Wednesday, December 31, 2008

2009 New Year

Click to enlarge

Thơ NT

Click to enlarge

Phân Ưu

Nhận được tin buồn
Thân Mẫu Đồng Môn Trương Văn Anh, Đốc Sự Khóa 17 là:
Cụ Bà PHAN THỊ PHỤNG
vừa từ trần ngày 28 tháng 12 năm 2008 tại Saigòn, Việt Nam.
Hưởng thọ 80 tuổi.

Xin thành kính chia buồn cùng anh chị Trương Văn Anh và tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà PHAN THỊ PHỤNG sớm được siêu thoát.

LIÊN HỘI QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

Tuesday, December 30, 2008

Cười ra nước mắt


Truyện ngắn


Bác Hai có nhờ ông cụ Đỉnh lại nhắn gia đình Hòa, bác cho biết tuần tới có chuyến nhưng gia đình còn lưỡng lự lắm. Hòa sốt ruột y như lửa đốt trong lòng, chàng nhắc chị Ba mấy lần nhưng chị còn do dự.
- Để từ từ xem sao đã! Đi thì ai chẳng muốn, nhưng ghê lắm, bị lừa rồi thấy sợ quá.
Mới đây, vì quá tin người bạn, chị Ba đã đóng một cây, tối hôm ấy chị đã cho con đi thế Hoà sau mới rõ là bị lừa. Nó cho người ta đi lòng vòng hai ba lần, khi thì nói máy trục trặc, khi thì nói không gặp con cá lớn, khi thì ra ngoài biển rồi nói quên bản đồ phải quay vào bờ… đi cày mà bỏ quên con trâu!
Mấy năm vừa qua, gia đình anh bị lừa vài ba lần, đưa năm chỉ mất năm chỉ, đưa một cây mất một cây. Bị lừa nhiều lần nên chị Ba sợ quá không còn biết tin ai. Giữa thời buổi nhiễu nhương này, bạn bè, bà con thân thuộc lợi dụng tình nghĩa, lòng tin của nhau để lừa đảo lẫn nhau.
Sống giữa một xã hội bần cùng, đói khổ, người dân cắn răng chịu đựng. Họ không dám bảo nhau đoàn kết chống lại chế độ hà khắc đã đẩy mọi người tới bước đường cùng, nhưng họ lại lừa đảo lẫn nhau, đạp lên đầu nhau mà sống. Từ xưa đến nay, các chế độ độc tài và tậïp đoàn của chúng chỉ chiếm chừng năm hay mười phần trăm dân số, nhưng chúng nắm giữ được công an, cảnh sát. Tựu chung chúng dùng mười phần trăm để trấn áp chín mươi phần trăm kia.
Chúng nắm được tâm lý chung của con người: Tham sinh úy tử, nên đã khai thác triệt để sức mạnh của lưỡi lê và họng súng. Người ta nói rằng, trong lịch sử loài người, tự cổ chí kim, chưa có ai nhiều quyền lực sinh sát cho bằng Hitler, hắn nắm giữ sinh mạng của từng người dân Đức, của tất cả nước Đức. Tại vì ai cũng sợ chết, từ người đảng viên trung ương đảng Quốc Xã cho đến người phó thường dân, ai cũng bị đưa đi hành quyết hay treo cổ bêu xác ngoài đường phố, nên cả nước Đức đã phải tuân lệnh hắn. Hắn bắt sáu chục triệu người Đức bước xuống hố, ấy thế mà tất cả đều đã phải tuân lệnh hắn bước xuống hố sâu.
Đó cũng là thực trạng của đất nước ta, có thể nói, chế độ độc tài tồn tại được là do ở sựï hèn nhát của con người.
Thế rồi Hòa phải chờ thêm ít ngày nữa, nhưng chỉ mấy hôm sau, ông cụ Đỉnh lại sang thúc giục, hôm ấy có mặt cả Hòa và chị Ba, ông ta thì thào nói.
- Nếu các anh chị đóng tiền cho ông ấy thì chỉ mấy hôm là đi ngay, tôi nói thật đấy! Có chuyến sắp đi rồi.
Lúc ấy chị Ba sợ xanh mặt bảo.
- Đi thì cháu muốn thật, cháu muốn cho cậu ấy đi ngay, nhưng lo lắm! Trời ơi, lo lắm! Bác không ở địa vị cháu, bác chưa thông cảm.
- Chuyến này tốt lắm, người ta cho đi tầu sắt nhỏ để ra cửa rồi xuống một lâm trường ngay gần cửa, sau đó mới lên “con cá lớn”. Người ta tổ chức đàng hoàng lắm! Chị cứ tin tôi đi, người ta đưa được hai chuyến rồi.
Ông già cứ khen lấy khen để tổ chức này tốt vì đã được bác Hai hứa cho con trai của ông đi không mất tiền nếu tìm được hai, ba người khách. Ông già Đỉnh là người thật thà, dễ tin, mọi lời nói của bác Hai đều khiến ông tin là thật. Hòa cũng dễ tin như phần lớn những người cải tạo mới về, nghe nói có tầu sắt đưa lên con cá lớn chàng phấn khởi lắm và thúc giục chị Ba đóng tiền kẻo lỡ cơ hội.
- Thôi! Cứ đóng đi chị ! Lỡ chuyến này uổng lắm! Dễ gì mà tìm được chỗ bảo đảm lại chỉ phải đưa trước một nửa.
Bác Đỉnh ra về, chị Ba còn lo âu lắm nhưng cũng nói cho Hòa biết là chị sẽ đưa tiền.
Hôm sau, Hòa vội lại đền Thánh để xin bà thầy cho cái phép đi đường, bà lễ bái cầu khấn một hồi rồi đưa cho anh cái phép hộ mạng gói trong mảnh giấy bé tí bằng đầu ngón tay cái. Hoà vội đi chào mấy người bạn thân, Nhân tươi cười khuyến khích.
- Thôi thế là chắc ăn rồi! Bà thầy nói như vậy là suya rồi, nhớ viết thư về nhá!
Anh chàng về nhà vào lúc xế chiều, chị Ba mở rương lấy một lá vàng và một mảnh lẻ tổng cộng một cây rưỡi đưa cho Hoà với vẻ mặt xanh xao vì lo âu. Đối với gia đình chàng, thì đó là một số tiền quá lớn, không có gì giá trị cao bằng vàng trong lúc này, số vàng ấy có thể nuôi sống gia đình một hai năm.
Chị Ba xúc động bảo.
- Còn có nhiêu đó thôi, mất là hết đấy!
Hòa tỏ vẻ khó chịu đáp.
- Lo làm gì? Sinh mạng còn chả tiếc nữa là vàng với bạc.
Nhìn vẻ mặt lo âu thất sắc của chị, anh cũng ái ngại, nhưng lại tự nhủ rằng, nếu đi thoát mình sẽ kiếm tiền trả đủ.
Hoà lấy giấy dặn người nhà mấy điều cần thiết như nếu đi được thì cám ơn ai, đền ơn ai, báo tin cho các bạn bè biết để họ mừng.
Nếu không đi thoát hoặc bị bắt, anh sẽ lấy tên giả, cuộc đời tù đầy đã dậy cho Hoà khôn ra, khai thật chỉ tổ thiệt thân. Anh dặn chị Ba cứ y theo phương kế ấy của mình, nếu bị bắt, lên thăm nuôi thì cứ tên ấy mà gọi. Bạn bè cho Hòa biết có anh bị bắt khai tên giả, lúc thân nhân vào thăm lại nói tên thật, cán bộ lại cho thêm cái tội khai tên giả, bị điều tra thêm, bị giam lâu hơn.
Dặn dò xong, Hòa bỏ vàng vào túi quần đạp xe lên nhà bác Hai ngay, ông ta tiếp chàng trong phòng khách rất ân cần tử tế. Hòa cho biết, đây là vàng tốt nhưng có bớt chút đỉnh như bác đã đồng ý, ông trùm ra giọng tử tế bảo.
- Thôi được mà, ăn thua gì, bác giúp cho các cháu mà, cháu về sửa soạn lên đây ngay nhá. Tối nay ngủ ở đây, sáng sớm sẽ có người đưa xuống Cần Thơ, đừng đem nhiều đồ, cháu chỉ mang theo vài bộ quần áo thôi.
Hòa về nhà thu xếp ít đồ đạc rồi nhờ đứa cháu chở xe đạp đưa anh đến nơi khi trời đã bắt đầu tối. Anh ăn mặc thật giản dị, xoàng xĩnh, cái áo sơ mi cũ sờn cổ bỏ ngoài, cái quần kaki xanh bạc thếch.
