Sunday, May 31, 2009

San Francisco

Qua dàn nhạc Paul Mauriat

Thơ Như Thương

Click to enlarge

Lời nhắn gửi


Cuộc sống ngắn ngủi,
Không câu nệ,
Tha thứ nhanh chóng,
Hôn chậm rãi,
Yêu thành thật,
Cười thoải mái,
Và chẳng bao giờ ân hận về bất cứ
chuyện gì làm bạn cười.

**

Life is short,
Break the rules,
Forgive quickly,
Kiss slowly,
Love truly,
Laugh uncontrollably,
And never regret anything that
made you smile.

Phân ưu

Saturday, May 30, 2009

Xin đừng níu kéo!

30 năm trước: Ôi hoa mộng!

Divine


Mỗi người nhìn tấm hình sẽ có cảm xúc riêng.
Nếu cần đặt tên, chắc tên sẽ khác nhau.
Nhưng tình người rõ ràng rất thần thánh.

Thư Paris

Một ý nghĩ để phát triển Diễn Dàn


Vĩnh thân,

Thư chắc hơi dài, tôi không viết một mạch trong mail, nên sẽ viết từ từ thành bản văn rời nầy.

Từ đầu cho tới bây giờ tôi vẫn nghĩ là Bạn cần nghỉ ngơi, lấy lại hơi, vì Bạn đã liên tục bận bịu với Diễn Đàn cả năm nay rồi. Nay lại biết thêm tin là Bạn có độ cholesterol cao, gây chứng huyết áp cao thì lại càng cần tính đến chuyện nghỉ ngơi hơn nữa. Tôi nghĩ, dù Bạn có thích thú trong trao đổi với bạn bè qua việc điều hành D Đ, cũng như trước đây Hùng đã tận tụy với D Đ, cặm cụi lo trình bày cho các bài viết , có những ngày cũng mệt chứ. Vì vậy, khi Bạn đề nghị, dù do dự, nhưng tôi đã nhận giúp Bạn một tay lo cho D Đ, tuy không biết mình sẽ làm được gì.

Về kỹ thuật trình bày, tôi chỉ biết có mỗi một việc là tìm và cắt xén rồi đặt một vài hình ảnh minh họa cho bài viết. Còn phải trình bày thế nào cho hài hòa, đẹp mắt và dể nhìn thì tôi thiếu con mắt thẩm mỹ. Còn một số kỹ thuật khác để biến hóa trong lúc trình bày, cho khỏi đơn điệu, như Bạn đã và đang làm, thì tôi hoàn toàn không biết gì.

Nhưng điều quan trọng hơn để làm cho một D Đ sinh động, là người điều hành cần có cái nhìn phê phán nhanh và bén nhạy cộng thêm một chút dí dỏm nhẹ nhàng. Muốn được như vậy, người điều hành D Đ cần có hiểu biết khá sâu sắc về nhiều bộ môn được đưa lên D Đ. Về Nhạc, Hội Họa, nhứt là Thơ, rất đa dạng trên D Đ, vốn liếng hiểu biết của tôi không có gì, cần nghe và nhìn để học hỏi chứ không thể lạm bàn bậy bạ, gây khó chịu cho người đọc. Tôi chỉ có một sở thích, có thể nói là say mê, từ nhỏ, là đọc và tìm hiểu nhiều những gì liên quan tới lịch sử - tôi không dám dùng chữ nghiên cứu, nghe có vẻ to tát quá, vì tôi không được đào tạo về căn bản và phương pháp nghiên cứu sử học, mà chỉ suy nghĩ theo những gì mình hiểu biết được ; do sự thiếu sót về căn bản nầy, mặt khác từ bài học tôi rút được khi đọc lịch sử, được xem là những tổng hợp sự kiện đan chéo và giăng mắc với nhau, là phải thận trọng khi phê phán người và việc, nên khi trình bày một câu chuỵện, tôi hay theo lối ngụ ngôn, là ngụ cái ý của mình, nhưng vẫn để mở, cho người đọc tự kết luận cho mình - . Mặt khác, tôi sống và suy nghĩ theo quan niệm « không.không » : có một chút Thiền, một chút Lão, Trang, như có một lần đã tâm sự với Bạn trước đây,vã lại tính tôi vốn dè dặt, nên thường phản ứng chậm, theo cách « chuyện đâu còn có đó, không vội ». Mà đó không phải là cách sinh hoạt của một D Đ, nó cần phải có những phản ứng nhanh, kịp thời, qua lúc đó là quá trể, không còn hào hứng và đáng chú ý nữa.

Một điều nữa cũng đáng nêu ra là người điều khiển D Đ cần có một số bạn bè, thân hữu quen biết, điều mà Bạn gọi là « network », trong số những người viết cho D Đ, để làm điểm tựa, hổ trợ uy tín cho mình. Tính đa năng và nhóm quen biết của Hùng trước đây và của Bạn bây giờ là một cái vốn rất quí cho người điều khiển D Đ. Không có cái vốn và điểm tựa uy tín đó, chỉ là múa gậy vườn hoang, không có tác dụng gì. Tôi hiểu rõ những giới hạn của mình, và biết mình hoàn toàn không có cái vốn và điểm tựa cho uy tín đó. Tôi nhận thấy, từ vài tuần lễ vừa qua, với cách thức và chủ trương riêng của Bạn, Bạn đã bắt đầu tạo và phát triển được điểm tựa và cái vốn uy tín đó. Bằng chứng là đã có một số bạn bè từ lâu vắng mặt, nay đã trở lại với D Đ, hoặc đă có một, hai khuôn mặt mới tham gia D Đ. Chính vì điểm then chốt nầy, mà trong một thư trước đây, tôi có đề nghị với Bạn là đừng đưa thêm người nhận bài cho D Đ, sẽ làm loãng đi điểm tựa và cái vốn uy tín rất cần cho tính nhất quán trong việc điều khiển D Đ.

Điểm chủ yếu, trong ý nghĩ của tôi, vẫn là làm sao cho công việc điều hành D Đ của Bạn được nhẹ một chút, bằng cách chia bớt với Bạn khối lượng bài vở được gởi đến ( có hôm thì vắng, ngày khác lại dồn dập ), phải đọc, sửa lỗi chính tả, kiểm điểm xem trong nội dung có điểm nào không hợp với chủ trương của D Đ, để nếu cần, thảo luận lại với tác giả trước khi đưa lên D Đ. Tôi được biết, trước đây trong hậu trường, Hùng có trao đổi thư riêng với một số người về bài viết đưa lên D Đ. Có lẽ trong một năm qua, Bạn cũng đã gặp ít ra vài trường hợp như vậy. Từ ý nghĩ đó, phối hợp với ước muốn của Bạn là có thêm người cộng tác điều hành để cho D Đ sinh động và khởi sắc hơn, tôi có đề nghi như thế nầy.

Đại khái nên chia bài vở được gởi đến và đưa lên D Đ làm vài ba nhóm : nhóm Thơ, Tùy bút, Truyện ngắn ; nhóm Tiểu luận, Khảo luận ; nhóm Tin tức trong và ngoài nước, tranh hí họa, chuyện khôi hài, nhạc. Đây chỉ là đề nghị gợi ý, Bạn có thể tùy nghi chia nhóm bài vở theo ý Bạn. Bạn có thể nhờ một bạn có uy tín trông coi một hay hai nhóm bài, tạm gọi là « chuyên mục ». Trong giai đoạn rút kinh nghiệm lúc đầu kéo dài chừng đôi ba tháng, Bạn vẫn nhận tất cả bài vở như hiện nay. Sau đó Bạn chuyển bài cho người bạn nhận phụ trách chuyên mục. Người nầy sẽ kiểm soát bài nhận được theo một vài tiêu chuẩn Bạn đề ra và đã được hai bên đồng ý, sửa lỗi chính tả, trình bày bài viết, có thể thêm vài lời bình hoặc giới thiệu, có thể gọi để tham khảo ý kiến của Bạn trước khi đưa lên D Đ.

Điều cần là làm sao giữ được cái hướng thống nhứt của D Đ, trong đó Bạn vẫn là người điều hợp với tư cách Chủ Nhiệm của D Đ. Với tư cách đó, Bạn cần đưa ra một vài tiêu chuẩn cụ thể cho D Đ, thí dụ : loại trừ những bài và ý kiến quá khích, lời lẽ nặng nề, đả kích, thóa mạ người khác ( một người trí thức cần giữ thái độ hòa nhã ), loại trừ những ý kiến ca ngợi ngầm hay công khai bênh vực nhà nước CSVN, chia rẻ người Việt quốc gia yêu nước ; về hình thức trình bày cần đơn giản và dùng cùng một loại chữ thống nhứt ( điều nầy Bạn đã thấy và đã nêu ra ). Dù bài đã được đưa lên D Đ rồi, nếu do sơ sót của người phụ trách, Bạn vẫn giữ quyền kiểm soát tối hậu, cắt bỏ đoạn hoặc toàn bài nếu thấy không đáp ứng tiêu chuẩn của D Đ.

Lúc đầu, có thể Bạn phải bận rộn thêm một chút vì được gọi nhiều lần để tham khảo ý kiến. Nhưng sau giai đoạn trắc nghiệm, nếu sự cộng tác thành công, Bạn sẽ bớt việc và có giờ nghỉ ngơi nhiều. Lúc đó Bạn sẽ công bố trên D Đ là sự cộng tác điều hành trong thời gian vừa qua trên D Đ đã thành công, từ nay bạn bè, thân hữu nên gởi bài cho người phụ trách chuyên mục ( nếu có gởi lộn thì bạn bè phụ trách chuyên mục sẽ chuyển bài cho nhau ). Những người bạn được mời phụ trách chuyên mục, đồng thời cũng hợp thành bộ tham mưu nhỏ của Bạn, để trao đổi ý kiến với nhau, khi cần phải giải quyết một trường hợp khó xử. Trước kia, qua một trường hợp đại loại như vậy, tôi đã nêu ý kiến đề nghị lập một bộ tham mưu nhỏ với Hùng.

Cái khó của Bạn lúc đầu là tìm được người Bạn tin tưởng, có uy tín và khả năng, chịu cộng tác, nhận phụ trách chuyên mục, và nhứt là có thiện chí trao đổi ý kiến để giữ cho các bài viết đưa lên D Đ đi theo một hướng thống nhứt của D Đ. Nếu tìm được người cộng tác đã nắm vững kỹ thuật trình bày thì rất quí. Nếu không, bạn nên chỉ dẫn chi tiết một vài kỹ thuật căn bản trong việc trình bày một bài viết.

Bạn sẽ hỏi, tôi sẽ làm được gì để giúp Bạn ? Thành thực mà nói, như đã trình bày ở trên, tôi tự thấy mình không có uy tín và khả năng để đảm đương một chuyên mục. Vã lại tôi có cái tật làm theo cảm hứng : say mê tìm đọc, theo dõi một đề tài trong một thời gian, sau đó nghỉ ngơi, không làm gì nữa, vì cảm thấy đầu óc như đặc sệt lại. Đó là những lúc tôi gọi đùa là thời kỳ « lặn » của tôi. Việc tôi có thể làm được, là thỉnh thoảng viết vài dòng hổ trợ tinh thần cho Bạn, như hôm nay qua thư nầy . Còn cộng tác chuyên cần và liên tục như Bạn thực hiện từ trước tới nay, thú thực tôi chịu thua.

