Saturday, May 31, 2008

Thơ Ý Nga

TỪ THIỆN “ĐỎ”

“Hồng y, giám mục”* xin tiền
“Ni cô, thượng tọa”* lạc quyên đem… về
Xây chùa ai ở? Khổ ghê!
Trùng tu, kiến thiết cho… “Bề Trên” ăn
“Bề Trên” bụng “đỏ”, môi “đen”
Ăn chơi trác táng, miệng khen “Việt kiều”
Nhà tù thượng tọa đăm chiêu
Bịt mồm linh mục, triệt tiêu thánh thần
Tự do? Tôn giáo khổ thân!
Cao Đài, Hòa Hảo cũng trần ai đau,
Tin Lành thảm thiết kêu gào
Giáo dân, Phật tử…, chiên nào được yên?
Nhà thờ m
ới, để… làm duyên
Khảo tiền thế giới, bạo quyền ăn chơi

Ý Nga, 5.11.2007

Thăm Hỏi

Luân Tâm ơi! Sao im lặng quá vậy? Mải làm thơ và lo cho Luân chăng?
Có gì vui/buồn thì cũng phải cho bạn bè biết chứ! Hy vọng mọi chuyện đều tốt đẹp.

Thăm Luân và ba Cháu Thư.
Thư bất tận ngôn,
Lan & Đàm

Trích thơ Chu Tất Tiến

Click to enlarge

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

(Trích Dịch từ bài "Sự an toàn thực phẩm của Trung Hoa" viết bằng tiếng Trung Hoa, dịch sang tiếng Anh bởi Flora Drew. Gửi cho những ai thích du lịch Trung Quốc).

Chu tất Tiến

... Hãy thử nhìn vào món dưa muối của người Trung Hoa. Mặc dầu món này được làm ở Sichuan, nhưng hầu như không có người nào mà chưa thử món này. Nhưng khi bạn đến viếng thăm Sichuan, sẽ có nguời hỏi bạn "Có thích ăn món dưa muối không? Có một hãng chuyên làm món này ở Chengdu." Trong quá khứ, người ta thường ăn cơm với dưa muối làm ở Sichuan, nhưng nay, người quản đốc phân xưởng này nói rằng, "chúng tôi không ăn dưa muối làm ở Sichuan, mà ăn dưa muối làm ở chỗ khác. Chúng tôi đem bán sản phẩm của chúng tôi cho người khác ăn!"

Sau vài cuộc phỏng vấn bí mật, chúng tôi tìm ra một sự thật về dưa muối. Phần quan trọng nhất là nhúng dưa vào hợp chất muối. Tôi lưu ý thấy là muối ở đây trắng lắm, và hột muối thì mịn hơn. Tôi mới hỏi: "Tại sao muối trắng quá vậy?" Ông quản đốc trả lời: "Muối này mua ngoài chợ đen. Nó rẻ hơn nhiều." Lát sau, tôi nhìn thấy nhãn hiệu trên bao muối, thấy đề là: "Muối kỹ nghệ. Không được dùng cho người!" Những người thợ làm dưa chỉ cho tôi thấy đống muối dựng thành chồng. Tôi hỏi: "Anh chị luôn luôn dùng muối này hả?" Người thợ gật đầu. Tôi hỏi thêm: "Thế, các hãng khác có dùng muối nầy không?" Người thợ lắc đầu. Vài ngày sau, tôi trở lại và thấy là có hàng đống côn trùng bò quanh đống muối. Tôi hỏi mấy người thợ, họ bảo rằng khi nhúng dưa muối vào thì luôn luôn có côn trùng, nhưng khi họ bỏ thêm hóa chất, thì côn trùng biến mất! Lúc sau, tôi thấy mấy người thợ xịt thuốc lên dưa, tôi hỏi là thứ gì, họ nói đây là thuốc diệt sâu bọ! Ông ta còn nói là để bảo đảm không có sâu bọ, họ phải phun thuốc trừ sâu hai, ba ngày một lần cho đến khi hàng được đưa ra khỏi hãng. Khi tôi hỏi đó là thuốc gì, cả người quản lý và người làm công đều không biết đó là chất gì. Vì không có tên hiệu trên lọ thuốc trừ sâu, tôi mới lấy một chút mẫu đem về, hàn lại, và gửi cho Trung Tâm Kiểm soát thực phẩm Nhập và Xuất Cảng, và được biết rằng đó là 99% DDVP (thuốc trừ sâu cực mạnh)....

Ở Guizhou, người ta hay nói : "Nếu bạn không ăn đồ chua trong 3 ngày, chân bạn sẽ lỏng đi." Những nhà hàng ở Guizhou trở nên danh tiếng với món xúp cá chua, nhưng gần đây, có tới 215 nhà hàng gặp rắc rối về việc nấu món này. Ngày 16 tháng 6 năm 2004, người ta tìm thấy 215 khách sạn dùng "nha phiến" bỏ vào trong canh và gia vị. Những nhà hàng này bị đóng cửa. Zhang Xin, phó trưởng ban phòng chống ma túy cho tôi biết rằng đã phát động một chiến dịch truy tầm ma túy trong thực phẩm. Một cuộc tổng kiểm tra 2642 nhà hàng ở Guiyang, Bijie, và Liupanshui, tìm thấy ma túy trong hầu hết mọi thực phẩm.... Ông ta cũng nói rằng nếu khách hàng ăn ở đây một thời gian sẽ thành những con nghiện nặng mặc dù không từng hút cần sa...

Cũng ở Guizhou, lượng "nhôm" ở trong các loại bánh làm theo dạng que cây khô cao hơn hàm lượng cho phép rất nhiều, khoảng 11 lần cao hơn bình thường....

Trong những nhà hàng ăn, dầu chiên cá được đun tới đun lui. Điều thường xẩy ra là sau khi cá được ăn hết, người hầu bàn đổ chất dầu ăn thừa vào hộp sắt, đợi đến đêm, thì gạn nước ra khỏi dầu. Khi mang số dầu chiên rồi này ra xử dụng lại, họ cho nhiều chất cay vào để giả làm dầu mới. Do đó, mới có tên gọi mới, thay vì là dầu chiên cá, người ta gọi là "dầu nước miếng", (vì đã qua miệng nhiều người ăn).

... Một món nữa là bánh "Da Lạnh". Người ta khám phá ra món bánh này được làm bằng bột nhồi dưới gót chân, có lẫn thêm nước tiểu và nước miếng. Món bánh này được bán khắp nước, phụ nữ thường thích ăn món này vào mùa hạ. Vào ngày 18 tháng 6 năm 2004, một thiếu niên 17 tuổi làm việc trong một nhà máy sản xuất "Da Lạnh" cho biết cách làm kinh dị của bánh này. Cậu ta nói rằng người ta nhồi bột như là giặt những cái áo dầy, khi mệt, họ bỏ bột vào trong thùng và nhồi bằng chân. Nếu bột văng ra sàn nhà dơ dáy, họ chỉ nhặt vào thùng và nhồi tiếp. Họ không bao giờ rửa thùng chậu. Họ cũng không bao giờ rửa tay sau khi đi vệ sinh! Nhìn thấy thế, ông chủ thường cười và nói: "Này! đừng cho ai biết nhé!" Trong những ngày lãnh lương ít, nhân công thường đái vào bột nhồi, và đôi khi đái luôn vào nồi nấu mì! Cậu thiếu niên nói rằng có một số trẻ em làm việc chung với cậu. Mấy người này không có kiểm tra sức khỏe, được lượm ở Shanzi, và không hề có giấy tờ liên hệ....

Ngày lễ hội 1 tháng 6 năm 2004, đội kiểm tra vệ sinh đã đột nhập vào các hãng xưởng sản xuất bún sợi. Họ tịch thu 5 tấn hàng.. Lý do là không có an toàn thực phẩm. Rác rưởi khủng khiếp chung quanh. Những người làm không có kiểm tra sức khỏe...

Quay sang đậu hũ (tofu), người ta biết rằng cách làm đậu hũ cũng kinh dị không kém.
Đầu tiên người ta đổ đậu vàng vào trong một cái bị vải, mà không cần kiểm tra xem có đất, cát, sạn gì không. Sau đó nhúng vào nước, nghiền nát rồi lọc và ép lại. Thế là xong một phần đậu hũ. Người làm công việc này nói: "Thật ra, người ta không bán đậu hũ đâu, người ta bán nước lã đấy!"

... Chính mắt tôi trông thấy cơ quan an toàn thực phẩm thủ tiêu Bánh Trung Thu trước mắt chúng tôi. Bánh được nhồi bằng chất thối rữa, thịt heo có nhuộm chất sát trùng DDVP, thịt ôi có độc, và thịt bò nhiễm chất độc. Lại có tin là những bánh này được làm bằng măng độc và thịt heo nghiền.

Những con cá muối ở Guanghai lại còn ghê nữa. Một người thợ cho biết là công đoạn làm cá muối rất đơn giản. Đầu tiên con cá được ướp muối, rồi rửa, phơi khô, đóng hộp, và bán. Người phóng viên nhìn thấy khi cá được rửa, một chất hóa học được bỏ vào làm sủi bọt lên. Hỏi đó là gì, thì được trả lời đó là thuốc trừ sâu bọ. Sàn nhà đầy muối, người ta dẵm qua dẵm lại, có cả cứt gà từ sân sau nhà nữa. Mặc dầu công đoạn sản xuất kinh khủng như thế, món hàng cá uớp muối này lại được bán như điên....

Chu Tất Tiến

Link Source; China's Food Fear

Friday, May 30, 2008

ĐườngVào Lịch Sử

Hàn San Tự và Từ Lâm Tự
Trích Đoạn:

"Do một nhân duyên nào đó, một sự việc được ghi vào lịch sử một cách trân trọng và sống mãi với nhân gian. Từ hơn ngàn năm trước, tại đất Tô Châu, bến Phong Kiều, trong một đêm trăng mờ, tiếng quạ kêu sương áo não, rặng cây phong ẩn hiện hai bên bờ Đại Hà, xa xa lửa chài lấp lánh, Trương Kế, một sĩ tử vừa hỏng thi đang trên đường từ trường thi ở kinh đô trở lại nhà, neo thuyền qua đêm tại đây để chờ sáng. Nỗi buồn thi hỏng gậm nhấm tâm hồn, dày vò, khiến chàng trong cơn đau sầu, đã xuất thần làm nên bài thơ trác tuyệt, vỏn vẹn có 28 chữ, mà suốt hơn ngàn năm qua đã được say mê, nghiên cứu và phẩm bình.

Thi nhân khắp nơi, từ Trung Quốc, Việt Nam, Nhựt Bổn, Đại Hàn ... trong ngàn năm qua đã mơ ước một lần đến viếng ngôi chùa cổ Hàn San để tìm hiểu, chiêm ngưỡng và chia xẻ với thi nhân Trương Kế niềm cảm xúc tuyệt vời. Hàn San Tự, một ngôi chùa cổ tầm thường có may mắn được đề cập trong bài thơ ngắn ngủi nầy mà tên đã lưu vào sử sách và luôn được duy trì, trùng tu.


