Friday, November 30, 2007

I Cried A Tear

Hân hạnh giới thiệu với quý vị và quý bạn một website với 11 Power Point Presentations thật độc đáo, có link dưới đây:
Thí dụ, nếu quý vị Click vào TITLE LINK sẽ được dẫn đến PPS sau:

I cried a tear
You wiped it dry
I was confused
You cleared my mind
I sold my soul
You bought it back for me
And held me up and gave me dignity
Somehow you needed me.

Chorus
You gave me strength

To stand alone again
To face the world
Out on my own again
You put me high upon a pedestal
So high that I could almost see eternity
You needed me
You needed me

And I can't believe it's you I can't believe it's true
I needed you and you were there
And I'll never leave, why should I leave
I'd be a fool
'Cause I've finally found someone who really cares

You held my hand
When it was cold
When I was lost
You took me home
You gave me hope
When I was at the end
And turned my lies
Back into truth again
You even called me friend

Repeat Chorus

You needed me
You needed me


Lan Đàm giới thiệu

Xổng chuồng

Giữa tháng mười một, đài BBC loan tin:
Những trận lụt nghiêm trọng ở một số nơi tại Việt Nam đã gây thiệt mạng hàng mấy trăm người và gây thiệt hại lớn. Nhưng nay lại có một khó khăn khác phải đối phó đó là hàng mấy trăm con sấu nuôi tại một trang trại đã xổng ra vì lụt lội phá hỏng chuồng.

Trang trại này ở Miềm Trung, nuôi chừng năm ngàn con sấu. Giới hữu trách nói họ không xác định được bao nhiêu con đã trốn thoát, nhưng ước đoán lối chừng vài trăm con.

Quân lính, những người canh rừng và dân làng đang truy lùng chúng. Cho đến nay chỉ có tám con bắt lại được và ba con bị bắn chết. Con đầu tiên bị bắn chết cân nặng hai trăm kí. Người ta nghĩ rằng nhiều con xổng chuồng hiện đang sống tại một hồ nước gần đấy. Giới chức cảnh giác dân chúng phải rất thận trọng và đừng bơi lội.

Lũ lụt trắng làm xổng chuồng những con sấu dưới nước. Lũ lụt đỏ làm xổng chuồng những con sấu trên bờ, nguy hiểm gấp bội và nặng kí hơn nhiều...có điều chẳng ai dám bắt bắn những con sấu hai chân này cả.

A.C.La

>>> Hiền huynh Acla thân mến,
>>> Ngoài tài văn chương thi phú và hội hoạ ra không ngờ ông cũng là tay "dũng tướng" cỡi ngựa "múa thương như Quan Vân Trường thời xưa có đường "hồi mã thương" tuyệt nghệ. Nhân thấy hiền huynh biểu diễn tuyệt kỷ "thương pháp" nên có vài lời bàn:
>>> "Hồng thủy tràn ngập Việt Nam năm 1975, cá sấu hai chân xổng chuồng khắp mọi nơi không ai dám làm gì bọn chúng. Chúng nuốt nhà cửa, ruộng đất và cả xác người đến nỗi nước mắt chảy ròng ròng, có người còn tưởng chúng "thương người" dân Việt Nam nên nói chúng là loại "cá sấu cách mạng" thương dân ăn thịt người khỏi tốn kém tổn phí chôn cất vì thấy dân tình nghèo khổ...
>>> Chuyện đồn nhiều năm sau đến tai người Mỹ "thầm lặng" họ đồng ý cử vị nguyên thủ quốc gia qua VN để thương lượng tìm cách nuôi dưỡng loại cá sấu "ăn" cả đồng loại mà biết chảy nước mắt này. Thật là một kỳ tích làm thương mãi. Không rõ người Mỹ nuôi chúng làm gì sau này? Để làm thịt trộn hamburger hay sẽ bằm xác chúng nuôi cá sấu Trung quốc khi đổi chác thương lượng?"

>>> Cùng hiền huynh Aclca làm phụ hoạ "phóng sự" cá sấu xổng chuồng.
>>> VLHương <<<

Thursday, November 29, 2007

Happiness

click to enlarge

Happiness is like a kiss... you must share it to enjoy it. Bernard Meltzer
Make happy those who are near, and those who are far will come. Chinese Proverb

The way to be happy is to make others so. Robert Ingersoll

For every minute you are angry you lose sixty seconds of happiness. Ralph Waldo Emerson
If you pursue happiness you never find it. C. P. Snow

Như Thương sưu tầm

Hội Ngộ "Hoa Vàng"

Thưa quý anh NVSanh, KPHưng, LKThành, NTHiền, NTHùng, TANinh, VCHùng, ĐNTề,...

Nhân dịp có các anh/chị từ xa về dự đám cưới con của anh chị Tề, chúng tôi xin mời các anh và chị vui lòng đến nhà dùng cơm tối để có dịp 'ôn cố tri tân' của những ngày sinh viên.
Thứ Sáu 7-Dec-2007 lúc 4-5 giờ chiều
Tại 5814 St Paul Dr.
Newark, CA 94560
510-796-0383 (home)
510-794-5932 (work)
Xin vui lòng thông báo sự tham dự để 'bản chức' chuẩn bị tiếp đón chu đáo. Nếu biết thêm anh em ĐS14 nào tham dự xin mời dùm. Riêng anh Tề xin mời 'tiên chỉ' Nguyễn Đăng Độ hộ tôi.

Thân mời và hẹn gặp,
GĐ Hà Hải Sơn

Đôi Mắt

Một cuộc Triển lãm tranh của họa sĩ Đình Nghị sẽ được tổ chức cuối tuần này (Dec 1 & 2, 2007) tại Việt Báo Gallery, Westminster, CA.
Người Việt Online đã giới thiệu như sau, dưới tựa đề:

Nỗi Ám Ảnh về Đôi Mắt trong tranh Đình Nghị (link)

"Có lẽ những đôi mắt sẽ là nỗi ám ảnh nhiều nhất cho người xem tranh. Nếu như đôi mắt trong bức “Thị Mầu” thể hiện được nét lẳng lơ quyến rũ thì đôi mắt người “Quý Phi thời Hậu lê” như xoáy sâu vào người xem với những chuyện thâm cung bí sử. Ðôi mắt nhắm trong bức “Bóng Ðè” lại thể hiện sự mệt mỏi rã rời...

Nhân vật từ lịch sử bước vào tranh, nhân vật từ những cuốn truyện nổi tiếng được hóa thân, và rồi tất cả những nhân vật đó lại từ trong tranh bước ra đời thường!"
Kính mời quý vị, đặc biệt là Họa sĩ A.C.La và "nhà chủ đề" HHSơn (hỗn danh mới từ sau Hội ngộ Trùng dương Sep 14th, 2007), click vào TiTle Link hoặc Link trên để đọc trọn vẹn.

Diễn Đàn & Web

Wednesday, November 28, 2007

Hà Nội 36 Phố Phường

Tùy bút nổi tiếng của Thạch Lam

Trích đoạn:
"Đây là một tập ký sự, tùy bút nổi tiếng của Thạch Lam vào khoảng 80 trang, ông và Nguyễn Tuân là những người đầu tiên xử dụng lối viết tùy bút. Hai ông là người đã có công đặt nền móng xây dựng thể văn này. Tập tùy bút được viết năm 1941, sau khi Thạch Lam mất (tháng 6/năm 1942) mới xuất bản.

Trong phần mở đầu ông nói người Pháp có Paris, Anh có Luân Đôn, Tầu có Thượng Hải… chúng ta có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp và được người dân yêu mến, những người ở phương xa cũng ngóng về Hà Nội, ông nói đến Hà Nội để có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Tập tùy bút này rất phổ biến tại học đường cũng như trong giới độc giả vì có những nét bình dị lại đặc sắc, tôi đã được đọc từ hồi còn là học sinh trung học. Toàn bộ vào khoảng hơn hai mươi bài ... "
Kính mời quý vị và các bạn Click vào TITLE LINK để xem theo thứ tự

Trọng Đạt, TX

VI HIẾN

"Các luật sư biện hộ (5 vị) cho Luật Sư Nguyễn Văn Ðài và Luật Sư Lê Thị Công Nhân cùng cho rằng điều 88 của Bộ Luật Hình Sự (CS VN) là vi hiến.
  • Ðiều 69 của Hiến pháp Việt Nam xác định: Công dân có quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật.
  • Trong khi đó, Bộ Luật Hình Sự phủ nhận các quyền hiến định và xem đó là tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Các luật sư biện hộ cũng cho rằng điều 88 trái ngược với các điều khoản của “Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị” mà Việt Nam đã ký cũng như cam kết tôn trọng."
Trên đây là trích đoạn bài tường thuật phiên xử phúc thẩm 2 luật sư LTCNhân và NVĐài tại Hà nội ngày hôm qua. Xin Click TiTle Link để xem chi tiết.

DĐ&Web

Tuesday, November 27, 2007

thơ Lam Giang


Click to enlarge

>>> Hùng ơi, Lam Giang là ai mà thơ tuyệt vời vậy? Đồng môn ta chăng?
>>> Không tạt xuống thủ đô được à? Thật đáng tiếc! Lan Đàm <<<

>>> Anh LĐàm ơi, không phải Hùng tôi posted được một bài thơ hay và trình bày đẹp như vậy đâu! Chính họa sĩ A.C.La đã đích thân "o bế" cho gà nhà Đốc sự 14 đấy, chứ không phải ai xa lạ. Anh LKThành, CA chắc sẽ "cảm động" lắm khi biết được đại huynh đại gia có lời khen... MaoWeb <<<

Air Travel

Chỉ còn hơn tuần nữa chúng tôi sẽ "cỡi" máy bay đi San José dự đám cưới con trai của anh chị TeHong, ĐS14 (Dec 8th, 2007). Chúng tôi được tặng một vé free vì là frequent flyer của Frontier Airlines nên "dửng mỡ" vào thử online, xem vé First Class bao nhiêu. Nếu không mắc hơn nhiếu, biết đâu chúng tôi chẳng thử làm một chuyến dối già. Chứ là từ bé tới giờ, chúng tôi có bao giờ mơ tưởng được ngồi ghế thượng hạng trên bất cứ phương tiện chuyên chở nào đâu! Nhưng thôi, hãy khoan nói chuyện về giá cả chênh lệch .