Tôi có một ý kiến nầy đề nghị thêm để Bạn xem thử. Khi thành lập web site nầy, Hùng đã đặt thêm cho nó một phần, dưới hình thức Diễn Đàn, để cho bạn bè có chỗ trao đổi ý kiến, vui chơi với nhau. Đó là một cách làm cho D Đ sinh động, tuy đôi lúc bị lạm dụng đi tới chỗ quá trớn, đáng tiếc. Bây giờ chúng ta có thể lấy lại tinh thần đối thoại đó, thêm một chút đổi mới, là mỗi tháng chọn một « Bài Của Tháng » theo tiêu chuẩn là bài đã đựợc nhiều người góp ý, bình phẩm, gây không khí sôi nổi cho D Đ. Bạn có thể công bố trên D Đ, đại khái: để chọn « Bài Của Tháng », xin độc giả của D Đ tham gia góp ý về các bài viết, bản tin, hình ảnh, tiết mục đăng trên D Đ để gây không khí sinh động cho D Đ, theo như tên gọi của nó, nhưng xin giữ qui tắc : khen hay chê đều được chấp nhận, nhưng xin giữ thái dộ hòa nhã, tránh dùng những lời lẽ không đẹp đả kích người khác ; D Đ xin giữ quyền không đăng những ý kiến làm mất hòa khí và làm mất tình thân hữu của D Đ. Cuối tháng, Bạn và ban tham mưu sẽ hội ý sau đó công bố « Bài của Tháng » được ghi nhận. Nếu ý kiến về « Bài Của Tháng » được độc giả của D Đ hưởng ứng, chúng ta có vài cái lợi : thứ nhứt là kích thích sự phát biểu ý kiến của độc giả, thứ hai là biết được độc giả chú ý tới loại bài viết nào trên D Đ, thứ ba là gián tiếp khích lệ tác giả bài viết, vì được độc giả chú ý tới bài viết của mình.

Thư đã khá dài, nhưng nhân tiện Bạn cho tôi nói thêm vài điều bên lề.

Chuyện thứ nhứt liên quan tới bài của Anh Trọng Đạt cách nay mấy hôm, phê bình bài « Món Ăn Chân Lý » của Bà Dương Thu Hương. Tôi thấy bài đó có giọng điệu « lên lớp », cũng có thể nói là mạt sát Bà DTHương nặng lời quá. Tôi không có ý bênh vực bà DTHương vì chính tôi cũng không thích cung cách và lối diễn tả của bà. Cách phê bình có tính cách đả kích một cách cạn tàu ráo máng như vậy, không hợp với một người trí thức cần có thái độ ôn hòa, thận trọng trong việc phê phán người khác, vì biết rằng không ai nắm trọn chân lý trong tay mình. Anh TĐạt đã sôi nổi, hăng tiết như chúng ta thường thấy cách diễn tả của anh nhiều lần trên D Đ làm cho cách lập luận của anh có nhiều sơ hở. May mà Bạn thấy kịp thời để mau lẹ xóa bỏ đoạn nói về phụ nữ và chính trị. Ngoài ra lập luận của anh TĐạt cũng thiếu vững chắc khi anh cho bà DTHương không đủ tư cách biện hộ cho HCMinh, vì bà chỉ là một đảng viên cấp thấp, không biết được tâm tư của lãnh tụ ; vì bà sinh sau đẻ muộn so với thời kỳ lịch sử mà bà biện hộ ; vì bà thiếu kiến thức sơ đẳng về phương pháp nghiên cứu sử. Thực ra một sử gia không cần phải sống gần và sống cùng thời với một hay nhiều nhân vật lịch sử mới có tư cách biện hộ, hay nói đúng hơn phê phán về họ. Kết luận, tôi thấy bài viết đó của anh TĐạt là một trường hơp điển hình của của sự thiếu hòa nhã trong việc phê bình người khác, không hợp với tư cách của một người trí thức, không hợp với D Đ, và có hại cho uy tín của D Đ . Tôi vẫn có liên lạc tốt với anh TĐạt, vẫn quí trọng các công trình tìm tòi nghiên cứu của anh, nhưng tôi phải thẳng thắn nói rằng sự sôi nổi, hăng hái thái quá của anh, nhiều lần đã làm anh nông nổi, thiếu sáng suốt trong lập luận. Tôi cũng biết anh TĐạt là người có tự ái rất mạnh, khó có thể nói thẳng với anh. Nhưng Bạn với tư cách của một Chủ nhiệm cũng nên lưu ý , tìm lời khéo để nói với anh TĐạt, trong những trường hợp như bài vừa rồi của anh để giữ uy tín và không khí thân hữu của D Đ.

Chuyện thứ hai liên quan tới bức tranh trừu tượng của Bạn. Tới bây giờ mới chịu lên tiếng kể ra cũng muộn màng. Đó là cái tật của tôi. Nhưng mà chỗ bạn bè thì nói lúc nào cũng được, miễn là thực tình với nhau là tốt, phải không ? Tôi có đọc và biết một chút xíu về trường phái Ấn tượng ( l’Impressionnissme ), còn các phái khác như Trừu tượng, Siêu thực, Lập thể, Dada, không có chút kiến thức nào, chỉ cố cảm nhận theo theo trực giác thôi. Chẳng hạn khi biết nguồn gốc gợi hứng cho bức tranh « Guernica » của Picasso, theo cảm tính, nhìn cũng thấy xúc cảm, nhưng bảo bình phẩm thì không dám. Trở lại với bức tranh trừu tượng của Bạn.

Dường như gần 30 năm sau, cảnh những con sóng vùi dập thuyền nhân mà họa sĩ từng sống và chứng kiến vẫn chiếm lĩnh tiềm thức của họa sĩ. Thế nên cảnh sóng gào, thác đổ vẫn là một đề tài quen thuộc trong tranh của họa sĩ. Ở đây cũng vậy. Người xem tranh nhận ra nửa bên trái của bức tranh bị khối màu nâu sậm ngự trị, dưới hình thức một đợt sóng to sắp đổ ập xuống, đồng thời giống như miệng của một con quái vật đang hả ra tang hoác. Trong khoảng không gian của con sóng – quái vật tung hoành, người xem nhận ra những vệt màu xanh dương tượng trưng cho biển, những vệt màu nâu, màu vàng lẫn lộn hoặc xé ra như là những nạn nhân bị con sóng – quái vật cắn xé và nuốt chửng, những đường màu nâu đen đặc chạy dài phải chăng là diển tả cảnh chết chóc thê lương ? Đối lại, nửa phần bên phải của bức tranh được họa sĩ dùng màu sáng hơn. Không có ánh sáng, nhưng người xem nhận ra màu vàng tươi của mặt trời và khoảng không gian trong sáng,mang hy vọng và sức sống đối chọi lại cảnh u ám chết chóc ở phần bên trái. Phải chăng đó là niềm hy vọng họa sĩ muốn đem lại cho những nạn nhân đang giành giựt hơi thở - sự sống với con sóng – quái vật – tử thần. Niềm hy vọng như được diễn tả thấp thoáng qua một mảng màu trắng có hình khuôn mặt một thiếu nữ nhìn trắc diện, bên dưới như có dáng hai bàn tay với màu tím nhạt, đang ngửa ra trong tư thế của người đang xin ơn trên phù hộ. Nửa phần trong sáng bên phải, dành cho sự sống, có chiều hướng đẩy lui cảnh hung bạo, thê lương, chết chóc bên trái, phải chăng diễn tả niềm hy vọng, lạc quan họa sĩ muốn gởi gắm ? Vài ý nghĩ lộn xộn gọi là đáp lại cái tình của họa sĩ ước muốn người xem tranh chia xẻ cảm nghĩ của mình.

À,mà quên, với những ý nghĩ trên, xin được dặt tên cho bức tranh là « Bạo Lực, Chùn Bước ! ».

Còn một chuyện thứ ba trước khi chấm dứt thư nầy. Trong thời gian « lặn » vừa qua, tôi có viết hai bài ngắn, có ý gởi Bạn trám chỗ trống lúc D Đ ế độ. Sau thời gian tưởng nhớ Hùng, đến giai đoạn nhớ ngày 30-04 năm 1975, thấy bài vở trên D Đ khá dồi dào với không khí nghiêm trang, tôi đã bỏ , không gởi đi. Hôm trước, trong một cái mail tôi có nói là tôi sẽ học cách trình bày để đưa thẳng bài của mình lên D Đ. Nhưng nghĩ lại, tôi bỏ ý định đó, vì như tôi trình bày ở trên, có khi mình chủ quan, đưa một điều gì không hợp với D Đ, thay vì mua vui cho độc giả D Đ, lại làm cho người đọc nhăn mặt khó chịu, thì lại đáng tội với bạn bè. Nên tôi lại gởi cho Bạn xem qua như từ trước tới nay.

Thư khá dài, Bạn chịu khó đọc, để bù lại những lúc để Bạn một mình cặm cụi với D Đ.

Thân mến

Nqm
_____

PS. Hôm qua tôi có nhận được e.mail của Cô Út Như Thương, Cô Út cho biết qua về tình trạng sức khỏe, thấy chưa có gì sáng sủa rõ rệt. Tôi thực tình rất quí Cô Út. Cô Út đến muộn với D Đ nhưng rất nhiệt tình đóng góp rất nhiều và đa dạng cho D Đ.


Friday, May 29, 2009

Sửa sắc đẹp

Lẽ ra Diễn Đàn không đăng tải tấm hình này vì sợ thần tượng xưa có thể sụp đổ và làm người xem bị sốc. Nhưng đăng lên cũng có cái hay để nhắc nhở những người có ý định thách thức với tạo hóa sắp đi sửa sắc đẹp. Nhìn một cụ già tự nhiên người ta thương mến. Nhìn một người sửa sắc đẹp về già bỗng thấy sợ!

Hình: Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông chụp chung với Thanh T. và Thẩm T.H.

Click to enlarge if you wish

Cầu nguyện


"Dear God, this year please send clothes for all
those poor ladies in Daddy's computer, Amen."

"Lạy Chúa, năm nay xin gửi quần áo xuống cho tất cả
những phụ nữ nghèo khổ trong computer của ba con. Amen".

Cựu tổng thống Nam Hàn tự sát

Đông đảo người Nam Hàn đã đổ vào thủ đô Hán Thành để tiễn đưa cố tổng thống Roh Moo-hyun. Tuần qua ông này đã gieo mình xuống vực đá tự vẫn giữa lúc bị cáo buộc nhận hối lộ khi còn tại chức, điều mà ông ta đã phủ nhận.

Những quan chức cao cấp nhất trong chính quyền đã tham dự tang lễ giữa lúc dân chúng đứng nghẹt hai bên đường.

Đây đó nhiều tiếng lá hét, cả rừng biểu ngữ, vài bài diễn từ, trong khi khỏang 15 ngàn cảnh sát chống bạo động đã sẵn sàng chờ lệnh. Nhưng những sôi nổi có vẻ như không vượt quá những hùng biện.