"Tại Việt Nam, Từ Lâm Tự cũng được may mắn đóng góp vào lịch sử khai đạo Cao Đài. Thật vậy, Từ Lâm Tự, còn gọi là chùa Gò Kén, là nơi khai sinh nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong đêm rằm tháng 10 âm lịch năm Bính Dần 1926.

Trải qua 77 năm kể từ ngày khai đạo, tôn giáo Cao Đài đã có số tín đồ lên đến nhiều triệu. Trong tâm của các tín hữu đạo Cao Đài, chùa Gò Kén đã gắn liền với lịch sử khai đạo.


Xin thân mời bạn cùng tôi, CLICK TITLE LINK, tìm hiểu những giai thoại về hai ngôi chùa nói trên."


Lê Tấn Tài (NSW) & Vương Văn Ký

Thương Cho Đất Nước VN

Các hãng tin quốc tế và Đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) loan tin tổ hợp công ty Asian Coast Development Ltd kết hợp cùng một công ty kinh doanh cờ bạc của Canada sẽ xây cất khu Casino Hồ Tràm vĩ đại tại bờ biển xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với số vốn đầu tư lên đến $4..2 tỉ USD và chiếm dụng 160 mẫu đất và 3.5 km bờ biển đẹp nhất Việt Nam.

Bản tin Reuters nói công trình xây cất các tòa nhà cho dự án nói trên sẽ khởi công vào Thứ Bảy 24 Tháng Năm 2008 này ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Ðầu tiên là hai khách sạn sang trọng 5 sao với 2,300 phòng, trong đó có sòng bài giống như ở Las vegas, Hoa Kỳ, với hơn 500 máy đánh bạc (slot machines) và gần 90 bàn đánh các loại bài. Dự kiến có thể xây dựng lên 9000 phòng.

Theo bản tin Wall Street Journal, giai đoạn đầu của dự án, một khách sạn có sòng bài kiểu Las Vegas rộng tới 80,000 SF (7,432 m2). Không thấy bản tin của Reuters cho nhiều chi tiết nhưng bản tin của WSJ năm ngoái, sòng bài đầu tiên ở Vũng Tàu dự trù có tên là "Lost City of Vietnam" (thành phố thất lạc của Việt Nam).

Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất ỳ ạch gần chục năm qua, phải điều chỉnh mức đầu tư lên nhiều lần vì vật giá gia tăng cũng chỉ tốn $2.5 tỉ USD để sản xuất 600,000 tấn xăng dầu các loại. Nơi ăn chơi, sòng bài Vũng Tàu sẽ tốn tới $4.2 tỉ USD cho thấy dự án này xa hoa đến mức nào tại một đất nước đa số nông dân không đủ ăn và sống trong các căn nhà tranh vách đất tuềnh toàng.
(Theo Nguoiviet) . Xem thêm hình ảnh tại:
http://www.hotramstrip.com/

VLHương, FL sưu tầm

Thursday, May 29, 2008

Nhắn Tin

Anh Lâm Thanh ơi,
"Từ Giọng Hát Anh" đã được uploaded vào "cái chòi" của anh rồi đó!
Xin mời Click TITLE LINK để xem lại
MaoWeb

Nhất Cử Lưỡng Tiện

Cái gọi là "tận dụng mặt bằng" và "một người làm việc bằng hai"!
Lan Đàm forwarded

Tảng lờ, chào ...chưa thua!

Thân tặng đại gia NNLiên và những người yêu hội họa.

Vẽ voi hà tất phải sơn vòi
Vòi nhỏ vòi to phiền phức thôi
Trời nóng cởi trần đâu mặc khố
Đêm mưa thiếu gối lạnh đôi môi

Thảnh thơi cầm cọ thương sông núi
Khuya khoắt giường không nhớ tới người

Biết đến bao giờ sóng lại vỗ
Thùy dương lộng gió chốn trùng khơi.
Điền Thảo

_________________

Thơ (mang) Hoạ

Thầy Vĩnh ui !
Cởi trần, cởi khố - nghĩa làm sao ?
Biết hỏi ai đây ... thiệt "nghẹn ngào"
Thầy ơi, sao đến nông nỗi vậy ?
Xuống núi bao năm, cũng vẫn .... nhào !?
Trò Như Thương !
_____

Trò nên hỏi thẳng đại gia NNLiên, người đã buộc thầy cởi khố.

Kiểm Kê Tài Sản

Sau đây là những thông tin khó có thể kiểm chứng, nhưng nói lên một sự thực đau lòng.
Kính mời quý vị Click to Enlarge
(Source: Take2Tango.com, May 14th, 2008)

VLHương sưu tầm

Chọc quê Họa Sĩ

Diễn Đàn nhận được bài này cách đây hai tháng, ngay khoảng thời gian "tình thế nhiễu nhương" vì Hùng Vũ Trang Chủ bị bệnh, nên nay mới post được. Thành thật xin lỗi anh NNLiên.

Chọc quê Họa Sĩ Họa sĩ vẽ đẹp là chuyện dĩ nhiên, không cần phải “ ngôn”. Thỉnh thoảng họa sĩ còn làm Thơ, rất “ được” và gần đây còn viết 2 bình luận về hiện tình TH/QGHC, được nhiều đồng môn đánh giá rất cao. Bần đạo khâm phục cái đa tài của Họa sĩ, nên có bài Thơ này để tặng... NNLiên

Họa sĩ hồi này sống độc thân
Độc thân, thỉnh thoảng phải cởi trần

Cởi trần, lại phải cởi luôn khố

Cởi khố nhưng không chỗ…gối chăn

Họa sĩ rảnh rang cũng vẽ voi (1)

Vẽ voi thì phải vẽ cái vòi

Vẽ vòi lại phải vẽ nước chẩy

Nước chẩy vào đâu ? phải vẽ thôi

Họa sĩ lâu lâu cũng mần thơ

Mần thơ tả cái rất mù mờ

Mù mờ như những cống và rãnh (2)

Cống rãnh là chi, ai hiểu mô?

Họa sĩ lại còn viết phê bình (3)

Phê bình lý luận rất phân minh

Phân minh chỉ để cho trí thức

Trí thức nhưng mà chỉ… lặng thinh
(1) Thơ Trạng Quỳnh: Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi
Đứa nào cười tớ, nó ăn…bòi
(2) “ Con nguời XHCN”
(3) “ Khả năng lãnh đạo” và “ Vấn đề trách nhiệm”

NNLiên

Thơ Lãm Thúy


( Ngựa hồng đã có tri âm
Cổ tay đã có người cầm thì thôi )
( Ca dao )

Nhắn gì trong ấy _ Ca dao
Thì thôi để lỡ đời nhau _ Muộn màng!
Ngựa hồng đã buộc yên cương
Thiết hài đã chặn những đường quanh co
Qua sông, trễ một chuyến đò
Thì thiên thu cũng đôi bờ nhân duyên
Đôi ta, tình chẳng ước nguyền
Tóc tơ chẳng hẹn, đời riêng đã đành
Có gì đâu để điêu linh ?
Chỉ là bất chợt đồng thanh...tương cầu
Chỉ là chung một cõi sầu
Phân vân chẳng biết vì sao nợ nần ?
Vì sao vương vấn, bâng khuâng ?
Hỏi lòng trăm bận, trăm lần u mê !
Hình như lâu lắm, chưa hề
Trái tim ta được vỗ về, nâng niu
Đắng cay, tan nát đã nhiều
Đời vô vọng chẳng mang điều ước mong
Lâu rồi, từ thuở thanh xuân
Hình như cũng có đôi lần đắm say
Chút tình hư ảo như mây
Bay qua, để khoảng trời đầy tiếc thương
Khi đời dâu bể, tai ương
Những mơ mộng cũng vùi chôn lâu rồi
Từ tang tóc phủ lên đời
Ta đâu còn biết niềm vui là gì
Hoa tàn , hương mật phai đi
Trái tim nguội lạnh, xuân thì mù tăm
Cổ tay dù có người cầm
Đời ta cũng đến trăm năm muộn phiền.
08/05/08

__________________________________
Chị Lãm Thúy ơi

"Lâu rồi, từ thuở thanh xuân
Hình như cũng có đôi lần đắm say"
Dẫu sao còn có đôi lần
Đắm say thuở ấy... Đã gần. Đã xa ...
NThương

Gặp Nhau Trên Phố

Tình cờ truyện ngắn của Trọng Đạt (Dưới Bóng Cây Đa) và hai bài thơ của anh Lan Đàm (Buổi Trưa ở Coffee Factory & Uống Đi, Em) lại gặp gỡ nhau trên báo Thế Kỷ 21 số tháng 5-2008.

Tình cờ hơn nữa là lại cũng gặp nhau trên cùng một trang giấy. Đoạn cuối của truyện ngắn gặp hai bài thơ của LĐ trên cũng một trang.
Trang 55 của tờ báo chia làm 2 phần, bên phải của trang là 2 bài thơ của LĐ, bên trái của trang là đoạn cuối truyện ngắn của TĐ. Tên hai tác giả Trọng Đạt và Lan Đàm đứng rất gần nhau, một tên đứng cuối truyện ngắn và một tên đứng cuối bài thơ..

Tình cờ hai đồng môn, một TX một CA, gặp nhau trên phố... Moran Street, Westminster.

Trọng Đạt, TX

>>> Cũng để thấy: bao giờ báo chí bên ngoài cũng đi sau Diễn Đàn Hành Chánh, như đã viết một lần! Lan Đàm, CA. <<<

>>> Hai anh ơi, Trở về quá khứ, số tháng 12, 2007, trên báo Thế Kỷ 21, cũng có sự "đụng độ" giữa nhà thơ LanĐàm và hai nhà thơ/nhà phê bình khác: anh PhùngMinhTiến (CH6) và anh Nguyễn Mạnh Trinh (đều đã xuất hiện trên DĐ&Web). MaoWeb, CO. <<<

Wednesday, May 28, 2008

Elephant Artist

Xin mời click vô hình để xem voi thông minh ra sao!
Út xem tranh vẽ voi của anh NĐP xong, chợt nhớ đến hoạ sĩ Vĩnh nhà mình cũng đã từng vẽ voi ....Rồi sao nữa nhỉ? Mình có nên triển lãm hai bức tranh VẼ VOI bên cạnh nhau " để so cọ " không anh NĐP ơi !!!???
Thân kính,
Út Như Thương

Từ Giọng Hát Anh

Xin lỗi anh LâmThanh, tôi phải đưa ngay bài này lên DĐàn mới được,
Còn việc archive vào "cái chòi" của anh trong Web14 sẽ được thực hiện sau, anh nhé.
MaoWeb

Anh đã sáng tác rất nhiều nhạc. Những dòng nhạc ngọt ngào của anh đã góp phần xác định chỗ đứng đặc biệt của anh trong vườn nghệ thuật Việt Nam ở một thời cực thịnh. Anh lại còn ca hát. Giọng hát đượm mát tình người của anh đã tô thêm nét thần tiên thanh thoát cho một trời thanh âm huyền diệu của miền Nam trước năm 75 và cả sau này ở hải ngoại.

