CÁM ƠN
NT Hà, Australia
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên QGHC & Thân Hữu
Labels: NTHà
Labels: ACLa
Labels: NDĐông
Đêm tử biệt Con đi bữa ấy. Trăng tròn. Bỏ con ở lại. Nghẹn ngào. Hết còn ảo vọng xa xôi. Mẹ đi. Như kẻ không hồn Mẹ không nhớ được thế nào. Mà không, Con ạ. Thế này LÃM THÚY |
Labels: LThúy
Labels: HCMĐ
Labels: NThương
Labels: NSGòn
Labels: NĐTin-USA
Họp mặt ĐS14 Ngày họp mặt ĐS14 năm nay sẽ được tổ chức tại tư gia |
Labels: HHSơn
Xin mời xem hình ảnh CSV QGHC 10 và CH cùng các anh trong BCH QGHC MĐông
- Picnic và du ngoạn Luray Cavern, Mt Vernon,
tiếp tân tại nhà LHEm, có mặt GS NQTrị
- Lễ Phật Đản chùa GH, Tiếp tân tại Hotel Marriott, có mặt GS Nguyễn Mạnh Hùng,
tiếp tân tại tư gia TNT và tại nhà hàng Full Kee, VA có mặt LBửu và GS NQTrị
(Source: Yahoo.com)
Lão Phó - LTChánh
NGUYỄN NGỌC ĐIỆPThân chào các bạn
NGUYỄN DUY ĐÔNG
(Đ/chỉ và Đ/thoại do Webmaster cung cấp qua email riêng vì không tiện phổ biến trên DĐàn)
Labels: NDĐông
Trại tù Vĩnh Phú-1982 Mặt trời đã lặn sau vách núi
| Những Ngày Chưa Quên |
Khuynh hướng Xã hội,
Nhân bản,
Hiện thực,
Tâm lý,
Bi kịch
và một số khuynh hướng phụ khác.
Labels: TĐạt
|
Labels: NThương
- MaoTôn đã báo tin mừng đến anh NDĐông: có một Sư huynh và một Thân hữu của Diễn Đàn (tạm dấu tên) hứa sẽ gửi "quà" cho TTLong (qua MaoWeb hoặc Thủ quỹ BĐDanh)Ngoài ra, quỹ tương trợ lúc nào cũng mở cửa để nhận thêm đóng góp của đồng môn để phòng khi "hữu sự".
- Anh BĐDanh cho biết: sẽ gửi gấp $US 200.00 còn tồn quỹ lần trước về VN ngày mai.
Labels: HV
Labels: NDĐông
Labels: NSGòn
Điền Thảo & Luân Tâm, Hai Hảo Hiền Đệ,
"Ừ thì Cỏ Nội gần bên,Chúc Hai Hảo Hiền Đệ thân tâm thường an lạc.
Nhưng sao chỉ thấy... Hoa Hèn lênh đênh"
Cuối tuần này D/đ nhiều thơ, đọc mệt nghỉ!?
Labels: NSGòn
Có lão tiều phu nọ, trong núi sâu, tuy vất vả nhưng cùng vợ sống hạnh phúc, dầu không con cái.
- Chà, nếu bắt được con heo vàng này thì ta sẽ sung sướng biết bao nhiêu.
Thế là lão đuổi theo. Lão chạy nhanh hơn để cố bắt cho được con heo vàng, nhưng không được, vì con heo vàng hình như cũng cố chạy nhanh hơn để tránh bị lão bắt. Mệt quá, lão lại chạy chậm lại, thì con heo vàng cũng chạy chậm lại, nhưng luôn luôn ở tầm trước mắt lão, cơ chừng chỉ nhào tới là chộp được.
Đêm về nằm ngủ, lão vẫn nghĩ chuyện gặp con heo vàng là như một giấc mơ và tuyệt không nói cho vợ biết.