Có người nói rằng Roh Moo-hyun đã hiến thân cho nền dân chủ và ông sẽ được người đời tường nhớ. Dư luận quần chúng cho rằng vụ án chống lại vị cựu tổng thống Nam Hàn này nằm trong mưu chước chính trị. Có số khác cho rằng ông ta liên hệ đến tham nhũng và điều đó đã dẫn tới vự tự sát.

Khi đương kim tổng thống Lee Myung-bak, người lãnh đạo đảng Quốc Dân đánh bại đảng đối thủ, đặt vòng hoa tưởng nhớ người quá cố, dân chúng ồ lên. (Theo BBC)

Rạng Đông và Hoàng Hôn






















Trên đây là hai họa phẩm của William Bouguereau, hoạ sĩ người Pháp.
Trước đây Điễn Đàn đã có dịp giới thiệu một số tranh chân dung của ông.
(Lan Đàm)
**
Nếu có ai hỏi mỗ thích bức nào: Rạng Đông hay Hoàng Hôn?
Chắc tôi sẽ trả lời: "Cả hai!"
(A.C.La)
**
Click to enlarge

Paris en colère

Cũng là một lối trốn về quá khứ. Xin mời quý anh chị nghe "Paris Nổi Giận"

Wednesday, May 27, 2009

Nước Nhật xinh đẹp

Click to enlarge

Đại Sứ Quán Việt Nam ngày nay, Một Lũ Côn Đồ


"NHỤC.
Nhục thật, ước gì tôi sinh ra không phải là người Việt nam để có thể tâm bình khí hòa trước những nỗi buồn mang tên Việt nam do cái tập đoàn cầm quyền ngu dốt đang gây ra".
"Nghe đến đấy máu nóng của tôi nổi lên, thú thật lúc đó có thuốc nổ thì tôi cũng cho nổ tung cả cái tòa đại sứ VN nhơ nhớp này, còn chuyện hậu quả thế nào tính sau".

"Cháu đi dịch ở đây nhiều lần, không có máu me chảy bị thương chứ mấy cái cảnh làm tiền của mấy ổng gần giống như dzầy cháu thấy nhiều lần cũng quen rồi".
***
Câu chuyện tôi sẽ kể với các bạn dưới đây là chuyện mới xảy ra, còn nóng hổi. Rất tiếc tôi không có máy hình ngày hôm đó nên không thể ghi lại các hình ảnh cho các bạn xem để làm bằng chứng. Tôi chỉ viết lên đây với cảm xúc của một người Việt cảm thấy bị sỉ nhục trước một nỗi nhục do các quan chức Việt Nam trong Đại sứ quán VN tại Nhật gây ra. Bạn tin hay không thì tùy nhưng mà là chuyện có thật.

Câu chuyện xảy ra vào thứ 6 tuần vừa qua ( ngày 15 tháng 5 năm 2009) tại Đại sứ quán VN ở Tokyo. Đoàn chúng tôi gồm các quan chức cảnh sát giao thông của tỉnh Saitama đến Đại sứ quán để yêu cầu Đại sứ quán VN giải thích và chứng thực về một Quyết định liên quan đến việc đào tạo, cấp bằng lái xe do ông Bộ trưởng giao thông vận tải VN Hồ Nghĩa Dũng ký gần đây đã làm phiền phức đến nhiều người VN làm việc và học tập ở Nhật khi xin đổi bằng lái xe của Nhật do Bộ Ngoại giao VN mà cụ thể là Đại sứ quán VN đã không thông báo khiến cảnh sát Nhật không thể cấp đổi bằng lái cho họ được do so sánh với quy định cấp bằng lái cũ của VN. Nhưng chuyện tôi sẽ kể không phải chuyện này mà là cái tôi chứng kiến tại Đại sứ quán ngày hôm đó.

Khi chúng tôi vào Đại sứ quán thì chỉ có những người Nhật và VN đang làm thủ tục xin VISA ở đó đang xúm xít quanh một cô gái Việt và bàn tán xôn xao, cùng với một anh chàng Nhật chồng cô ta đang la lối đòi kêu cảnh sát. Còn tại các bàn tiếp tân , làm việc không có một nhân viên Đại sứ quán nào cả. Khi tôi gõ bàn làm việc của họ, nói bằng cả thứ tiếng Nhật Việt để hỏi thì cũng không có một tiếng trả lời từ bên trong.

Một ông già tự xưng là giám đốc một xí nghiệp Nhật thấy tôi đứng kêu hoài thì đến vỗ vai tôi nói rằng : "Nhân viên đại sứ quán ở đây bỏ chạy hết rồi, ông kêu cũng không có ai trả lời đâu. Tôi ngồi ở đây từ đầu , chứng kiến hết tất cả vụ việc. Tôi tính xin VISA 3 tháng sang VN tìm cơ hội đầu tư , nhưng thấy cảnh này nản quá, không muốn đi nữa, đang đợi họ trở lại để kêu họ trả lại Passport đây".

Tôi hỏi :"Chuyện gì đã xảy ra vậy, khủng bố à".

Ông già: " Tôi không biết tiếng Việt nên không biết cái gì xảy ra, chỉ là tôi thấy cô gái kia đến làm giấy tờ, nói chuyện gì đó với nhân viên Đại sứ quán hình như bằng tiếng Việt nam , xong rồi khi cô gái cất cái Passport thì phải có màu xanh vào xách thì họ bắt đầu cãi nhau và cô gái tính bỏ đi, sau đó thì người nhân viên Đại sứ quán nhảy qua bàn làm việc, rượt theo giật cái xách đang đeo trên vai của ta khiến cái xách của cô ta bị đứt quai và cô ta té dập đầu cạnh bàn, ông thấy máu còn chảy đầy ra đấy. Khốn nạn thật. Tôi không nghĩ rằng họ là nhân viên ngoại giao được giáo dục đàng hoàng, cách làm việc giống côn đồ quá, cứ như là phim vậy".

"Sau đó thì sao" . Tôi hỏi. Ông già :" Sau đó thì cô ta ôm mặt đầy máu chạy ra ngoài xe kêu chồng cô ta vào, cái anh chàng trẻ đang la hét nãy giờ bên kia, đòi gọi cảnh sát và xe cứu thương đến xử lý đấy. Khi anh ta la hét chạy vào, la toáng bằng tiếng Nhật đòi kêu cảnh sát và luật sư thì các nhân viên ở đây hình như không hiểu tiếng Nhật nhưng qua thái độ của anh chàng đó thì hình như họ sợ thì phải và đột nhiên họ rùng rùng bỏ chạy hết. Báo hại chúng tôi cả đám người ngồi đây đợi không biết bao giờ mới xong giấy tờ của mình , tôi còn nhiều việc ở công ty chắc là đợi họ trở lại để lấy giấy tờ đi về thôi. Tôi nghĩ Đại sứ quán là bộ mặt của Quốc gia mà còn như thế này thì ở VN chắc còn khủng khiếp hơn phải không ? À, mà cậu cũng định đi VN à. Tôi cảm thấy bất an quá".

Tôi trả lời :" Xin lỗi ông , tôi là người VN, tới đây có công chuyện, tự tôi cũng cảm thấy sỉ nhục về chuyện này bởi vì tôi là một người VN . Tôi xin lỗi ông vì cái chỗ nhơ nhớp này đã làm ông bất an. Xã hội nào cũng vậy thôi. Dân chúng trong nước của tôi hiền lành và đàng hoàng chứ không có côn đồ như những tên làm việc ở đây đâu".

Quay lại chỗ vợ chồng cô gái tôi lại hỏi cô ta :"Chuyện gì xảy ra vậy, vết thương có nặng không? Thằng nào đánh em, kêu chồng em bình tĩnh, cầm máu trước hết cái đã".

Anh chàng Nhật bổn chồng cô gái thấy tôi nói tiếng Việt nghĩ tôi là nhân viên Đại sứ quán nên đột nhiên nhào tới nắm cổ tôi và hét lên " Đồ khốn nạn, tại sao chúng mày đánh vợ tao đến như vậy".

Gạt tay anh ta ra tôi nói :" Bình tĩnh, tôi là nhân viên công vụ, thông dịch của cảnh sát, những người đi với tôi là cảnh sát, từ từ nói chuyện, thẻ nhân viên của tôi đây".

"Ê, Konishi , cho anh ta coi Sổ tay cảnh sát viên của mày ", tôi gọi người cảnh sát
tên Konishi đi cùng với tôi.

Nghe nói tới chữ cảnh sát thì mặt anh ta dịu lại và đổi thái độ ,xin lỗi tôi. Sau đó kể hết tự sự cho các cảnh sát đi với tôi và nhờ họ lập biên bản. Nhưng các cảnh sát nói rằng họ không phải cảnh sát viên của Tổng nha cảnh sát Tokyo đồng thời Đại sứ quán VN đây là vùng đặc quyền ngoại giao nên họ không có nhiệm vụ cũng như quyền lập biên bản. Ông sếp đi cùng với tôi kêu mỗi người rút danh thiếp đưa ra cho anh ta và nói rằng nếu anh ta muốn kiện tụng ra tòa thì cả nhóm có mặt hôm nay họ sẽ ra tòa làm chứng.

Anh bạn cảnh sát Nhật của tôi ra xe lấy bông băng cứu thương vào băng bó cầm máu cho cô ta xong thì cô gái kể cho tôi nghe rằng cô ta tên là Hoa , dân ở quận Tân Bình , Sài gòn mới lấy chồng sang Nhật hơn một năm, hôm nay cô ta đến Đại sứ quán để gia hạn lại cái Passport nhưng sau khi làm xong thì người nhân viên Đại sứ quán nhũng nhiểu làm tiền , đòi cô ta trả tiền dịch vụ 60000 yen ( khoảng 600 USD).

Cô ta bất bình vì giá niêm yết gia hạn giấy tờ không phải như vậy nên đã xảy ra cãi vả.

Người nhân viên đã chửi cô ta rằng " Địt mẹ, mày là con điếm Nhật", giận quá nghĩ rằng không thể nói chuyện với những người vô học như vậy nên cô ta chỉ bỏ lên bàn trả đúng số tiền theo giá niêm yết và đi về. Cô ta không ngờ rằng nhân viên Đại sứ quán giở thói côn đồ giật xách từ phía sau làm cho cô ta té ngửa vào cạnh bàn và bị thương như vậy.

Nghe đến đấy máu nóng của tôi nổi lên, thú thật lúc đó có thuốc nổ thì tôi cũng cho nổ tung cả cái tòa đại sứ VN nhơ nhớp này, còn chuyện hậu quả thế nào tính sau. Tôi nói với ông sếp đi cùng: "Tôi nghĩ hôm nay tôi không thể dịch làm việc ở đây được, bởi tôi mà thấy mặt mấy thằng nhân viên lưu manh của Đại sứ quán này chắc tôi ra xe của ông vác súng vô bắn tụi nó hết. Tôi chịu hết nổi rồi. Nhục nhã quá. ".