Tôi muốn lấy giọng hát của anh làm chuẩn, không phải để so đo về chất giọng hay tài năng, mà muốn dùng nó như cây bông tiêu khiêm nhường để cấm giữa cõi thần tiên âm nhạc ấy. Ở cái thời mà mỗi bài ca mang cả một thiên đường, mỗi lời ca là một hương hoa ngào ngạt, mỗi cung nhạc là lồng lộng tơ trời, mỗi tiếng đàn loang loáng nắng xuân, giọng hát của anh dù có bình dị nhưng vẫn nổi bật trên cái nền đầy âm vang phóng khoáng của một thời đẹp đẽ chưa từng có trong lịch sử âm nhạc Viết Nam. Rồi từ giọng hát của anh, tôi sẽ nhìn qua nhìn lại, nhìn trước nhìn sau. Có biết bao cái mất, cái còn, cái đã héo khô, cái vẫn còn tươi. Trong khi anh vẫn còn đây. Tôi cũng may mắn còn đây. Tại sao tôi không ghi lại chút tâm tình của mình, suy tư của cá nhân mình, nương vào một nhân chứng, là anh?


Tôi muốn nói tới một nhạc sỹ kiêm ca sỹ. Vâng! Chính anh ấy là Từ Công Phụng, mà tôi muốn vin vào giọng ca của anh để thử ôn lại, theo ký ức riêng, những giọng ca một thời đã dâng hiến những rung cảm chân thành của con tim mình qua tiếng hát để làm đẹp cho quê hương, làm giàu tình cảm cho cuộc sống của nhiều lớp người mà trong đó tôi cũng hân hạnh là người thọ hưởng.

Giữa thập niên 60 thế kỷ trước, anh vụt xuất hiện trên mảng trời nhạc tình, cùng lúc với Ngô Thùy Miên và Vũ Thành An. Chính các anh đã uốn nắn rất nhiều tình cảm của lớp trẻ đương thời. Anh hát rất ít, nhưng chính giọng hát của anh đã cho thấy ngay những rung cảm chân thành, những lời thỏ thẻ như tiếng tình tự của tình nhân ngồi bên nhau. Hát như nói. Nói rất thiết tha mà không cần nhăn mặt, nhíu mày, cố rặn từng lời từng âm, kiểu của một ca sỹ bị coi là “nổi tiếng”. Bên cạnh còn có Khánh Ly. Giọng hát Khánh Ly như những kể lể, tâm tình với thân nhân bè bạn. Có một thời những giọng hát thật thà ấy đã để lại trong lòng người một ấn tượng đẹp còn mãi đến hôm nay.

Không thể phân biệt loại nhạc nào, quí tộc hay đại chúng, cổ điển hay thời trang, mới có những âm hưởng dễ cảm như vậy. Trước đó rất lâu, những ca sỹ đã thành danh ở mọi cấp độ hay lĩnh vực, hầu hết có giọng hát cũng rất tự nhiên phóng khoáng như anh. Từ Mạnh Phát, Trần văn Trạch, Hoài Bắc, Trần Ngọc, Anh Ngọc cho tới Nguyễn Hữu Thiết (Ngọc Cẫm), Duy Khánh, Sĩ Phú, Hùng Cường, Anh Khoa, Elvis Phương, Chế Linh, Duy Quang, Thái Châu, v.v... Hoặc từ Thái Thanh, Thúy Nga, Châu Hà, Túy Hồng cho tới Thanh Thúy, Thanh Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hoàng Oanh, Xuân Sơn, Ngọc Minh, Sơn Ca, v.v…, mỗi người một giọng hát nhưng cùng có chung một nét chân tình dễ mến. Có cái tiếng quê, tình nước trong giọng ca của họ. Họ phát âm rất chân thành, mộc mạc. Nghe họ hát, như nghe thấy cái hồn dân tộc phổ vào đó. Dù cho họ hát nhạc xưa hay nay, nhạc hùng hay nhạc tình cảm, giọng ca của họ không bị hóa trang kiểu cách, không đội mũ mang hia, quần dài áo thụng như nhạc cung đình hay thánh ca. Nhớ lại những khúc nhạc hùng “Cờ bay, cớ bay oai hùng trên thành phố thiêng liêng…” hoặc “Hát hay không bằng hay hát, hát hay không bằng hay hát…” với những giọng ca trong sáng ngọt ngào tình quê.
Kể cả các xướng ngôn viên của những đài phát thanh cũng vậy, họ đều có giọng đôn hậu dễ thương. Họ phát âm theo lối nói tiếng Việt thường ngày. Họ không vo tròn cổ họng theo trường lớp “Opera” hay khuôn Tàu thước đảng, để rồi phát ra cái âm éo éo, khô cứng vô hồn khó nghe. Một số nhỏ ca sỹ miền Nam đi theo khuôn đó (xin miễn kê tên), và dù họ được thiểu số người nghe đánh giá cao về kỹ thuật, vẫn thành xa lạ và bị bỏ quên khỏi đại chúng. Còn bên kia cầu Hiền Lương, chỉ có toàn những người máy biết hát.
Sau này nghe thử một số ca sỹ “nổi tiếng” ngoài ấy ca bài Suối Mơ hay Bến Xuân của Văn Cao, tôi cảm thấy thất vọng, vẫn như tiếng khua nhau của đồng sắt hay đất khô. Không có cái hơi người, không chút ẩm ướt, không dợn sóng, không gió lay, cứng đơ thẳng tuột, không có cái tâm tình người Việt trong đó. Chắc họ chưa từng hát ru em, chưa từng nghe tiếng đàn độc huyền hay đàn cò đàn nhị của quê hương. Sao họ không học chỉ một phần 10 của Thái Thanh thôi, cũng đủ hay rồi. Tiếng hát Thái Thanh! Một thời vượt thời gian và không gian, chất chứa tất cả cõi quê và hồn dân tộc.

Cái giọng lai căn trong nóc vọng đó vẫn chạy theo một số ca sỹ ra ngoài, phần lớn còn rất trẻ, dù họ chỉ hát nhạc tình thôi, họ vẫn áp dụng đúng bài bản khuôn Tàu thước Tây. Tôi nghe một nữ ca sỹ nhỏ con mà ham ca cho lớn tiếng, lại áp dụng kỹ thuật Opera, ca bài “Từ Giọng Hát Em” của Ngô Thùy Miên, tới chỗ chữ “lên” hay chữ “em” cô ấy rống lên kiểu Hà Nội và phát âm mấy chữ đó tròn vo như viên đạn AK mà muốn mất hồn. Một vài ca sỹ nam, còn trẻ, cũng vậy. Họ cũng có lên Thúy Nga Paris, cũng phát âm ồ ồ trong họng. Họ làm hư nhạc tình của Từ Công Phụng hết. Một số khác bắt chước Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn, làm đên nhạc Trịnh, cũng làm mất giá nó luôn.

Tại sao họ không hát như Sĩ Phú, Thái Châu hay như Anh Khoa hoặc Chế Linh. Tại sao rất nhiều người, như Duy Quang, Vũ Khanh hay Khánh Hà, Ý Lan chẳng hạn, vẫn phát âm dễ nghe. Họ ngân và láy giọng rất hay, dù gặp những âm dẹp hay tròn, ngậm môi hay mở miệng, họ đều có thể giữ đúng cái âm tiếng Việt và giữ đủ hơi theo âm độ của nó. Có những âm điếc, âm kim mà họ vẫn ngân rất hay. Họ không cần kiểu cách há miệng chu môi để rồi hát như chim tu hú, hợp ca hợp xướng thì giống như bầy tu hú kêu vang, thật ghê rợn. Cái kiểu hư hứ khét lẹt của hát bội ấy đã mai một từ lâu. Ai chê thì tôi chịu. Tôi thuộc lớp bình dân, rất vui và hãnh diện khi bị chê là dốt về thưởng thức nhạc kiểu đó. Tôi chỉ thích kiểu hát của anh. Kiểu hát của đa số ca sỹ miền Nam thuở nào.

Từ giọng hát anh. Tôi lấy đó làm điểm đứng, nhìn ra. Giọng hát anh có những nét đáng yêu vừa nói, lại cộng thêm nét độc đáo của riêng anh. Anh hát bằng đôi môi. Âm ra đằng miệng, chớ không bằng mũi như Tàu nói Quang Thoại hay Mỹ nói tiếng Anh. Cái âm lưỡi cũng rất rõ. Dường như lưỡi của anh trải rộng ra, nằm dẹp xuống, khiến thanh âm phát ra thư thả dịu dàng, dù ca lớn cũng không thành tiếng rống như nhạc đánh giặc của thời “chống Mỹ cứu nước”. Những ca sỹ nọ thì co cái lưỡi lại, vo tròn uốn éo sao đó mà khi phát âm chữ TRỜI, CHO, RUNG, EM, ANH thì có vẻ mất tự nhiên và rất khó nghe. Thí dụ “Trả lại cho tôi” thì họ phát âm thành: “Sà lại so tôi”. Trời mưa thì phát âm thành Sời mưa. Giống y Tàu Quảng-Đông tập nói tiếng Việt. Hay ta đang đút đầu vô cái rọ Tàu thêm một mặt nữa? Có người hát “trong làng” thành “trong lò..à..ng”, “nhớ chăng” thành “nhố chong”. Giọng LT và TTH là tiêu biểu cho kiểu hát này.

Hồi đó, khi nghe Khánh Ly và mấy anh hát, tôi tưởng anh có ngậm cục kẹo trên lưỡi. Giọng của anh thật mỏng, trong và nhẹ. Anh có những cái láy ngọt ngào xuôi chiều, cái ngân nhẹ nhàng lả lướt như sóng nước ruộng đồng miền Nam, chớ không sốc ngược như gió thốc vô núi, như nước vỗ vào ghềnh. Anh phát âm rất rõ, như Duy Khánh, Duy Quang, Anh Khoa, Vũ Khanh, v.v...
Cái cốt yếu là bài nhạc. Phần lớn nhạc sỹ đã dung hòa được dân ca, cổ nhạc và nhạc cải cách, khiến bài tân nhạc Việt-Nam mang sắc thái Việt, chớ không phải nhạc Tàu, Đại Hàn hay nhạc Âu Mỹ với lời Việt. Nghe thử bài Hương Xưa sẽ thấy rất rõ nét lai căn này. Cho nên đôi khi, và rất nhiều khi, nghe ca sỹ, trong đó có anh, ca một khúc nhạc tuyệt tác, tôi có cảm tưởng đó là tiếng thiêng liêng từ trời rơi xuống, do trời ban cho, chớ không phải do mấy anh sáng tác. Đó chính là cái hồn dân tộc, là máu trong tim, được mấy anh thể hiện ra bắng nốt nhạc lời ca. Chỉ có một thời, đã qua mà chưa mất, vì nhạc miền Nam của cái thời gần 50 năm trước vẫn còn được nhiều thế hệ tiếp nối ca diễn không biết mệt và người nghe nghe hoài không biết chán. Hiện thời Thúy Nga Paris và Asia cũng đang làm sống lại thiên đường âm nhạc ấy.

