Anh Hùng Vũ và anh Vĩnh,
Út forwards hai bài viết dưới đây FYI, đồng thời đối với việc TìM SEN mà út đã gởi đến anh Hùng Vũ trị bệnh mất ngủ? vì trong nhà út có 3 người dùng Tìm Sen để trị bệnh mất ngủ:
- Ba út
- Một có em gái (bị bướu lành ở vùng ngực, tưởng đâu đã bị Breast Cancer nhưng may mắn đó chỉ là bướu lành mà thôi)
- Một người cô bị suyễn nặng 50 năm nay và chỉ dùng Tim Sen để ngủ được. Không có loại thuốc tây nào mà cô ấy sử dụng có hiệu quả hết.
Do đó út mới chỉ anh Hùng Vũ dùng Tìm Sen.
Tuy nhiên một loại thuộc chữa bệnh cần có nhiều yếu tố phối hợp lại thì mới thành một vị thuốc chữa bệnh, nên út nghĩ rằng: Anh Hùng Vũ không nên dùng Tìm Sen vì khi đã có người việt lên bài báo như vậy, tức là thực tế đã có xảy ra. Mình không nên uống vào một cái gì đó để trị bệnh mà còn làm mình bị bệnh thêm.
Vậy nhá anh Hùng Vũ.
LúC NÀO ÚT CŨNG CHÚC ANH VUI KHỎE ...
Thân kính,
Út NThương, FLXin đính kèm một bài viết khác để tện đường tham khảo:
Góp Ý về Trà Ðinh Trà Ðắng
Trong mấy tuần lễ vừa qua, Trà Ðinh Trà Ðắng đã là câu chuyện bàn tán của giới tiêu thụ khắp nơi. Có nguồn tin báo động rằng uống trà này có thể đưa tới bệnh hoạn, tử vong. Cũng nhiều người nói đã uống cả bao nhiêu năm mà có sao đâu.
Vậy thì xin cùng tìm hiểu.
1- Từ nguyên thủy, Trà Ðắng sản xuất tại Cao Bằng hoặc ở các địa danh khác cũng chỉ là lá một loại thảo mộc, được dùng làm nước uống như chè xanh, nụ vối...
Theo lời kể thì đồng bào ta ở vùng Cao Bằng thấy người Trung Hoa sang rừng phía Việt Nam thu lượm những lá của một loại cây cao cả mấy chục thước, lá dài tới 20 phân. Họ làm công việc rất trang trọng. Hỏi kỹ thì họ cho biết, lá cây này nấu lên uống rất ngon, như nước chè. Dân mình bèn bắt chước pha uống, thấy trà cho một vị đăng đắng, rồi ngòn ngọt, uống vào ngủ được dễ dàng thoải mái. Thế là Trà đắng Cao Bằng ra đời. Dân địa phương còn gọi trà này là Ché Khôm. Cây trà này mọc hoang trên núi tại một số địa phương miền Bắc như Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Ninh Bình và đang được trồng rất nhiều ở Lâm Ðồng, Ðà Lạt.
Ngày nay trà Ðắng được khai thác mạnh mẽ, xuất cảng bán khắp nơi.Giá cả tại Việt Nam có nhiều loại, từ 15.000, 40.000 đồng tới 72.000 hoặc 200.000 đồng một hộp
Thực ra, Trà Ðắng đã được người Trung Hoa dùng từ nhiều ngàn năm. Các nhà y học Trung Hoa sử dụng trà làm thuốc để điều hòa âm dương, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt, tiêu viêm lợi tiểu tiện. Và các quốc gia Tây phương cũng có dùng trà của nhiều loại cây tương tự như là nước uống.
Bên Việt Nam, bác sĩ Trần Thúy, Viện TrưởngViện Y Học Cổ Truyền cho rằng “chè đắng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giảm cholesterol trong máu, kích thích tiêu hóa, an thần, trợ tim, ngủ tốt”.