Cũng may có cô gái Việt nam cũng là thông dịch viên cho một hãng nào đó ngồi gần, nghe nói như vậy nên kéo vai tôi. "Dzậy chú về đi, nếu chuyện không quan trọng thì sẵn thông dịch cho hãng, cháu dịch giùm mấy ông này luôn cho, cháu thỉnh thoảng cũng có đi làm thêm thông dịch cho cảnh sát, cháu hiểu nguyên tắc làm việc của mấy chú. Cháu đi dịch ở đây nhiều lần, không có máu me chảy bị thương, chứ mấy cái cảnh làm tiền của mấy ổng gần giống như dzầy cháu thấy nhiều lần cũng quen rồi".

Trao đổi với sếp và nhờ cô gái dễ thương dịch giùm tôi bỏ đi ra ngoài xe ngồi, lấy gói thuốc của tên bạn cảnh sát hút một hơi 3 điếu dù đã bỏ thuốc gần 5 năm mới cảm giác gần bình tỉnh trở lại, nhưng hình ảnh những người Nhật ngồi cười, bàn tán với vẻ khinh mạn, câu nói của ông già người Nhật cứ đeo theo ám ảnh tôi.

NHỤC.
Nhục thật, ước gì tôi sinh ra không phải là người Việt nam để có thể tâm bình khí hòa trước những nỗi buồn mang tên Việt nam do cái tập đoàn cầm quyền ngu dốt đang gây ra./.

Đánh gục bệnh hoạn


Đọc tin "Lần thứ 81 kỷ niêm ngày cưới", Như Thương đang đau bò lê bò càng ra mà vẫn lượm lặt thơ thêm mắm thêm muối vô câu chuyện cho vui cửa vui nhà. Hoan hô tinh thần lạc quan của nữ sĩ đánh gục bệnh hoạn, đả loạn tình buồn! (D.Đ):

Thế thì hai người "...còn trao đổi một nụ hôn và nựng nhau chút chút trước khi lên giường ngủ ..." đã vượt qua định luật đời thường:
60 là tuổi dậy thì
70 là tuổi mới đi vào đời
80 là tuổi ăn chơi
90 là tuổi nghỉ ngơi dưỡng già
100 hết phải lo xa
Trèo lên nóc tủ ngó gà thoát y

Đồng bào tham dự "MEMORIAL DAY" tai Washington DC.




Kính chuyển đến quý đồng môn và thân hữu: Diễn hành ngày "MEMORIAL DAY" tai Washington DC. Hình ảnh rất đẹp, nhứt là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VNCH chúng ta. Thân chào, Sáu Nguyễn, TS4

Video Lễ Phủ Kỳ

Tuesday, May 26, 2009

Tin ngắn theo BBC

Kỷ niệm lần thứ 81 ngày thành hôn

Frank and Anita Milford cả hai 101 tuổi cưới nhau năm 1928, năm khám phá thuốc trụ sinh Penicellin, tháng Hai vừa qua đã phá kỷ lục tại nước Anh về thời gian thành hôn lâu nhất: 81 năm. Hai cụ nói không có gì gọi là bí quyết trong cuộc sống lứa đôi cả. Cho đến nay hai cụ vẫn còn trao đổi một nụ hôn và nựng nhau chút chút trước khi lên giường ngủ. Chỉ có hai người con nhưng có tới 7 đứa chắt.

Không biết có ai nơi Diễn Đàn này nhắm phá kỷ lục này không nữa.


Khỏe như voi!

He Jianma ở Zhuzhu, bên Hoa Lục, dùng tóc kéo chiếc xe buýt đi 30 mét, phá kỷ lục Guinness Worlk Records. Kỷ lục trước do một người Mã Lai. Diễn Đàn mình kéo hết ra chắc cũng không địch lại được anh chàng này!


Thẩm phán tối cao người Hispanic đầu tiên.

TT Obama chọn một thẩm phán tối cao là một người gốc Hispanic đầu tiên (Hispanic là vùng La tinh Tây Nam Âu Châu. gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Bà Sonia Sotomayor, 54 tuổi, người được đề cử để thay thế ông David Souter sắp về hưu.

Sức khỏe

THỊT BÒ VÀ TUỔI THỌ

Trường Xuân, M.D.

Người dân Mỹ có lẽ tiêu thụ thịt bò nhiều nhất thế giới khiến những món ăn làm từ thịt bò như hamburger, steak, filet mignon gần như là những loại thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Mỹ..
Nhưng trong một cuộc khảo cứu hết sức rộng lớn trong vòng 10 năm của Viện Ung Thư Quốc gia (National Cancer Institute) thì mức độ tiêu thụ thịt bò và một số thịt đỏ (red meat) khác như thịt heo, gan, lòng… có nhiều ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe và làm giảm tuổi thọ vì gây ra một số chứng bệnh như ung thư đường ruột, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não và cả bệnh Alzheimer nữa mà hiện nay trên 5 triệu dân Mỹ bị và không có thuốc chữa.

Viện Ung Thư khuyến cáo rằng nếu người dân Mỹ giảm bớt mức độ tiêu thụ thịt bò thì có thể làm giảm mức tử vong ở nam giới 11% và nữ giới 16%

Bác Sĩ Rashmi Sinha đã làm cuộc khảo cứu này và đăng trên tờ báo của Hội Y học (Archives of Internal Medicine) viết “ăn nhiều thịt bò có ảnh hưởng rõ rệt lên mức độ tử vong ở Mỹ và điều này cũng được xác nhận bởi nhiều khảo cứu khác của Viện Khảo Cứu Ung thư và Quỹ nghiên cứu quốc tế Ung Thư (World Cancer Research Fund)“. BS Sinha là trưởng bộ môn nghiên cứu về dinh dưỡng tại Viện Ung Thư (Cancer Institute) và ông đã nghiên cứu nhiều báo cáo trước đây liên kết vấn đề ung thư và tiêu thụ thịt bò.

Một trong những nguyên nhân thịt bò gây ra ung thư đường ruột, nhất là ung thư ruột già và trực tràng (colo rectal cancer) là vì những chất cặn bã của thịt bò trước khi được thải ra bên ngoài thì đã có tác động lên những tế bào của ruột già (endothelium) rồi lâu ngày làm cho những DNA của những tế bào này bị thay đổi rồi biến thành những tế bào ung thư rồi dẫn đến u bướu ung thư. Sau đó những u bướu này tăng trưởng bừa bãi rồi lan vào gan, phổi làm chết người.

Yếu tố gây bệng ung thư là những chất mật (bile acids) có nhiều trong thịt bò và nhiều chất gây ung thư nữa gọi là carcinogens, một phần do những hoá chất được pha lẫn trong thực phẩm gia súc… BS Sinha cho biết là trong thịt bò có nhiều hóa chất gây nên hiện tượng oxidative cell damages dẫn đến ung thư.

Your browser may not support display of this image.Ngoài những chất carcinogens gây ung thư thì trong thịt bò còn có nhiều cholesterol, mỡ động vật (saturated fats) gây ra bệnh tim mạch mỗi năm làm cho 1 triệu rưỡi người bị một cơn đau tim và 1/3 những người này sẽ chết trong một cơn đau tim lần đầu tiên.

Vì trong thịt bò có nhiều calories nên cũng tạo nên chứng mập phì đang lên tới mức báo động ở Mỹ và trên thế giới. Một khảo cứu của Đại Học Oxford cho biết là mập phì bệnh lý (morbid obesity) làm giảm thọ tới 10 năm và nếu đi kèm với hút thuốc lá thì sẽ giảm thọ thêm 10 năm nữa!

Một khảo cứu trước đây của Viện Ung Thư cho biết là nếu mỗi ngày ăn một hamburger quarter pounder hoặc porkchop (một việc mà gần như ngày nào người Mỹ cũng ăn) thì không những dễ bị ung thư ruột mà còn nhiều chứng bệnh khác. Nói chung là càng ăn nhiều thịt bò, thịt heo thì càng dễ chết sớm vì ung thư và nhiều chứng bệnh khác. Một vài khảo cứu trên những sắc dân trước đây ăn ít thịt bò hoặc kiêng thịt bò vì lý do tôn giáo như tại Ấn Độ sau khi sang Mỹ mà cũng bắt chước ăn thịt bò thì tỷ lệ mắc phải ung thư ruột và tim mạch còn cao hơn người Mỹ nữa. Một khảo cứu trên người di dân Ấn Độ tại Mỹ bởi Đại Học Y khoa Yale cho thấy là họ có tỷ lệ bệnh tim mạch cao hơn tất cả những sắc dân khác sinh sống ở Mỹ!

Con số người Việt Nam sinh sống lâu năm ở Mỹ chết vì ung thư đường ruột như bao tử, gan, ruột… cũng rất cao có thể do tiêu thụ thịt bò nhiều hơn trước và bị chứng viêm gan (hepatitis).

BS Michael Thun chuyên về thống kê tại Viện Ung Thư xác nhận rằng “đã có nhiều khảo cứu trước đây khuyến cáo người dân Mỹ nên thay đổi cách ăn uống để tránh bệnh ung thư nhưng không có kết quả vì vấn đề ăn thịt bò gần như gắn liền với đời sống văn hóa và thói quen của người dân Mỹ giống như người Á Đông “phải” ăn lúa gạo và người Pháp “phải“ ăn bánh mì trắng và uống rượu đỏ!”. BS Thun khuyến cáo nên thay thế thịt bò bằng cá, rau cỏ, ngũ cốc, các loại đậu, thịt nạc không có mỡ (lean cut meat) và nên nướng, luộc thay vì chiên.

Khảo cứu của BS Sinha đã kéo dài 10 năm trên 500,000 người tuổi từ 50 đến 71 và sau khi so sánh kết quả trên 71,000 trường hợp tử vong thì đã đi đến kết quả kể trên, xác nhận liên hệ giữa thịt bò và tử vong trong đó ung thư đường ruột là quan trọng nhất. Những người tiêu thụ thịt bò nhiều nhất thì có tỷ lệ tử vong lên tới 31% và 36% so với những người tiêu thụ ít nhất.

Điểm quan trọng là ngoài tử vong vì ung thư ruột còn có thêm những chứng bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, bệnh gan và Alzheimer. Tử vong vì bệnh tim mạch (nguyên nhân tử vong số một ở Mỹ) cũng cao ở những người tiêu thụ nhiều thịt bò là 27 % ở nam giới và 50 % nữ giới….

Ngay cả những người không hút thuốc (nguyên nhân số một gây bệnh tim) nhưng ăn nhiều thịt bò cũng dễ chết vì bệnh đau tim, 24 % cao hơn những người không hút thuốc và không ăn thịt bò.

Những người ăn cá biển và thịt gà có tỷ lệ tử vong thấp nhất.

Một khảo cứu của Đại Học North Carolina cũng đi đến kết luận là gia tăng mức tiêu thụ trái cây và ngũ cốc để thay thế thịt bò không những làm tăng tuổi thọ mà còn đóng góp vào việc bảo vệ trái đất và môi sinh nữa vì một ký thịt bò cần một số lượng năng lượng như xăng dầu, phân bón, nước, chuyên chở gấp 7 lần nếu là rau cỏ hay ngũ cốc.

Sự việc nhiều quốc gia phải phá rừng để có đất nuôi bò như tại Brazil, Phi Châu cũng làm tăng mức độ thán khí trong bầu khí quyển rồi tạo nên tình trạng global warming mà nhiều khoa học gia tiên đoán là sẽ dẫn đến ngày Tận Thế! Người Ấn Độ thì tin rằng ăn thịt bò là trọng tội lớn nhất vì bò là một linh vật của Thần Shiva và nhân loại đang bị trừng phạt vì ăn quá nhiều thịt bò.