Giọng hát anh dù khiêm nhường nhưng đã làm cái móc ký ức cho tôi để từ đó niềm thương nỗi nhớ cùng những suy tư đã trào lan thành đoạn tạp ghi có tính cách rất chủ quan trên đây. Cám ơn anh, nhạc sỹ Từ Công Phụng./.

Lâm Thanh
Central Coast OZ. 5/2008
(Viết nhân nghe tin nhạc sỹ kiêm ca sỹ TCP về quê với một công hai việc)

Vụ Đỗ Ngọc Yến

DĐ & Web thường hết sức tránh nêu những trường hợp "cá nhân",
trừ phi đó là những "public figures"..., có tiếng tăm và/hoặc tai tiếng.
Thế nên, khi anh Trọng Đạt nêu vụ ĐNYến, rồi anh VLHương phụ hoạ thêm mấy bài báo của thân hữu, và cuối cùng là chị Ngọc Oanh đặt mấy câu hỏi...

MaoWeb thấy dã đến lúc không thể "dục hoãn cầu mưu" nữa rồi,
nên chi "gom bi" lại thành một Trang Web rời, để kính mời chư quý vị từ từ thưởng lãm.

Xin Click TITLE LINK.

Tình bạn

Tuesday, May 27, 2008

Rừng không hai cọp!

Một Thách Thức Lớn Của Hoa Kỳ ?

Sau cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, Hoa Kỳ trong một trận giao tranh ngắn, chỉ 100 giờ đã đánh bại nhà độc tài Saddam Hussein của Iraq, một quốc gia có hạng về sản xuất dầu lửa trên thế giới nhưng chỉ bị thương vong hơn một trăm người.

Trong men chiến thắng, Tổng thống George Herbert Bush (Bush cha,Tổng thống thứ 41) đã lệnh cho Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng (BQP) lúc đó là tiến sĩ Paul D Wolfowitz, nguyên Khoa trưởng môn Bang Giao Quốc tế Đại học George Town (hiện là giám đốc Ngân Hàng Thế Giới), đặc trách về chính trị BQP phải vạch ra một kế hoạch mới nhằm mục đích ngăn chận, đồng thời chuẩn bị biện pháp giáng trả tới bất cứ quốc gia nào dám manh nha trổi đầu lên muốn qua mặt để chiếm vị thế độc tôn của Hoa Kỳ.

Ngay những trang đầu, kế hoạch đã hé lộ cho thấy ý định của Hoa Kỳ là dùng sức mạnh để:"Thuyết phục các đối thủ không nên bất thần, hoặc có tham vọng muốn đóng vai trò trội hơn Hoa Kỳ trên thế giới"; thậm chí bản dự thảo còn nói rõ:"Địa vị siêu quyền độc nhất đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một thực lực quân sự vững mạnh khả dĩ làm nản lòng bất cứ quốc gia hay một liên minh quân sự nào có ý đồ chống lại quyền lợi Hoa Kỳ".

Tựu trung Hoa Kỳ muốn "giữ gìn một nền bá chủ độc chiếm và bao gồm luôn một sức mạnh quân sự có khả năng can thiệp thường trực ở bất kỳ nơi nào trên thế giới nếu thấy có nguy hại cho nền an ninh và quyền lợi của Hoa Kỳ".

Bên cạnh kế hoạch của Ts Wolffowitz, còn có một tài liệu quan trọng khác tên là "The Future of The American Pacifier" được đăng tải trên tạp chí Foreign Affairs tháng 9 và tháng 10 năm 2001 của Ngũ Giác Đài khẳng định là Hoa Kỳ phải :"duy trì nghiêm nhặt vị trí siêu cường độc nhất của mình trên toàn thể thế giới bằng cách tập trung mọi sức mạnh để ngăn chận sự trỗi dậy của bất cứ cường quốc nào ở Phương Đông có triển vọng trở thành đối thủ với Hoa Kỳ trong tương lai" (ý muốn ám chỉ Trung Quốc).

Tất cả kế hoạch nói trên đã được Tiến sĩ Paul D Wolfowitz, Thứ trưởng Quốc Phòng đem ứng dụng vào nhiệm kỳ đầu của Tổng thống George Walker Bush (Bush con, TT thứ 43); bằng cách lệnh cho Quân Lực Hoa Kỳ, trắc nghiệm ngay vào vụ đụng độ gay cấn giữa chiếc máy bay không thám gián điệp Mỹ EP-3 và phản lực cơ chiến đấu F-8 của Không Lực Trung Cộng (TC) trên đảo Hải Nam ngày 24-1-01. Trong cuốn video được chiếu lại cho thấy, mặc dầu phi cơ 4 động cơ cánh quạt của Mỹ bị chiến đấu cơ phản lực TC cảnh cáo, "máy bay Mỹ đã vi phạm lãnh hải của Trung Quốc". Nhưng chiếc EP-3 vẫn phớt lờ bất chấp lời cảnh cáo, tiếp tục bay theo lộ trình và không ngần ngại "vẩy cánh" làm cho phản lực cơ chiến đấu F-8 bị rơi xuống biển khiến phi công TC bị vong mạng.

Biến cố nói trên xảy ra ngay khi Tổng thống George W. Bush vừa đi dự hội nghị APEC ở Thượng Hải về, chưa kịp cởi chiếc áo gấm của Chủ tịch Giang Trạch Dân tặng thì đã được báo cáo tai nạn xảy ra. Nhưng ông chẵng đếm xỉa đến tất cả vụ việc tỉ như: TC đòi Hoa Kỳ phải xin lỗi; phải đền bù thiệt hại chiếc F-8 và sinh mạng viên phi công cũng như các chi phí ăn ở của phi hành đoàn chiếc EP-3 trong những ngày bị giam giữ trên đảo Hải Nam. Trong khi đó thì ông lại ra lệnh điều động một lực lượng đặc nhiệm gồm có 2 mẫu hạm và đoàn tàu hộ tống tiến sát khu vực xảy ra biến cố để chứng minh vị thế siêu cường của Hoa Kỳ; đồng thời chính thức thông báo cho Hoa Lục biết là Hoa Kỳ chỉ công nhận hải phận quốc tế của Trung Quốc là 3 hải lý, chứ không phải 12 hải lý như họ muốn và tự ý đặt ra vào năm1958.

Ngoài ra còn ngầm "cảnh báo" cho Bắc Kinh hay: "Hoa Kỳ sẵn sàng giáng trả những đòn ác liệt với bất cứ những ai muốn chơi trội, tìm cách hất cái ghế thượng tôn của Hoa Kỳ trên thế giới".
Xin lưu ý độc giả, tất cả tình huống nói trên đã xảy ra khi mà ngân sách quốc phòng của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chỉ mới có 30 tỷ đô la/năm, và dự trữ ngoại tệ của họ chỉ có 50 tỉ đô la.

Ngày nay, tình thế đã đảo ngược. Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa đã được trang bị với vũ khí hóa học và hạch tâm chiến thuật. Khắp nơi trên lãnh thổ TC đầy rẫy các phòng thí nghiệm và tồn trữ đủ các loại vũ khí chứa chất độc hóa học có khả năng tiêu diệt hàng triệu triệu người trong nháy mắt. Đặc biệt là ngân sách quốc phòng của Hoa Lục đã âm thầm tăng vọt, chỉ trong vòng 3 năm, từ 2001-2004, theo tin chính thức đã tăng từ 30 tỷ lên 100 tỷ đô la; phần các chuyên viên tình báo chiến lược quốc tế thì cho là con số còn cao hơn, đó chưa kể dự trữ ngoại tệ của Trung Cộng đã đạt tới 870 tỉ đô la. Cũng theo tạp chí The Economist năm 2006 thì GDP của Trung Cộng là 2.24 trn, trong khi đó thì GDP của Hoa Kỳ là 13.18 trn.

Nếu đem so sánh thì nền kinh tế đôi bên quá còn có cách biệt, và Hoa Kỳ đã vượt xa Trung Cộng trên nhiều địa hạt. Nhưng trên thực tế Trung Cộng có nhiều lợi điểm hơn Hoa Kỳ, vì Hoa Kỳ là một nước dân chủ, chính quyền Mỹ muốn chi tiêu thì phải được Quốc Hội cho phép. Trong khi đó Hoa Lục là một chế độ độc tài toàn trị, đảng muốn là trời muốn. Điển hình: cuối năm 2005, nhân cuộc thăm viếng Indonesia, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chỉ cần gật đầu là Indonesia được cung cấp viện trợ ngay 500 triệu đô la để thực hiện dự án xây một chiếc cầu mới mà chả cần hỏi ý kiến ai. Bởi vậy có người nửa đùa nửa thật nói: "Có thể là TC đã xua quân gần tới Thủ Đô Washington mà Quốc Hội Mỹ còn đang bàn thảo ngân sách."

I- Trung Cộng thách thức Hoa Kỳ như thế nào?

1-) Phá vỡ chiến lược be bờ của Mỹ, trở ngược lại bao vây siêu cường Hoa Kỳ:

Thông qua các hiệp ước hữu nghị, viện trợ vũ khí, kinh tế, bang giao thương mải; TC từng bước tung tiền, đưa cán bộ, lập lưới tình báo khắp nơi thế giới để phá rối Hoa Kỳ:

a-/ Từ Đông Nam Á:

Nơi có trên 500 triệu dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, lợi điểm ở vùng nầy là TC có hơn 30 triệu Hoa Kiều sinh sống, họ vừa là đạo quân thứ 5 của TC, vừa đang nắm quyền kiểm soát kinh tế tại đây. Vì thế TC nghĩ, họ sẽ bẻ gãy mọi kế hoạch từ kinh tế, tình báo và quân sự của Mỹ trong vùng. Muốn được thế TC phải:
>>> *- Cố buộc chặt và chế ngự CSVN vào trong quỹ đạo củaTC,. Nhờ vậy tại VN, TC được hưởng nhiều ưu tiên. Ở VN, TC là một loại chủ nhân ông, họ có quyền đi lại khắp VN mà chẳng cần thông hành hay giấy phép gì hết. TC đã thành lập nhiều căn cứ chiến thuật tại những địa điểm mà họ đánh chiếm trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1984-1989 (Trận chiến Lão Sơn). Gần đây hơn, họ đã xây dựng nhiều địa điểm phóng hỏa tiễn dọc theo xa lộ Trường Sơn. Xin nhắc lại, chính cựu Thủ tướng VC Võ Văn Kiệt đã nghe Bắc Kinh thiết lập xa lộ Trường Sơn, trước là kiếm tiền bỏ túi sau là để cung cấp đủ tuyến đường giao thông cho TC nhanh chóng chuyển quân và vũ khí qua Lào, Căm Bốt xuống phía nam tận vịnh Thái Lan.
>>> *- Đối với Miến Điện, Bắc Kinh đã bất chấp lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, viện trợ và yểm trợ tối đa cho tập đoàn quân phiệt Rangoon, Miến Điện; đổi lại TC được phép xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Grand Coco ở phía Bắc quần đảo Andaman trong Ấn Độ Dương để dùng vào hệ thống tình báo hầu theo dõi các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ và Ân Độ trong vùng Ấn Độ Dương. Ngoài ra, bọn quân phiệt Miến còn ưng thuận cho TC mở một xa lộ nối liền từ Vân Nam-Miến Điện thẳng đến vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương rất thuận lợi cho TC trong việc tiếp tế và chuyển quân trong trường hợp chiến tranh xảy ra.
>>> *- Nhờ viện trợ kinh tế, vũ khí tối đa cho Căm Bốt, qua trung gian của cựu hoàng Sihanouk, TC chiếm thế thượng phong tại đây; nhờ đó họ được xứ Chùa Tháp cho thuê một hòn đảo làm căn cứ hải quân để kiểm soát các hoạt động quân sự trên Vịnh Thái Lan. Và, cũng dựa vào bàn đạp Căm Bốt, TC đã gia tăng hợp tác quân sự với Thái lan, bán vũ khí cho Thái Lan với giá rẻ mạt. Hơn nữa còn khuyến khích đầu tư với Thái Lan, vì thế Thái Lan đã để TC làm một con kinh đào trên đất Thái Lan, nối nó liền Ấn Độ Dương với Biển Đông, nhờ vậy mà tàu bè của TC không bị lệ thuộc vào các hải lộ đi qua eo biển Malacca. Nên nhớ, TC càng có ảnh hưởng tại Căm Bốt lớn bao nhiêu, thì CSVN lại dễ bị bắt chẹt bấy nhiêu.

b-/ Từ vùng Bắc Á:

>>> *- Nuôi dưỡng chế độ độc tài toàn trị và sắt máu Bắc Hàn để quấy phá Mỹ, áp lực Nhật là đồng minh của Hoa Kỳ, và là quốc gia được coi là nước kẻ thù của TC vì cản trở không để Hoa Lục làm bá chủ trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.
>>> *- Ào ạt đầu tư, viện trợ vũ khí cho mấy nước yếu kém kinh tế như Sri Lanka, Bangladesh, Nepal và Pakistan, tạo một vị thế chiến lược thuận lợi để bảo vệ quyền lợi của TC và biến vùng nầy thành sân sau của TC. Quan trọng hơn, hằng năm TC trả cho Pakistan 1.5 đô la để thuê cảng nước sâu Gwadar gần eo biển Hormur, nơi tàu bè chở dầu từ Trung Đông đều phải đi qua eo biển nầy trước khi qua biển Ả Rập mới tỏa ra khắp thế giới. TC dự trù là sẽ dùng cảng Gwadar làm căn cứ quân sự để bảo đảm nguồn tiếp tế dầu mà không bị Âu Châu và Mỹ phong tỏa khi có chiến tranh.

c-/-Từ phía Trung Á:

Vào tháng 7-10-01, Hoa Kỳ lợi dụng cuộc hành quân chống khủng bố mang tên " Tự Do Kiên Định" nhằm tiêu diệt chế độ Taliban và mạng lưới khủng bố quốc tế Al Quaeda. Nhờ khéo léo vận động ngoại giao, chỉ trong một thời gian ngắn, Quân Lực Hoa Kỳ dưới nhiều hình thức đã có mặt khắp vùng Trung Á, bao gồm các nước Turmenistan, Uxbekistan, Tajikistan, Kazastan và Kygystan được xem là sân sau của Liên Bang Nga (đang tính thế liên minh với Trung Cộng phá Mỹ) và chỉ cách trung tâm nguyên tử TC chưa đầy 2000 dặm. Đây một chiến lược âm thầm bao vây Hoa Lục cực kỳ tinh vi và quan trọng. Tuy nhiên, đến vào giữa năm 2004, tình hình tại đây đã thay đổi hẳn. Do nhu cầu dầu hỏa, Trung Cộng đã sẵn sàng chiều chuộng, biếu xén các nhà lãnh đạo phần lớn là độc tài tham nhũng trong vùng, đặc biệt TC khôn khéo hứa không xen vào nội bộ, hoặc " áp đặt" hay đòi hỏi nhân đạo, nhân quyền như Mỹ đối với các nhà cầm quyền nói trên. Do đó, Trung Cộng đã lần lượt không những loại bỏ được khả năng bao vây của Hoa Kỳ tại khu vục nầy, trái lại còn đe dọa đến nguồn dầu khí của Hoa Kỳ trong khu vực. Cụ thể là hệ thống đường ống chuyển dầu của Mỹ đi từ Duratabad, Turmenistan băng qua lãnh thổ Afganistan đến hải cảng Gwadar của Pakistan. Để chắc ăn, TC dụ dỗ LB Nga liên kết phá Mỹ, thành lập Hiến Chương Thượng Hải bao gồm TC, Nga, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Kasakhstan tập trung vào một khối, không cho nguồn dầu khí rơi vào tay Mỹ kiểm soát.

d-/ Từ Nam và Trung Mỹ:

Cả thế giới đều rõ Châu Mỹ La Tinh-Caribean là sân sau của Hoa Kỳ, là nơi độc quyền của các công ty đa quốc và những nhà tỉ phú Mỹ làm ăn tại đây. Nhưng hiện nay thì Trung Cộng đã có mặt; sự trao đổi thương mại và đầu tư vào Châu Mỹ La Tinh đã quá trên 60 tỉ đô la. Điều quan trọng là Bắc Kinh đã cam kết với các nhà lãnh đạo trong vùng mà phần lớn là độc tài quân phiệt: hứa không can thiệp vào nội bộ; viện trợ tối đa giúp các nhà độc tài nước nầy

Trong năm 2004, trong dịp tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Chấu Á-Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào đã làm một chuyến công du trên 2 tuần lễ tại khu vực nầy để ký nhiều hợp đồng kinh tế và viện trợ trong nhiều lãnh vực cho các quốc gia trong vùng. Kể từ ngày đó, thì hầu như các nước vùng Châu Mỹ La Tinh-Caribean gồm các nước đảo nhỏ như Saint Lucia, Grenada đến các đảo lớn như CH Dominican, Cuba, và các nước Venuzuela, Peru, Panama, Bolivia Brazil v.v... đều có mặt đông đảo cán bộ, thương gia người Tàu thường xuyên xuất hiện dưới hình thức trao đổi văn hóa, đầu tư, làm ăn du lịch; dĩ nhiên không thiếu bóng dáng của nhân viên dưới trướng của Hongji, giám đốc Quốc Tế Tình Báo Sở giả dạng theo sau xâm nhập để thiết lập mạng lưới tình báo yểm trợ cho các tổ chức tội ác như buôn lậu vũ khí, ma túy. Ngoài ra còn tung tiền nuôi dưỡng các nhóm phiến quân chống chính phủ tại Comlombia, Bolivia v.v... Đặc biệt, thời gian gần đây, trong số số dân vượt biên trái phép nhập vào Hoa Kỳ qua biên giới Mễ, chính quyền Mỹ đã tóm bắt được một số khủng bố Hồi giáo quá khích Al-Qaeda từng được tình báo TC nuôi dưỡng.

Ghi nhận quan trọng: - Nhờ dùng tiền bạc mua chuộc, TC được nhà cầm quyền mấy đảo nhỏ gần đảo quốc Saint Lucia, Grenada cho dân Tàu được ào ạt định cư, tuyên truyền tư tưởng Đại Hán tại đây. Ngoài ra TC còn tìm cách gây cảm tình với dân bản địa bằng cách đài thọ tiền mời một số đông đảo cư dân trên các đảo trên qua thăm Hoa Lục - Ngoài ra, kênh đào Panama, trước đây là yết hầu của Hải Quân Hoa Kỳ, thì hiện đang do một công ty bình phong của TC ở Hong Kong điều hành. Riêng nước Venezuela từ ngày Hugo Chavez lãnh đạo đã trở thành một chế độ độc tài kiểu cộng sản đang kết hợp với Fidel Castro chống Mỹ một cách điên cuồng. Hugo Chavez hiện đang dọa cắt nguồn cung cấp dầu hỏa nếu Hoa Kỳ chống lại chế độ của ông ta.

e-/ Tại Trung Đông và Châu Phi:

Các nước Hồi giáo Iran, Syria và nhóm Hamas, một nhóm khủng bộ quá khích bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách khủng bổ nguy hiểm trên thế giới đã được TC hỗ trợ tối đa. Trong khi Hamas bị các nước Â-Mỹ áp lực đòi cúp viện trợ nếu không thay đổi thái độ, thì Bắc Kinh tuyên bố "Sẵn sàng viện trợ cho Hamas nếu Hamas yêu cầu". Bắc Kinh biết Hamas đang cần TC yểm trợ chính trị và tiền, do đó khi TC ngỏ lời, Hamas vui vẻ nhận lời ngay. Đúng là TC đang phá kế hoạch hòa bình của Âu-Mỹ tại Trung Đông. Phần Iran, hiện hồ sơ nguyên tử của nước nầy đang bị các nước Âu-Mỹ đem ra bàn cải và đe dọa cấm vận nếu Iran cứ tiếp tục tiến hành chương trình hạt nhân bất chấp lệnh của Liên Hiệp Quốc thì TC lại thọc gây bánh xe. TC xem Iran như một nước ổn định, mới đồng ý ký hợp đồng 100 tỷ đô la dầu hỏa với Iran. Vì thế, tất cả đề nghị của Âu-Mỹ đưa ra nhằm ngăn chặn chương trình nguyên tử của Iran đều bị vô hiệu hóa, vì đã có TC đứng đàng sau.

Riêng về một số nước sản xuất dầu hỏa ở Châu Phi như Angola và Gabon thì tất cả công phu của cựu Ngoại trưởng Colin Powell mà trước đây ông từng mưu tìm nguồn dầu tại hai nước sản xuất quan trọng nầy đều bị TC xen vào phá bỉnh và qua mặt. Lý do rất giản dị. TC chỉ bàn "chuyện làm ăn"; biếu xén hậu hĩnh, và quan trọng là hứa không xen vào nội bộ, không đặt vấn đề nhân đạo hay nhân quyền đối mấy ông tổng thống độc tài nầy nên họ thích TC hơn Mỹ..

2-) Công khai ra mặt đe dọa Hoa Kỳ:

Sau khi đã chuẩn bị xong thế bao vây và sẵn sàng áp dụng sức mạnh quân sự. TC trực tiếp đe dọa siêu cường Hoa Kỳ. TC, qua một bài tham luận nhằm mục đích biện minh cho Hoa Lục trong cuộc dùng chiến tranh sinh học tiêu diệt Hoa Kỳ và chuẩn bị cho họ chiếm thêm nhiều thuộc địa rộng lớn trong tương lai. Trì Hạo Điền, Bộ Trưởng Quốc Phòng TC nhắc lại lời phát biểu của Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào từng xác nhận: "Phát triển là sự thật hiển nhiên", hơn nữa "sự phát triển là ưu tiên hàng đầu của chúng ta (TC)".