Hoà leo bốn năm bậc cầu thang lên tận tầng trên cùng, người ta bảo anh đứng đợi ngoài ban công một lúc, vì bác Hai đang có khách. Chàng nhìn lên trên nóc dẫy nhà năm tầng khác song song với toà nhà này và ăn thông với nhau bằng các hành lang. Trên nóc tòa nhà ấy có tượng Đức Mẹ cao chót vót, một ngọn đèn nê ông tròn sáng trưng vòng quanh trên đầu Người như ánh hào quang. Hòa thấy Đức Mẹ hiền từ đang dang hai tay ban phước lành cho trần thế và tưởng như tất cả các vị Thần Linh đều phù hộ cho mình.
Một lúc sau, bác Hai từ một phòng khác rộng lớn đi bọc lại phía hành lang. Bác đang ăn tráng miệng bằng bánh ngọt, một loại bánh rất sang và bảo chàng đi theo vào phòng khách.
Hòa bước vào phòng, có ba người đã ngồi sẵn ở một bàn tròn, một bà nhiều tuổi mập mập, một cô gái và một anh trẻ trẻ đeo kính trắng. Họ là những người trong tổ chức. Bác Hai chỉ vào chàng bảo họ.
- Đây! Anh ấy đây.
Ba người nhìn Hoà chăm chú, họ gật đầu chào, cô gái nhỏ nhẹ bảo.
- Sáng mai chúng tôi sẽ đưa anh đi.
Bác để cho họ nhận diện Hoà một lúc rồi ra hiệu cho chàng đi theo. Qua một căn phòng khách kiểu Tây rộng thênh thang thì đến căn phòng toàn là đồ cổ nơi mà bác đã đón tiếp chị em Hòa hôm nọ. Bác bật đèn sáng trưng mời ngồi và nói nhỏ.
- Em cho “goa” biết cái mật mã, em lấy tên hiệu gì cũng được, khi nào em lên được “con cá lớn”gửi về đây, sẽ có người cầm về, khi ấy “goa” sẽ chung tiền nhá.
Hòa tưởng tượng ra con cá lớn đậu tại cửa biển giữa màn đêm dầy đặc đang đợi mình bước lên. Anh phấn khởi mơ tưởng tới cái giây phút quyết định ấy và rồi mình sẽ ra khỏi nước Việt Nam. Hòa ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời bác Hai.
- Thưa bác cháu lấy mật mã Đông Hà.
- Rồi bây giờ em ra phòng ngoài nhá.
Bác ghi chép một lúc rồi ra tiếp chuyện với ba người khách.
Hòa được người ta dẫn xuống phòng ở tầng dưới đất ngủ trên một chiếc đi văng rộng. Nằm trằn trọc mãi không chợp mắt được, đến gần sáng anh thiếp đi lúc nào không hay.
* * *
Năm giờ sáng hôm sau, chị con gái ngồi ở phòng khách tối hôm qua đánh thức Hòa dậy. Anh dụi mắt thu xếp gói quần áo nhỏ rồi vội vã đi theo cô ấy ngay.
Chị ấy lên lầu bốn để gặp bác Hai, Hòa cũng đi theo. Bác lấy chìa khóa vào một phòng nhỏ ở bên hông mở két bạc lấy ra hai ngàn đồng đưa cho cô gái, đó là tiền để thuê “tắc xi” trên sông. Tính ra, số tiền này gần bằng một phần mười số vàng gia đình Hòa đã đưa cho bác.
Anh chào từ giã ông trùm theo chị con gái xuống nhà rồi ra ngõ. Tối qua trời đổ cơn mưa đầu mùa, bây giờ là tháng năm, đường còn ướt sũng nước. Chị ta thuê xích lô dẫn chàng ra bến xe lam. Trời còn tối mù mịt, đường sá vắng tanh vắng ngắt, những ngọn đèn trên cột điện hắt ánh sáng vàng hoe xuống mặt đường ướt át.
Xe lam chạy hơn mộït tiếng đồng hồ thì tới xa cảng Miền Tây, khi ấy trời đã sáng rõ. Hai người cùng xuống xe, bến cảng đông như ngày hội, xe đò ít hơn xưa, mua vé đúng giá phải chầu chực. Chị con gái dẫn Hoà đi loanh quanh một hồi đến một quán ăn sát lề đường, vừa bước vào quán ăn, anh thấy cái bà mập mập và anh chàng đeo kính tối qua đang ngồi ở bàn. Họ tươi cười gật đầu chào. Mọi người ăn sáng uống cà phê ra vẻ thong thả lắm. Họ tự nhiên như không có gì xảy ra, cả bốn người chỉ nói chuyện trời trăng, mây nước, không ai lộ vẻ gì khả nghi.
Chừng nửa tiếng sau, bà mập mập thong thả đứng dậy lấy bóp trả tiền rồi tất cả cùng ra khỏi quán. Họ chia tay nhau tại đây, anh chàng đeo kính trắng dẫn Hòa băng qua đường sang bến xe, hai người đàn bà vẫy tay chào họ rồi đi khuất vào đám đông.
Xe đò rất khan hiếm, muốn mua được vé, hành khách phải chầu chực cả tiếng đồng hồ. Anh chàng đeo kính trắng vừa vào chỗ bán vé một lúc rồi đi ra với hai cái vé đi Cần Thơ, anh ra giọng từng trải bảo.
- Mua chợ đen là có ngay, mình gấp, nhằm nhò gì mấy chục bạc.
Rồi lại dẫn Hòa ra chỗ xe đậu nói.
- Chú cứ bình tĩnh như tôi đây này, không việc gì phải sợ, mất bình tĩnh nó để ý. Cứ coi như mình đi thăm bà con thế thôi, nếu nó có hỏi thì cứ nói về quê ăn giỗ, mà chẳng ai hỏi gì đâu, tôi tên Long, còn chú, chú là thứ mấy?
- Tôi thứ ba.
- Vậy tôi gọi chú là chú Ba.
Cả hai lên xe đò, Long đưa cho Hoà một ổ bánh mì chả để ăn dọc đường, rồi trò truyện rất tự nhiên. Hòa thấy sờ sợ, trong người không đem theo một mảnh giấy tờ nào, anh chỉ đem theo một ít tiền mặt, không dám đem nhiều vì sợ nhỡ bị bắt nó lột hết. Mặc dù đã được trấn an, song anh không khỏi bồi hồi xao xuyến, hắn ta còn rất nhỏ tuổi so với chàng, đã từng dẫn khách nhiều lần nên dạn dĩ lắm.
Một lúc sau, xe đã đủ khách, bác tài nổ máy quành ra lộ rời bến rồi trực chỉ phía nam. Chiếc xe chạy bon bon trên đại lộ, trời lấm tấm mưa, những hạt nước phủ ướt mặt đường và kính xe trông thật buồn tẻ. Hòa bất giác ngoảnh lại nhìn về phía sau, Sài Gòn từ từ lùi lại, chàng thấy nổi lên trong lòng một niềm phấn khởi khác thường và mỉm cười nhìn Sài Gòn xa dần, tự nhủ.
- Vĩnh biệt Sài Gòn!
Hòa thấy sống lại cái giây phút sáu tháng trước đây khi được cấp giấy ra trại trở về với gia đình. Hôm ấy trong lòng chàng cũng phấn khởi như ngày hôm nay. Anh nghĩ, đây là một khúc quành trong cuộc đời mình y như ngày hôm ấy, mình đã ra khỏi trại giam và bây giờ là ngày lên đường để ra khỏi nước. Hoà mơ tưởng lúc bước lên con cá lớn ra khơi để tới những miền đất tự do đầy hứa hẹn, những bờ bến vinh quang xán lạn rồi mỉm cười nghĩ đến miền đất hứa xa xôi.

(Trích trong Đất Hứa, truyện dài,
Người Việt Dallas xuất bản 2008)

Monday, December 29, 2008

Hình ảnh trong năm

Chiến tranh ở Georgia (BBC)



Iowa lụt lội (BBC)













Lahore (Pakistan) :
thiếu thực phẩm (BBC)










Động đất tại tây nam nước Tàu (BBC)
















Hàng trăm cá voi dạt vô bờ
bi cư dân Đan Mạch chém giết









Tom Cao: Dân biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên









VN: Lối dạy con này còn kéo dài bao lâu?