Your browser may not support display of this image.Viện Ung thư khuyến cáo chỉ nên ăn 18 oz thịt bò mỗi tuần và dùng những loại thực phẩm protein có trong thịt nạc như thịt gà, cá biển hoặc chất protein thực vật như các loại đậu nành, đậu xanh, đậu ván. Có một khảo cứu tại Gia Nã Đại cho biết là trong loại đậu vàng (yellow bean) có chất hạ huyết áp rất đáng kể.

Dĩ nhiên cuộc khảo cứu trên đã gặp phản ứng chống lại của Hội những nhà nuôi bò và cho rằng “việc ăn thịt bò gây ra ung thư chưa chắc đã đúng và chỉ những người ăn quá nhiều và ăn hàng ngày thịt bò mới bị bệnh ung thư và tim mạch”. Trong thịt bò có nhiều chất bổ dưỡng cần thiết như chất sắt, selenium, vitamins chưa kể những loại protein có giá trị cao.

BS Barry Popkin nhận định rằng chỉ nên giảm mức độ ăn thịt bò mà thôi vì hiện nay người dân Mỹ ăn thịt bò nhiều gấp 5 lần những nước khác.

Giảm ăn thịt bò không những giúp làm tăng tuổi thọ, giảm bớt những chứng bệnh nguy hiểm, chữa trị tốn kém đang tạo nên những gánh nặng to lớn cho ngân sách Y tế đang thiếu hụt trầm trọng.
Ông cũng nói thêm là giảm ăn thịt bò còn giúp tiết giảm việc tiêu thụ năng lượng, xăng dầu… giúp tránh cho cả trái đất không bị ô nhiễm không khí, bầu khí quyển không bị hâm nóng và còn nhiều tai họa nữa cho các thế hệ tương lai.

Phân ưu



Chúng tôi vừa nhận được tin buồn :
Thân phụ bạn Trần Đình Phương Đốc Sự 13,

Cụ Ông TRẦN ĐÌNH PHÔ
Bác Sĩ Thú Y
vừa từ trần ngày 24 tháng 05 năm 2009
tại Thành Phố Qui Nhơn, Trung Phần Việt Nam
Hưỡng thọ 101 tuổi

Toàn thể CSV /QGHC Ban Đốc Sự, Khóa 13, xin thành kính phân ưu
cùng bạn Phạm Đình Phương và tang quyến.
Nguyện xin hương linh CỤ ÔNG sớm được siêu thoát tịnh độ.

Gia Đình CSV/QGHC Ban Đốc Sự Khóa 13

Phù hiệu (mới) của hội NSW

Do anh Hoàng Hoa trình bày

Di ảnh GS Nguyễn Như Cương

Monday, May 25, 2009

Abstract Paintings


Vài hàng về
Tranh Trừu Tượng
A.C.La

Trong bức tranh vẽ theo lối cổ điển bên cạnh, cặp tình nhân được vẽ rất kỹ, chẳng những thế, các chi tiết chung quanh và hậu cảnh cũng rất chi li.

Sang đến bức tranh của Pino, kế cận bên dưới, chi tiết chung quanh mờ nhạt đi, không còn rõ nét nữa, ngay cả y phục của người phụ nữ cũng thế.

Màu sắc nơi bức họa hiện thực cổ điển hòa vào nhau, nhưng trong bức ấn tượng của Pino, màu sắc đan vào nhau.

Từ tranh hiện thực chú ý đến chi tiết nhiều khi cả những tiểu tiết, sang đến tranh ấn tượng chú ý đến cảm xúc diễn tả qua màu sắc và ánh sáng, con đường đã khá xa, tuy nhiên hai hướng này vẫn còn nhiều điểm chung như còn có đối tượng.

Theo quan niệm cổ điển của Phương Tây thì một họa phẩm phải mô tả một cái gì đó. Nhưng "luật lệ" này đã bị các trường phái sau này phá bỏ. Những trường phái mới đề xuất những lối vẽ khác. Không theo ý niệm cổ điển chú trọng mô tả một sự vật nào đó, những trường phái mới cho rằng màu sắc, đường nét, hình thể và ngay cả những textures cũng có thể trở thành chủ đề của một bức tranh. Ý niệm này đã dẫn tới lối vẽ trừu tượng

Khi tranh trừu tượng ra đời thì con đường đã rẽ sang một lối hoàn toàn khác. Đối tượng không những không được chú ý mà đã bị bỏ rơi hoàn toàn. Vì "Đối tượng làm hư bức tranh"(1).

Bất cứ một ý hướng mới nào nẩy sinh cũng đều bị chỉ trích, chê bai, phản đối cả. Tranh trừu tượng không tránh khỏi con đường mấp mô ấy.

Người đời chê bai tranh trừu tượng thuờng hay nói mỉa mai rằng "Đứa con năm tuổi của tôi cũng có thể vẽ được một bức tranh tương tự như thế".

Nói cho cùng thì tranh loại nào cũng có bức coi được, bức không. Có những tuyệt tác phẩm nằm giữa những bức tầm thường. Nhưng muốn vẽ thành công một bức trừu tượng cũng không phải chuyện dễ. Nói về tranh trừu tượng, Wassily Kandinsky (1866–1944) viết: "Trong mọi nghệ thuật thì tranh trừu tượng là khó nhất". Vì sao vậy? Chúng ta hãy nghe ông giải thích: "Tranh trừu tượng đòi hỏi bạn phải biết vẽ thế nào cho đẹp, bạn phải có óc nhạy cảm cao về bố cục và màu sắc, và bạn phải là một thi nhân. Điều chót đó là thiết yếu". (2)

Đấy! Họa sĩ trừu tượng còn phải là một thi nhân nữa đấy! Là thi nhân tức là người có tâm hồn mở rộng tiếp nhận thiên nhiên và con người, nhìn thấy cuộc đời này đầy vẻ đẹp.

"Bất cứ nơi đâu có tuyết sa, có nước chảy hoặc chim bay, bất cứ nơi đâu ngày gặp đêm lúc tranh tối tranh sáng, bất cứ nơi đâu có trời xanh treo lơ lửng những cụm mây hay vương vãi những vì sao, bất cứ nơi đâu có hình thể với góc cạnh mờ ảo, bất cứ nơi đâu có ngõ đi vào thinh không, bất cứ nơi đâu có hiểm nguy, có thán phục, yêu thương, thì nơi đó có Sắc Đẹp, chan hòa như mưa, đổ xuống cho bạn, cho dù bạn phải đi cùng khắp thế gian cũng sẽ không tìm thấy một khung cảnh nào không thích đáng và tầm thường cả". (3)

Cách đây gần hai thế kỷ Ralph Waldo Emerson đã viết như thế và có lẽ ngày nay, một định nghĩa thế nào là một thi nhân, chắc cũng không khác xa với định nghĩa này.


Nói về tranh trừu tượng, Wassily còn đưa ra một ý nghĩ lạ: "Thế gian càng làm người ta sợ... thì nghệ thuật càng trở nên trừu tượng".(4) Ở đây ý nghĩ của ông có thể là một ý nghĩ chủ quan, cái cảm giác ông có khi sáng tác một họa phẩm nào đó.

Tương quan giữa màu, ánh sáng, và tâm hồn như thế nào trong hội hội họa, khi vẽ? Ông dùng hình ảnh một cây đàn để so sánh: "Màu là phím đàn, mắt là vồ gõ. Tâm hồn là cây đàn dương cầm nhiều dây. Họa sĩ là bàn tay mà khi gõ lên phím này phím kia, sẽ khiến cho tâm hồn tự động rung lên".(5)

Từ những ý niệm trên đây chúng ta buộc phải nghĩ rằng tranh trừu tượng dù là không lệ thuộc vào hình thể nó vẫn lệ thuộc vào ngoại cảnh như những gợi ý khởi thủy. Rồi thì người thưởng lãm tranh trừu tượng đến lượt mình cũng thế. Người ngắm tranh nhìn thấy, "cắt nghĩa" tranh theo cảm xúc riêng, nhìn tranh không chỉ qua nhãn quan mà còn qua những kinh nghiệm tích lũy trong quá khứ.

Bởi vậy mà khi nhìn cùng một bức tranh có người thấy đó là một mỹ nhân với chiếc cổ trắng ngần. Người khác lại thấy đó là một cơn cuồng phong sóng lượn gió lốc...(6). Yếu tố kích thích chính là sự lôi cuốn. Chất kích thích càng nhiều, thì sự lôi cuốn càng lớn, và người ta có thể nói bức tranh có sức hấp dẫn và đã thành công.

A.C.La
____
Họa sĩ Wassily Kandinsky (1866–1944):
(1) "Objects damage pictures."
(2) "Of all the arts, abstract painting is the most difficult. It demands that you know how to draw well, that you have a heightened sensitivity for composition and for colors, and that you be a true poet. This last is essential."
(4)
"The more frightening the world becomes ... the more art becomes abstract."
(5)
"Colour is the key. The eye is the hammer. The soul is the piano with its many chords. The artist is the hand that, by touching this or that key, sets the soul vibrating automatically."

Emerson: "The poet":
(3) "Wherever snow falls or water flows or birds fly, wherever day and night meet in twilight, wherever the blue heaven is hung by clouds or sown with stars, wherever are forms with transparent boundaries, wherever are outlets into celestial space, wherever is danger, and awe, and love, there is Beauty, plenteous as rain, shed for thee, and though thou shouldest walk the world over, thou shalt not be able to find a condition inopportune or ignoble."

6. Khi mỗ tôi vẽ xong bức họa trừu tượng thứ ba bèn gửi đi cho bạn bè hỏi ý kiến. Phải hỏi thì may ra mới nhận được ý kiến. Người Việt mình thường ngại ngùng lên tiếng. Chỉ có một trường hợp dễ lên tiếng, mà lên tiếng một cách rất hăng say. Đó là...

...Có một lần trong giờ chính trị học, khi đề cập đến Bộ Luật Hồng Đức, GS Nguyễn Ngọc Huy nói rằng tiền nhân chúng ta có nhiều đức tính nhưng cũng có nhiều cái tật trong đó có cái tật hay chửi. Bộ luật Hồng Đức có quy định một số điều luật để phạt vạ hay phạt trượng một số trường hợp chửi bới. Giáo sư Huy kết luận: "Chắc tiền nhân mình hay chửi"! Cả lớp đều cười....

