó thì người này lại nói năng "trọ trẹ" đầy âm sắc Ấn độ hay Mexico... vì các hãng nay phần lớn sử dụng những trung tâm dịch vụ 'oursourcing', nằm ngoài Hoa kỳ. Đó là chưa kể nếu mua online, sẽ phải cộng thêm những "hidden charges" và những phụ phí về chuyên chở, bảo hiểm,... hoặc nếu muốn trả lại sẽ mất tiền lưu kho, v.v, và v.v...

Còn nếu "rành" hơn một chút về computer thì khi so sánh những thông số kỹ thuật về processor, RAM, hardrive, cache, speed, ports, drives,... sẽ thấy ngay những sự khác biệt đã tạo nên sự chênh lệch về giá cả. Hay nói khác đi: hàng rẻ tiền luôn luôn đi đôi với phẩm chất xấu và phục vụ tồi.

Thế nhưng người ta thường bị 'quyến rũ' bởi giá rẻ và xem đó như là thành quả của tự do cạnh tranh. Chính họ đã tình nguyện bị "lừa dối" hay cố tình không thấy những điều ẩn dấu "bên trong" những dòng quảng cáo. Điều này cũng phù hợp với quan điểm thông thường của nền kinh tế thị trường: một công ty bán hàng sẽ bán những sản phẩm tồi cho những khách hàng nào vui lòng muốn mua chúng. Lấy thí dụ: khách hàng mua cell phones không cần đếm xỉa đến những hạn chế hoặc phải ký kết hợp đồng sử dụng hai năm; khách hàng mua vé máy bay không cần quan tâm đến chỗ để chân hẹp... miễn là giá rẻ đi vài chục đồng!?

Tóm lại, riêng trong phạm vi nói về giá cả computer, chúng ta rút ra một bài học: Hoặc là trả ngay bây giờ với đồng tiền "xương máu" của chúng ta cho một sản phẩm tương xứng, hay là trả sau này, có khi còn tốn kém và phiền phức nhiều hơn, cho một món hàng rẻ mạt. Pay Now or Pay Later là thế!

MaoWeb