Mấy năm gần đây, nhiều hãng hàng không cứ than lỗ lã và dọa đóng cửa. Các CEO thay vì xét lại lương bổng của họ cả triệu đô la một năm, lại đi cắt giảm nhân viên, hạ lương hoa tiêu và hy sinh cả quyền lợi và tiện nghi của khách hàng. Các chuyến bay quốc nội (hạng bình dân Economy Class) giờ không còn phục vụ ăn nóng (hot meals). hạn chế ngay cả snacks (fretzels, peanuts,...) và không phân phát gối đầu (pillows) và chăn mỏng (blankets) nữa, v.v... Tệ hơn hết, họ giảm bớt chỗ để chân (leg room) một vài inches để kê thêm ghế ngồi...

Thế nhưng, tình trạng ghế/vé hạng sang (First Class và Business Class, xem hình) lại khác. Người ta không ngừng cải tiến các trang thiết bị để khiến những người "quan trọng" này hưởng dụng mọi thứ tiện nghi (nhất là trên các chuyến bay overseas), như: thực đơn 4 món, ghế ngồi 180 độ (lie-flat seats), big screen TV, iPod adapters, noise-cancelling headphones, v.v... Lý do 'đơn giản': mặc dù chỉ có 8% khách hàng mua vé hạng sang nhưng lại thu về 36% tổng số lợi tức. Kể ra thì cũng fair thôi!

Đến đây, chắc các quý vị cũng sẽ không ngạc nhiên khi tôi nói; giá vé First Class và Business Class thường đắt gấp 4, 5 lần so với giá hạng bình dân Economy Class. (Trước đây tôi vẫn tưởng chỉ gấp đôi gấp ba là cùng!). Thế nhưng nhà tôi, MaoTôn bà bà, khi được thông báo là vé First Class từ Colorado đến San José "chỉ" có $1000 USD/người thì bà ấy dẫy nẩy lên và sổ tiếng Mỹ liền: "Don't even think about that!".

Tiện đây cũng xin "hô hoán" là có bạn nào ở Nam Cali lên Thung lũng Hoa vàng dự đám cưới chớ có bỏ qua buổi họp mặt chiều thứ Sáu, Dec 7th, 2007 tại nhà "Tổ trưởng tương lai" ĐS14 Hà Hải Sơn. Và, MaoWeb cũng xin phép vắng mặt trên Diễn Đàn mấy ngày (Dec 6th - Dec 9th, 2007). Thành thật xin lỗi đại ca LĐàm và bạn hiền LQTrình về việc không thể ghé Orange County trước khi đi S. José như đã hứa hồi tháng 9. Đành xin hẹn dịp khác vậy.

MaoTônHùng

GS Nguyễn Văn Bông (3)

Tôi đoán người mà anh Bùi Đức Hùng thấy chạy xuống lầu chính là anh VŨ CÔNG, sinh viên Cao Học 2, Ban Hành Chánh.
Trước khi vào QGHC, anh tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa, lãnh tụ Thanh Sinh Công (Thanh Niên Sinh Viên Công Giáo). Sau khi tốt nghiệp, làm Công Cán Ủy Viên ở Phủ Tổng Thống (Văn Phòng Phụ Tá Đặc Biệt Vũ Ngọc Trãng), trúng cử dân biểu Long Khánh, rồi được bổ làm Tổng Trưởng Lao Động (Nội Các Nguyễn Bá Cẩn), đã qua đời cách đây 4-5 năm ở Texas. CH 2 bắt đầu vào năm 1967 và tốt nghiệp vào ngày 16/12/1968 như đã ghi trên Văn Bằng Tốt Nghiệp với chữ ký của GS Bông. (Thủ Tướng Trần Văn Hương ký ngày 27/02/69).

Nếu tôi không nhớ lầm, khi gặp tôi ở Quận Cần Đước (tỉnh Long An), anh Công thuật lại rằng lúc xảy ra vụ nổ, anh đang được GS Bông tiếp chuyện về việc đi thực tập của anh. Anh bị thương nhẹ, được đưa vào bệnh viện băng bó, rồi cho về. Như vậy, có lẽ vụ nổ xảy ra vào tháng 6 năm 1967.
Lúc đó, theo qui chế, sau khi trúng tuyển vào CH 2, tôi phải tiếp tục ở lại phục vụ tại Quận Cần Đước còn anh Vũ Công được phái đến Quận để thực tập trong 6 tháng với tư cách là sinh viên “mới” của QGHC. Sau đó chúng tôi cùng về Học Viện. Nếu vụ nổ xảy ra sau chúng tôi về trường, thì có lẽ tôi sẽ khó mà quên được, vì tôi vẫn thường xuyên ra vào Ký Túc Xá khi là còn SV CH 2.


Nếu có thêm chi tiết, tôi sẽ cung cấp sau.

Lê Văn Bỉnh (ĐS 10, CH 2)

>>> Câu chuyện càng lúc càng ly kỳ! Có lẽ chúng ta nên đợi thêm một vài ngày nữa rồi sẽ có bảng tổng kết các ý kiến và so sánh. MaoWeb <<<

GS Nguyễn Văn Bông (2)

Kính gởi Anh Hùng,

Tôi đang cố gắng viết một bài có tựa đề “Học Viện QGHC – Những Kỷ niệm không quên” bài hơi dài, mà cũng chẳng biết đăng ở đâu cho thích hợp, đang lưỡng lự. Nay thấy Diễn Đàn lại bàn về GS. Nguyễn Văn Bông, mà trong bài viết tôi có đề cập đến những kỷ niệm của tôi với Thầy như là:
- Sự tiếp thu kiến thức.
- Những hoạt động của Ban Đại Diện sinh viên QGHC.
- Tham dự tang lễ của Thầy.
- Trở về Trường xưa năm 1990...
Xin gởi trước vài sự kiện sau đây để anh em mình khỏi bàn tán nhiều về ngày GS. Bông lâm nạn. Xin anh tùy nghi:

1. GS. Nguyễn Văn Bông bị ám sát lần thứ 1:
Ban Đốc Sự Khóa l6 chúng tôi khai giảng ngày 15.8.1968. Sau đó khoảng hai, đến ba tuần (tôi không nhớ rõ), tôi và một số bạn cùng lớp đang ngồi ở Câu Lạc Bộ phía sau Học Viện thì nghe một tiếng nổ lớn, nhìn ra thấy nơi phòng Viện Trưởng khói bụi bay mịt mù.
Chúng tôi ra trước Câu Lạc Bộ để quan sát, vì là lính mới nên chẳng dám hành động gì. Sau đó tôi thấy có người dìu Thầy Bông từ trên lầu ra xe để chở đi cấp cứu. Sau đó nghe nói Thầy vô sự tôi rất mừng trong lòng... Vậy điều mà tôi chắc chắn là sự kiện nầy xảy ra vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 năm 1968 mà thôi.

2. GS. Nguyễn Văn Bông bị ám sát lần thứ 2 :
Khóa 16 chúng tôi tốt nghiệp ra trường vào cuối tháng 12 năm 1971. Để kỷ niệm những năm cùng nhau học tập dưới mái Học Viện QGHC. Chúng tôi cùng nhau thực hiện quyển Kỷ Yếu. Chúng tôi đã mời GS. Nguyễn Văn Bông và GS. Trần Văn Binh vào trưa ngày 11.11.1971 sẽ cùng Khóa ĐS/16 chụp hình lưu niệm để đưa vào Kỷ Yếu. Tuy nhiên vào giờ tan học buổi sáng ngày 10.11.1971 chúng tôi ra khỏi Giảng Đường II, một số anh em trong Ban Thực Hiện Kỷ Yếu ở nán lại thảo luận về chương trình chụp hình vào ngày tới, thì cũng là lúc GS. Viện Trưởng từ trên lầu đi xuống. Giáo sư trong dáng khoan thai và cũng như mọi lần ông nở nụ cười hiền hậu chào tất cả mọi người mà ông đi qua.
Sau khi xe GS. rời Học Viện khoảng 5 phút thì chúng tôi nghe một tiếng nổ lớn phía góc đường Cao Thắng và Phan Thanh Giản. Trong thời chiến khi nghe một tiếng nổ là sự thường, nhưng trong lòng tôi bỗng liên tưởng đến một sự gì không tốt
đã xãy ra cho GS. Bông. Thì qủa nhiên vài phút sau đó có người từ ngoài phố chạy vào báo cho biết là xe của giáo sư Bông đã bị ném bom. Như vậy Gs. Bông chết đúng vào giờ Ngọ ngày 23 tháng 9 năm Tân Hợi.