Tuy nhiên khi hỏi, nhiều anh chị cởi mở hơn cũng vui vẻ lên tiếng tỏ cảm nghĩ về bức tranh, một bức tranh trừu tượng. Cái thú ở chỗ được nghe mỗi người cho một ý nghĩ khác nhau. Đấy chính là cái đăc biệt của tranh trừu tượng. Sau đây xin trích một số email mỗ tôi nhận được:

** Cái này bần đạo gọi la "Cuồng Phong" hay " Bão Biển" cũng được. Nguyễn Ngọc Liên, Nam Cali

** Cái thú vị khi xem tranh của A.C.La từ các bức vẽ Thiếu Nữ mượt mà trong vẻ đẹp Á Ðông, nay chuyển qua bức tranh trừu tượng, tôi nghĩ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm "Thuở trời đất nỗi cơn gió bụi", làm rung chuyển tâm hồn kẻ cầm cọ trước khung vải. Hoan hô và chúc mừng A.C.La luôn luôn tìm tòi trong sáng tạo. Xuân Ðỗ, Nam Cali

** Ước gì có bức tranh thật ngay trước mặt thì thật là tuyệt vời! Dưới mắt tôi, sau khi ngắm nhìn thật lâu, đã ẩn hiện một thiếu nữ đang nằm trong một tư thế vô cùng "độc đáo"... Cánh tay trái đưa cao, tay phải không rõ nét, vì bị lẫn lộn với các màu sắc khác (và chúng ta có quyền tưởng tượng cánh tay mặt của nàng đang ở bất cứ vị trí nào cũng được, tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người!). Toàn thân được khoác bởi một lớp vải thật mỏng với nhiều màu sắc, nhưng không dấu được phần "đồi núi" đầy hấp dẫn ẩn hiện dưới cái cổ trần trắng hồng màu da thịt của sự khát vọng đang đợi chờ...Từ cái cảm nhận đó, tôi xin mạo muội đặt tên cho bức tranh là "Khát Vọng" (cho riêng tôi!). Nguyễn Văn Sáu, TS4, Nam Cali

** Nhiều người không thích/ không hiểu tranh trừu tượng nhiều, trong đó có tớ. Bèn đưa bà NDTV* xem và cho ý kiến. Bà nói " Ông Vĩnh vui vẻ nhưng khó đoán tính Ông" . Có lẽ Bả nói xem tranh biết người ( vẽ). Văn là người, phải không? Nguyễn Thái Hùng, Sacramento.
(*Nhân Dân Tự Vệ - Tại sao gọi bà xã là NDTV. Chuyện này rất dài dòng. Xin hẹn một lần khác sẽ kể. A.C.La)

** .... thấy cả một trời khói lửa. có màu đậm như màu máu pha, đầy vẻ tang tóc. chắc anh vẽ vào đúng 30/04? Nguyễn Văn Sanh, Úc

** Ý Nga không biết vẽ nhưng rất mê ngắm tranh. Anh Vinh* thì biết vẽ và... biết ngắm hơn YN. Đây là ý kiến chung của YN và của anh Vinh sau khi xem tranh lúc nãy.(Y Nga)

NẺO VỀ CÒN XA

Cao cao lượn sóng vỗ bờ
Hoàng hôn phẫn nộ giấc mơ Trở Về
Người Đi vạn Nẽo Nhiêu Khê
Đau cùng Quê Mẹ giặc về Tây Nguyên

Ý Nga,Calgary, Canada

13.5.2009.
*Anh Vinh là phu quân của nữ thi sĩ Ý Nga.

Anh Vinh làm trong ngành kiến trúc. Hai người hiện đang sống tại thành phố Calgary, tỉnh bang Alberta trong đó có TP Edmonton, nơi mỗ đang cư ngụ. (A.C.La)

** Tớ thấy tranh cậu đẹp, nhưng trừu tượng thì ít người thích, vi nó không thật (!?), họ nhìn mãi mà không hiểu cái gì! ....... Tớ lại thích trừu tượng của cậu hơn. Cậu có hoa tay lại vững về kỹ thuật. Cứ bôi tùm lum ra, vẫn đẹp như thường. Tớ thì chịu! Lúc còn đi học, vẽ nải chuối thành bàn tay! Vẽ cái nón thì giống kim tự tháp! Cậu thích gì vẽ nấy. Đó là thú vui mà bạn bè cũng được dịp nhìn ngắm. Cho vui thôi. ...... Phạm Thành Châu
____

Xin chân thành cám ơn quý anh chị đã lên tiếng cho vui cửa vui nhà. A.C.La

Mảnh Tình Buồn Của Quê Hương


Lan Đàm
Họ yêu nhau, lấy nhau và hạnh phúc. Nhưng một ngày tháng tư, họ chia lìa. Anh lao tù phương Bắc. Chị lận đận phương Nam. Tay trắng tiểu thư, Chị tần tảo nuôi hai con gái nhỏ,chờ chồng. Rồi Anh qua đời trong một trại cải tạo mà Chị không muốn nhớ tên. Rồi Chị gạt nước mắt mang con, theo giòng người, bỏ quê hương lại sau lưng. Lại mình Chị bương trải ở một quê hương thật mới. Bây giờ, hai con gái đã theo chồng. Bây giờ, chỉ còn Chị, cô đơn nơi đó, cuối con phố núi quạnh hiu của một thị xã nhỏ hiền hòa cực bắc Tiểu Bang Georgia. Cô đơn như Anh đang nằm sâu đâu đó, nơi xó rừng Thanh Hóa mịt mùng...

Đỗ Bảo

Nơi em ở quạnh hiu phố núi,
Chiều sương mù sỏi lạnh bước chân.
Ngày chớm đông đêm đầy rất vội,
Gió đong đưa lối cỏ ngại ngần.

Em đi về ngõ cao lặng lẽ,
Mặc tiếng chim,cây lá đón chào.
Đời mục nát từ cơn mê lỡ,
Nhịp tim chùng,thao thức chiêm bao.

Vẫn dịu dàng,dáng gầy như liễu,
Em xa xăm, ánh mắt u hoài.
Khuya đối bóng,trăng non mờ chiếu,
Lệ nào tràn mê hoặc liêu trai.

Với thời gian tóc dăm sợi bạc,
Xanh xao hồn cô phụ long đong.
Tà áo cũ nhuốm màu lưu lạc,
Em đâu ngờ thương nhớ mênh mông.

Nơi em ở chập chùng mây phủ,
Hàng thông già đồi vắng thở than.
Nghe gót nhẹ nai vàng bỡ ngỡ,
Em ngậm ngùi,sầu nặng không gian.
Lan Đàm

Grief and Sorrow

Phân tích

Ðọc "Món Ăn Chân Lý"
của Dương Thu Hương


Trọng Ðạt

Ðiện báo DCV online mới đăng bài Món Ăn Chân Lý của nhà văn Dương Thu Hương, Ban biên tập cho biết họ đã nhận được bài của bà gửi từ tháng 2-2009 nhưng bây giờ 19 tháng 5- 2009 mới cho đăng nhân ngày sinh của Hồ chủ tịt, họ cũng nói mục đích để rộng đường dư luận.

Bài viết không dài lắm nhưng nhiều chỗ lộn xộn khó hiểu, không có dàn bài rõ ràng, nói chung "nổ" nhiều, chúng tôi xin tóm lược sơ để tiết kiệm thì giờ của quí độc giả khỏi phải đọc cả bài.

Xin sơ lược.

Mở đầu Dương thu Hương cho biết sau khi cuốn Au Zénith, Ðỉnh Cao Chói Lọi của bà được xuất bản, bà đã bị người ta ném đá cả từ ba phía, trước đó bà chỉ tưởng có hai phía là Cộng Sản Hà Nội và những người Việt Quốc Gia hải ngoại tại Mỹ, Úc, Canada, Âu châu…nhưng nay thì có cả phía những người có văn hoá cao, ôn hoà ở Pháp .

Bà viết bài này để trả lời họ, cả hai phía Cộng Sản Hà Nội và "những người chống Cộng nòi" ở hải ngoại.

Vào tháng 11 năm 1987 cơ quan văn hoá Liên Hiệp Quốc Unesco biểu quyết đứng ra vinh danh Hồ chủ tịt như như nhà văn hoá dân tộc nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông ta vào năm 1990. Unesco đã bị tấn công chống đối dữ dội do nhóm Ðường Mới (tại Pháp) gồm các ông Nguyễn thế Anh, Bùi xuân Quang, Huỳnh Bá Yết Dương thành lập năm 1983 cộng với sự tham dự của các nhà báo, sử gia Anh, Pháp như Olivier Todd, J.F. Revel, R.B.Smith. Họ hội thảo tại Thượng nghị viện Pháp ngày 25 và 26-5-1990 và cuối cùng Unesco phải chịu thua hủy bỏ dự định vinh danh Hồ chủ tịt.

Tình cờ bà mua được cuốn sách tại nhà Nam Á của của nhóm đã đẩy lùi Unesco, sách có nói việc Hồ đã bán đứng Phan bội Châu cho Pháp mà bà cho là ngụy tạo lịch sử và bà lên án Cộng Sản Hà Nội khôn nhà dại chợ đã câm mồm không bênh vực cho Hồ chủ tịt được câu nào. Bọn Hà Nội là đạo đức giả, tham tàn.. và trong khi đa số nhân dân Việt Nam vẫn "đời đời kính yêu" Hồ chủ tịt… người không đụng tới một xu tài sản nhà nước.. bọn Hà Nội xử dụng xác chết của Hồ chủ tịt để cướp bóc nhân dân, chúng tàn phá đất nước. Dương thu Hương chửi rủa bọn cầm quyền Hà Nội là đồ ăn hại không bênh vực được cho Hồ chủ tịt câu nào khi ông ta bị xúc phạm.

Bây giờ bà nói với những người đối lập mà bà gọi là "những người hành nghề chống Cộng" như nhóm Ðường Mới ở Pháp, họ là những người tài cao học rộng được sống ở Âu Châu từ bao lâu nay nhưng là những người không lương thiện đã buộc tội Hồ chủ tịt không có bằng cớ cụ thể nào, nói chung những người hành nghề chống Cộng ở hải ngoại đã bịa sử, phịa sử để bôi nhọ Hồ chủ tịt "muôn vàn kính yêu"… Theo bà DTH thì họ tưởng tượng Hồ chủ tịt tàn ác như các bạo chúa Mao, Staline…mặc dù sống ở ngoại quốc họ cũng giả dối, những nhà văn trong nước vì miếng cơm manh áo nên đã phải nói láo thì không nói chi.

Và cũng theo DTH thì Hồ chủ tịt giống như những anh hùng Ðinh, Lê, Lý, Trần … được nhân dân ủng hộ để tiến đến giành độc lập, Hồ chủ tịt cũng đã ở Tây mấy chục năm, ông cũng rất văn minh biết uống rượu nho, nhẩy đầm…ông thoả hiệp với Pháp năm 1946 là chuyện bất đắc dĩ .. Nhiều đoạn sau lộn xộn và luộm thuộm như một mớ bòng bong nên chúng tôi không tóm tắt được, nhiều đoạn "nổ zăng miểng" như kho đạn Long Bình, có lẽ nhà bà ta ở gần kho đạn!!!