Trong khi đó, trên nhãn hiệu của một nhà sản xuất Trà Ðắng Cao Bằng có ghi công dụng nguyên văn như sau:
“Chè Ðắng Cao Bằng – Búp chè đắng là chè dưỡng dụng, vừa làm chè vừa làm thuốc, đã từng là sản phẩm để cúng tiến vua.
Tác dụng: Giảm huyết áp, chữa động kinh, giảm đau, an thần; giải độc mát gan, tiêu mỡ máu, chữa tiểu đường; chữa dạ dầy, chống ung thư, chữa tà; kích thích tiêu hóa, giảm nhiệt, làm tỉnh rượu.
Cách dùng: Pha với nước sôi sau năm phút. Nếu uống thường xuyên có lợi cho sức khỏe sẽ tăng tuổi thọ”.
Nhãn hiệu ghi tên khoa học của trà là: “
Hex latifoia Thunb.
Trong khi đó các tài liệu y học ghi là:
Ilex Aquifoliacae. Các nhận xét, giới thiệu này có lẽ là dựa trên kinh nghiệm lâm sàng, dịch tễ vì không thấy đưa ra các kiểm chứng thử nghiệm có tính cách khoa học.
2-Trà các loại vẫn được coi như một thứ nước thanh nhiệt, giải khát rất phổ thông mà con người đã dùng từ nhiều ngàn năm.
3-Uống trà để giải khát và thưởng thức chén trà thơm ngát để hưởng thú thanh nhàn đều an toàn và có lợi cho sức khỏe.Các cụ ta vẫn thường ca tụng:
“Ðàn ông biết đánh Tổ Tôm
Uống trà Mạn Hảo, ngâm nôm Thúy Kiều”
Trà có thể dùng ở tình trạng thiên nhiên với lá, nụ trà mới thu hoạch, nấu nước uống như ta uống chè tươi, chè vối hoặc dùng trà khô hãm nước sôi.
4- Các loại trà chứa một vài hóa chất có tác dụng vào cơ thể như:
- Polyphenols bao gồm các chất flavanols (catechine), flavandiols, flavonoids, phenolic acids. Theo một số nghiên cứu, Polyphenols được coi là chất chống oxy hóa.
- Caffeine, theobromine, theophylline kích thích thần kinh khiến tinh thần tỉnh táo; giãn nở khí quản giúp hô hấp dễ dàng, lợi tiểu, kích thích khẩu vị ăn ngon miệng. Các hóa chất này cũng được dùng trị bệnh trong y học tây phương với liều lượng đã được nghiên cứu. Caffeine có thể ảnh hưởng tới thai nhi, xin bà mẹ có thai lưu ý.
- Không có calories, có một chút chất béo, muối, chất đạm, carbohydratyes.
- Có hai muối quan trọng cho cơ thể: manganese cần cho tăng trưởng của xương và potassium duy trì nhịp tim bình thường
- Chất Tannin có tác dụng cầm tiêu chẩy, kiết lỵ;
- Các sinh tố B1, B2, C .
- Chất fluor là chất cần thiết cho răng khỏi hư.
Ngoài giá trị thanh nhiệt giải khát, trà còn được dân gian truyền tụng như:
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể với nhiều bệnh;
-Tăng cường máu huyết lư thông khắp cơ thể;
- Loại bỏ các chất có hại trong cơ thể như rượu, chất béo, nicotine thuốc lá;
- Làm trong nước tiểu và thông tiểu tiện;
- Giúp cho sự tiêu hóa thực phẩm;
- Làm tinh thần minh mẫn, sảng khoái, suy nghĩ tốt, giảm mệt mỏi;
-Tránh sâu răng;
-Tăng khả năng thị giác;
- Bớt đau nhức xương cốt;
- Tăng tuổi thọ.
Ðây chỉ là những kinh nghiệm, nhận xét cá nhân, chưa hoàn toàn được y khoa học xác định.
Ngoài ra có một số nghiên cứu cho hay chất chống oxy hóa polyphenol trong trà có thể bảo vệ tế bào với tác dụng hủy hoại của các phần tử gốc tự do, có thể phòng ngừa được một số bệnh ung thư, chống viêm, tăng miễn dịch, tác dụng tốt lên trái tim, trì hoãn lão hóa; hạ cholesterol trong máu; giảm mập phì, ngăn ngừa cơn suy tim...