Năm 2003 anh chị em ĐS/16 chúng tôi làm lại một tập Kỷ Yếu tại Hải Ngoại để Kỷ Niệm 32 năm ra trường. Cả hai tập Kỷ Yếu (1971 và 2003) trong đó có phần Tiểu Sử của các Giáo Sư và có đề cập đến biến cố quan trọng của Trường chúng ta. Xin trích một đoạn:
“Năm cuối cùng của chúng ta là một năm biến cố, một năm của xúc động lớn lao: Giáo sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông không còn nữa, đã chết bởi bàn tay kẻ sát nhân khát máu. Ông đã chết như một chiến sĩ hành chánh can trường bất khuất. Cái chết của ông là một mất mát lớn lao của chúng ta, những người trẻ Việt Nam, những người sinh viên QGHC, những chiến sĩ hành chánh tương lai. Cố Giáo Sư Viện trưởng đã được tiễn đưa đến nơi an nghỉ bởi hằng ngàn sinh viên của ông. Và đã an nghỉ trong ngậm ngùi thương tiếc của cả nước.
Giờ đây, trong những ngày cuối trước khi ra trường Đốc Sự 16 thành kính hoài niệm một vị thầy khả kính.”
NGUYỄN CÔNG LƯỢNG, ĐS/16

Monday, November 26, 2007

Bạn Đọc Giới Thiệu

Phố Việt Đầu Tiên
(Source: Tiền Phong Online)
TVThạnh, San José

Tiểu thuyết thành chuyện phim: Ngàn Giọt Lệ Rơi
(Source: Lên Đường)
VLHương , FL

Sculpture by the Sea 2007
(Source: The Sydney Morning Herald)
Như Thương

Xa xưa

Đó là một miền nằm trong khu vực ảnh hường của gió mùa. Hằng năm cuối mùa hè là những trận bão xoáy tơi tả những mái tranh, mái bổi, làm bật rễ hàng loạt cây cối, gây cảnh lũ lụt phá vỡ bờ đê. Mùa thu những lần "bão rớt" mưa rả rích ngày đêm và nhiều tuần không nhìn thấy mặt trời. Những giọt mưa rơi trước hiên nổi bong bóng. Mùa đông lạnh như cắt da, sinh hoạt co cụm.

Tuy nhiên vào những ngày đẹp trời, sinh hoạt của dân chúng tấp nập trên phố, kẻ qua người lại nườm nượp nhất là vào những ngày có chợ phiên gần đó. Đi sâu vào trong làng khung cảnh lúc nào cũng đìu hiu, ít ra là đối với những người không quen sinh sống ở vùng quê. Ban ngày chỉ nghe tiếng gà cục tác quanh vườn, tiếng cu gáy ở xa xa. Ban đêm còn vắng lặng hơn nữa, may ra chỉ nghe được đôi lần tiếng chó sủa ma.

Nhà nằm dọc trên quốc lộ mặt tiền quay hướng đông nam. Mùa đông tránh bớt gió Bấc, thổi từ hướng tây bắc đưa theo cái giá buốt từ Vân Nam xuống. Mùa hè đón được gió đông nam xua bớt cái nồng nực như thiêu như đốt. Dù là vùng ngoại ô của một thị xã, nhưng về đêm cũng thanh vắng chẳng khác gì vùng quê. Thanh vắng đến nỗi người ta có thể nghe được vào những ngày trở trời tiếng ầm ì của sóng biển cách xa khoảng năm cây số. Tiếng địa phương gọi đó là tiếng cồn gầm hay tiếng cồn kêu.

Từ trên lầu, nhìn qua quốc lộ ra xa xa ngoài kia là những cánh đồng lúa mênh mông bằng phẳng, ngoại trừ vài khóm dương xỉ trồng quanh những mồ mả của những nhà giầu có. Những đêm trái gió trở trời, như đêm nay, có hiện tượng "cháy mả", mà dân gian tin đó là ma trơi. Ý niệm về thần linh, về cõi âm, là những đề tài của các truyện kể đã tạo thành một phần quan trọng trong cuộc sống tinh thần ở đây. Ma trơi, cú kêu, gốc đa, miếu âm hồn, tiếng chó sủa nhát gừng, khóm tre đong đưa, những khúc sông uốn lưọn như rồng... là những tiếng hàm chứa cái huyền bí rờn rợn nhưng thích thú không những nơi trẻ em, mà ngay cả nơi người lớn.

Không đâu bằng những vùng quê tại những nước chưa bị kỹ nghệ hóa như nơi đây, người ta hưởng được những đêm trăng sao vằng vặc. Trên bầu trời thăm thẳm mênh mông và huyền diệu, sao lấp lánh như đang đua nhau hòa nhịp tấu lên bản tình ca vang động thinh không muôn thuở. Có lẽ chỉ trong trường hợp này, âm thanh mới không cần thiết cho một bản trường ca tráng lệ và vĩ đại mà thôi. Hay chính sự vắng lặng của thinh không lại là âm thanh mà loài người chẳng thể nào nghe được, không thể dùng thính giác bình thường mà cảm nhận được? Không thể có một cuộn phim câm nào của loài người lại có thể sánh được với cảnh trời đất một đêm vắng lặng như thế. Dường như trong cõi thinh lặng tuyệt đối, những âm hưỏng huyền diệu nhất mới vang lên.

Ngoài xa kia, những đốm lửa vẫn bập bùng đưa phần còn lại của xác thể một người tan hòa vào vũ trụ vô biên.

Điền Thảo, Edmonton

GS Nguyễn Văn Bông

Hùng thân,
Mấy hôm nay tôi có theo dõi câu chuyện xung quanh việc cố GS Nguyễn Văn Bông bị mưu sát lần đầu ở Học Viện QGHC.
Tôi chú ý tới hai điểm:
  1. GS NVBông bị ám sát hụt lần đó xảy ra vào năm nào, không thấy ai xác định.
  2. Sau tiếng nổ, GS Bông một mình chạy xuống hay là bị thương và được cấp cứu tại chỗ và được đưa đi bịnh viện.
Về điểm thứ nhứt, tôi có vào website của Tổng Hội Cựu SV/QGHC, không thấy có tài liệu nào nói rõ về việc đó, hoặc nếu có thì ở một mục nào đó mà tôi không biết để đọc. Tôi chỉ nghe được cuộc phỏng vấn Cô Jackie Bông Wright của một ký giả trong bài có tựa: «Vụ án lịch sử GS NVBông», và đọc bài của ông Hoài Sơn Ung Ngọc Nghĩa hôm 12.11.2005 nhân lần giỗ thứ 34 của GS Bông. Trong bài phỏng vấn, Cô J.Bông chủ yếu nói về việc GSBông bị sát hại tháng 11.1971, khi nhắc đến vụ ám sát hụt ở Học Viện QGHC, Cô chỉ nói là vụ đó xảy ra một năm trước, tức năm 1970. Trong bài của ông U N Nghĩa trong mục Hoài Bão Quê Hương, dưới tựa «GS NVBông và PT/QGCT», ông Nghĩa không có nói gì đến vụ mưu sát lần đầu, nhưng ông có cho một chi tiết là PT/QGCT do GS Bông làm Chủ Tịch và GS NNHuy làm Tổng thư ký được thành lập năm 1969, theo một tài liệu khác là vào tháng 10.1968, sau khi qui chể về chính đảng được ban hành. Mặt khác, tôi nhớ rõ là khi vụ nổ xảy ra, ngày hôm đó tôi không có mặt ở Học Viện, có thể vụ nổ xảy ra trong khoảng từ tháng 06 đến tháng 11 năm 1970 là thời gian tôi đang thực tập ở Bộ Tài chánh, tôi nhớ lúc đó tôi ít ghé Học Viện vì tôi ở ngoại trú và mấy ngày sau tôi mới biết tin. Từ những yếu tố đó tôi cho là vụ mưu sát GS Bông ở Học Viện QGHC có lẽ đã xảy ra trong khoảng thời gian sau ngày thành lập PT/QGCT năm 1968 và trước cuối năm 1970, chứ không thể vào năm 1967 như có người gợi ý do nhớ lầm.

Về điểm thứ hai, theo cái link Bạn cho trong bài NGHI VẤN của Bạn hôm 19.11.07 trên D Đ, tôi có vào Web MẬU THÂN 68, tôi đọc được 3 bài.

- Bài thứ nhứt đề ngày 18.11.07, Bạn có nhắc tới trong bài Nghi Vấn, của người ký tên Kangaroo-Australia. Người nầy tự xưng không phải dân HC và đã trao đổi e-mail với Cựu Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Ban Đại Diện SV/QGHC trong niên học, lúc xảy ra vụ nổ mưu sát GS Bông để kiểm chứng những điều anh Bùi Đúc Hùng viết. Theo anh Cựu PCT Ngoại Vụ, có yêu cầu Kangaroo đừng tiết lộ danh tính của anh ấy, anh là một trong số không quá 5 Sinh viên chạy lên đầu tiên tiếp cứu GS Bông nằm tại chỗ, khi anh chạy lên đến nơi thì thấy SV Cao học Nguyễn Trọng Thiệt (?) đang moi đống gạch phủ trên người GS Bông để đưa GS ra. Cũng theo lời kể của Kangaroo, anh Cựu PCT/NV có nói thêm những chi tiết về việc đưa GS Bông đi bịnh viện và tình hình trong khuôn viên HV/QGHC trong ngày hôm đó. Kangaroo cũng gợi ý là vụ nổ xảy ra vào năm 1967.

- Bài thứ hai đăng trên Web Mậu Thân 68 ngày 20.11.07 của người được gọi là «Người Anh Em». Theo cách viết của anh ấy, người nầy là dân HC. NAE cũng có nhắc đến SV Cao học tên Thiệt (Nguyễn Trọng Thiệt) trong việc tiếp cứu GS Bông sau tiếng nổ, anh cũng nghi ngờ là vụ nổ không xảy ra vào năm 1967. Ngoài ra NAE nầy cũng cho thêm một số chi tiết về NTThiệt: khi ra trường làm việc ở Phủ Tổng Thống, thuộc nhóm Thanh Sinh Công (Thanh niên, Sinh viên Công giáo), trước ở Cư xá Phục Hưng mà anh nhớ lầm là ở gần Nhà thờ Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng. Thực ra Cư xá Phục Hưng dành cho Sinh viên, do các linh mục dòng Đa minh chủ trương và quản trị nằm trên đường Nguyễn Thông, một con đường nhỏ song song với đường Lê Văn Duyệt, trước mặt Ty Cảnh Sát Quận Ba.