Qua các tư tưởng chỉ đạo đó, Trì Hạo Điền đã khai triển rõ thêm hai chữ phát triển không mang ý nghĩa hạn hẹp là chỉ phát triển trong nội địa Trung Quốc mà còn cả vùng đất xa xôi bao trùm thế giới nữa. Từ căn bản lý luận đó, cộng với ưu điểm của chế độ "trung ương tập quyền dân chủ được xây dựng trên truyền thống vĩ đại" (ý đề cao TC), một lợi thế của chế độ TC; Trì Hạo Điền nói: "Hoa Kỳ tồn tại tới ngày hôm nay là do Hoa Kỳ chưa bao giờ nhìn thấy chiến tranh trong nội địa nước mình. Một khi kẻ thù của Hoa Kỳ nhắm vào nội địa của Hoa Kỳ, trước khi quốc hội Hoa Kỳ làm xong việc tranh luận để giao quyền cho tổng thống khai chiến thì kẻ thù của Mỹ đã tới thủ đô Washington rồi." Từ đó họ Trì chê lề lối dân chủ Mỹ là vụn vặt và phí phạm thời gian.

Và dựa vào cơ sở đó, Trung Quốc chủ trương:

>>> * -/ Thanh toán Hoa Kỳ: Vì Hoa Kỳ là căn bản để giải quyết các vấn đề khác. Nếu chỉ lấy một ít đất Đài Loan,Việt Nam, Nhật Bản hay cả Ấn Độ thì có khoảng bao nhiêu không gian sinh sống cho người Tàu. Chỉ có Hoa Kỳ, Canada và Úc mới đủ đất đai rộng lớn thỏa mãn nhu cầu thuộc địa của Tàu. Do đó phải diệt Hoa Kỳ.
>>> *-/ Phải "quét sạch" Hoa Kỳ không phải bằng các loại vũ khí cổ điển mà phải bằng vũ khí không hủy diệt mà có thể giết càng nhiều người càng tốt thì Trung Quốc mới giữ nguyên được đất nước Hoa Kỳ để sử dụng. Nói như vậy có nghĩa là phải dùng vũ khí sinh-hóa học mà TC đã có nhiều cơ hội "quán triệt" loại vũ khí nầy từ lâu. Một điều đáng chú trọng, Trì Hạo Điền cam đoan là có thể "quét sạch" Hoa Kỳ bất thình lình.

II-/ Phản Ứng của Hoa Kỳ.

Trước thế chủ động của TC trong mưu đồ chống phá Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới; Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Condoleezza Rice đã thảng thừng lên tiếng cảnh báo về việc Trung Cộng tăng cường ngân sách quốc phòng một cách đáng kể. Và mặc dầu các cơ quan truyền thông của TC cùng với sự tiếp tay của cả đảo quốc Singapore lên tiếng phụ họa trấn an người Mỹ, nói "TC chỉ phát triển cho hòa bình và vì hòa bình". Tuy thế, nhưng Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Donald Rumfeld trong tháng 10-05 đã làm một chuyến thăm viếng Hoa Lục để đánh giá tại chỗ những gì mà Hoa Kỳ và Tây phương đã quan tâm. Đương nhiên Hoa Kỳ đã có đối sách với TC mà bình dân bá tánh khó thể thấy được.

Qua phân tích tình báo chiến lược cùng với các chuyên gia thượng thặng về quốc phòng ắt phần nào độc giả, đặc biệt là người Mỹ đã thấy cái gọi là "hiểm họa da vàng" từng được báo động ngay từ đầu thế kỷ XX.. Riêng bài báo mà có người nói là của Bộ Trưởng Quốc Phòng TC Trì Hạo Điền, một tài liệu lấy từ on line, thì một số nhà nghiên cứu lượng giá cho biết, có thể đó là ý đồ và tham vọng của Bắc Kinh đã từng hé lộ dưới nhiều hình thức khác. Nhưng chỉ có "điên" mới công khai hăm dọa và nói trước việc bất thình lình "quét sạch" Hoa Kỳ như Trì Hạo Điền muốn. Theo giới nầy thì đây chỉ là một sản phẩm để sử dụng trong đường lối " tuyên truyền đen" nhằm thức tỉnh dư luận và giới phản chiến chủ bại Mỹ, nhắc nhở họ không phải chỉ dai dẳng ngồi lo đếm xác chết mà ích kỷ không nghĩ đến nghĩa vụ của Hoa Kỳ trên thế giới. Hơn nữa, chính nhờ tài liệu nói trên cọng thêm "chín bài bình luận về CS Tàu" trong đó mô tả sự dã man và hung hãn của người Tàu, nên một phần nào tác động đến tâm lý Hoa Kỳ, khiến họ kiên nhẫn chuẩn bị đối đầu với chủ nghĩa "Bá Quyền Đại Hán" trong giai đoạn sắp tới. Và, cũng chính nhờ sự " kích động" đó mà ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ tăng, kỹ nghệ chiến tranh sẽ được phát triển để thay thế kho vũ khí "lỗi thời" đã xài sắp cạn ở Iraq. Điển hình, trước đây mỗi năm Hoa Kỳ dự trù sản xuất một tàu ngầm nguyên tử, thì bây giờ đã được tăng gấp đôi; mẫu hạm cũng một tình trạng như vậy.

Có người nhắc lại câu nói của Mao Trạch Đông cách đây hơn 50 năm, khi mà dân số Trung Hoa lúc đó chỉ có 800 triệu; Mao Trạch Đông nói: "nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra, Trung Quốc có bị chết 300 triệu người thì cũng còn lại 500 triệu dân để chiến đấu và làm bá chủ thế giới."

Nói thế, nhưng liệu TC có còn sức, đủ nguồn năng lượng dầu hỏa, quan trọng là nguồn nước, một vấn đề nan giải hiện nay của Trung Quốc để tiếp tục chiến đấu, chứ đừng nói đến chiến thắng. Theo các nhà phân tích quân sự cũng như chiến lược gia, thì còn sớm để bàn đến chiến tranh quy mô với TC vì ai cũng muốn tồn tại.

Theo họ, nước Tàu chỉ bị "đánh gục" khi nội bộ lủng củng tự xâu xé lẫn nhau; do "trên bảo dưới không nghe"; cụ thể các "khu chế xuất" chống lại không đóng thuế cho trung ương. Khắp nơi nông nhân nổi dậy cấu kết nhau trở thành sứ quân chống lại Bắc Kinh; nhờ đó nhân loại một phần nào tránh được hiểm họa Tàu.Và, một khi bên Tàu có loạn như sử gia Trần Trọng Kim từng nói, thì dân tộc VN mới có cơ hội chổi dậy. Nhưng theo người viết thì không phải với đương quyền CSVN hiện nay, mà với những nhà đấu tranh chân chính khác.
Hy vọng thay.

Phùng Ngọc Sa

Mother’s love in quake

"When the rescuers found her, she was already dead, crushed by the collapsed house. Through all the debris, people can see her posture: both knees down, upper body forward with hands holding her body, like praying to the heaven. The rescuer pushed his hand in through the crevices to confirm her death. He again shouted and knocked the loose bricks with his tool, no response from inside.

The rescue team moved on to the next collapsed building. The team leader must feel the strange posture of the dead lady. He went back, checked again and shouted to his team: ”come back, there is a baby alive under her body!”

After a hard try, they carefully cleared the debris around the dead woman. Lied under her body was her well-wrapped baby, about three or four month old. Because of her mother’s protection, he was not hurt at all. He was still sleeping when he was taken out. His quiet sleeping face really calmed people nearby. The doctor came over to perform the routine check and found out a cell phone tucked under his blanket. He took a look of the screen, an already written message is there: “my loving baby, if you can survive, please remember I always love you.”

Even the Doctor, who is so used to seeing life and death, cried. The cell phone was passed along, and everybody reading the message cried."

LanĐàm sưu tầm

Thủ phạm mất trừu

Thủ phạm những vụ mất trừu
bị bắt tại một nông trại ở Úc
sau khi trang chủ cho thiết lập hàng rào điện tử
Chú ý: dây điện căng cách nhau 10 inches.
(Click to enlarge the image)

Tin buồn

Được tin buồn bào đệ của anh Phạm Trần Anh là
đồng môn Phạm Trần Hào
Pháp danh Thiện Đạt,

đã đột ngột ra đi ngày 5/22/2008, hưởng thọ 62 tuổi.

Thành kính chia buồn cùng Chị Phạm Trần Hào (619-280-4622),
anh Phạm Trần Anh và tang quyến.
Nguyện cầu hương linh Thiện Đạt sớm siêu thóat tịnh độ.

Gia đình Hành Chánh Đốc Sự 15,
Gia đình Hành Chánh Đốc Sự 14,
Gia đình Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ,
Gia đình Hành Chánh Boston, và
Gia Đình Hành Chánh Florida

Trị Bịnh

Kính gởi anh Hùng:

Như hôm trước qua điện đàm đã nói với anh:
Tôi có người quen bị ung thư phổi cách đây 6 năm đã phải mổ bỏ nửa lá phổi. Con bà ta là một sinh viên y khoa đã tìm thấy trên một trang web quảng cáo là một loại thuộc trị đau nhức nhưng có thể làm tiêu hủy được những tế bào ung thư. Do đó bà ta đã dùng loại thuộc này ngày hai viên, liên tục đến nay là 6 năm rồi, bệnh bà ta đã ổn định. Tôi thấy da dẻ của ba hồng hào, khi sắc của bà rất tốt.

Vậy xin mách anh dùng thử xem sao. Nhưng tôi cũng xin lập lại lời của các vị Bác sĩ thường hội luận trên các đài phát thanh là: Cơ thể của mỗi người đều khác nhau không ai giống ai, nên thuốc có thể hợp với người này mà không hợp với người khác.

Nhưng muốn biết thuốc có hợp với mình không thì mình phải dùng thứ mới biết. Như kinh Phật thường dậy: Tất cả đều tùy duyên.

- Celebrex caps 200mg
- uống ngày 2 viên

Cách đây 5 năm tới bị đau hai cánh tay, đau chịu không nổi. Tôi hỏi một anh bạn thường tập ở một câu lạc bộ "Bally Fitness" là anh có bị đau nhức không. Té ra ở tuổi chúng ta ai cũng bị đau nhức, và anh đó chỉ tôi cũng dùng loại thuốc trên. Tôi uống chỉ hai viên thì bị 'dị ứng thuốc", mấy ngón tay sưng đỏ, mặt đỏ. Tôi hỏi Bác Sĩ cho toa. Ông bảo tôi ngưng vì tôi không hợp, nhưng từ đó đến nay tôi không còn bị đau nhức nữa. Thuốc tuy không hợp với tôi, nhưng lại trị chứng đau nhức rất tốt.

Mong rằng loại thuộc trên cũng sẽ hợp với có thể của anh và sẽ trị được bệnh cho anh.
Chúc anh sớm bình phúc.