Đoản văn

Nợ tình chưa dứt

của Nguyễn Hồng Lĩnh

Cụ ông Ben và cụ bà Lori Ballstones ngồi tên hai chiếc ghế đong đưa trong sân sau nhìn ra bãi biểnlaguna Beach. Chiều nào hai cụ cũng ngồi đây và nhắc lại những chuyện dĩ vãng, về thời kỳ hai người găp nhau khi học trường Trung Học tại một thành phố nhỏ, thuộc tiểu bang Arkansaw, thời kỳ hưởng tuần trăng mật tại Tahiti, nhất là lúc cụ ông dự trận đánh ở Đức trong thế chiến thứ hai.
Cụ Ben thở khói qua cái ống điếu làm bằng lõi bắp. Cụ rât thích lọai ống điếu lõi ngô này kể từ khi cụ thấy hình chiếu Đại Tướng Mac Arthur hút khi chỉ huy trận đánh tái chiếm Phi Lụật Tân. Cu bà cắm cúi đan chiếc áo len cho đứa cháu ngọai lên 10
Cụ bà Lorri chợt ngừng tay, quay qua nhìn cụ Ben và hỏi;
- Này ông, hôm qua ông kể chuyện là bị thương trong
trận Bastogne, rồi vể dưỡng thương tại Luân Đôn. Thế tại sao ông không xin phép về Mỹ để thăm tôi ?
Cụ ông Ben bỏ ống điếu xuông cầm nới tay, chậm rãi:
- Thì tôi đã nói với bà mấy lần rồi là tôi chỉ bị thường nhẹ, nằm
bệnh viện có hơn một tháng thôi. Tôi muốn trở lại ngay mặt trận với dồng đội của tôi. Lúc đó tôi đã dược thăng Trung Úy và chỉ huy một trung đội của Sư Đoàn Dù 101.
- Hơn một tháng mà lại coi là nhẹ à?
- Nhẹ chứ, biết bao nhiêu người khác còn bị cụt chân, cụt tay
Cụ bà tiếp tục đan cái áo. Hai người im lặng .Một lúc sau cụ bà lại quay qua nhìn cụ ông :
- Này ông!.Cụ luôn khởi đâu câu chuyện bằng hai chữ “ Này ông”
Tôi có chuyện này giữ kín trong lòng từ mấy chục năm nay. Nhiều lần muốn nói nhưng rồi lại thôi.
Cụ Ông cũng quay lại nhìn cụ bà :
- Có chuyện gì thì cứ nói đi
Cụ bà chậm rãi từng tiếng:
- Ông còn nhớ hồi chúng mình ở căn cúi Fort Braggs không?
- Nhớ ! Hồi đó chúng mình mới lấy nhau mấy tháng
- Thế ông còn nhớ Thiếu Úy Larry Bobsides không?
- Hắn làm Trưởng Phòng Giao Tế Nhân Sự của căn cứ
Cụ bà ngập ngừng ;
- Tôi…tôi đã ngoại tình với hắn lúc ông đang ở mặt trận Đức
Cụ ông không nhìn lại chỉ lạnh lùng hỏi:
- Chuyện xẩy ra như thế nào ?
- Hắn đem thư của ông gửi về dến cho tôi
- Tôi tưởng là Trung Sĩ Victor là người phụ trách việc đưa thư đến
trại gia binh chứ ?
- Đúng vậy, mấy lần trước là do Victor,nhưng một hôm Larry đem thư tới. Tôi có hỏi thì Larry nói là Victor đi phép 1 tuần ở California để thăm mẹ đau nặng nên Larry dích thân đi đưa thư.
- Thế rồi bà quen nó
- Ừ!. Từ đó Larry bao giờ cũng đem thư của ông đến cho tôi. Lúc
đó tôi còn trẻ, mới lấy nhau một năm mà ông đi mấy năm không về thăm nhà .
- Khi chiến tranh chấm dứt, tôi về thì được biết thằng Larry đã đổi
đi mặt trận Thái Bình Dương rồi. Thế bà ngoại tình với nó bao lâu?
- Cũng chỉ có mấy tháng thôi
- Vì nó phải đổi đi nơi khác ?
- Không phải, sau mấy tháng, được tin ông bị thương ở Bastogne
phải về Luân Đôn nằm bệnh viện mấy tháng, tôi thấy hối hận nên tự ý chấm dứt với nó. Tôi thật có lỗi với ông trong khi ông đang vào sinh ra tử ở mặt trận…Tôi cứ ấm ức trong lòng bao nhiêu năm rồì, bây giờ mới dám nói ra. Tôi nghĩ chúng ta đã già rồi, chắc ông cũng bỏ qua cho tôi chuyện sai quấy cũ đó.
Cụ ông ngồi im lặng khá lâu, không trả lời. Sau cùng ông nhìn thẳng vào mặt cụ bà . Cụ bà thấy ơn ón trước ánh mắt hung dũ của cụ ông, vội nhìn xuống
- Bà ngủ với nó tất cả bao nhiêu lần?
- Chỉ có 3 lần thôi…
Cụ Ben ngồi im lặng mấy phút, rồi cụ từ từ đứng dây đi vào nhà. Cụ mở một hộc tủ, trong đó chứa những đồ kỷ niệm chiến tranh mà cụ lấy được ở mặt trận Miền Tây  Châu, gồm một lá cờ Quốc Xã, mấy cái phù hiệu của Quân Đội Đức, một cáo mũ chào mào có gắn huy hiệu SS, và một lưỡi lê của Đức.
Cụ cầm lưởi lê, đi chầm chậm đế sau lưng cụ bà, bàn tay trái vòng ra trước bị miệng , tay phải cầm lưởi lê đâm thọc vào hang cua ngay cần cổ bên phải cụ bà . Cụ nhớ lại bài học cận chiến tập dượt khi gia nhập Nhẩy Dù, cụ ngoáy cán lười lê một vòng. Cụ bà Lori không kêu được một tiếng, chỉ ưỡn người lên dựt đựt mấy cái,sau đó mềm như sợi bún. Máu phun ra đầy tay cụ Ben. Cụ ông buông tay trái, và xác cụ bà đổ ập xuống ... Cụ ông vứt lưỡi lê , nhổ một bãi nước bọt vào vũng máu dưới sàn nhà.
Sau đó cụ ông vào nhà rửa tay sạch sẽ, rồi cầm điện thoại gọi 911
- Allo, allo, operator, tôi xin báo một án mạng tại số nhà…

*
* *


Tất cả những huy chương thành tích chiến đấu tại mặt trận của cụ Ben cũng không giúp cụ thoát được một bản án tại tòa án hình sự. Người ta kể rằng sau này cụ Ben sống âm thầm suốt cuộc đời còn lại, ân hận về những hành động tàn nhẫn, thiếu độ lượng của mình. Cụ không hiểu được rằng sự hối hận ray rứt của cụ Bà trong nhiều năm đã là một sự trừng phạt xứng đáng rồi.

Nguyễn Hồng Lĩnh

* *

Vào D/d doc doan van NO TINH CHUA DUT.... thay ru`ng ro*.n qua'.
Do la mot cai Ghen Vo^ Nhan Ti'nh.
Ghen: Dung, giet nguoi cung co the du'ng khi con tre? - nhung den luc tuoi gia nhu vay roi ma tai sao van con no'ng na?y nhu thoi tre? duoc vay, thi thay la. qua
Tinh Yeu luc tre cung giong nhu luc gia - Nhung Cai Ghen se khac nhau chu? Khong biet co dung khong hay la chi vi minh la nguoi du*'ng ngoa`i cuo^.c ?
Một độc giả.


***

Tác giả Đoản văn "Nợ Tình Chưa Dứt" xin trả lời 1 độc giả đã góp ý:
Đây là 1 chuyện có thật. Cách dây khoảng 20 năm, tác giả đả đọc đuơc 1 tin rất ngắn trên báo Mỹ, đại ý là một ông già,cựu quân nhân Thế Chiến thứ II , đã giét bà vợ già vì bà cho ổng biết là đã ngoại tinh khi ông còn đang tham chiến tại Âu Châu. Tin chỉ có vài dòng, và tác giả đã bi thảm hoá ( dramatized) câu chuyện và sáng tác những tên, địa danh và chi tiết linh tinh khác...
Nguyễn Hồng Lĩnh

Sunday, December 28, 2008

Phân ưu


Nhận được tin buồn
Thân Mẫu Đồng Môn Nguyễn Thế Viên, Đốc Sự Khóa 17 là:

Cụ Bà HOÀNG THỊ LÊ
Pháp Danh DIỆU MAI,

vừa từ trần ngày 27 tháng 12 năm 2008
tại Washington State, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 83 tuổi

Xin thành kính chia buồn cùng anh chị Nguyễn Thế Viên và tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà Diệu Mai HOÀNG THỊ LÊ
sớm được tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.