- Bài thứ ba trên Web Mậu Thân 68 ngày 21.11.07 của một người ký tên Một Cựu Công Chức ở Perth (Australia), anh tự xưng không phải là dân HC. Trong bài của anh với tựa «QGHC mà cũng nuôi vịt cồ? Ha! Ha!», anh mỉa mai các Cựu SV/QGHC đã đưa ra những tin trái ngược nhau về vụ mưu sát hụt GS Bông và mong các Cựu SV/QGHC hợp tác để đưa ra một bản tin thống nhất đúng đắn và xác thực hơn.

Riêng về phần tôi, tôi xin cho Bạn biết tin nầy. Nguyễn Trọng Thiệt là Sinh Viên Cao Học 4, tôi đã kiểm chứng lại trên Danh mục Luận Văn Tốt Nghiệp của Ngô Ngọc Trung, ĐS 17 đã đưa lên Web ĐS14. CH4 ra trường năm 1970. Khóa CH chỉ học có 2 năm, tức bắt đầu vào giữa năm 1968, một bằng chứng nữa cho thấy vụ nổ mưu sát GS Bông ở Học Viện không thể xảy ra vào năm 1967. Thiệt và tôi là bạn học cùng lớp nhiều năm ở Trung học. Sau Thiệt học Đại học Văn Khoa Sài Gòn, đậu Cử nhân Văn Chương, không nhớ Ban nào, sau đó thi vô CH4. Thiệt và tôi thỉnh thoảng, một hoặc hai tháng một lần vẫn có thói quen đi uống bia với nhau. Tôi còn nhớ rõ, trong một lần đi uống bia sau vụ nổ ít lâu, Thiệt có kể vắn tắt với tôi Thiệt là người đầu tiên chạy lên phòng GS Bông sau tiếng nổ. Lúc lên tới nơi, Thiệt cho biết, thấy GS Bông té ngồi dưới gầm bàn giấy, người phủ đầy bụi. Thiệt đã phụ đưa GS Bông đi cấp cứu. Thiệt chỉ kể gọn như vậy và tôi cũng không hỏi thêm chi tiết, khi biết GS Bông đã thoát chết.

Những chi tiết Người Anh Em biết về Thiệt: Thanh sinh công, ở Cư xá Phục Hưng và khi ra trường làm việc ở Phủ Tổng Thống đều đúng. Nhưng tin đồn mà NAE lặp lại với sự rào đón khá cẩn thận: «Nhóm Thanh sinh công là một tổ chức Công giáo, không có những sinh hoạt gần gũi với nhóm Liên Trường (Miền Nam), nếu không muốn nói là giữa hai nhóm đó không mấy có cảm tình với nhau, GS Bông là cánh Liên Trường... ». Theo chỗ tôi biết, tin đồn nầy không có căn bản. Ai cũng biết, nhóm Liên Trường ra đời đã lâu và có nhiều người trong nhóm LT là những nhà chính trị có tiếng tăm. Trong khi tổ chức Thanh sinh công chỉ có mặt sớm nhứt là vào giữa thập niên 1960 và gồm những thanh niên còn trẻ chưa có tiếng tăm. Mục đích của Thanh sinh công theo tôi biết là giúp thanh niên đem đạo vào đời sống, sống phù hợp với tôn chỉ của đạo Công giáo. TSC nghiêng về hoạt động xã hội, không có màu sắc chính trị và không chủ trương ủng hộ một phe nhóm chính trị nào. Đặt mối liên hệ giữa Thanh sinh công và nhóm Liên Trường như NAE đã lặp lại tin đồn, tôi cho là không đúng. NTThiệt có một vai trò đáng kể trong TSC. Thiệt đã được cử đi dự một cuộc họp quốc tế ở Hồng kông hình như vào năm 1969. Thiệt có kể vắn tắt cho tôi việc đi họp nầy. Việc Thiệt nhanh chóng chạy lên tiếp cứu GS Bông trong lúc đó, theo tôi, phù hợp với tinh thần của Thanh Sinh Công chứ không có sự toan tính nào như NAE ngụ ý. Thiệt được cử đi tu nghiệp ở Mỹ khoảng năm 1973 hay 1974 tôi không nhớ rõ. Lúc Thiệt đi tôi không có mặt ở Sài Gòn. Khi về tôi có ghé nhà thăm, mới được người chị của Thiệt cho biết. Từ đó tới nay tôi mất liên lạc với Thiệt. Những chi tiết tôi vừa kể với Bạn nhằm giúp Bạn thấy được mức độ khả tín của điều tôi xác nhận GS Bông bị thương và được tiếp cứu tại văn phòng của GS.

Cho tới nay, ngoài anh Bùi Đức Hùng, những người có liên hệ trực tiếp trong vụ nổ mưu sát GS Bông đều chưa lên tiêng, còn những người cho biết tin thì không muốn cho biết tên thật.
Tôi biết cá tính của Thiệt, trừ phi có sự thay đổi lớn trong tính tình của Thiệt về sau, Thiệt là người không thích khoa trương việc mình làm, có lẽ anh sẽ không lên tiếng.

Riêng tôi, tôi cho là chi tiết GS Bông chạy xuống lầu hay bị thương và được tiếp cứu tại chỗ là chuyện nhỏ. Chuyện quan trọng là những kẻ nào đã mưu sát GS và mục đích xấu xa của họ là giết một người trí thức có tâm huyết với tổ quốc, muốn xây dựng cho VN một chế độ Dân Chủ pháp trị, nhưng lần đó GS đã thoát chết, và chính những Sinh viên học trò của GS đã yêu kính và tận tình tiếp cứu khi GS gặp tai nạn.


Một người quen biết nhiều với NTThiệt,
(đã được chính Thiệt kể tóm tắt câu chuyện sau đó ít lâu.)
Thân mến,
(không tiện nêu tên)

>>> Bạn nhắc tôi mới nhớ, tôi học CH6 và
trong khoảng từ tháng 06 đến tháng 11 năm 1970 tôi cũng đang tập sự tại Bộ CCB nên không rõ sự việc. Còn anh NTThiệt học CH4, trước tôi 2 năm, vậy sẽ ra trường khoảng tháng 9/1970. Kết hợp lại, tôi cho rằng vụ nổ có lẽ xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9/ 1970. Tức quá, tôi tìm hoài mà cũng chưa thấy ngày giờ chính xác! HV <<<

>>> Tôi vào học CH3 từ 67-69, trong thời gian này ông Bông bị ám sát hụt. Tôi nhớ là mới vô học được độ gần một năm thì xảy ra vụ này, không nhớ Học viện khai giảng từ tháng mấy? (tháng 9). Theo tôi biết vụ ám sát xảy ra vào khoảng từ cuối 67 cho tới giữa 68. 100 nhân chứng, 100 sự thật. Trọng Đạt <<<

Sunday, November 25, 2007

Cá Sẩy

Miền Nam ta có câu ca dao:

Em tưởng cái giếng sâu
Em chắp sợi dây dài
Ai ngờ cái giếng cạn
Em tiếc hoài cái sợi dây
Không phải lúc nào và ở đâu cái nuối tiếc đó cũng xẩy ra như lời than thở trong câu ca dao này.

Con cá bắt được nhiều khi cũng rất to, chứ không phải con cá sẩy mới to. Tùy ở cung phước đức ông bà để lại, rồi phước đức do mình tạo nên, nhiều khi cá bắt được còn to hơn cá sẩy. Không tin, xin mời anh chị xem hình trên đây.

A.C.La

Một Thoáng Mỹ Tho

Sáng Chúa nhựt, mời quý vị và quý bạn đi ăn sáng một tô Hủ tíu Mỹ Tho, qua bút ký có LINK trên đây của Văn Lang, báo Người Việt Online.

Đây là một bút ký, viết thật "hiền & dễ thương" (nhân cách hóa) khiến DĐàn sực nhớ lại Bút ký của anh Nguyên Trần, ĐS11 tựa đề "Mỹ Tho" (link), đăng trong Web ĐS14 Easter 2005. Hồi đó DĐ &Web chưa có khuynh hướng chua thêm minh họa "màu mè" như bây giờ, nhưng đọc lại vẫn thấy hay và nhớ miền Tây muốn chết...

Bây giờ xin mời quý vị đọc một trích đoạn có liên quan đến Hủ Tíu Mỹ Tho của anh Nguyên Trần:
"Nhắc đến mấy món ăn ngon của Mỹ Tho phải kể trước hết là hủ tiếu nguyên thủy của Phánh Ký. Anh Phánh là người hàng xóm Chùa Chà của tôi, thấy xóm tôi ngon lành chưa. Mấy lần tới nhà anh chơi tôi thấy anh cháy tôm khô ngào đường trong cái chảo to như cái thúng, đây là món tôi thích nhất trong tô hủ tiếu của anh. Kế tiệm Phánh Ký là biệt thự ông Huyện Hương. Rồi đến tiệm hủ tiếu mì anh Ngầu là em anh Phánh nhưng vẫn không thể nào ngon bằng. Anh Phánh sau lên Sài Gòn một tháng để truyền nghề cho tiệm Mỹ Tiên (nghe nói tiền công cao lắm). Ít lâu sau, anh giao tiệm cho vợ để làm nghề thiến heo với đệ nhị phòng."
Có thể nào anh Nguyên Trần hay các bạn và thân hữu khác cho đọc một số bút ký khác, về "những ngày xưa thân ái" (dùng chữ của Nguyên Trần) ấy không?

Thân kính mến,
Diễn Đàn & Web

Saturday, November 24, 2007

NƯỚC ÚC ĐÃ ĐỔI CHỦ

MỘT BÀI HỌC CHO NHỮNG KẺ THAM QUYỀN!