Như thường lệ, sáng hôm sau lại vào rừng, vẫn như hôm qua, con heo vàng vẫn chạy nhởn nhơ trước mắt .Lão lại đuổi theo, và vẫn như cũ. Hễ lão chạy nhanh thì con heo vàng cũng chạy nhanh hơn. Lão chạy chậm, con heo vàng lại chạy chậm, như trêu tức lão. Thất vọng, lão ngồi bệt xuống đất và khấn nguyện:
- Trời Phật ơi. Làm sao giúp con bắt được con heo vàng.
Ông Phật bỗng hiên ra và nói:
- Ta sẽ giúp con bắt được con heo vàng, với điều kiện là con phải từ bỏ lòng ái dục.
Ông lão hứa sẽ nghe theo lời dạy.
Ông Phật lại hiện ra và ông lão nói:
- Bạch ông Phật, con đã làm theo lời dạy của ông Phật, là từ bỏ lòng ái dục, thế nhưng tại sao, con vẫn không bắt được con heo vàng.
Ông Phật cười và nói:
- Ông lão từ bỏ được ái dục (ham muốn) là tốt,là sung sướng rồi. Nhưng đã như vậy rồi, thì bắt cho được con heo vàng làm chi nữa.
Truyện này, tôi may mắn được đọc đâu đó trong số các sách báo hiếm hoi, ở vùng quê tôi, khi vừa mới học xong đánh vần và tập đọc, vào năm 1952. Sau này, cố tìm lại, vẫn không thấy có trong sách báo để trích dẫn, nên tạm viết lại như trên.
TRƯƠNG THÚY HẬU.
Labels: TTHậu
BUỔI SÁNG UỐNG TRÀ, >>>>>NGẮM TRANH NƠI PHÒNG KHÁCH Gửi Vũ Công Hùng & Dương Quân Hạt reo xuống tự kiếp nào, … VÀ THẤY MỘT CƠN MƯA, TIỀN KIẾP Người về thuyền sóng xô mau, LAN ĐÀM |
Labels: LĐàm
Labels: PQHải
Cuộc đời là vô thường Chim vẫn hót sau vườn Vì ai mà làm thơ Vườn sau nở nụ hồng Vũ Long Hương (Thơ & Minh họa) |
Ta gọi em nửa đêm Có phải hương tóc em Hay hương thơm cỏ nội Sẽ còn lại mùi hương Em huyền diệu lưng trần Như |
Lòng như giọt nắng chiều tànNếu có một chút gì lãng mạn tình tứ trong văn thơ thì cũng chỉ nhầm dỗ ngọt, an ủi "mình với ta" mà thôi! Bài thơ của hiền đệ hư hư thực thực, dù sao, cũng quá lãng mạn "ướt át & hiện sinh" nên rất tiếc có lẽ ngu huynh không được tốt phước "đụng" tới... sợ rủi ro "tẩu hỏa nhập ma" thì chỉ còn có nước chết chắc!
Hồn như xác lá cuối đàng nổi trôi!
(LTâm)
Labels: DThảo
Labels: HCMĐ
Labels: LPhó
Như Thương, FL
Trân trọng giới thiệu Diễn Đàn một trang Web hay của Viện Việt Học.
Xin click Title link hoặc link dưới đây:
Labels: NThương
VÀ NHỮNG VẦN THƠ LỤC BÁT
Có vài ba cái thư, có lẽ đều là những thư chứa các hóa đơn diện, nước, rác trong tháng. Có một phong bì màu vàng, có lẽ một cuốn sách hay một tờ báo nho nhỏ. Tôi vội mở ra. À, cuốn Thơ Lan Ðàm của người bạn, anh Lan Ðàm bên California gởi tặng, với hàng chữ ghi: “Bản tặng XÐ. Lan Ðàm Sept.2005” và một dấu triện son thật đep của tác giả.Cả tháng nay tôi đã tháo máy computer, bỏ vào thùng, chuyển qua nhà mới, bận quá, vẫn còn để trong thùng đó, chưa đem ra, lắp vào mạch điện, liên lạc với bạn bè khắp năm châu bốn biển qua hệ thống mạng lưới internet và điện thư, email. Mới một tháng mà như vắng bóng bạn bè lâu lắm, nay cầm cuốn thơ của Lan Ðàm gởi tặng, như đánh thức nỗi nhớ sách vở, đọc hằng ngày trên mạng lưới, trong tôi.