LIÊN HỘI QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

*
**

Nhận được tin buồn

Nhạc Mẫu Đồng Môn Hồ Sỹ Mừng, Đốc Sự Khóa 15 là:

Cụ Bà Quả Phụ Cố Đại Tá
NGUYỄN BÉ
Nhũ danh LÊ THỊ NẬY Pháp Danh THIÊN ÂN

đã từ trần tại Vũng Tàu, Việt Nam
Hưởng thọ 79 tuổi

Xin thành kính chia buồn cùng anh chị Hồ Sỹ Mừng và tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà Thiên Ân LÊ THỊ NẬY
sớm được tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.

LIÊN HỘI QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

*
**

Nhận được tin buồn
Nhạc Mẫu Đồng Môn Hồ Sỹ Mừng, Đốc Sự Khóa 15 là:

Cụ Bà Quả Phụ Cố Đại Tá
NGUYỄN BÉ
Nhũ danh LÊ THỊ NẬY, Pháp Danh THIÊN ÂN

đã từ trần tại Vũng Tàu, Việt Nam
Hưởng thọ 79 tuổi

Xin thành kính chia buồn cùng anh chị Hồ Sỹ Mừng và tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà Thiên Ân LÊ THỊ NẬY
sớm siêu thoát tịnh độ.

Gia đình Hành Chánh Boston,
Gia đình Hành Chánh Florida, và
Gia đình Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ


*
**

Nhận được tin buồn

Thân Mẫu Đồng Môn Nguyễn Thế Viên, Đốc Sự Khóa 17 là:


Cụ Bà HOÀNG THỊ LÊ
Pháp Danh DIỆU MAI
vừa từ trần ngày 27 tháng 12 năm 2008

tại Washington State, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 83 tuổi

Xin thành kính chia buồn cùng anh chị Nguyễn Thế Viên và tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà Diệu Mai HOÀNG THỊ LÊ
sớm siêu thoát tịnh độ.

Gia đình Hành Chánh Boston,

Saturday, December 27, 2008

Truyện ngắn

Lời Mở : Truyện ngắn này, thực hư lẫn lộn, được viết vào đầu năm 2001 và đã được đăng trên Nguyệt San PHỤ NỮ VIỆT Số Mùa Xuân Tân Tỵ/2001 dưới bút hiệu PHƯỢNG. Đọc lại thấy ‘cũng vẫn còn được’, và vì không có bài mới, nên xin đăng lại trên DĐ, dưới bút hiệu thực, LĐ, để Quý Đốc/Quý Hữu thưởng thức nhân dịp Xuân Kỷ Sửu/2009 cũng sắp về. LAN ĐÀM

*
**
Những cơn mưa mùa dài dòng như một người kể chuyện vô duyên nhất đã chỉ làm được một điều tốt là làm cho bầu trời ô nhiễm của vùng Los Angeles sạch sẽ hẳn. Những cơn mưa lê thê cũng níu kéo cái lạnh của những ngày cuối đông, làm cho tháng ba ở đây mang đầy hình ảnh của một thành phố Đà Lạt trong quá khứ. Tâm Như mặc chiếc áo coat bằng dạ màu nâu sậm mua tại Ann Taylor từ hơn ba tháng trước. Lúc đó là mùa thu. Buổi chiều thứ sáu Bích Hà điện thoại cho Tâm Như, giọng nói hốt hoảng như vừa nghe tin động đất ở Seattle :

- Ann Taylor nó hạ đại giá mùa thu! Mày ghé tao rồi chúng mình đi Brea Mall.

Tâm Như chọn hai cái khăn quàng cổ và chiếc áo coat dạ. Hai món hàng này đều được trừ 50% và còn trừ thêm extra 10% nữa. Bích Hà chọn một chiếc áo coat màu đen.

- Tao thích màu nâu như mày chọn. Nhưng nếu cả hai đứa đều mặc màu nâu, tụi bạn chúng lại kêu lên là mình ở viện mồ côi ra…

Ngồi ở food court, Bích Hà kể:

- Mày biết không, năm 1975 tao vừa bảy tuổi, bố tao định cho hai anh em tao làm trẻ mồ côi để được di tản sang Mỹ …

Tâm Như Ngạc nhiên:

- Hai anh em? Tao có bao giờ thấy anh mày đâu?

- Anh Hải ở với chú tao bên Maryland. Chính chú tao đã lo cho gia đình tao đi Mỹ. Mày không biết là tao còn một người anh lớn nữa. Anh ấy ở Virginia. Bốn mươi lăm tuổi rồi mà chưa có vợ!

Tâm Như thấy đau nhói trong tim. ‘Mình cũng ba mươi lăm rồi mà vẫn chưa có chồng’. Ba Tâm Như là một sĩ quan cao cấp trong quân đội VNCH cũ. Ông là một người lịch thiệp nhưng kín đáo. Ngay đối với vợ con, ông cũng không bao giờ để lộ một xúc động tình cảm nào cả. Một vài lần cả gia đình đi ăn tiệm, Tâm Như hết sức cảm động khi thấy nhiều người đồng hương ghé lại bàn chào ba Tâm Như thật kính cẩn ‘Ở nhà Ba chỉ là một người cha bình thường. Ra đường ba được mọi người kính trọng…’. Một lần ba Tâm Như giải thích ‘ Họ là những chiến hữu của ba’. Những companion in arm. Tâm Như biết ba là một quân nhân, nhưng Tâm Như không biết một chút gì về quá khứ của ông. Tâm Như cũng không biết gì về chiến tranh, ngoài những cuốn phim như Forest Gum, Saving Private Ryan hay The Longest Day…mà Tâm Như đã xem một cách thờ ơ.Tâm Như không thể hiểu được rằng tại sao lại phải có chiến tranh? Tại sao con người có thể cầm súng bắn con người, như người thợ săn bắn một con thú? Trong cuốn album gia đình, chỉ gồm những tấm ảnh ghi lại những ngày còn ở quê nhà, có một tấm chụp ba Tâm Như mặc đại lễ đứng giữa một đám đông trong một buổi tiếp tân nào đó. Tâm Như rất thích hình ảnh của những quân nhân lịch thiệp trong những bộ đại lễ lộng lẫy giữa khung cảnh rực rỡ của những buổi dạ vũ mà Tâm Như thường thấy trên màn bạc. Tâm Như nhớ hình ảnh của André và Pierre trong War And Peace, của Napoléon trong Désirée…Nhiều lúc Tâm Như thấy mình như là một thứ alien, một kẻ ngoại cuộc giữa đám đông vui vẻ, nhộn nhịp. Một lần Tâm Như đã thoáng nghe mẹ than thở với ba:

- Con gái hơn ba mươi tuổi rối mà chưa lập gia đình. Con mình nó đẹp chứ nó đâu có xấu! Lại còn học hành đàng hoàng…

Mẹ Tâm Như nói về số mệnh, về tuổi tác, về các vì sao trên trời. Tâm Như nghe ba trấn an mẹ:

- Mình đang ở Mỹ chứ không còn ở Việt Nam thời Tự Lực Văn Đoàn nữa. Con gái bây giờ muốn lấy chồng lúc nào cũng không muộn…

Mẹ thở dài:

- Vẫn biết vậy nhưng nếu con nó lập gia đình sớm, mình sớm có cháu ngoại bế…

Những cơn mưa vội vàng buổi sáng đã tạnh hẳn. Bầu trời phía bắc còn u ám nhưng nắng đã trải óng ánh trên thảm cỏ vàng của những ngọn đồi nằm hai bên xa lộ. Xe chạy qua exit Imperial Highway, lối dẫn vào Brea Mall, đường bắt đầu lên dốc. Ở điểm cao nhất của xa lộ, những ngọn đồi hai bên như vạt rộng ra, mở trước mắt Tâm Như một khoảng núi trùng trùng điệp điệp, đỉnh cao phủ tuyết trắng như bạc. Tâm Như ngẩn ngơ, ‘ Mấy tuần nay không ghé thăm Bích Hà, không ngờ thiên nhiên đã thay đổi tuyệt vời như vậy!’ Cảnh đẹp khiến cho lòng Tâm Như tươi sáng. Tâm Như chợt hứng khởi hát nho nhỏ theo người ca sĩ qua radio trên xe ‘ I just call to say I love you’. Tâm Như không có ai để điện thoại và nói ‘ I love you’ dù Tâm Như muồn được nói điều này. Tâm Như khao khát được nói ra điều này. Tâm Như rất ngạc nhiên trước thái độ sống của Bích Hà. Vinh, chồng Bích Hà, tình nguyện đi làm ở Singapore hai năm. Bích Hà không đi theo vì ‘ Tao có công việc của tao ở đây và tao cũng còn phải trông coi bà già tao nữa chứ! Đi hai năm không đóng thuế, không chi phí gì, anh ấy có thể để dành tiền, mai mốt retire sớm…!’.