Thế là nước Úc đã đổi chủ đúng như tiên đoán của giới truyền thông. Tối 23/11/07 vừa qua, Thủ tướng John Howard (JH) cùng Liên đảng của ông đã bị đại bại trong cuộc bầu cử liên bang. Ông Howard bị đại bại không chỉ trên khía cạnh toàn quốc, mà thật ra ông bị hạ do ván (knock-out) ngay tại cứ điểm gà nhà của mình là Bennelong - nơi mà ông đã thắng suốt 33 năm qua. Ông JH bị hạ bởi một người phụ nữ mang tên Maxine McKew (hình bên) với tỷ lệ thua % (48/52). Nếu liên đảng có thắng, ông cũng phải ra đi. Ông Howard đã đi xuống trong lịch sử nước Úc với niềm tủi nhục! Kỷ nguyên John Howard đã thực sự chấm dứt!

Đảng Lao động ngược lại, với sự dìu dắt của nhà lãnh đạo trẻ Kevin Rudd chỉ mới lên ngai cách đây không lâu đã đại thắng với đa số ghế, tỷ lệ tiên đoán 89/69, chấm dứt hơn một thập niên trị vì của ông Howard, để lại cho ông Howard và đảng ông rất nhiều nỗi "cười đau khóc hận".

Trước khi ông Howard đến tuyên bố lời cuối cùng, tại Tổng Hành dinh của phe Liên đảng, người ta vẫn còn thấy hàng chữ "John Howard forever" kiểu "Lão Hồ sống mãi trong quần ..." với những thành viên trung thành thiếu viễn kiến. Tiểu bang Queensland (QLD) là thành trì cuối cùng của liên đảng, nơi ông JH đã vận động ngày cuối, kêu cứu người dân QLD bỏ phiếu cho ông, đã không vực dậy nổi cơn ngựa già Howard, qua các chính sách bảo thủ mang đầy tính kiêu căng, tự mãn. Những quân cờ hàng đầu của ông tại QLD như Gary Hardgrave, Cameron Thompson v.v... đã đồng loạt bị quật ngã không chút tiếc thương. Riêng tại tiểu bang QLD, có từ 7 đến 9 ghế bị mất về tay Lao động. Đây là một bài học lớn cho những kẻ tham quyền!

Tại sao ông John Howard và Liên đảng bị thất bại?

Ông JH không phải thất bại vì lý do kinh tế hay quản trị đất nước nhưng thất bại vì những lý do chính trị và tâm lý quần chúng. Không ai muốn thấy một ông già làm việc quá lâu, mà vẫn còn ương ngạnh muốn tiếp tục làm việc. Ông JH có tiếng là một chính trị gia đầy kinh nghiệm, biết nhìn xa trông rộng, cả một đời chỉ biết đam mê đeo đuổi sự nghiệp chính trị (33 năm giữ ghế tại QH là một kỷ lục hiếm có), đã từng chiếm kỷ lục 4 lần đại thắng chức vụ Thủ tướng trong các cuộc bầu cử liên bang những năm qua, nhưng ông đã không thấy được lần cuối cùng. Ông vẫn nghĩ với cái tuổi già 68 gần đất xa trời của ông, người dân Úc vẫn còn cho ông một cơ hội kỷ lục khác - 5 lần thủ tướng. Nhưng không, họ đã "trị tội" ông bằng một cú "knock-out" để đời, khá mạnh mẽ!

Lẽ ra là người trách nhiệm đầy viễn kiến và có tinh thần tri ân, ông đã phải trao gánh lại cho người phụ tá tín cẩn của ông là Peter Costello (Tổng Trưởng Kinh tế Tài chánh) vào đầu nhiệm kỳ thứ 4, để ông này có cơ hội vươn vai chứng tỏ khả năng của mình không chỉ là một nhà lãnh đạo kinh tế giỏi mà còn là một chính trị gia giỏi. Nhưng không! Ông vẫn tham quyền cố vị đến giờ phút cuối cùng, chỉ ngỏ ý sau khi thắng cử sẽ đồng ý về hưu nhường lại chức Thủ tướng cho ông Costello nhưng không còn kịp nữa. Cũng rủi thay, ông Costello cũng đã mất những cơ hội bằng vàng!

Ông Costello tuy là một luật sư nhưng không có tài hùng biện. Ông tỏ ra quá yếu, quá trông cậy vào sức mạnh của ông JH, coi JH là "cái dù" che chở quyền lực của mình chớ không phải sức mạnh tự tạo của chính mình khi ông không dám thách thức (challenge) dù chỉ một lần vị thế lãnh đạo của ông JH ngay từ trong đảng. Sự rụt rè ấy đã đưa ông đến kết quả ngày nay, giỏi lắm chỉ là một lãnh tụ đối lập chớ suốt đời chưa chắc đã có cơ hội làm thủ tướng (tựa như Kim Beazley đảng Lao động).

Ngay cả các đồng viện Liên đảng của ông ta cũng bị "mù mắt" (blind) không kém khi họ vẫn một lòng tin tưởng ông JH tái tạo kỷ lục mà không biết dồn nổ lực vào ông Peter Costello để có một nhà lãnh đạo mới, một năng lực mới, một hướng đi mới, một chính sách mới. Vì vậy mà có tới 20 ghế đã bị mất về phe lao động. Qua đó chúng ta thấy, các chính trị gia Liên đảng cũng ngu muội không kém! Họ phải trà cái giá quá đắt về cái trách nhiệm mà họ đã mờ mắt cưu mang.

Trong bài nói chuyện đêm qua, chấp nhận cuộc đại bại và chúc mừng ông Kevin Rudd - Tân Thủ tướng lần thứ 26 của Úc, (hình trái) ông JH đã cay đắng nói lên, chấp nhận trách nhiệm về sự thất bại của mình đối với liên đảng, với tất cả mọi người và nhắc đến một "món nợ đặc biệt" đối với ông Peter Costello mà ông không bao giờ cón có cơ hội trả được (mà lẽ ra ông đã trả nợ từ lâu): Ông Peter không hề được trao gánh một ngày làm thủ tướng trong thời gian ông JH cầm quyền!

Điều ông JH có thể để lại cho ông Costello lúc này là sự thất bại chớ không phải là sự vinh quang. Ông để lại gánh nặng hơn là niềm vui. Ông để lại sự mất ghế của chính ông và nay ông Peter Costello (may mắn còn giữ được cái ghế của mình) có thể lên vai thủ lãnh đối lập. Muốn chiến thắng, ông Peter cần phải đứng vững trên đôi chân của mình.

Một bộ trưởng trung thành khác của ông JH là Joe Hockey (đặc trách về Nhân dụng) và chính sách Workchoice cũng đã cay đắng thốt lên "Đây là một cuộc đại bại, trách nhiệm chính là ở ông JH". Ông JH đi xuống trong tủi nhục, chẳng những cho chính ông mà còn đau đớn cho cả những người ủng hộ ông. Thành tích "champion" của ông kết thúc bằng một cuộc thảm bại. Cưu thủ lảnh đối lập Kim Beazley còn chêm thêm "Chính sách Workchoice là hố chôn của ông Howard"!

Điểm son còn lại suốt những nhiệm kỳ qua của ông John Howard, và chính ông cũng đã tự hào trong đêm thất cử, là đã để lại cho nước Úc một sức mạnh đang vươn lên, nạn thất nghiệp giảm, một đất nước phồn thịnh về kinh tế và thuế khóa, giá trị đồng đô la Úc tăng vọt ($1 đô Úc nay tương đương gần 90 xu Mỹ), một ngân sách thặng dư, khác hẳn những gì mà ông đã nhận được từ cái gia tài rách nát của đảng Lao động cách đây 11 năm rưỡi với một ngân sách thâm thủng là 14 tỷ!

Khuyết điểm rút ra làm bài học cho Liên đảng chính là sự kiêu căng, tự mãn ở vị thế cầm quyền lâu năm. Nền y tế không đáp ứng kịp nhu cầu bệnh nhân (kể cả trong trường hợp khẩn cấp). Hệ thống bảo hiểm y tế tư quá mắc (Private Health Insurance), tiền đóng rất cao khiến dân chúng không kham nổi. Giá nhà cửa và bất động sản tăng vọt so với đồng lương khiến giới trẻ không thể mua nhà được nữa. Hệ thống Workchoice chỉ tạo điều kiện bảo vệ chủ nhân hơn là công nhân. Buộc phải mang quân vào Iraq và Afghanistan để yểm trợ đồng minh Hoa kỳ ngoài ý muốn của dân chúng.

Trong khi đó, Đảng Lao động trong đêm chiến thắng, ông Kevin Rudd trẻ trung đã chào mừng nhân dân Úc bằng một khí thế mới, một New Leadership - quyết tâm đẩy mạnh cuộc Cách mạng giáo dục (education revolution) bằng phương châm "mỗi học sinh một máy điện toán". Ủng hộ chính sách về môi sinh (Kyoto). Quyết tâm bãi bỏ chính sách Workchoice của Liên đảng. Ông hứa đặt nền tảng vào tương lai, bỏ đi những dị biệt quá khứ giữa thương gia và nghiệp đoàn, giữa chủ và thợ, giữa chính phủ và nhân dân v.v... Cổ vũ sự hoà hợp giữa các sắc tộc. Quyết tâm hợp tác với Hoa kỳ và các nước Âu châu trong các vấn đề kinh tế, đặc biệt các nước trong vùng Đông Nam Á. Ông Kevin Rudd có một mối giao hảo khá tốt với Trung Cộng (và ông cũng có thể nói được tiếng Hoa). Đây cũng là điểm nên lưu ý.
"Trông người mà nghĩ đến ta". Điều hạnh phúc nhất của nước Úc là một nền tảng dân chủ mạnh mẽ, trong đó hiến pháp tạo điều kiện bảo đảm cho người dân có quyền nói lên được tiếng nói của mình, có quyền tự do dân chủ thực sự để chọn người lãnh đạo mà họ mong muốn qua lá phiếu chớ không phải thông qua từ nòng súng. Cầm lá phiếu trên tay và được quyền quyết định vận mạng của chính mình, của đất nước mình, đó là một diễm phúc của một nền tự do dân chủ.
Điều này khác hẳn những nước độc tài cộng sản như trường hợp Việt Nam, kẻ đầu lãnh cũng chỉ là những tên hèn, những kẻ độc tài phong kiến tham quyền cố vị, sức mạnh hoàn toàn dựa trên lưỡi lê và nòng súng. Bài học nước Úc cũng là tấm gương soi cho đám đầu lãnh Bắc bộ phủ Hà nội, rồi ra sẽ biết được sức mạnh của toàn dân sẽ đưa chúng về đâu.

"Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng"

Chàng dũng sĩ tí hon Kevin Rudd đã hạ đo ván anh khổng lồ John Howard. Vào ngày cuối cùng của cuộc vận động bầu cử tại Úc, anh Luke Worsley - một commando của lực lượng đặc nhiệm Úc đã phải hy sinh trên chiến trường Afghanistan. Đây là số tử vong thứ 3 của lính Úc trong vòng có mấy tuần. Cái chết của anh Luke Worsley đã đóng thêm cái "đinh" vào nắp quan tài của ông John Howard và Liên đảng.

Với chính quyền mới của Đảng Lao động, người ta đang nói tới việc chuẩn bị cho một cuộc rút quân ở hải ngoại! Tổng Thống George W. Bush đã mất hai đồng minh nặng ký của mình là Tony Blair của Anh và John Howard của Úc. Bộ mặt cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan do Hoa kỳ lãnh đạo có thể sẽ phải thay đổi trong những ngày tới./-

Nguyễn Triệu Việt, CH10

LanĐàm & LuânTâm

CLICK TO ENLARGE

Friday, November 23, 2007

Vinh Danh

Theo tin nhận được ngày thứ Ba, 20 tháng 11, 2007, toàn thể 5 vị Giám Sát Viên thuộc Hội Đồng Giám Sát Quận Cam (Orange Couty Board Supervisors) đều đồng thuận nghị quyết vinh danh những hoạt động của nhạc sĩ Nguyễn Nam Lộc trong lănh vực trợ giúp và tranh đấu cho quyền lợi của những người di dân và tỵ nạn trong suốt 32 năm qua.
Buổi lễ sẽ diễn ra vào lúc 9:30 sáng ngày thứ Ba, Dec 4th, 2007

Kính mời quý vị và các bạn click vào những LINKS sau để biết thêm chi tiết:

MADE IN CHINA

Nếu cứ theo báo chí và truyền hình gần đây, Lễ Giáng sinh này trẻ em Mỹ thức dậy sẽ không thấy túi đồ chơi treo gần lò sưởi. Lý do: 86% toys được nhập cảng từ China, và sau hàng loạt những recalls gần đây vì không an toàn, người ta đang bàn đến chuyện tẩy chay. Nhưng đấy chỉ là chuyện "nhỏ", nếu xét vấn đề trên một bình diện rộng lớn hơn.

Có thể nói một cách cường điệu: "Người Trung hoa đi đâu cũng thấy như ở nhà." Ở chỗ, hàng hóa "Made in China" của họ bầy bán khắp mọi nơi, nhiều và đa dạng "từ cây kim đến bom nguyên tử". Nếu Japan phải mất 40 năm từ sau Thế chiến II để chiếm lĩnh thị trường, thì China đã rút ngắn thời gian xuống một nửa để thao túng. Hàng Trung hoa không những RẺ vì giá nhân công thấp (# 100 USD/tháng) mà còn vì chúng được sản xuất NHANH. Họ không có những đại danh như Samsung, Mitsubishi, Boeing... nhưng gồm nhiều cơ xưởng nhỏ, hoặc có tính cách gia đình, hoặc tập trung trong những khu vực chế xuất được ưu đãi về luật lệ và thuế khóa. Đời sống công nhân nói chung không khác gì những hình ảnh xuất cảng lao động tại Đài loan và Đại hàn của DVD Vân Sơn và Thúy Nga...

Dĩ nhiên, sự thành công về kinh tế không bào chữa và cổ xúy cho một chế độ chính trị độc đảng. Nạn bè phái, tham nhũng, bất ổn xã hội và lao động... mới là căn bệnh trầm kha của cái gọi là hệ thống chính trị "tất yếu, sáng tạo và siêu việt" (sic). Ngày nào mà sự bùng nổ về kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Đảng, cùng với những xáo trộn khác về cơ cấu (như bậc thang xã hội, tài chính và môi sinh,...) ngày đó chắc chắn sẽ có những sự thay đổi ngoạn mục. Điều này cũng có thể đúng đối với những chế độ độc tài khác, ở những nơi khác.

Trở lại vấn đề TOYS, thử tưởng tượng trong một căn phòng cách âm và bảo mật, một số những nhân vật then chốt hàng đầu về chánh trị và tài chính, họp bàn với nhau để đi tới quyết định "chơi" cho ông MadeInChina một vố. Lập tức phía bên kia, có một số doanh nhân nhảy lầu tự tử vì phá sản, còn chính phủ nước họ thì cuống cuồng tìm biện pháp lấy lại niềm tin cho cái nhãn hiệu có tính cách biểu tượng của họ.

MaoTônHùng, CO

Thursday, November 22, 2007

Thơ Như Thương Thị

click to enlarge

CAN' T WAIT

Có hai chuyện để nói về/ trong mùa Thanksgiving năm nay, hai chuyện "tầm phào" chứ không cao siêu lý tưởng gì cả:
  • Trước hết, đó là mùa mua sắm của dân Bắc Mỹ. Họ không cần phải đợi đến sáng ngày mai, Black Friday, khi mà những hàng dài người nối đuôi để mua hàng 'On Sale' tại các retailers từ sáng sớm tinh mơ. Ngay hôm nay, thay vì quây quần trong nhà để sửa soạn 'Turkey Dinner', họ túa đến Kmart, một thương hiệu đang trên đà đi xuống từ khi có Wal-Mart, để mua hàng đại hạ giá. Đây là lần đầu tiên, vì sự cạnh tranh quá gay gắt, họ đã phải mở cửa đúng ngày Thanksgiving, thay vì đợi đến đồng loạt ngày mai trên toàn quốc. Các "chủ bài" đưa ra là (xin hãy nhắm mắt!): Nintendo's Wii, bán với giá $249.99; Magellan Maestro 3100 Navigation System $129.99 và 32-inch Olevia LCD television chỉ có $419.99.

    Nếu Kmart thành công lần này, chắc chắn mùa Thanksgiving năm sau, bàn ăn Turkey sẽ thiếu vắng lắm bà nội trợ!?
  • Thứ đến và chót, Thankgiving chắc chắn không phải là ngày lễ trẻ em 5-10 tuổi mong đợi. Chúng sẽ không có quà như Christmas, không vui như Halloween vẽ mày vẽ mặt và không hào hứng như Easter đi săn trứng. Chúng sẽ phải đương đầu với một lô ông Cô bà Cậu một năm mới gặp một lần và hỏi toàn những câu "vô duyên" như học hành ra sao, có bị đứa nào ăn hiếp không,... Rồi họ sẽ ăn uống nhậu nhẹt ồn ào và không ai thèm để ý chơi games với chúng...

    Nhưng chỉ hy vọng vài chục năm sau, khi chúng lớn lên, chúng sẽ thông cảm với người lớn về những cuộc đoàn tụ gia đình càng lúc càng hiếm hoi hoặc không thể nữa... đối với những ông Chú bà Bác tuổi đã gần đất xa trời...
Hùng Vũ, CO

Tina Nguyễn:

Cây Non Đứng Vững
Trích đoạn:

"Tôi gặp Tina lần đầu tiên trong một buổi thuyết trình của cô tại Sunnybank, Brisban năm 1996 với sự tham dự đông đảo quan khách Á châu và đặc biệt là một số chính trị gia Liên bang của cả hai đảng lớn trong thời gian có cơn sốt kỳ thị người Á cháu do mụ Pauline Hanson khởi xướng. Đề tài đêm đó của Tina bao gồm ba chủ đề lớn là:
- Chính sách đa văn hóa khác với đồng hóa;
- Vấn đề di trú và thổ dân;

- Và cuối cùng là Trách nhiệm của quyền tự do ngôn luận.
"Vào một buổi chiều tháng hai năm 2000, tại quán sách nhỏ của trường Đại học UQ (University of QLD), người ta thấy hình ảnh của cuốn phim video "Paris by night" với màu sắc rực rỡ của y phục truyền thống Việt Nam với các nam nữ nghệ sĩ trẻ VN duyên dáng tại hải ngoại nhảy múa trước mắt quan khách. Đây là hình ảnh hiếm thấy tại các khuôn viên đại học khi âm nhạc và văn hóa của người Việt tỵ nạn hải ngoại vẫn còn quá xa lạ dưới con mắt Tây phương. Rõ ràng là một cách xâm nhập có ý thức, mở màn cho buổi ra mắt quyển sách có tựa đề "Floating Lives: The Media and Asian Diasporas" (hình trái) của Stuart Cunningham và John Sinclair (tạm dịch: những cuộc đời nổi trôi: Ngành truyền thông và Cơn lưu xứ của dân Á Châu) trong đó cô Tina Nguyen có viết cùng với Stuart Cunningham một chương nhan đề là "Popular Media of the Vietnamese Diaspora" (link - tạm dịch là Truyền thông quần chúng của người Việt lưu xứ). Công nghiên cứu và khai phá ấy là của Tina."

"Chương giới thiệu văn hóa và cộng đồng VN bởi Cunningham và Tina Nguyen đã soi sáng toàn bộ ảnh hưởng của truyền thông sắc tộc đối với tập thể người Việt hải ngoại khiến cho mọi người có cái nhìn đầy thiện cảm hơn về nét độc đáo của tập thể Việt tỵ nạn này"


Kính mời quý vị và các bạn Click TITLE LINK để đọc nguyên vẹn. Đồng thời, xin mời nghe bản nhạc Bước Chân VN (The Footsteps of Vietnam) đề cập đến trong bài, dịp Thanksgiving.