Ta còn rượu, chỉ vắng ngườiMối tình Trương Quỳnh Như - Tiêu Sơn, một huyền thoại văn học, tình sử buồn nhưng tuyệt đẹp từ ngàn xưa, Khái Hưng đã viết cuốn tiểu thuyết bất hủ Tiêu Sơn Tráng Sĩ, làm say mê một thời thanh thiếu niên Việt Nam. Nay Lan Ðàm nhắc đến, khơi lại dòng thi hứng, đưa vào thể thơ lục bát Việt Nam, thật đẹp, thật thiết tha:
Bài thơ họa dở, tình ơi sao buồn
Kinh kỳ lạnh những hoàng hônDòng thơ lục bát đẹp quá, buồn buồn, lãng đãng trong không gian nhớ nhung, làm tôi thích thú.Tôi tiếp tục dở thêm các trang thơ khác, phần nhiều trong thể lục bát nhẹ nhàng, trữ tình, êm diu.
Lối quen, lầu cũ bước dồn sợ đau
Tiêu Sơn cách mấy giang đầu
Xa thêm, người đã thay màu áo xưa
Khuê phòng trằn trọc tiểu thư
Rừng hoang, cổ tự, thiền sư ngậm ngùi
Nến hồng lửa ngọn chẳng vui
Vườn khuya trăng cũng ngủ vùi trong mây
Sương đêm mờ mịt sông đầy
Vạc kêu, ta nhớ vừa say, một mình.
Thương nữ bất tri vong quốc hậnHai câu thơ quen thuộc quá, tôi nghĩ ngay đến câu quen thuộc, nghe hoài, như “Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách”, những câu thơ, câu cách ngôn gần nhau giữa Trung Hoa và Việt Nam, cùng chung những tư duy văn hóa. Lan Ðàm phóng dịch thật hay:
Cách giang do xướng Hậu Ðình Hoa
Gái buôn quên chuyện tan nhàTôi tiếp tục dở các trang thơ kế tiếp, đọc bài “Lương Châu Từ” (Khúc Hát Lương Châu) của Vương Hàn, một bài thơ tứ tuyệt mà hầu như nhiều người thuộc nằm lòng từ thời trên ghế trung học:
Bờ xa đua hát khúc Hoa Sau Vườn.
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôiNhất là câu cuối cùng “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về), như một lời trối trăn của những người trai trẻ trong thời loạn ly, khoác lên mình tấm áo chiến binh, xông pha ra trận tiền, trước hòn tên, mũi đạn, không hẹn một ngày về. Lan Ðàm tái sáng tạo qua ngôn ngữ lục bát Việt:
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Rượu đào đầy chén dạ quangÐọc qua Lý Bạch, bài « Tĩnh Dạ Tứ » (Ý Nghĩ Trong Ðêm Lặng), một bài thơ cổ hình như quá gần gũi với mọi người, như một tiếng thở dài:
Thèm say, đàn dục lên đàng đi thôi
Sa trường túy lúy ai cười
Xưa nay chinh chiến mấy người hồi hương
Sàng tiền kháng nguyệt quangLan Ðảm chuyển qua Việt ngữ như đồng sáng tạo nỗi niềm thương nhớ cố hương của kẻ bị lưu đày ngày nay :
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Ðê đầu tư cố hương.