Khi Tâm Như đậu xe trước cửa nhà Bích Hà, trời đã nắng ráo. Tâm Như mở cửa xe bước xuống đường và chợt chú ý đến một chiếc SUV to cao sừng sững đậu trên driveway. Xe mang bảng số của tiểu bang Virginia với dòng chữ ‘Virginia Is For Lovers’. ‘ Bích Hà có khách phương xa lại thăm. Nó không cho mình biết gì về việc này cả…’.

Bích Hà đón tiếp Tâm Như thật nồng nhiệt, tưởng như hai người đã lâu lắm không gặp mặt nhau. Bích Hà lúc nào cũng có nụ cười trên môi, nụ cười thật tươi, thật tự tại, ‘ Con nhỏ này không bao giờ biết buồn’. Tâm Như ngồi xuống ghế sofa trong family room. Bích Hà đi vào trong bếp:

- Để tao pha bình trà.

Bích Hà biết Tâm Như thích uống trà. Bích Hà luôn luôn ghi nhớ những ý thích của bạn hữu. Tâm Như hơn Bích Hà ba tuổi nhưng hai người thân thiết với nhau từ những ngày học ở UCLA. Những ngày thật vui, thật vội vã, thật nuối tiếc, ‘ Mình bắt đầu thấy sợ hãi những bước chân của thời gian’. Bích Hà từ trong bếp đi ra với một khay trà.

- Mày có khách phương xa tới thăm à?

Bích Hà đặt trà xuống bàn:

- Không phải khách. Anh Phong, anh già của tao ở Virginia, có job mới ở California nên bỏ đất của những người tình để về đây.

- Ông ấy đâu rồi? Xe đậu ngoài cửa…

- Ông ấy đưa bà già tao đi chợ. Bà già bảo không bao giờ bà thèm leo lên chiếc xe cục mịch như xe đò của anh Phong. Anh Phong lái chiếc Saab của tao.

Bích Hà gọi mẹ là bà già, nhưng Tâm Như thấy bà chưa già. Mẹ Bích Hà có một vẻ đẹp quý phái, bà có đôi mắt như mắt người mẫu trong tranh tố nữ của Trung Hoa. Mẹ của Bích Hà chắc chưa tới cái tuổi sáu mươi, bà là một người có trái tim rộng lượng, lúc nào cũng trang trọng như một người khách quý ghé thăm bạn hữu trong những chuyến du lịch mùa hè. Bà ăn nói điềm đạm nhưng cởi mở, hành động chững chạc nhưng thân tình.

Bích Hà rót trà ra tách nhỏ :

- Trà sen thật do bà ngoại tao từ Hà Nội gửi qua đấy. Trà sen hóa học uống hắc xịt mà còn hại cho sức khỏe nữa.

- Bà ngoại của mày ở Hà Nội?

Tâm Như thấy Bích Hà như một cuốn sách, mỗi trang lại có thêm cái mới, mỗi chương lại có thêm một biến cố. Tâm Như thích thú tìm hiểu về Bích Hà, về gia đình Bích Hà, như một người say mê đọc một cuốn tiểu thuyết.

- Chắc có một ngày nào đó mày sẽ cho biết là ông tằng tổ của mày là một vị vua nhà Lê…

Bích Hà đưa tách trà cho Tâm Như:

- Giòng họ tao không có ai làm lớn cả. Hình như tao có ông cụ ngoại đậu cử nhân nên được gọi là Cụ Cử. Mẹ tao rất hãnh diện về cái lai lịch này.

Tâm Như nhìn Bích Hà, và chợt ghi nhận những thay đổi nhỏ trong cách trang trí cái family room quen thuộc này. Trong những bức hình treo trên tường có một bức hình mới. Hình một người lính trẻ đứng bên một dòng sông. Bức hình mờ nhạt như bị out-focus, nụ cười của người trong ảnh chỉ là một vệt dài trắng xóa. Và bức tượng bán thân của Beethoven đặt trên mặt chiếc đàn dương cầm, mọi lần chỉ đeo cái headphone, hôm nay lại được trang bị thêm một chiếc mũ beret đỏ.

Tâm Như chợt nhớ lại có một lần Bích Hà tâm sự:

- Anh tao là lính nhảy dù. Qua Mỹ, anh ấy giữ mãi chiếc mũ beret đỏ. Ông ấy dặn dò mẹ tao giữ cái mũ cho ông ấy như của gia bảo vậy.

- Mỗi người đều giữ một kỷ niệm…

- Kỷ niệm của anh tao là chiếc mũ beret đỏ. Ông ấy gàn bát sách nên đến bây giờ vẫn không có vợ…

- Chưa có vợ?

- Tao nghĩ tao dùng chữ ‘không’ rất chính xác. Mỗi lần anh tao về Cali, anh ấy lại đem cái mũ beret đỏ ra đội và ngắm mình trong gương cứ như anh chàng Narcissus vậy.

- Tao nghĩ ông ấy không chỉ yêu một kỷ niệm mà còn hãnh diện về quá khứ. Người ta có quyền hãnh diện với quá khứ là cựu cái này, cựu cái kia. Ông ấy có quyền hãnh diện với quá khứ là người lính đội mũ beret đỏ…

Tâm Như đặt tách trà xuống bàn, chậm rãi đứng dậy và bước lại bên bức tường treo những khung ảnh đủ cỡ.

- Người lính này là anh của mày phải không?

- Ừ, hình anh Phong đấy. Hình chụp bên bờ sông Thạch Hãn. Anh Phong bảo Thạch Hãn có nghĩa là mồ hôi của đá. Tao thấy đó là hình ảnh của cuộc đời người lính…Mẹ tao được điện thoại anh tao bảo về Cali, bà mang hình đóng khung và treo ở đây. Bà cũng đem cái mũ beret đỏ của anh Phong ra triển lãm…Tao nghĩ mẹ tao phải là một chính trị gia, một chính trị gia giống như Bà Hillary… Anh Phong về, anh ấy cảm động lắm, anh ấy mua tặng bà già tao cái đồng hồ Cartier.

- À, từ lúc nãy tao để ý không thấy bác trai đâu. Chắc bác đi xoa mà chược?

- Không, bố tao theo ông chồng tao qua Singapore. Ông chồng tao điện thoại về mời,‘ Bố retired rồi, bố qua đây chơi cho nó thay đổi không khí. Vui thì bố ở lâu, buồn thì bố về Mỹ…’. Tao xúi dục thêm ‘ Bố qua bên đó canh chừng chống con hộ con…’

Tâm Như cầm chiếc mũ beret đỏ trên đầu bức tượng bán thân của nhạc sĩ Beethoven. Tâm Như chợt nhớ như một bức ảnh phóng đại đặt ngay trước mắt, bức ảnh những người lính đội mũ beret đỏ đứng giữa một khu phố vắng tanh vào một buổi chiều mùa xuân kinh hoàng tại thành phố Sàigòn hơn hai mươi lăm năm về trước…

Tâm Như nhớ thật rõ theo nhịp tim đập rồn rập, Sàigòn đang tắt lịm như một ngọn nến tàn. Chiến tranh dưới mắt nhìn của một đứa trẻ lên mười mang những đe dọa thật kinh hoàng. Chiến tranh đang tiến dần về thành phố Sàigòn, đang bao quanh thành phố Sàigòn. Chiến tranh như một đám mây đen chụp xuống một tòa lâu đài cổ trong một cuốn phim ma quái.

Tâm Như nhớ mãi buổi chiều hôm đó, mẹ mặc chiếc áo len xanh cho Tâm Như, mẹ viết tên tuổi Tâm Như lên một tờ giấy lớn gấp tư, nhét vào túi áo trước ngực có kim băng cài giữ. Mẹ vẫy xe taxi đưa Tâm Như vào Tân Sơn Nhất, ‘ Mẹ muốn cả gia đình xum họp vào lúc Sàigòn sụp đổ’. Xe taxi bị chặn lại trước Bộ Tổng Tham Mưu. Tâm Như ngơ ngác trước những người lính nhảy dù đội mũ đỏ. Tâm Như nhớ mãi khuôn mặt người lính nhảy dù thật trẻ nhìn qua cửa kính xe,

- Thưa bà, bà nên đưa em trở về nhà. Nơi đây sắp sửa thành bãi chiến trường.