Nguyễn Văn Sanh, Australia

Wednesday, November 21, 2007

Emails Trao Đổi về GS Huy

Thưa anh Trần Thu,

Trước hết, xin thành thật khen ngợi thiện chí của anh trong nỗ lực thực hiện thành công cuốn phim tài liệu về tiểu sử của nhà ái quốc Nguyễn Ngọc Huy.

Tôi được hân hạnh quen biết và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của Gs Nguyễn Ngọc Huy từ những năm 70. Sau khi ra khỏi trại tù cải tạo và sang Mỹ định cư, tôi được gặp lại Anh Ba Huy tại Albany, New York vào năm 1990, chỉ 2 tháng trước khi Gs Huy dự họp Liên Minh tại Âu châu và từ trần tại Pháp.

Tôi không quên được những điều căn dặn của anh Ba Huy, cố gắng phát âm thều thào gần 3 tiếng đồng hồ, trong lúc tôi ngồi đối diện trao đổi thông tin và nhận định tình hình. Ngay đêm đó, tôi đã chuyển lời của anh Ba Huy đến quý anh Nguyễn Văn Hữu và qua anh Hữu đến anh Dương Hiểu Nghĩa và một số anh em cộng sự với anh Ba trong Phong Trào QG Cấp Tiền đang chờ đợi ra đi sau nhiều năm tù cải tạo. Trong tiệc cưới hôm đó, tôi cũng được gặp vợ chồng cháu Nguyễn Ngọc Thùy Tân.

Gần đây, hội ngộ với cháu NNTTân trong buổi giới thiệu cuốn phim tài liệu tại Mason District, Annandale Virginia. Anh Nguyễn Kim Hương Hoả (Hội trường Hội cựu sinh viên Quốc gia hành chánh) đã bấm máy một bức ảnh rất đẹp: Đại sứ Bùi Diễm, cháu Nguyên Ngọc Thùy Tân và Paul Nguyên Văn.

Tôi được Bs Nguyên Lưu Viên, cựu Phó Thủ Tướng Chánh Phủ cho biết: Gs Nguyễn Ngọc Huy là nhân vật hàng đầu mà Bs Viên đã đề nghị với Tổng Thống Nguyên Văn Thiệu chọn lựa trong chức vụ Thủ Tướng thay thế Đại Tường Trần Thiện Khiêm, lúc đó đã xin từ chức. Đại sứ Nguyễn Xuân Phong cũng thuật lại với tôi những kỷ niệm của anh Phong với anh Huy khi hoạt động trong phái đoàn VNCH tại Hội nghị Paris, và sau cùng cả hai ngồi chung một chiếc xe vào gặp Tổng Thống VNCH chỉ một tuần lễ trước khi miền Nam bị Cộng sản cưỡng chiếm.

Thiển nghĩ hai nhân vật quan trọng này có thể góp thêm ý kiến, tài liệu lịch sử giúp cho những bài viết, hay phim ảnh trong tương lai đề cập đến công trình của nhà ái quốc Nguyễn Ngọc Huy sẽ góp phần nào phong phú và đầy đủ hơn.

Vì không biết địa chỉ của Cô Nguyễn Ngọc Thùy Tân, nên nhờ anh vui lòng chuyển thư này đến Cô Tân “với tất cả lời ân cần thăm hỏi của chú Văn”.

Sau khi biết được địa chỉ, tôi sẽ gửi ảnh đến Tiến sĩ NNThùyTân và sẽ giới thiệu cháu đến Bs NLViên và Đại sứ Nguyên Xuân Phong.

Cảm ơn anh Trần Thu và xin chúc anh vui hưởng Ngày Lễ Tạ Ơn đầm ấm cùng thân quyến.

Paul Nguyên Văn, VA

>>> Thưa Ông,

Rất mừng biết được những chi tiết thú vị và được quen biết một người có liên quan trước đây với Gs Huy. Chắc chắn tôi sẽ cần đến ông. Bởi vì cuốn phim trong tương lai sẽ bổ khuyết cùng với bản Anh ngữ, nên cần thêm nhiều tài liệu nữa, kể cả cho website sau này.

Ở cùng một tiểu bang nên chắc cũng dễ gặp nhau. Hy vọng Ông sẽ giúp CLB phần nào. Tôi mới đi ra mắt phim tại Cali, kể ra gặt hái được nhiều kết quả hơn mình mong đợi.

Xin gửi ông một tấm hình và bài trình bày của Câu Lạc Bộ Đằng Phương tại Nam Cali ngày 17-11 vừa qua. Không biết ông có nhận được DVD chưa?

Xin cảm ơn ông nhiều,
Thu Trần, CLB/Đằng Phương

Khmer Rouge in Court

Hôm qua tại Phnom Penh, Cambodia đã diễn ra phiên xử sơ thẩm một nhân vật hàng đầu của Khmer Đỏ, sau hơn 28 năm xảy ra vụ tàn sát đẫm máu 1.7 triệu người dân vô tội tại xứ Chùa Tháp (1975-1979).

Ông Kaing Guek Eav, 66 tuổi, bị cáo buộc đã cầm đầu vụ giết hại gần 14 ngàn người tại trại giam Tuol Sleng. Các nhân chứng mô tả Kaing, xuất thân giáo sư toán, là một kẻ sát nhân lạnh lùng, có tính toán và kỷ luật. Ông này nại lý đã ở tù 8 năm, 6 tháng và 10 ngày không được xét xử, như một vi phạm nhân quyền, để xin Tòa bãi miễn. Tất cả những người có mặt đã cười ồ trước luận cứ có vẻ "ngây thơ" cụ này!

Được biết đến nay đã có các nhân vật Khmer Đỏ sau đây sa lưới: Khieu Sampha, Ieng Sari, Nuen Chea... Tất cả đều từ 76 đến 82 tuổi. Với cung cách làm ăn "rùa bò", đặc trưng của các vụ xử theo lương tâm quốc tế, sợ rằng các can phạm sẽ chỉ được kêu án dưới Diêm đình chứ không thọ hình theo pháp luật.

Và, cũng khó có hy vọng được xem các phim ảnh tường thuật chi tiết các phiên xử, theo kiểu vụ án Nuremberg (1945-1949) hay ít nhất, cũng như vụ xử diệt chủng tại Rwanda (1994-1998).

MaoWeb

>>> Thật đúng là cái trò hề Pháp đình xứ Khmer. Chúng chặt đầu hàng triệu người mà vẫn phây phây ngoài vòng pháp luật từ mấy chục năm naỵ. Thế mà cứ nói "Quả báo nhãn tiền"! Bọn này có đem cho voi dầy ngựa xé cũng còn nhẹ. TĐạt <<<

Newlyweds

Một thân hữu vừa gửi đến Diễn Đàn mấy tấm hình chụp bà Hạnh Phước và tài tử Đơn Dương, nói là "để xem cho vui" nhân dịp cặp "tài tử - giai nhân" này kết hôn.
Vậy, xin chia sẻ với DĐàn.
[Ghi chú: Maotôn không biết bà HPhước là ai (!?). Chắc có lẽ phải hỏi anh Trọng Đạt ở TX.]

DĐ & Web

>>> Anh Hùng ơi! Bà Hạnh Phước là bà chủ Thẩm Mỹ viện Hạnh Phước ở Texas. Chồng trước... của bà là BS du học Hồ tấn Phước... đã qua đời. BS HTPhước đã bỏ vợ mình là BS Tường Vân (ở Canada khiến bà điêu đứng một thời gian... Giờ bà TVân tu rất kỹ)... để Quy Mã lấy bà Hạnh Phước. Giờ thi bà HP lấy ông tài tử này đây...
Đó là những gì đệ biết rõ... Thân kính. PQHải, Canada. <<<

>>> Cám ơn anh Hải. Không ngờ dân Canada mà lại rành/nhanh hơn dân Texas TĐạt. HV <<<

>>> Bà Hạnh Phước là chủ Mỹ Viện lớn ở Houston, dưới chỗ tôi ở 200 miles. Có hai bà chủ Mỹ viện lớn là bà Bích Ngọc và Hạnh Phước. Hồi 1995, 96 gì đây không nhớ rõ bà Hạnh Phước được bầu làm Hoa Hậu Phu Nhân Thế Giới, tiếng Anh là Miss Lady Universal (không nhớ rõ?) tổ chức tại Houston. Cách đây 5 năm tôi có một tờ lịch toàn hình bà Hạnh Phước rất hấp dẫn!.. That's all I know. Trọng Đạt <<<

>>> Anh TĐạt ơi, cái gì thì tôi không biết chứ cuốn lịch treo tường thì tôi có xem qua nhưng không dám treo (!?). Vì sao chắc "cả làng" đều biết. HV <<<

Nghi Vấn !? - Nhận Xét

Kính mời quý vị và các bạn vui lòng click vào TITLE LINK trên để đọc Post hôm nay của anh Người SG, trên Blog mới (original, uncut) của anh. Post này cũng được gửi cho DĐàn, nhưng thôi, đã có nguyên văn thì không cần đến kiểu chính... Maotôn xin cám ơn NSG về sáng kiến Blog mới này của anh.

Chỉ xin nói "vớt" một câu: MaoTôn (cá nhân) không "đứng ngoài, đứng trong" gì cả! Chỉ nối links, (xin nhắc lại, nối links) đến những websites, tỉ như Exodus, Ánh Dương, Tiếng Dân, v.v... chứ tuyệt đối không thể/không dám nhắc/thuật lại những từ ngữ các bậc cao minh nói/viết trong đó thường dùng.