Nguyễn Công Lượng, CA

Monday, May 26, 2008

Thư Gửi Bạn

Hùng thân,
Mình gửi bạn bài viết của NVNghĩa, bạn cùng lớp của chú Hào.
P.T.Anh

Thân quí,
Chiều nay tôi có hẹn làm răng. Công việc đơn giản, nha sĩ khéo tay, mọi việc nhanh chóng. Ra khỏi phòng răng, tôi bổng dưng không muốn vẽ nhà, tôi chạy xe đến một parking rộng trên đường Valley. Xuống xe, trời có gió hơi lạnh. Nền trời xanh lang thang nhiều mây. Nhìn Phương Bắc, núi xa xa tìm thẳm. Thật buôn. Nhìn về Phương Nam , San Diego, tôi chợt nghĩ thầm “Không biết bây giờ Hào đi đến đâu rồi?!”

Cả ngày nay tôi không làm được việc gì cả, kể từ lúc sáng khi nhà tôi báo tin Hào đã mất. Tôi không thể nói được lòng mình sao ấy?! Bóng dáng người bạn thân yêu cứ lãng vãng trong tôi, nụ cười, tiếng nói, dáng đứng, đáng đi….Hình như tôi chưa bao giờ phải dùng thuộc hạ huyết áp một ngày đến 4 lần như hôm nay. Đo máu cứ thấy trên 140. Hồi trưa, PT Anh nói Hào bị stroke, tôi bị ám ảnh chăng? Nói chuyện phone với Hòe, với Thoai, với Nghiêm cũng cứ lần quẩn chuyện về Hào.

Ngày xưa đi học, anh em thường chơi từng nhóm nhỏ. Vậy mà sau cuộc bể dâu, gần trăm người như một. Ta bổng thấy thương yêu và gần gũi nhiều hơn. Hồ Sĩ Mừng thường nhắc câu tôi nói: “Sao bây giờ anh em khóa 15 ai tao cũng thương hết!”

Những tháng năm sau 1975, anh em mình thật là bi đát. Ra khỏi tù, mọi đứa phải tụ vất vả mưu sinh. Tôi gặp lại Hào và gần gũi nhiều hơn kể từ đầu thắp niên 90. Nhớ những tháng năm tôi ngồi bán báo bên lề đường Nguyên Trãi, Hào có cổ phần hùn trong cơ sở xản xuất nước đá ở đường Thành Thái đối diện trường Cao Đẳng Sư Phạm. Thỉnh thoảng Hào đến ngồi chơi vơi tôi, hai đứa uống cafê bên về đường,… Thường là Hào dành phần trả tiền. Rồi trước khi về Hào mua báo, tiền báo chừng 12,000 thì Hào đưa 20,000. Tôi thối lại tiền thì Hào nói: ”Thôi Ông giữ lại đi”.

Rồi về sau có nhiều lần đi chơi xa hơn, lên nhà Nguyên Hữu Lê ở Củ Chiỉ, đi Gó Công thăm gia đình Võ Đại Sinh, rồi ghé Mỹ Tho thăm chị Mỹ Trâm. Mấy lần đi chơi có Hồ Sĩ Mừng, LêThanh Nghiêm, Hoàng Tiến Dũng, Cậu Năm Hiền… Có lần Hào đến ngồi chơi với tôi ở sạp bán báo, tôi hỏi thăm PT Anh và nói khi nào đi thăm thì cho tôi hay để tôi cùng thăm PT Anh vì tôi rất quý sự dũng cảm của huynh trưởng. Vậy mà chưa đi được thì đến lúc Hào đi Mỹ, và PT Anh về tôi cũng chẳng hay.

Sang đến đây, gặp lại Phẩm Tràn Hào tay bắt mắt mừng, xuống San Diego lần nào cũng ghé Hào, cũng đi ăn, uống cafê, sẵn dịp gọi thêm Trần Ngọc… Mới đây tôi cùng vợ chồng Quách Đại Thành đưa anh Thoại từ bên nhà mới sang xuống thăm Hào. Anh em đi ăn ở quán Saigon rồi đi chơi biển, lên Đồi Thành Giá, có chụp mấy chiếc anh lưu niệm… Thoại nói với tôi, “Mấy mươi năm gặp lại Hào vẫn như xua…”

Viết đến đây, đêm đã về khuya, tôi ra ngoái nhìn lên trời, không gian xanh, mấy vì sao lấp lánh. Đêm nay, ngôi sao nào đưa Hào đi đây?

Hào ơi! Sinh sinh, hoá hoá, cơ Tạo Hóa mơ mơ, Sắc sắc không không, bụi hồng trần phơi phới! Còn đây rồi mất đó, ôi tất cả chỉ phù du! Nhớ bài hát “Phôi pha” mà âm vang đâu đây văng vẳng bên tai tôi “Ôi! Phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua!...” Hào ơi! “Sinh kỳ, tử qui”, sống là đem thân gửi tạm chờ đợi, chết mới về miền vĩnh cửu, nay Hào đã thật sự từ bỏ tất cả đề ra đi. Còn lại chi đây trong cõi đời này, ơi! là những bẽ bàng tiếc thương cho vợ con, gia đình và thân quyển. Một giấc đã nằm yên, lưu luyến bao người lòng tưởng tiếc. Nghìn năm đành vắng bóng, ngậm ngùi thê tử khối thương tâm!

Còn chúng tôi đây, từ nay thêm một cánh nhạn lià đàn, phút biệt ly làm sao khỏi ngậm ngùi thổn thức. Gọi tên người bạn thân yêu, Hào ơi! Như nhất dao cất ruột.

Đối với chị Hào, tôi không biết chia xẻ với chị những gì, bởi không có gì có thể chia xẻ được nỗi đau này và, vì chính chúng tôi cũng đang chịu cùng một nỗi đau với chị. Mong chị giữ được bình tĩnh, hẳn là những tháng ngày sắp tới chị sẽ cảm nhận được sự cô đơn trống vắng vô cùng, những chị còn các con cần chị dạy thay thế người bạn chúng tôi. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng phân ưu cùng huynh trưởng PT Anh. Vĩnh biệt bào đệ, chúng tôi hiểu được nỗi đau của riêng anh.

Hào ơi! Về miền vĩnh phúc, bạn sẽ gặp Võ Hân, Phan văn Tấn... và nhiều anh em đồng khóa khác. Hãy gọi về với gia đình, vợ con và bè bạn được gặp lại Hào trong những đêm mơ……

Vĩnh biệt Hào, người bạn thân yêu…..
NVNghĩa (11:55 PM May 24 08)

Trà Ðinh Trà Ðắng & Tim Sen

Anh Hùng Vũ và anh Vĩnh,

Út forwards hai bài viết dưới đây FYI, đồng thời đối với việc TìM SEN mà út đã gởi đến anh Hùng Vũ trị bệnh mất ngủ? vì trong nhà út có 3 người dùng Tìm Sen để trị bệnh mất ngủ:
- Ba út
- Một có em gái (bị bướu lành ở vùng ngực, tưởng đâu đã bị Breast Cancer nhưng may mắn đó chỉ là bướu lành mà thôi)
- Một người cô bị suyễn nặng 50 năm nay và chỉ dùng Tim Sen để ngủ được. Không có loại thuốc tây nào mà cô ấy sử dụng có hiệu quả hết.
Do đó út mới chỉ anh Hùng Vũ dùng Tìm Sen.
Tuy nhiên một loại thuộc chữa bệnh cần có nhiều yếu tố phối hợp lại thì mới thành một vị thuốc chữa bệnh, nên út nghĩ rằng: Anh Hùng Vũ không nên dùng Tìm Sen vì khi đã có người việt lên bài báo như vậy, tức là thực tế đã có xảy ra. Mình không nên uống vào một cái gì đó để trị bệnh mà còn làm mình bị bệnh thêm.
Vậy nhá anh Hùng Vũ.
LúC NÀO ÚT CŨNG CHÚC ANH VUI KHỎE ...

Thân kính,
Út NThương, FL

Xin đính kèm một bài viết khác để tện đường tham khảo:

Góp Ý về Trà Ðinh Trà Ðắng

Trong mấy tuần lễ vừa qua, Trà Ðinh Trà Ðắng đã là câu chuyện bàn tán của giới tiêu thụ khắp nơi. Có nguồn tin báo động rằng uống trà này có thể đưa tới bệnh hoạn, tử vong. Cũng nhiều người nói đã uống cả bao nhiêu năm mà có sao đâu.
Vậy thì xin cùng tìm hiểu.

1- Từ nguyên thủy, Trà Ðắng sản xuất tại Cao Bằng hoặc ở các địa danh khác cũng chỉ là lá một loại thảo mộc, được dùng làm nước uống như chè xanh, nụ vối...
Theo lời kể thì đồng bào ta ở vùng Cao Bằng thấy người Trung Hoa sang rừng phía Việt Nam thu lượm những lá của một loại cây cao cả mấy chục thước, lá dài tới 20 phân. Họ làm công việc rất trang trọng. Hỏi kỹ thì họ cho biết, lá cây này nấu lên uống rất ngon, như nước chè. Dân mình bèn bắt chước pha uống, thấy trà cho một vị đăng đắng, rồi ngòn ngọt, uống vào ngủ được dễ dàng thoải mái. Thế là Trà đắng Cao Bằng ra đời. Dân địa phương còn gọi trà này là Ché Khôm. Cây trà này mọc hoang trên núi tại một số địa phương miền Bắc như Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Ninh Bình và đang được trồng rất nhiều ở Lâm Ðồng, Ðà Lạt.
Ngày nay trà Ðắng được khai thác mạnh mẽ, xuất cảng bán khắp nơi.Giá cả tại Việt Nam có nhiều loại, từ 15.000, 40.000 đồng tới 72.000 hoặc 200.000 đồng một hộp

Thực ra, Trà Ðắng đã được người Trung Hoa dùng từ nhiều ngàn năm. Các nhà y học Trung Hoa sử dụng trà làm thuốc để điều hòa âm dương, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt, tiêu viêm lợi tiểu tiện. Và các quốc gia Tây phương cũng có dùng trà của nhiều loại cây tương tự như là nước uống.
Bên Việt Nam, bác sĩ Trần Thúy, Viện TrưởngViện Y Học Cổ Truyền cho rằng “chè đắng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giảm cholesterol trong máu, kích thích tiêu hóa, an thần, trợ tim, ngủ tốt”.

Trong khi đó, trên nhãn hiệu của một nhà sản xuất Trà Ðắng Cao Bằng có ghi công dụng nguyên văn như sau:
“Chè Ðắng Cao Bằng – Búp chè đắng là chè dưỡng dụng, vừa làm chè vừa làm thuốc, đã từng là sản phẩm để cúng tiến vua.
Tác dụng: Giảm huyết áp, chữa động kinh, giảm đau, an thần; giải độc mát gan, tiêu mỡ máu, chữa tiểu đường; chữa dạ dầy, chống ung thư, chữa tà; kích thích tiêu hóa, giảm nhiệt, làm tỉnh rượu.
Cách dùng: Pha với nước sôi sau năm phút. Nếu uống thường xuyên có lợi cho sức khỏe sẽ tăng tuổi thọ”.
Nhãn hiệu ghi tên khoa học của trà là: “Hex latifoia Thunb.
Trong khi đó các tài liệu y học ghi là: Ilex Aquifoliacae.
Các nhận xét, giới thiệu này có lẽ là dựa trên kinh nghiệm lâm sàng, dịch tễ vì không thấy đưa ra các kiểm chứng thử nghiệm có tính cách khoa học.