Người tài xế taxi hốt hoảng đuổi khách, ông ta nhảy bổ khỏi xe và mở toang cửa sau,

- Bà xuống đi, tôi không tính tiền xe đâu! Tôi phải trở lại Sàigòn ngay…

Hai mẹ con Tâm Như đứng giữa một con đường lặng câm, với người lính bình thản, và bầu không khí chiến tranh nặng nề đến nghẹt thở. Người lính nhảy dù trẻ ái ngại nhìn hai mẹ con Tâm Như :

- Bà nên đưa em về nhà ngay…

Mẹ Tâm Như đáp thật tự nhiên, Tâm Như chưa lần nào thấy mẹ lạnh lùng như vậy:

-Tôi là vợ Đại Tá Thu, tôi muốn ở bên cạnh chồng tôi vào lúc nguy khốn này. Xin anh giúp tôi và cháu gặp nhà tôi..

Người lính dù chợt đổi sắc diện. Tâm Như tưởng như đôi mắt sáng trưng của anh chợt mờ đi:

- Bà và em đứng tránh dưới gốc cây này, để tôi trình với thượng cấp của tôi .

Anh vội vã chạy đi, và một lúc sau đó trở lại với một người sĩ quan cũng còn thật trẻ :

- Thưa bà, đây là thiếu úy Phan…

Thiếu úy Phan nghiêng người chào mẹ Tâm Như:

-Thưa bà, ông nhà đang họp trong Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được lệnh đưa bà và em vào phi trường di tản. Hạ sĩ Phong sẽ đưa bà và em vào phi trường. Xin bà đừng lo, ông nhà và chúng tôi sẽ di tản sau nếu cần thiết.

Hạ sĩ Phong lái xe Jeep đưa mẹ con Tâm Như vào phi trường Tân Sơn Nhất. Tâm Như nhìn sang, thấy người lính nhảy dù trẻ có một vết sẹo ở phía trên lông mày. Vết sẹo như nhát dao xẻ trên những ổ bánh mì nóng Tâm Như vẫn thường ăn vào buổi sáng mỗi ngày . Tay áo trận sắn cao, cánh tay anh xâm hình một con chim soải cánh.

Xe đậu giữa phi đạo hỗn loạn, hạ sĩ Phong đưa mẹ con Tâm Như đến bên một chiếc trực thăng lớn. Anh dơ tay chào người phi công và gửi gấm:

- Gia đình Đại Tá Thu, xin Đại úy lo giùm.

Hạ sĩ Phong giúp mẹ con Tâm Như leo lên trực thăng. Trước khi từ giã, anh dúi vào tay Tâm Như một thanh kẹo chocolat:

- Chúc bà và em may mắn.

Mẹ Tâm Như móc tờ giấy trong túi áo Tâm Như, viết vài hàng chữ và trao cho hạ sĩ Phong:

- Nhờ anh đưa cho ông nhà tôi.

Sau này khi gia đình đoàn tụ tại Subic Bay, ba Tâm Như kể với mẹ, ‘ Nhận được giấy từ hạ sĩ Phong, anh yên tâm vì em và con đã di tản nên sau đó, ở phút cuối cùng, anh đã quyết định cùng một số chiến hữu ra đi…’

Tâm Như và Bích Hà đang ngồi nói chuyện ngoài sân sau thì mẹ Bích Hà đi chợ về. Bác Minh Tâm, mẹ của Bích Hà, ôm Tâm Như:

-Tuần trước Bích Hà xuống dưới đó chơi với cháu nên bác không được gặp cháu. Bác cảm thấy như mất một buổi xum họp đại gia đình. Cháu vào trong nhà để bác giới thiệu anh trai của Bích Hà với cháu.

Ba người cùng đi vào nhà trong. Khi đi qua phòng bếp, Tâm Như thấy một thanh niên hai tay ôm hai túi giấy đi chợ. Tâm Như tự hỏi, ‘ Mình xếp loại anh ta là một trung niên hay một thanh niên? Anh chàng chưa già nhưng cũng không còn trẻ nữa!’

Bác Minh Tâm nắm tay Tâm Như:

-Phong, anh của Bích Hà đấy cháu. Còn đây là Tâm Như, bạn của Bích Hà.

Phong gật đầu chào Tâm Như. Phong có một vẻ gì thật quen thuộc, ‘ Mình phải gặp Phong ở đâu rồi? Hay Phong giống một người nào mình quen?’. Tâm Như chợt để ý đến vết sẹo phía trên lông mày phải của Phong . ‘Chẳng lẽ anh chàng này là…? Không hiểu cánh tay Phong có xâm hình con ó hay không?’. Phong đặt hai túi giấy xuống bàn :

- Mẹ tôi bảo nhà có khách. Mẹ tôi lại không giỏi nghề nấu nướng. Bà đề nghị ra tiệm Tàu mua thức ăn về nhà ăn cho tiện.

Bà Minh Tâm cười:

- Tiệm Sam Woo nấu ăn được lắm cháu. Bác nghĩ nấu nướng ở nhà cũng chỉ ngon đến vậy là cùng…

Mọi người vui vẻ bày thức ăn ra bàn. Khi Phong đưa bát cơm cho Tâm Như, anh phân trần:

- Ba tôi bảo nếu mẹ tôi nấu nướng cũng giỏi như bà chơi mà chược thì ông là người hạnh phúc nhất trên đời này!

Bích Hà bênh mẹ:

- Mẹ bỏ mà chược cũng đã hơn bốn năm nay rồi!

Bác Minh Tâm nhìn Phong, đôi mắt bác chợt mang đầy nét trìu mến. Bác nói thật nhò nhẹ, thật chân thành:

- Từ hơn bốn năm nay mẹ vẫn ăn chay mỗi tháng một tuần. Mẹ cầu xin Trời Phật cho Phong lấy được một người vợ hiền. Nếu mẹ giầu, mẹ đã xây chùa, mẹ đã đúc chuông…

Bích Hà nắm tay bác Minh Tâm:

- Con cũng sẽ ăn chay để cầu Trời Phật cho anh Phong lấy được vợ.

Phong cười lớn:

- Cám ơn mẹ, cám ơn Bích Hà. Nhưng tại sao mọi người đều đang đói bụng, nhìn thức ăn thì ngon mà không chịu ăn đi. Nhà lại có khách quý, chúng ta không nên làm phiền khách quý vì những chuyện lôi thôi của tôi…

Tâm Như tự nhiên muốn đặt mình vào trong cuộc:

- Tại sao anh Phong sợ lấy vợ? Tôi nghe nói một người lính chiến không bao giờ biết sợ. Anh là người lính dù, anh yêu cái mũ beret đỏ của anh…

Phong quay sang nhìn Tâm Như, đôi mắt chân thật, đôi mắt tự tin của một chiến sĩ :

- Chuyện sợ hay không sợ là một chuyện thật dài. Tôi mong sẽ có dịp trình bày với cô Tâm Như. Chuyện tôi không có vợ nó không liên hệ đến chữ sợ mà nó liên hệ đến chữ cơ và chữ duyên. Cái cơ đã đẩy tôi chạy thục mạng trong suốt cuộc đời tôi. Ngày trượt tú tài, tôi tình nguyện đi lính nhảy dù. Chọn lựa này cũng chẳng liên hệ gì đến chữ sợ hay chữ không sợ. Nó là một chọn lựa bốc đồng. Cả nhà tôi khóc như mưa, như gió. Lính nhảy dù đánh trận quanh năm không có thì giờ nghĩ đến chuyện lập gia đình. Tôi đi lính đúng vào lúc chiến trường sôi động cực độ. Qua Mỹ, tôi cắm cổ đi học lại cho mẹ vui lòng. Học xong đi làm để trả nợ. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã… sắp già. Còn chữ duyên thì là tôi không có duyên với ai, hay chưa có duyên với ai…

Tâm Như thấy Phong thật lạ, anh nói về cuộc đời như anh nói về một cuộc vui chơi. Tâm Như cố xếp Phong đứng ở một khu phố vắng tại Sàigòn vào một ngày cuối cùng trước khi sụp đổ. Phong cũng có vết sẹo ở trên long mày phải . ‘ Phong có xâm con ó ở tay hay không?’. Trời tháng ba ở Cali còn lạnh. Phong mặc chiếc áo len rộng màu ngọc thạch. Tâm Như chợt thấy Phong thân thiết như một người bạn cũ, một người bạn chân thành và tận tình. Một người bạn hiểu rõ lòng ta như một thứ alter-ego. Phong nói về Phong, như nói về Tâm Như. Tâm sự của Phong cũng là tâm sự của Tâm Như . ‘ Mình cũng chạy hụt hơi theo cuộc đời, và bây giờ mình đã ba mươi lăm tuổi rồi!’.