Bà nói Hồ chủ tịt là người vĩ đại nhất của thế kỷ 20, ông ta thấu hiểu giá trị dân chủ và tìm cách du nhập vào Việt Nam, là người sáng suốt, miền Bắc hô đánh Mỹ, miền Nam hô Bắc tiến, lấp sông Bến hải, Hồ chủ tịt nhận ra sự sai lầm của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, ông là người đi trước thời đại… kế đó là những dòng ca tụng công đức họ Hồ giống như trong Ðỉnh Cao Chói Lọi…

Nói chung nội dung bài viết để đả phá chính quyền Cộng Sản Hà Nội tham tàn không bênh vực cho Hồ chủ tịt câu nào khi ông ta bị bọn hải ngoại xúc phạm và đả phá những người chống Cộng nhà nghề bóp méo lịch sử, bôi nhọ Hồ chủ tịt, người là cứu tinh dân tộc. Bài viết có nhiều đoạn khó hiểu, đao to búa lớn nhưng nội dung rỗng tuếch như

“Muốn hiểu biết một thực thể, nhất thiết phải có hai tư thế quan sát:

Tư thế tổng quan: cho phép có một sự nhận xét chung khi so sánh, đối chiếu, phân tích thực thể ấy trong hệ thống của nó và khi đặt kề các hệ thống khác loại.

Tư thế nội tại: buộc người quan sát phải sát nhập như một bộ phận trong thực thể để hiểu được cấu trúc nội tại, cách vận hành nội tại, mối tương liên nội tại giữa các thành phần tạo nên thực thể đó.

Tư thế tổng quan là ưu thế tối đa của các trí thức thế giới trước các đối tượng nghiên cứu "inconnu et infime" xa lạ và không đáng kể như Việt Nam. Họ có đầy đủ khoảng cách thời gian lẫn không gian, độ lùi nhất thiết khi muốn quan sát một đối tượng. Họ lại được trang bị bằng các hệ thống triết lý, chính trị học, địa lý học, dân tộc học, ngôn ngữ học… Tóm lại, tất cả những gì cần cho một hành trình trí tuệ. Các thư viện và các viện lưu trữ ở Mỹ cũng như châu Âu là nơi con người có thể ngụp lặn suốt 70 năm của cuộc đời nếu họ bắt đầu đọc sách từ năm 10 tuổi và chết đúng tuổi 80.

Tuy nhiên, cái nhìn nội tại lại là điểm yếu có tính chiến lược. Không có cái nhìn này thì không bao giờ hiểu nổi cấu trúc nội tại, mâu thuẫn nội tại, cách vận hành nội tại của một xã hội mà trong đó mọi thứ dường như vừa thật vừa giả, một nụ cười có thể kèm theo một nhát dao đâm, sự thổ lộ tâm tình giống như màn giáo đầu của một tấn trị phản bội. Tóm lại, mọi thứ đều xảy ra một cách nhù nhịa" (ngưng trích)

Hoặc những đoạn "làm dáng, làm đỏm trí thức" có chêm mấy chữ tiếng Tây cho ra vẻ trí thức nhưng cũng mơ hồ rỗng tuếch như.

"Do thiếu nghiệm sinh, con người thường lắng nghe tiếng nói nội tâm của họ trước tiên, sau đó đi theo các suy luận – những association d’idées, mà những liên tưởng này thường lầm lạc khi áp dụng lên các thực tiễn xa lạ và phức tạp so với cái thực tiễn căn bản, gốc rễ đã đem tới cho họ những ý tưởng và kinh nghiệm đầu tiên.

Trên nguyên lý "con người chỉ nhìn thấy cái họ muốn nhìn", những cái đầu sáng giá của nước Pháp đã tạo ra hai hiện tượng của sự huyễn hoặc "fantasme". (ngưng trích)

Dương thu Hương có nói ở phần mở đầu bài cuốn "Ðỉnh Cao Chói Lọi" của bà đã bị cả ba phía người Cộng Sản, người chống Cộng, những người ôn hoà ném đá và chúng tôi cũng xin kể thêm là tác phẩm của bà cũng bị một nhà phê bình Tây phương đánh giá thấp về phương diện văn chương có lẽ bà cũng đã đọc rồi, dưới đây là nhận xét của bà Janine Gillon, (phó giám đốc trung tâm thông tin Việt Nam tại Pháp) về cuốn Ðỉnh Cao Chói Lọi, đăng trên BBC.com tháng 3-2009.

"Dương Thu Hương là một nhà tranh đấu nhiều hơn một tiểu thuyết gia. Tuy nhiên điều này vẫn có thể gây xúc động cho người đọc, nếu thỉnh thoảng bà không lạm dụng cái chủ nghĩa tranh đấu rao giảng.

Cốt truyện này có thể dùng để tạo ra một bi kịch theo kiểu Shakespeare, nhưng hóa ra lại là một truyện dài và nhạt nhẽo, rất dễ đoán trước và có cấu trúc cổ điển, ít sáng tạo, đôi khi khó tin đến mức người ta rất nhanh chóng muốn bỏ mặc cái ông chủ tịch đầm đìa nước mắt và suốt ngày lý luận suông này cho số phận đáng buồn của ông ta.

Tác giả khi tuyên bố mình đề tặng cuốn tiểu thuyết này cho người bạn đã hé lộ cái bí mật kinh khủng ấy, đã nói như thể bà công bố một điều chưa một ai biết (hoặc một tin tức vô cùng hấp dẫn?) trong khi trên thực tế điều này thuộc về một tập hợp những lời đồn đại mà tất cả những ai viết tiểu sử về Hồ Chí Minh đều đã nói đến từ rất lâu, đồng thời cũng nói rõ rằng không có một bằng chứng nghiêm túc nào cho phép khẳng định các tin đồn ấy.

Và hẳn nhiên, Dương Thu Hương là một nhà tranh đấu nhiều hơn một tiểu thuyết gia. Tuy nhiên điều này vẫn có thể gây xúc động cho người đọc, nếu thỉnh thoảng bà không lạm dụng cái chủ nghĩa tranh đấu rao giảng đến độ rơi vào kiểu cường điệu không thể chịu đựng nổi của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (mà chính bà nói mình chống lại). Đoạn văn tiếp theo, một trong những đoạn cuối của cuốn tiểu thuyết, lại không biến cái mà tác giả gọi là cuộc chiến cả cuộc đời thành một sự nực cười sao?: "Tuy nhiên, kể từ ngày mồng hai tháng chín năm Kỉ Dậu , trên đỉnh trời Hà Nội, luôn luôn treo lơ lửng một lưỡi gươm. Một lưỡi gươm khổng lồ, trong suốt. Người ta có thể nhìn rõ lưỡi gươm ấy vào những ngày thu, trời vắng mây, đặc biệt những ngày trời biếc xanh, xanh tinh lọc sau mưa bão hoặc sau khi cầu vồng hiển hiện. Lưỡi gươm ấy nhằm thẳng xuống cột cờ thành Hà Nội, chờ đợi khoảnh khắc định mệnh để rơi xuống, chặt đứt lá cờ đỏ sao vàng, kết thúc cái chế độ phản trắc và tàn bạo, tiêu diệt loài ngạ quỷ đã cắn cổ hút máu chính dân tộc nuôi dưỡng nó." Liệu đó có phải là kết luận của câu chuyện này không?... "Nghệ thuật không kết luận", Flaubert từng nói vậy." ( ngưng trích)

Ðọc đoạn văn phê bình trên chúng ta có thể hiểu theo bà Janine Gillon thì giá trị văn chương của cuốn Ðỉnh Cao Chói Lọi được xếp vào hạng tồi, hạng xoàng, hạng kém… và như vậy bà đã bị cả bốn phía chỉ trích hay ném đá, trong đó ba phía chỉ trích về mặt chính trị và còn một phía khác, người ta chê trách cuốn tiểu thuyết của bà là một tác phẩm dở, tác phẩm tồi.

Bài viết của Dương thu Hương kể trên bàn tới sự hư thực của những vấn đề lịch sử nhưng không được chứng minh bằng những dẫn chứng lịch sử, không có tài liệu, sách vở hay nhân chứng nào được tham khảo, phỏng vấn nên không có thể coi là một bài sử mà chỉ có thể coi là như một lý luận một giả thuyết hay một ý kiến riêng mà thôi.

Dương Thu Hương bênh vực cho ông Hồ ở điểm ông là người sáng suốt nhìn ra cái tai hại của cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn từ đầu thập niên 60 trong khi cả hai miền Nam Bắc đều hăng hái tham gia cuộc chiến,

"Đó cũng là người sáng suốt nhất giữa tám người cầm quyền Việt Nam cùng thời đại. Trong khi các đồng chí miền Bắc say sưa nuôi mộng "đánh con hổ giấy Mỹ, cắm ngọn cờ hồng lên khắp hành tinh" và đám người phương Nam hò hét không kém phần bạo liệt "lấp sông Bến Hải, xây thành ngăn sóng đỏ", ông là người trước hết nhận ra cuộc chiến tranh này sẽ là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc và sẽ để lại sự tàn phá lâu dài với thời gian.

Chớ nên quên rằng chính ông Hồ chứ không phải ai khác đã tìm cách đuổi được 320.000 lính Trung Quốc giả dạng thợ đường sắt đóng ở nước ta từ 1964 đến 1968. Đó là cố gắng cuối cùng của ông trước khi qua đời.

Bi kịch của ông Hồ là bi kịch của kẻ đi trước thời đại". ( ngưng trích)

Chúng tôi xin bà làm ơn chỉ cho chúng tôi cái tài liệu khả tín nào, cuốn sách nào, cuốn phim nào, nhân chứng nào …đã đề cập tới điểm ông Hồ là người sáng suốt này.. bởi vì chúng tôi không thấy bà đưa ra một tài liệu nào, hoàn toàn không có . Về điểm này chúng tôi xin nói rõ hơn về cuộc chiến tranh Nam Bắc 1959-1975.

Có thể là hiểu biết của Dương thu Hương về lịch sử cận đại quá thấp kém hoặc bà giả vờ không biết nên đã có những lý luận dở hơi nửa điên nửa khùng như trên, chúng tôi xin nói rõ thêm một tí. Theo ông Ðoàn Thêm (Những Ngày Chưa Quên) năm 1957 Thủ tướng Bắc Việt Phạm văn Ðồng gửi thư cho ông Ngô đình Diệm xin hiệp thương hai miền Nam Bắc mở đầu văn thư: "Kính thưa Tổng thống" …nhưng bị ông Diệm thẳng thừng từ chối và sau đó miền Bắc Cộng Sản biết không thể chiếm miền Nam bằng thủ đọan chính trị ma mãnh được mà phải chuyển sang quân sự khởi đầu từ những năm 58, 59… Tại sao? miền Bắc bằng mọi giá, sống chết cũng phải chiếm cho được vựa lúa miền Nam, cho dù phải hy sinh hàng triệu hoặc mấy triệu người họ cũng không nề hà, đó mới là nguyên do chính của cuộc chiến, lý luận của Dương thu Hương cho rằng miền Nam hiếu chiến đòi lấp sông Bến hải Bắc tiến là hoàn toàn láo khoét và trơ trẽn. Miền Nam đã anh dũng chiến đấu để tự vệ chống lại cuộc chiến tranh ăn cướp của những thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi, xin bà đừng mập mờ đánh lận con đen kết án cả hai miền Nam Bắc.

Dương thu Hương bênh vực cho Hồ chí Minh nhưng lý luận của bà rất yếu ớt và non nớt, nói trắng ra, bà không đủ tư cách bênh vực cho họ Hồ.