Trước giường trăng sáng như gươngTrương Kế trong bài thơ mang nhiều giai thoại văn chương, «Phong Kiều Dạ bạc», (Ðêm Ghé Bến Phong Kiều):
Tưởng đâu mù mịt hơi sương xứ người
Ngẩng nhìn vằng vặc giữa trời
Cúi đầu nhớ cố hương vời vợi xa.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiênLan Ðàm Việt hóa:
Giang phong ngự hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Quạ kêu, trăng úa, sương mờÐọc tiếp bài thơ “Ðề Tích Sở Kiến Xứ” của Thôi Hộ, (“Ðề Nơi Gặp Gỡ Lần Trước”):
Bờ phong hiu hắt, lửa đò sầu lay
Thành xa, chùa ẩn đêm dầy
Nửa khuya chuông điểm, khoang đầy vọng âm.
Khứ niên kim nhật thử môn trungLan Ðàm làm sống lại ý thơ người cũ:
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Ðào hoa y cựu tiếu đông phong.
Năm qua cửa cũ ngày nàyThôi Hộ, người thơ xưa, Lan Ðàm, người thơ nay, kẻ đọc thơ xưa và nay, đều cùng thở dài, nhớ người đẹp một thời, má ửng hồng như cánh hoa anh đào bừng nở đón xuân. Nay người xưa có còn trên cõi đời này, “hoa đào năm ngoái còn chào gió đông”?
Má người đua sắc hoa hây hây hồng
Người giờ biết nẻo nào trông
Hoa như xưa vẫn gió đông cợt đùa.
Nhưng cuộc đời và hạnh phúc con người là một chuỗi lẫn lộn giữa khổ đau và hạnh phúc, giữa tiêu cực và tích cực. Nền văn thơ cũng vậy, phản ảnh cuộc đời, giữ lại cái đẹp trong văn chương, quên đi những điều bất hạnh.Những vần thơ dịch lục bát của Lan Ðàm như một thể hiện Việt hóa những cảm xúc tự ngàn xưa qua rung động thi vị rất Việt Nam ngày nay của một tâm hồn hòa nhập vào cái đẹp của nhân loại.
Lan Ðàm trên nửa thế kỷ âm thầm trong vườn thơ, ghi lại cảm xúc của mình về các vấn nạn nhân sinh, đã xử dụng thể lục bát thật nhuần nhuyễn, làm mới ý thơ, ngôn ngữ và cấu trúc bài thơ, tạo cho người đọc một cảm giác xao xuyến, lâng lâng, chia xẻ với tác giả.Có một lần, tôi không nhớ rõ, tôi đọc trên báo Thời Luận của anh Ðỗ Tiến Ðức, hay trên trang nhà Quốc Gia Hành Chánh, một bài thơ lục bát, nhan đề “Tháng Giêng, Nhớ Long Ân”, một người bạn của anh mà tôi mới gặp một lần, nhưng để lại nhiều ấn tượng đáng mến. Anh Long Ân đã qua đời, Lan Ðàm nhớ về bạn, trong hai bài lục bát thật xót xa. Bài Hội Hữu và bài Tháng Giêng, Nhớ Long Ân:
Một ly rượu đỏ đã say,Hai bài bài thơ hài hòa, đẹp như một bức thảm lụa đầy nhớ nhung, nhắc đến Long Ân, người bạn chí thân của anh, nhà thơ tài hoa mệnh bạc, đã in cuốn thơ “Rót Rượu Cho Dòng Sông”, năm 2003.
Dăm câu thơ cổ đủ ngày dài thêm
Cội mai vàng rực bên thềm,
Ừ, quên mời bạn cỏ mềm tương tư.
(Hội Hữu)
Thì thôi, rượu cạn bình không
Còn chi để rót cho dòng sông xưa.
Tóc tiên vườn cũ ơ thờ
Trà quên lưu khách, thu vừa tàn phai
Thì thôi, im ngủ sông dài
Nửa chai, chắc đủ gởi người chút ta.
Chiều hội hữu, khói hương pha,
Lạnh cà phê đắng, vàng hoa mộ phần
Thì thôi, đời vẫn phù vân
Cây ngô đồng đã mấy lần lá rơi.
Cơn say thiên cổ xa rồi
Hóa thân ngươi, vạt nước trôi lạnh lùng
(Tháng Giêng, Nhớ Long Ân).