Sau bữa cơm trưa thật thoải mái, Bác Tâm Minh bảo bác có tật xấu do ảnh hưởng của thực dân Pháp để lại . ‘ Bác phải ngủ trưa nửa tiếng đồng hồ thì đầu óc bác mới minh mẫn…’. Bích Hà pha một bình trà mới.

- Tụi mình ra ngồi ngoài patio nhìn tuyết trên núi cao.

Buổi trưa tháng ba thật đẹp. Những cơn mưa vừa đổ qua khiến bầu trời như tấm kính được lau chùi sáng choang. Không khí thoang thoảng mùi hoa trà. Ba người ngồi quanh chiếc bàn gỗ đặt dưới giàn hoa giấy. Bích Hà là người yêu nghệ thuật, hay nói đúng ra, Bích Hà là người yêu vẻ đẹp của vườn tược. Khu vườn sau nhà Bích Hà giống như một khu rừng nhiệt đới, đầy bóng mát, đầy cây cỏ. Màu xanh của lá khiến cho Tâm Như cảm thấy lòng mình thật thoải mái.

Phía sau bức tường đá xanh che chở khu vườn là những dốc đồi ngổn ngang. Tường có treo những chậu hoa đầy màu sắc, tô từng mảng màu rực rỡ trên nền đá sần sùi. Xa xa là những dãy núi đỉnh phủ đầy tuyết trắng. Tâm Như chợt hiểu tại sao tâm Bích Hà lúc nào cũng bình yên. Thiên nhiên là bàn tay vỗ về và nâng đỡ dịu dàng nhất. Thiên nhiên không bao giờ làm dáng nhưng thiên nhiên lúc nào cũng đẹp tuyệt vời.

Tâm Như chợt ghi nhận là Phong đội chiếc mũ beret đỏ không rõ từ lúc nào. Hơn bốn mươi tuổi, Phong trông vẫn còn nhiều nét thơ dại. Hình ảnh ngày cuối cùng ở Sàigòn đột ngột chuyển qua lũ lượt trước mặt Tâm Như. Những người lính dù ở gần phi trường Tân Sơn Nhất. Những người lính thầm lặng và bình thản giữa một không khí chiến tranh ngột ngạt. Tâm Như hỏi Phong:

- Anh là một người lính chiến, anh hãy kể một kỷ niệm đẹp nhất trong đời quân ngũ của anh đi. Tôi đọc sách, thấy những người lính chiến thường nhắc lại quá khứ của họ như nhắc về những mối tình thật đẹp…

Phong gỡ chiếc mũ beret đỏ đặt xuống bàn:

- Kỷ niệm tôi không bao giờ quên được là kỷ niệm về lần uống rượu sau cùng với các bạn đồng ngũ. Tôi không bao giờ uống rượu sau lần đó nữa. Tôi nhớ chúng tôi nghe lệnh đầu hàng của vị tổng thống sau cùng đọc trên đài phát thanh. Lệnh đầu hàng như một trái bom nổ ngay chỗ đóng quân. Chúng tôi đang ở giữa thành phố Sàigòn thân yêu vậy mà chúng tôi vẫn cảm thấy thật cô đơn, cô đơn như những kẻ sống sót cuối cùng trên một hành tinh đang tàn lụi.

Tôi nhớ anh Sáu, anh Sáu là xếp lớn, là đại bàng của chúng tôi, anh Sáu đứng trên capot xe Jeep chỉ huy, anh nói thật bình thản, thật gãy gọn như anh vẫn thường nói với chúng tôi từ bao nhiêu lâu nay. Anh bảo, ‘ Vận nước có lúc thịnh, có lúc suy. Nhưng ngay bây giờ đây là vận mạt của tổ quốc. Cũng đành vậy thôi !’ Cũng đành! Nghe như một tiếng thét tuyệt vọng. Anh Sáu bảo ‘ Chúng ta hãy uống với nhau một lần sau cùng rồi chia tay’. Rượu chỉ còn hai chai Martell. Anh bảo,‘Hãy bắt chước người xưa, rượu hòa với nước, trên dưới cùng uống’. Rượu được hòa với nước, mỗi người múc môt ca mà uống, như uống chính nỗi điên cuồng trong lòng mình. Rượu nhạt thếch, nhưng rượu thật đắng cay. Thiếu úy Hạnh uống ca rượu, rồi ngẩng mặt nhìn trời khóc nức nở,‘Tại sao?’. Chính tôi cũng tự hỏi tại sao ? Và tôi cũng muốn khóc như Thiếu Úy Hạnh.

Rồi mọi người chia tay sau những cái vung tay chào giã biệt. Tôi tình nguyện lái xe đưa anh Sáu đi ‘ thăm Sàigòn của chúng ta một lần cuối cùng’, vì tôi chẳng còn nơi đâu để về… và trời đất xô đẩy làm sao, hai thầy trò ghé vào một tiệm hủ tiếu ở Cầu Ông Lãnh. Một ông chủ ghe đã mời hai thầy trò chúng tôi lên một chiếc ghe bầu chở đầy dưa hấu. Ghe chạy ra Vũng Tàu, rồi ra khơi nơi có hạm đội Mỹ. Khi chia tay, người chủ ghe bảo ‘Con trai tôi cũng là lính nhảy dù!’. Tôi không bao giờ uống rượu nữa, vì tôi không bao giờ quên được bữa rượu ngày hôm đó…

Tâm Như cảm thấy mình cũng muốn tâm sự với Phong:

- Tôi cũng có một kỷ niệm về những người lính mũ đỏ. Tôi nhớ một buổi chiều buồn thảm của một ngày Sàigòn đang chờ tan rã. Mẹ con tôi vẫy được chiếc taxi để đi tìm bố tôi. Xe bị chặn ở gần phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi nhớ người lính mũ đỏ nhìn qua cửa kính xe. Anh có vết sẹo phía trên lông mày bên phải.

LAN ĐÀM
3/2001

Bút Tre Xẻo Lồ


Hôm nay mừng Chúa Giáng Sinh
Ngồi nhìn tuyết đổ nhớ thương Vũ Hùng
Bây giờ bệnh tật ra sao
Cứ vui ông ạ có gì mà lo

Cõi đời như hạt sương mai
Ngọn đèn trước gió biết đâu mà lường
Nguyện xin phó thác ơn Trên
Mai này ông lại vật voi không chừng

Lâu nay vắng bóng diễn đàn
Vì làm tài xế cho bà Bề Trên
Lúc qưởn lại phải viết bài
Đánh thằng Việt cộng lưu manh có sừng

Ngày xưa ông Khánh râu dê
Nói rằng cây bút bằng hai sư đòan
Mình không có súng có bom
Một bài mình viết nó đau hơn thiền (thiến)

Tôi đây chẳng có sâm nhung
Một lời kinh nguyện xin cầu cho ông
Hồng Ân tràn đổ châu thân
Bệnh qua tật khỏi sống vui với đời

Chỗ tôi có hội phút bôn (football)
Thiếu tay ném bóng vừa dài vừa ngay
Nhìn qua cả đám quần hùng
Liếc lui liếc tới ai mà hơn ông.


Bút Tre Xẻo Lồ

Lời cầu chúc cho nhau

Click to enlarge

Tìm người thân quen


Quí thân hữu Diễn Đàn Đốc Sự

Bà Vũ Thi Sô, vợ ông Hoàng Tiên, (quen biết với tôi) muốn tìm ông bà Nguyễn Đăng Luận, cựu sinh viên QGHC, xưa làm trưởng ty lại Long Khánh, vợ là Phạm Ngọc Lan, bà Sô là bạn thân với bà Lan). Ông Nguyễn Đăng Luận đi HO 11 (chắc là ở Mỹ).