Các nghiên cứu thường thử nghiệm trên súc vật với liều lượng cao hơn là con người dùng. Cần có nhiều nghiên cứu khoa học nữa về các tác dụng này cũng như độc tính có thể có của trà.
5- Theo các tác giả của sách “ Cây Thuốc và Ðộng vật làm thuốc ở Việt Nam”, thì “Nếu sử dụng lâu dài với liều cao, chè có thể gây ra nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gây yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh”.
Thạc sĩ chuyên về Ðông y Hoàng Khánh Toàn có ý kiến rằng chè đắng được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt nên dễ gây tổn thương khí của tì vị. Vì thế nên dùng chè đắng với liều lượng hợp lý, không nên lạm dụng.
Theo Dược sĩ Trần Việt Hưng, Hoa Kỳ, người Nhật uống khoảng 750 ml nước trà xanh mỗi ngày.
6-Trà bán trên thị trường đã được chế biến để chuyên chở dễ dàng cũng như thêm hương vị. Trà đen (Black tea) được để lên men cho có hương vị đặc biệt; trà xanh không lên men; trà Ô Long được để lên men nửa chừng.
7-Cũng có nhiều giới thiệu nói rằng trà CHỮA KHỎI một số bệnh, như lời giới thiệu Trà Cao Bằng kể trên. Cho nên công chúng có bệnh tin theo và dùng.
Hy vọng rằng giới chức y tế kiểm chứng coi các giới thiệu này có bằng chứng khoa học không. Ðể giới tiêu thụ an tâm khi dùng.
8-Có nhận xét rằng nhiều khi trà được cho thêm hóa chất trong khi chế biến mà ta không biết là chất gì, ( giống như trong thuốc lá) để thêm hương vị cho trà. Ðây là điều ta cần quan tâm.
Một vài loại trà Ðinh trên thị trường, sau khi chế nước sôi, ta thấy đóng cặn mầu quanh ly, khó rửa sạch. Ðây có phải là hóa chất không. Ðã có thời kỳ, người ta thêm một chất phẩm để làm trà xanh hơn.
Thử nghiệm do một dược sĩ ở bên Hoa Kỳ thực hiện, cho thấy có chất bilirubin của mật trong một loại trà đinh. Chạm nhẹ trà Ðinh này vào lưỡi ta đã thấy ngay vị rất đắng của trà. Mật rất đắng.
9- Nếu dùng Trà Ðắng theo chỉ dẫn ( vài đinh một ngày), thì chắc cũng không sao. Nhưng nếu dùng quá nhiều như một phụ nữ bên Ðức, uống tới “5g buổi sáng, 10 g buổi chiều” trong thời gian lâu thì cái gì cũng có hại, nói chi là trà.
Vả lại, ngoài trà ta còn nhiều thứ nước khác rất bổ ích cho cơ thể mà ta chẳng nên bỏ qua.
Kết luận Vậy thì xin quý vị, ta hãy tiếp tục thưởng thức vài ly trà Mạn Hảo nóng thơm ngát, người viết xin chia bài hầu quý vị vài hội tổ tôm, rồi nghe dọng truyền cảm của Thanh Hùng ngâm nôm Thúy Kiều.
Ðể cùng mừng Thanksgiving Day Hoa Kỳ.
Hoặc thong thả tận hưởng hương vị trà, như danh nhân Trà Ðạo Nhật Bản
Soshitsu Sen diễn tả: “Tôi ôm ấp ly trà với hai bàn tay và nhìn thấy tất cả thiên nhiên trong mầu xanh của trà. Nhắm mắt lại, tôi thấy rừng núi xanh xanh và nước trong vắt trong trái tim tôi. Ngồi im lặng một mình uống trà, tôi cảm thấy tất cả trở nên một phần của cơ thể tôi”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức Texas-Hoa Kỳ.