Trước hết bà hoàn toàn không biết một tí gì về những phương pháp căn bản sơ đẳng của công việc viết sử hay nghiên cứu lịch sử như dẫn chứng, tham khảo nghiên cứu tài liệu, dữ kiện…một tác phẩm văn chương như "Ðỉnh Cao Chói Lọi" không thể coi là một phương tiện để bênh vực cho một luận chứng lịch sử, một bài viết như "Món Ăn Chân Lý" không phải là một bài nghiên cứu sử mà cả hai chỉ là những lý luận văn hoa nghe chơi cho vui vậy thôi. Ðiều này dễ hiểu vì bà không được đào tạo để viết sử mà chỉ để viết văn tuyên truyền bình dân cho chế độ. Một nghi án lịch sử , một sự thật lịch sử phải được chứng minh rõ ràng cụ thể bằng những tài liệu sử, sách vở, nhân chứng, phim ảnh đào xới ở các thư viện, văn khố…. chứ không phải chỉ bằng những lời lý luận xuông dù là lý luận đanh thép, đao to búa lớn hay "nổ" như kho đạn Long Bình.

Về tuổi tác bà cũng không đủ tư cách để bênh vực cho ông Hồ, để luận bàn lịch sử tôi thí dụ nay có hàng trăm, hàng nghìn nhân chứng, những người đã sống thời 1945 họ kể lại bằng hồi ký, sách báo rằng hồi Việt Minh cướp chính quyền 1945, họ Hồ đã để cho bọn lâu la, bộ hạ thủ tiêu chôn sống các đảng phái đối lập, tôn giáo Cao Ðài, Hoà Hoả… hàng vạn, hàng mấy chục nghìn người. Nếu Dương thu Hương lên tiếng bênh vực cho Hồ chủ tịt thì bà hoàn toàn không có tư cách vì hồi đó bà chưa đẻ, không đủ tư cách để bàn về lịch sử.

Nếu nói về cấp bậc chức vụ trong đảng Cộng Sản, Dương thu Hương chỉ là một đảng viên cấp thấp, một cán bộ tuyên truyền bình dân tép riu không có cơ hội tiếp xúc hoặc gần gũi Hồ chủ tịt, bà không phải là người làm việc trong phủ chủ tịt, không phải là uỷ viên Trung ương đảng nên không thể biết một tí gì về tâm tư của lãnh tụ, bà không có có tư cách gì để bàn tới lòng "yêu nước", tinh thần sáng suốt của Hồ chủ tịt "vĩ đại". Bà không có tư cách để bênh vực cho Hồ chủ tịt và cũng không có tư cách để tô son điểm phấn cho cái ông già này.

Trong bài có đoạn nói

"Vì lẽ đó, tôi hiểu rằng vấn đề cốt lõi của người trí thức Việt Nam lúc này là vấn đề honnête. Những nhà báo, nhà văn, nhà khoa học sống dưới chế độ cộng sản độc tài không thể honnête vì họ bị trói buộc vào miếng cơm manh áo, bị hăm dọa bởi tù đày và các hình thức hành hạ, các loại đòn cân não. Cần phải cảm thông cho họ." (ngưng trích)

Ðọan trên đây cho thấy Dương thu Hương bênh vực cho những người nhà văn sống dưới chế độ Cộng Sản, họ không thể honnête (thật thà) được vì miếng cơm manh áo có nghĩa là họ có quyền nói láo và chính bà trước đây đã là nhà văn tuyên truyền của Cộng Sản đã một thời nói láo, chính bà đã tự thú như vậy, một con người đã một thời nói láo không thể coi là một người lương thiện, trước sau cũng vậy.

Chúng ta phải công nhận một điều, một người đã bị Cộng Sản nhồi sọ hàng mấy chục năm đằng đẵng từ khi mới nứt mắt lớn lên, một con người cuồng tín, u mê đần độn như Dương thu Hương không còn biết phân biệt đâu là trắng đen, đâu là phải trái, chính tà thì thật cũng khó mà bàn bạc nói chuyện. Tại Việt Nam và Hải ngoại từ một đứa con nít cũng biết họ Hồ là một anh nhà quê dốt nát, không có đến một mảnh bằng tiểu học, người đã mang tà thuyết Mác Lê về tàn phá đất nước từ hơn nửa thế kỷ nay vậy mà bà ta vẫn cứ gân cái cổ lên ca tụng Bác bằng giọng tuyên truyền bình dân mạt hạng như.

"Bởi vì, đó là người Việt Nam vĩ đại nhất thế kỷ 20, vĩ đại như một con người với tất cả chiều kích nông sâu, nhầm nhỡ và lầm lạc.
Bởi vì, chính ông ta là nhân vật đầu tiên thấu hiểu giá trị của nền dân chủ và tìm mọi cách du nhập vào Việt Nam. ( ngưng trích)

Hoặc

"Vị thế của ông Hồ là vị thế lãnh đạo một quốc gia bé nhỏ, nghèo khổ, luôn luôn chìm đắm dưới ách ngoại xâm. Số phận quốc gia này là số phận kẻ bị tước đoạt và thường xuyên bị nhỡ tàu.

Đặt Hồ Chí Minh vào những hồn cảnh cụ thể như thế, tôi thấy ông thật sự là người vĩ đại. Ông không thể làm gì hơn.

Nếu dân tộc Việt Nam đủ mạnh để nhìn thẳng vào sự thật, họ sẽ thấy tự hào vì có ông, một con người sáng suốt lỗi lạc, một người yêu nước chân thành đã cố gắng tối đa để thay đổi số phận cho dân tộc.

Một dân tộc xứng đáng không cần một ông thánh không ăn không ỉa không làm tình mà cần một nhà lãnh đạo tài ba và có tư cách.

Nếu dân tộc Việt Nam đủ trưởng thành để nhận thức được điều đó thì họ sẽ hãnh diện vì đã có ông, Hồ Chí Minh." (ngưng trích)

Thưa quí độc giả, chúng ta "may mắn" được dịp thưởng thức cái "tài làm văn tuyệt diệu" của Dương Thu Hương nhà văn nổi tiếng quốc tế mà người Pháp gọi là Écrivain aujourd’hui mondialement reconnue, bà ta có một bút pháp tuyệt vời thể hiện trong câu " ông thánh không ăn không ỉa".

Trước đây hồi đầu thập niên 1990 nhiều người Việt hải ngoại vui mừng đón nhận nhà văn chống đảng Dương thu Hương vì họ tưởng rằng bà này cùng chí hướng với chúng ta, phe ta đây rồi !!! Nhưng nay cháy nhà lòi ra mặt Vẹm , bà ta chửi rủa Cộng sản Hà Nội vì bọn chúng không dám mở miệng bênh vực cho Hồ chủ tịt vĩ đại khi người bị bọn chống Cộng mù loà hải ngoại bội nhọ, nhục mạ, bọn Hà Nội chỉ là bọn ăn hại!!

"Chính quyền Hà Nội nếu vẫn coi ông Hồ như vị thánh tại sao không tìm hiểu sự thật để biện minh cho nhà lãnh tụ của họ? Tại sao một bộ máy quyền lực thống trị gần 90 triệu con người lại câm mồm nhắm mắt để cho thần tượng dân tộc bị sỉ nhục, bị dập vùi? Tại sao sự im lặng hổ thẹn này kéo dài gần hai thập kỷ mà không một kẻ ăn lương bổng, hưởng ơn huệ mưa móc của chế độ cộng sản Hà Nội nào dám ngẩng đầu lên yêu cầu minh chứng để trả lại công bằng cho người đã khuất?" (ngưng trích)

Nếu ông Hồ là vị lãnh đạo có tư cách muôn vàn kính yêu như bà đã nói ở trên thì tại sao trên internet, báo chí, truyền thông… trong và ngoài nước từ hàng chục năm nay đầy rẫy những thông tin lột mặt lạ đời tư dơ bẩn, xấu xa, nhơ nhuốc của họ Hồ? Không có lửa thì sao có khói? Trong cuốn Một Cơn Gió Bụi của sử gia Trần Trọng Kim (Khai Trí, Saigon 1973) đã ghi rõ Hồ chí Minh 1944 ở bên Tầu về nước, trên đường về nước Hồ đã lấy một nữ đồng chí tên Ðỗ thị Lạc, có một người con gái với bà Lạc và cho tới nay hằng trăm bài báo trong và ngoài nước đã cho biết Bác đã biết "thưởng thức" gái trinh.. thế mà bộ máy tuyên truyền của Hà Nội vẫn trơ trẽn nói Bác vì dân vì nước nên ở giá, "Bác còn zin"? Nếu nói Bác được nhân dân muôn vàn kính yêu thì tại sao lại bị nhân dân lột mặt nạ như thế ? trong khi ấy tại miền Nam sau 1963 và bây giờ tại Hải ngoại, mặc dù ông Diệm còn bị nhiều người ác cảm nhưng họ lại không hề bêu xấu đời tư ông ấy vì đời tư của ông không có gì là xấu xa cả, hoàn toàn không có.

Như đã nói ở trên, Dương thu Hương đã bị ba bề bốn bên ném đá mà chính bà đã nói như vậy, bà không phải là một chính trị gia vì hoàn toàn thất bại trong việc thu phục nhân tâm, hoặc có thể bà là một nhà chính trị gia hạng xoàng, hạng bét. Một người được gọi là chính trị gia phải biết cách thu hút được những người ủng hộ, lấy lòng được quần chúng nhân dân nhưng bà đã hoàn toàn thất bại vì hễ thò mặt ra là bà bị người ta chửi, người ta ném đá. Bà phải biết tại sao người ta ghét, người ta chửi mình? vì bà hỗn hào, ngang ngược, ngoan cố, cuồng tín, u mê, đần độn.
. . . . . . . . .
Bà chỉ bênh vực Hồ chủ tịt bằng những tin đồn tổng hợp 'nghe hơi nồi chõ' chứ không bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, bà không phải là nhà sử gia để có đủ tư cách bênh vực cho họ Hồ vì bà hoàn toàn không có tí một kiến thức sơ đẳng nào về phương pháp nghiên cứu lịch sử. Bà không đủ tư cách để nghiên cứu sử hay bênh vực cho họ Hồ vì năm 1945 khi Việt Minh cướp chính quyền bà chưa đẻ, hai năm sau 1947 bà mới mở mắt chào đời, trong thời gian còn sống dưới chế độ Cộng Sản bà chỉ là một đảng viên tép riu, một cán bộ viết tuyên truyền bình dân hạng bét không đủ tư cách để bàn về con người Hồ chủ tịt cũng như để đề cao hay bênh vực Hồ chủ tịt.

Cuối cùng bà chỉ là một nhà văn, như chúng tôi đã trích lời phê bình của bà Janine Gillon người Pháp ở trên, người ta chê giá trị văn chương tác phẩm Ðỉnh Cao Chói Lọi của bà là dở, một tác phẩm văn chương hạng xoàng, hạng tồi, hạng kém… Và như thế chúng tôi xin thành thật khuyên bà nên học hỏi thêm, học tập thêm, trau dồi nghề viết văn thêm để viết cho khá hơn, đó là việc bà nên làm để khỏi bị người ta chê văn chương của bà là hạng tồi, hạng xoàng, hạng bét…

Trọng Ðạt

Để đọc nguyên văn "Món Ăn Chân Lý", xin click vô đây