Nếu quý vị có biết ông Nguyễn Đăng Luận ở đâu xin cho biết địa chỉ, số điện thoại, hoặc nói ông Luận liên lạc với ông bà Tiên, số điện thoại nhà
17.831.3305, cell 682.472.2552, (hiện ở Forthworth, Texas, Hoa Kỳ)

Cám ơn


***
Hai gia đình liên hệ đã liên lạc được với nhau. TĐ

Friday, December 26, 2008

Nhìn lại (tiếp theo)

Đàn đúm


Vươt lên trên những phù du phù phiếm có lẽ còn có những điều có chút gì đó bền chặt hơn: Tình người chăng?

Người SàiGòn lâu nay vắng bóng trên Diễn Đàn này nhưng anh đã để lại những ý nghĩ đột phát rất đáng lưu tâm.
Sau ngày hội ngộ ở Santa Ana, anh viết: "Hội ngộ Trùng dương" chỉ thoáng qua, nhưng "Hạnh ngộ trên D/đ" lại có thể thường xuyên "năng lưu khách" thập phương, dù quan san cách trở... Thế mới thấy... online-reunion kỳ diệu.
Mà kỳ diệu thật. Nhờ đó mà bạn bè xa gần xích lại gần với nhau. Nhưng điều gì cũng có góc tối của nó, bởi vì lời qua tiếng lại có khi lại khiến xa nhau thêm. Lạ thật, ai cũng cầu mong cho mình, cho gia đình, cho bằng hữu … được hạnh phúc. Nhưng sao hạnh phúc nhiều khi không tới.

Cả đời tình si. Cuối đời vẫn cô bóng. Ai cũng vậy nghệ nhân có phần hơn. Xin trả lời đi: Có cặp vợ chồng nào được ra đi cùng giờ cùng ngày, cùng tháng năm hay luôn có một người còn phải ở lại để thương nhớ nuối tiếc, để trân quý những kỷ niệm đẹp?

Thôi thì còn ngày nào ta cứ chung vui ngày đó vậy. Miếng đất Hùng Vũ đã gieo hạt, mình cùng nhau mà vun đắp. "Mình ráng mà giữ lấy" lời khuyên chí tình của Phạm Q. Hải thảng thốt nói ra khi hay tin Hùng lâm trọng bênh ngày nào.

Vẫn biết chân đã mỏi, lưng đã còng, trời đất và những thần tiên xinh đẹp kia nhiều khi không còn sức với tới, nhưng chẳng lẽ cứ đứng đó mà nuối tiếc, nên chi nhiều người trong chúng ta vẫn ra đi, vẫn tiếp tục đi tìm kiếm hoa thơm cỏ lạ. Từ khi thành hình, Diễn Đàn này đã có phước nhìn thấy và may mắn được hân hạnh chung vui giới thiệu nhiều tác phẩm ra đời.:
Đoạn Trường Bất Khuất, Huyền tích Việt (Phạm Trần Anh)
Chập Chờn Cơn Mê, Điểm Hẹn Cuối Cùng (Dương Quân)
Bức Họa Khỏa Thân, Lý Lẽ Của Trái Tim (Phạm Thành Châu)
Hương Áo (Luân Tâm)
Cõi Quê Cõi Nhớ (Lâm Thanh)
Tấm Thảm Kịch VN 1975, Đất Hứa (Trọng Đạt)
Tháng Sáu Yêu Em (Như Thương)…
Trương Phú Thứ lúc đó đã vui như tết nói về Tháng Sáu Yêu Em :
Mừng ngày tháng sáu ba mươi
Cô Như Thương lại đẻ ra một thằng
Đặt tên Tháng Sáu, Yêu Em
Vừa to vừa nhớn mình đồng gan nhôm
Ngoài những tác phẩm Diễn Đàn được chứng kiến sự ra đời ấy, cả ngàn bài sưu khảo, nhận định, thơ, truyện ngắn và những sáng tác khác rải rác xuất hiện trên mảnh vườn nhỏ bé này. Trong tinh thần biết đủ là đủ, Diễn Đàn cố tránh thúc bách, vì thúc bách gây căng thẳng và chôn vùi niềm vui. Trời đất còn có ngày mưa ngày nắng, tháng lũ lụt năm khô hạn, thì một cái diễn đàn nhỏ bé làm sao tránh khỏi những đoạn đường nhấp nhô, khấp khểnh, hoang vắng.

Tuy nhiên, bên cạnh những nhà văn nhà thơ đã thành danh, có những cây viết mới xuất hiện cũng từ nhóm CSV-QGHC và từ các thân hữu biết đến và có nhiều cảm tình với Diễn Đàn này. Phạm vi nhỏ hẹp của bài viết không thể đề cập đến hết được những người cộng tác.

Tại bất cứ văn đàn nào cũng vậy, những bài viết sưu khảo thường hiếm vì đòi hỏi nhiều thời gian tìm kiếm. Tuy Cao Kim Liên không còn viết cho Diễn Đàn từ lâu, nhưng chưa ai quên được những bài khảo cứu về những lá quốc kỳ của anh. Mới hơn, Đào Văn Bình, Lãm Thúy và không.không (đọc là không chấm không) là những kỳ ngộ may mắn mà Diễn Đàn này có được. Hai tác giả sau, tuy cả hai cùng có những bài sưu khảo văn thơ, nhưng khuynh hướng có khác. Những vấn đề mà không.không gợi nhớ như: “Chưa hiểu nên không thể tin” và “Phải tin đã rồi mới hiểu được” là những đề tài tranh luận hấp dẫn lúc nào cũng mới, ít ra cho đến nay.

Anh chị em xa gần tới lui viết góp vui hay đọc tán thưởng, đôi khi vạch ra cái sai sẩy. Thế là mảnh đất đã trở thành nơi dừng chân của bạn bè đại đa số luống tuổi. Trong số "khách thập phương", đặc biệt có những người hiện đang sống tại quê hương Việt Nam. Trong số thân hữu này có hai bạn một nam và một nữ đã viết và giới thiệu những nguồi giải trí. Vì vấn đề an ninh cá nhân, nên tạm gọi là Người Còn Ở Việt Nam (COVN-1 và COVN-2). COVN-1 thuộc phái quần thoa suy đoán từ tên trên điện thư. Nhưng có người nhận xét qua hơi thơ mạnh dạn của COVN-1 thì có vẻ như là thuộc phái mày râu chứ không phải một phụ nữ:
Ừ thì! Anh đã nói leo
Ừ thì! Anh trót cợt trêu Lan Đàm
Ừ thì! Già vẫn tham lam
Già không làm được vẫn ham ừ thì!

hay:

Ta bơ vơ với đất trời
Mặc cho thiên hạ đứng ngồi hét la
Hình như chỉ có mình ta
Tưởng trong giây phút mà qua hàng giờ
Trầm mình trôi giữa cơn mơ
Bỏ quên đồi ngực đang chờ phố Brea!
Văn thơ nơi Diễn Đàn tạm chia làm hai nhánh: "chính danh" và "khẩu khí". Văn thơ "khẩu khí" anh chị em gọi đùa là Phái Đồi Ngực hay Suối Đồi Thi Phái. Người dùng chữ "đồi ngực" đầu tiên trên Diễn Đàn là thi sĩ Lan Đàm, nhưng những bài thơ đượm hương vị khẩu khí phóng khoáng nhất lại không phải là anh. Chẳng hạn như bài Hoá Thân của nhà thơ NNLiên:
Hai cánh rèm hoa khép lại rồi
Trần gian chỉ có chúng mình thôi
Xiêm y lồng lộng màu sương khói
Xô cả không gian, sập cả trời!
Giông bão hồn em đang nổi sóng
Đêm nay cuồng loạn tiếng “Anh ơi !”
Ngày mai ta sống đời tiền sử
Bướm lạ hóa thân một kiếp người...
Nói gì thì nói, văn thơ khẩu khí nơi đây thật sự đã đem đến những nụ cười thoải mái cho mọi người. Dù có một vài than phiền khi “thơ khẩu khí” từ phóng khoáng trở thành phóng túng nhưng chung quy cũng là một nguồn vui trong tinh thần bao dung.

Vui buồn, cô đơn, nhớ thương, nuối tiếc ... hãy đàn đúm mà vui cho qua ngày tháng phù du còn lại. Sau cùng xin mượn hai câu thơ Luân Tâm để tạm chấm dứt một vài suy nghĩ tản mạn cuối năm:

Thương đứt ruột nhớ dại khờ
Xin cho hôn bóng cuối bờ phù du…
(Cuối Bờ Phù Du)
(Bài viết xin riêng tặng bạn Nguyễn văn Sanh, DS17, Úc Châu
và những người hằng lo lắng cho Diễn Đàn này
)

Điền Thảo

Noel 2008