2-Trà các loại vẫn được coi như một thứ nước thanh nhiệt, giải khát rất phổ thông mà con người đã dùng từ nhiều ngàn năm.

3-Uống trà để giải khát và thưởng thức chén trà thơm ngát để hưởng thú thanh nhàn đều an toàn và có lợi cho sức khỏe.Các cụ ta vẫn thường ca tụng:
“Ðàn ông biết đánh Tổ Tôm
Uống trà Mạn Hảo, ngâm nôm Thúy Kiều”
Trà có thể dùng ở tình trạng thiên nhiên với lá, nụ trà mới thu hoạch, nấu nước uống như ta uống chè tươi, chè vối hoặc dùng trà khô hãm nước sôi.

4- Các loại trà chứa một vài hóa chất có tác dụng vào cơ thể như:
- Polyphenols bao gồm các chất flavanols (catechine), flavandiols, flavonoids, phenolic acids. Theo một số nghiên cứu, Polyphenols được coi là chất chống oxy hóa.
- Caffeine, theobromine, theophylline kích thích thần kinh khiến tinh thần tỉnh táo; giãn nở khí quản giúp hô hấp dễ dàng, lợi tiểu, kích thích khẩu vị ăn ngon miệng. Các hóa chất này cũng được dùng trị bệnh trong y học tây phương với liều lượng đã được nghiên cứu. Caffeine có thể ảnh hưởng tới thai nhi, xin bà mẹ có thai lưu ý.
- Không có calories, có một chút chất béo, muối, chất đạm, carbohydratyes.
- Có hai muối quan trọng cho cơ thể: manganese cần cho tăng trưởng của xương và potassium duy trì nhịp tim bình thường
- Chất Tannin có tác dụng cầm tiêu chẩy, kiết lỵ;
- Các sinh tố B1, B2, C .
- Chất fluor là chất cần thiết cho răng khỏi hư.

Ngoài giá trị thanh nhiệt giải khát, trà còn được dân gian truyền tụng như:
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể với nhiều bệnh;
-Tăng cường máu huyết lư thông khắp cơ thể;
- Loại bỏ các chất có hại trong cơ thể như rượu, chất béo, nicotine thuốc lá;
- Làm trong nước tiểu và thông tiểu tiện;
- Giúp cho sự tiêu hóa thực phẩm;
- Làm tinh thần minh mẫn, sảng khoái, suy nghĩ tốt, giảm mệt mỏi;
-Tránh sâu răng;
-Tăng khả năng thị giác;
- Bớt đau nhức xương cốt;
- Tăng tuổi thọ.

Ðây chỉ là những kinh nghiệm, nhận xét cá nhân, chưa hoàn toàn được y khoa học xác định.
Ngoài ra có một số nghiên cứu cho hay chất chống oxy hóa polyphenol trong trà có thể bảo vệ tế bào với tác dụng hủy hoại của các phần tử gốc tự do, có thể phòng ngừa được một số bệnh ung thư, chống viêm, tăng miễn dịch, tác dụng tốt lên trái tim, trì hoãn lão hóa; hạ cholesterol trong máu; giảm mập phì, ngăn ngừa cơn suy tim...

Các nghiên cứu thường thử nghiệm trên súc vật với liều lượng cao hơn là con người dùng. Cần có nhiều nghiên cứu khoa học nữa về các tác dụng này cũng như độc tính có thể có của trà.

5- Theo các tác giả của sách “ Cây Thuốc và Ðộng vật làm thuốc ở Việt Nam”, thì “Nếu sử dụng lâu dài với liều cao, chè có thể gây ra nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gây yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh”.
Thạc sĩ chuyên về Ðông y Hoàng Khánh Toàn có ý kiến rằng chè đắng được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt nên dễ gây tổn thương khí của tì vị. Vì thế nên dùng chè đắng với liều lượng hợp lý, không nên lạm dụng.
Theo Dược sĩ Trần Việt Hưng, Hoa Kỳ, người Nhật uống khoảng 750 ml nước trà xanh mỗi ngày.

6-Trà bán trên thị trường đã được chế biến để chuyên chở dễ dàng cũng như thêm hương vị. Trà đen (Black tea) được để lên men cho có hương vị đặc biệt; trà xanh không lên men; trà Ô Long được để lên men nửa chừng.

7-Cũng có nhiều giới thiệu nói rằng trà CHỮA KHỎI một số bệnh, như lời giới thiệu Trà Cao Bằng kể trên. Cho nên công chúng có bệnh tin theo và dùng.
Hy vọng rằng giới chức y tế kiểm chứng coi các giới thiệu này có bằng chứng khoa học không. Ðể giới tiêu thụ an tâm khi dùng.

8-Có nhận xét rằng nhiều khi trà được cho thêm hóa chất trong khi chế biến mà ta không biết là chất gì, ( giống như trong thuốc lá) để thêm hương vị cho trà. Ðây là điều ta cần quan tâm.
Một vài loại trà Ðinh trên thị trường, sau khi chế nước sôi, ta thấy đóng cặn mầu quanh ly, khó rửa sạch. Ðây có phải là hóa chất không. Ðã có thời kỳ, người ta thêm một chất phẩm để làm trà xanh hơn.
Thử nghiệm do một dược sĩ ở bên Hoa Kỳ thực hiện, cho thấy có chất bilirubin của mật trong một loại trà đinh. Chạm nhẹ trà Ðinh này vào lưỡi ta đã thấy ngay vị rất đắng của trà. Mật rất đắng.

9- Nếu dùng Trà Ðắng theo chỉ dẫn ( vài đinh một ngày), thì chắc cũng không sao. Nhưng nếu dùng quá nhiều như một phụ nữ bên Ðức, uống tới “5g buổi sáng, 10 g buổi chiều” trong thời gian lâu thì cái gì cũng có hại, nói chi là trà.
Vả lại, ngoài trà ta còn nhiều thứ nước khác rất bổ ích cho cơ thể mà ta chẳng nên bỏ qua.

Kết luận
Vậy thì xin quý vị, ta hãy tiếp tục thưởng thức vài ly trà Mạn Hảo nóng thơm ngát, người viết xin chia bài hầu quý vị vài hội tổ tôm, rồi nghe dọng truyền cảm của Thanh Hùng ngâm nôm Thúy Kiều.
Ðể cùng mừng Thanksgiving Day Hoa Kỳ.

Hoặc thong thả tận hưởng hương vị trà, như danh nhân Trà Ðạo Nhật Bản Soshitsu Sen diễn tả: “Tôi ôm ấp ly trà với hai bàn tay và nhìn thấy tất cả thiên nhiên trong mầu xanh của trà. Nhắm mắt lại, tôi thấy rừng núi xanh xanh và nước trong vắt trong trái tim tôi. Ngồi im lặng một mình uống trà, tôi cảm thấy tất cả trở nên một phần của cơ thể tôi”.

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
Texas-Hoa Kỳ.

Giá Của Dầu Hoả

Nhờ tiền bản quyền của Tập THƠ LAN ÐÀM II sắp xuất bản nhận từ một nhà xuất bản lớn nhất Congo, Lan Ðàm tôi tính mua lại tòa nhà này của Sheikh Al Nahyan.

Trở ngại lớn nhất,không phải vì vấn ðề tiền bạc, mà là Lan Ðàm tôi vốn sợ ma mà tòa nhà này lại quá lớn.

Xin Quý Ðốc/Quý Hữu xem sơ qua hình thể tổng quát của tòa nhà (trích PPS cùng tên) và cho biết ý kiến càng sớm càng tốt. Xin thâm tạ.

LAN ÐÀM

>>> Hôm nay ngày Memorial Day tại Hoa Kỳ, thiên hạ than như bọng vì giá xăng lên trên $4 usd / gallon...
>>> Thi sỹ LĐ lại phóng lên D/đ dự báo ý-định lạ, lại có ẩn dụ gì đây ?... Nay lại hỏi ý kiến gì ?
>>> Thơ chưa xuất bản mà đã nhận tiền? mà tiền từ Congo (Tết Congo mới có ?) Tiền chưa chắc có... lại đòi mua Lâu đài của Sheikh Al Nahyan - vua dầu hỏa ? ....
>>> Lâu đài mấy trăm phòng này, lớn hơn Điện Louvre et Tulleries ở Paris, nơi triển lãm họa phẩm cổ điển kiệt tác như La Joconde...

>>> Các vua dầu hỏa tiền rừng bạc bể, thường chơi chội hơn tư bản... Cứ xem vương quốc Dubai nay xây dựng ra sao thì biết... chỉ cái Hotel 7 sao, duy nhất thế giới, Burj Al Arab, hình cánh buồm cao ngất trời ... đủ ăn đứt Las Vegas....
>>> Dù ông hoàng Sheihk Al Nahyan có vào xem D/đ của Maoweb, đọc được thơ... Em của LĐ (dịch ra tiếng Ả Rập), khoái quá ... chịu bán... lâu đài,... bonus thêm đoàn cung tần mỹ nữ ... với giá hữu nghị discount.... gọi là ngưỡng mộ làm quen.... thì deal chưa chắc xong? ... Vì ... Maoweb, Acla, Như Thương.... chắc là... hổng đồng ý? Biết chắc rằng... LĐ thi sỹ sẽ... mất hút trong cái lâu đài rộng mênh mông ấy.... tối ngày chạy lanh quanh... đi tìm Em.... hay bỏ mạng sa trường.... hổng phải chiến đấu chống khủng bố.... Al Queda... Mà vì cưỡi ngựa Ả rập của đám mỹ nữ trong Cung Lâu đài kia.... thế là mất toi thơ LĐ trên D/đ ?
>>> NSàiGòn. <<<

Có Nói Cũng Không Cùng

Trong hậu trường Diễn Đàn, vừa diễn ra một ngộ nhận khó-tin-nhung-có-thật. Xin miễn nhắc lại nội dung, nhưng có liên quan đến 'Tứ Nhân Bang' ĐS17: NVSanh-Úc, TNDanh-CA, PQHải-Canada & PPNgữ-CA.

MaoWeb rất cảm phục cách xử xự nhanh chóng và hiểu biết của của những người bạn trẻ này. Họ luôn luôn đặt tình đồng môn vào phương châm xử thế và không ngừng phát huy tính bén nhạy trong lãnh vực thông tin và nghị luận.

Xin mượn 4 câu thơ của anh NVSanh, Úc châu để suy ngẫm:
"Hoan hô Phạm Phước Ngữ
Sưởi ấm một mùa đông
Cao đẹp thay tình bạn
Có nói cũng không cùng..."
Diễn Đàn & Web hạnh phúc vì có sự đóng góp của các anh.