Và như thế, Maotôn càng thấm thía với sự phân biệt một Selective Group Forum với một Public Forum vậy!

Nay kính,
Hùng Vũ

Tuesday, November 20, 2007

Đoạn Trường

Thưa Quí Vị,
Đời kẻ lưu vong của chúng ta có khác gì thân phận nàng Kiều: "Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người."

Hai trăm năm sau, Việt Nam dưới ách thống trị của Cộng sản không phải chỉ có các nàng "Kiều" thời đại bán thân cho khách ngoại, đàn ông con trai cũng phải đi làm nô lệ xứ người. Thật không khác gì thời Hán Triều đô hộ nước Nam: trai vào rừng kiếm ngãi tìm trầm, gái mò trai đáy biển để cung phụng cho các quan quân cai trị... Chính "thân trai nam nhi" của chúng ta cũng lưu xứ, chịu những ngày tháng long đong nơi đất khách, thật mủi lòng khi nghe đoạn nhạc "Đoạn trường" mà ruột gan như thương cảm cho số phận nàng Kiều năm xưa.

Mời quí Vị, thân hữu thưởng thức bài thơ "Kim Vân Kiều" phổ nhạc từ câu thơ thứ 849 đến câu 890 của thi hào Nguyển Du (1766 - 1820) tại website dưới đây:

ThienMusic - Đoạn Trường
Nhạc: Quách Vĩnh Thiện
Tiếng hát: Quỳnh Lan (hình trên)


Thân kính,
VLHương

Nhìn Dưới Góc Độ Khác!

Tiếp theo post "Sinh hoạt chiếu thứ bảy (Nov 17th, 2007) tại Little Saigon" của Người Saigon hôm Chúa nhựt vừa qua, tôi xin có vài ý kiến liên quan đến từng phân đoạn của bài viết trên như sau:
  • Anh Lê Ngọc Diệp, ĐS 9 là một trong những người trong ban tổ chức (ngoài anh ĐTDức...).
  • Nhờ lời phát biểu của những người này (là những nhân chứng sống), tôi biết rõ thêm về ước vọng, kế hoạch tái thiết Việt Nam, phải gồm # yếu tố: lực lượng (nổi dậy) trong nước, sự hỗ trợ của người Việt hải ngoại và sự hỗ trợ của quốc tế. 3 yếu tố này phải được thực hiện cùng một lúc. Chuyện tán tụng, vinh danh là quyền của người nghe.
  • Tôi đồng ý với Người Saigon là "không khí buổi họp tẻ nhạt" vì đề tài buổi họp rất khô khan. Người tham dự chỉ được cho uống nước (do anh chị Đỗ Tiến Đức đem đến). Buổi họp không lôi cuốn được giai nhân, tài tử trẻ tuổi vì họ có những bận rộn riêng (?), lại không có ban nhạc trình diễn nhạc bolero thông dụng.
  • Trong số "50 ông bà già" đó, chỉ có khoảng 10 bà già vì các cô đào nhí bận đi shopping (?)
  • Đạo diễn Trần Thư vì mến mộ GS NNHuy nên đã bỏ tiền túi ra trên 10 ngàn đô la để "sưu tầm, viết sách và làm film về GS Huy, nhờ đó Người Saigon mới có dịp phê bình thỏa thích.
  • Tôi có nhìn thấy nhiều bức tranh giá dưới 100 đô la.
Không biết NSG có đi nghe Nguyễn Đức Quang hát du ca ở Viet Art Center, Santa Ana tối thứ bảy 11/17/07 không?

Ngọc Oanh, ĐS 9 KT, CH 8 NG

Hí Trường !

Kính mời quý độc giả Diễn Đàn vào 2 websites dưới đây để nghe và đọc những chuyện "cười ra nước mắt"...
Đây cũng là lý do tại sao DĐ&Web HC muốn đứng ra ngoài những cuộc tranh luận về cá nhân, và/hoặc tránh những suy đoán không/khó có thể kiểm chứng:
- Phản Bác Lập Luận của Việt Thường
(Audio source: Ánh Dương Online)


- Chưa Biết Ai Giả của Kiêm Ái

(Source: Tuần báo Tiếng Dân)

DĐ & Web

Monday, November 19, 2007

Nghi Vấn !?

Trong post "Liberty" Gold Medal of Honor ngày thứ Năm, Nov 15th, Diễn Đàn đã trích email của anh Bùi Đức Hùng (Tham Sự 4 HC, Australia) gửi Cô Jackie Bông, nói về lần ám sát hụt GS NVBông, như sau:
"Bùi Đức Hùng, môn đệ đã được học trực tiếp với Giáo Sư Nguyễn Văn Bông, vào thờì điểm Thấy Bông bị ám sát hụt tại Học Viện, được bầu làm Tổng Thư Ký Ủy Ban Soạn Thảo Quy Chế Sinh Viên HV/QGHC, được cấp 1 văn phòng làm việc ở tầng trệt, ngay dưới văn phòng của Thầy Bóng ở trên lầu, nên đã là một trong những sinh viên đầu tiên trông thấy Thấy Bông chạy từ trên lầu xuống toàn thân dính đầy bụi bặm của vôi tường bị chất nổ phá tan! Lần này, Thầy Bông thoát chết. Nhưng lần sau thì Thấy đã hy sinh, đến nợ nước!"
Nay, có người mang bút hiệu Kangaroo-Australia, posted một bài trên Web Mậu Thân 68 (link) nêu những sự kiện trái ngược, xin được tóm hai ý chính như sau:
  • Khi tiếng nổ xảy ra, chúng tôi chạy lên lầu... chỉ thấy một đống gạch vụn... Giáo sư còn thở nhưng mắt nhắm nghiền và toàn thân mềm nhũn, không có một phản ứng chủ động nào. Chúng tôi đặt GS. nằm trên tấm ván và khiêng ra gần tới thang lầu... và kêu xe cứu thương."
    Như vậy là chuyện Ông BĐHùng thấy GS.Bông một mình chạy từ trên lầu xuống là sao?
  • "Anh BĐHùng nói là được bầu làm TTK của Ủy Ban Soạn Thảo Quy Chế Sinh Viên QGHC. Đối với vấn đề nầy tôi hoàn toàn KHÔNG NGHE BIẾT VÀO THỜI ĐIỂM ĐÓ. Ai lập ra Ủy Ban nầy? Của Sinh Viên hay của Học Viện? Tôi nằm trong BĐD sao không nghe chuyện nầy? Quy Chế Sinh Viên nầy để làm gì? Áp dụng với mục đích gì? Ai bầu ra Ủy Ban nầy, Sinh Viên hay Các Giáo Sư? Anh BĐHùng ứng cử hay ai đề cử mà nằm ngoài nhiệm vụ của Ban Đại Diện?
    Tôi vừa trả lời và cũng vừa nêu thắc mắc để cho Cô Jackie Bông và những người hợp sức sưu tầm tài liệu được lưu ý cặn kẽ hơn."
Nhận thấy đây là một nghi vấn cần được làm sáng tỏ vì có liên quan đến một sự kiện lịch sử nên Diễn Đàn buộc phải công khai trích dẫn và trình bày như trên để rộng đường dư luận. Mong nhận được những nguồn thông tin chân xác khác...

DĐ & Web

>>> Có bạn (không tiện nêu tên) vừa cho biết: "Nhân vật chánh trong việc cứu thầy, cùng bế và khiêng thầy xuống xe là anh Đặng Văn Hiền, ĐS 16." HV <<<

"Thankfulness List"

President George W. Bush asked his fellow Americans to join him in giving thanks for the following things:

“My fellow Americans, let’s be thankful for global warming, because as these winter months approach, it makes the world such a nice, toasty place.

“Let’s be thankful for all of the food on our tables, unless some of it is from China.

“Let's be thankful that even though my approval numbers are falling, they’re still higher than my grades at Yale.

“Let’s be thankful that Osama bin Laden dyed his hair in his last video, because that made him look really gay.

“Let's be thankful that our military commanders have nothing bad to say about the war in Iraq until after they’re retired.

“Let's be thankful that in nine months it will be August and then I can go on summer vacation again.

“And finally, my fellow Americans, let's be thankful that, even though Al Gore won the Nobel Peace Prize, I’m still a lock for the Nobel War Prize.”
DĐ & Web sưu tầm

Thơ Nói Lái

Sư Huynh LĐàm và Đại Ca "Heo Quại" nhã giám:
Vì coi thường Con đuôn con điếc gí đó của Sư huynh Heo Quại không ngó ngàng tới... Nay thấy rượu của các đại ca nên thèm nhỏ dãi (dù đệ không phải là con đuôn, sâu rượu... hi hi hi!) nên mò tới xem và rất thích thú như đứa bé lên mười ( trẻ lại như thời con đuôn), nhưng sau đó ứa lệ cũng vì con đuôn mà làm khổ bao thế hệ...

Cám ơn tác giả đã cho tại hạ trẻ lại và có được những tiếng cười tràn dâng (Trầngian) ở tuổi sắp zdà. Để trả cái ơn này, Người Trầngian tôi gửi lại quý vị vài lời về mối Tình Gân dù đang viết zở zang cũng mạo muội cống hiến:

Đừng đơn giản cuộc tình anh đang giỡn.
Đừng đùa dai trên chín bệ dài dua...
Đừng nói yêu tôi rồi than thở ôi tiêu!
Bao thứ sợ xin đưa vào thế sự.
Trong tình trường tôi tường trình đầy đủ.
Chuyện dở dang dang dở của yêu đương.
Chuyện sáu mươi hay mười sáu tôi thương...
Nguyện quên lãng để vào đường tu đạo...

Bài thơ sẽ còn đoạn tiếp nhưng xin tạm dừng nơi đây. Ước mong mang lại cho quý vị: "Mua vui cũng được một vài trống canh" ...

Người Trầngian, ĐS17, Canada